thấy một số địa phương không thực hiện họp mà cơ quan chủ trì lập hồ sơ sau đó đưa đến các thành viên để lấy chữ ký), Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét ra quyết định trên cơ sở hồ sơ được gửi đến mà không có sự gặp gỡ hay trao đổi hai chiều với người bị áp dụng BPXLHC. Điều này chưa đáp ứng được các yêu cầu về công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình áp dụng các BPXLHC.
Tại một số tỉnh, thành phố, do xuất phát từ yêu cầu quản lý, thành phố đã giao thẩm quyền ký quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố (TP. Hồ Chí Minh). Việc thực hiện này khác với Pháp lệnh xử lý VPHC và Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày10/6/2004, giao thẩm quyền ký quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện. Do vậy, việc xét duyệt hồ sơ sẽ đổ dồn về Uỷ ban nhân dân thành phố gây quá tải, việc ban hành Quyết định còn chậm trễ hơn, vì phát sinh thêm công đoạn thông qua Hội đồng tư vấn cấp thành phố, sau đó Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ký tờ trình gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố ký ban hành quyết định. Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật nếu phát sinh những tranh chấp pháp lý, khiếu kiện về quyết định xử lý VPHC tại thành phố thì sẽ có nhiều điểm không thuận lợi do không đúng thẩm quyền.
* Về công tác thi hành quyết định
Theo quy định, trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở bỏ trốn thì Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh ra quyết định truy tìm. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở trong việc truy tìm đối tượng để đưa về cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai việc áp dụng biện pháp còn nhiều vướng mắc, cụ thể như chưa có biểu mẫu thống nhất trong việc ra quyết định truy tìm; quyết định truy tìm đối tượng không được phát hành trên toàn quốc (như quyết định truy nã theo thủ tụng tố tụng hình sự) không có biện pháp cưỡng chế để thực hiện áp giải đối
tượng trở về cơ sở khi đối tượng cố tình không chấp hành yêu cầu và nguồn nhân lực của cơ sở không đủ để thực hiện việc truy tìm đối tượng… Đây là những hạn chế làm ảnh hưởng đến việc truy tìm đối tượng bắt trở về cơ sở thi hành quyết định.
Bên cạnh đó, pháp luật chưa quy định về trường hợp huỷ bỏ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đối với trường hợp đối tượng bỏ trốn trước, trong khi thi hành quyết định mà không bắt trở lại thi hành, trường hợp đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh bỏ trốn, sau khi truy tìm trở lại đối tượng không còn nghiện. Trường hợp đối tượng còn nghiện thì tiếp tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc theo quy định.
Trường hợp giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở chữa bệnh đã được hướng dẫn và quy định trong pháp lệnh và nghị định số 135/2004/NĐ-CP; tuy nhiên, nhiều địa phương chưa thực hiện tốt việc giảm thời hạn cho học viên với nhiều lý do khác nhau. Theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP, Thông tư 14 quy định đối với trường hợp tiến bộ rò rệt, lập công thì được miễn giảm không quá 1/3 thời gian chấp hành, thực tế có nhiều học viên cố gắng nhưng cũng chỉ được giảm 1/3 thời gian là ít, chưa khuyến khích được học viên nỗ lực phấn đấu.
* Về công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quá Trình Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính
- Các Yêu Cầu Của Pháp Luật Hành Chính Trong Việc Bảo Đảm Quyền Con Người
- Những Khó Khăn, Vướng Mắc Trong Thực Tiễn Áp Dụng Các Biên Pháp Xử Lý Hành Chính
- Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Bằng Phương Thức Xem Xét Và Quyết Định Của Tòa Án
- Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 9
- Các Quan Điểm Định Hướng Chung Của Đảng Và Nhà Nước Việt Nam Về Hướng Hoàn Thiện Biện Pháp Bảo Đảm Quyền Con Người
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Trong hoạt động quản lý, giáo dục đối tượng đã có sự phân công cá nhân, tổ chức, đoàn thể trực tiếp quản lý giáo dục đối tượng còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, có nơi khoán trắng cho Công an. Hiện nay chưa có quy định chế độ, chính sách cho người được phân công quản lý, giáo dục đối tượng cũng như trách nhiệm để đối tượng vi phạm pháp luật. Điều kiện cơ sở vật chất của Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục còn nhiều khó khăn, đầu tư kinh phí cho ăn, ở, sinh hoạt, giáo dục, học tập, dạy nghề, y tế… nhìn chung còn thấp so với mức sống chung của xã hội. Đây là vấn đề cần được
xem xét, giải quyết để có cơ chế pháp luật và những điều kiện bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nội dung, yêu cầu của các biện pháp hành chính. Trại viên, học sinh đã vi phạm pháp luật nhiều lần, nhận thức hạn chế, lười lao động, nghiện ma túy, rượu, bia, cờ bạc chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt trại viên có nhiều tiền án, tiền sự, nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS thường xuyên vi phạm, tụ tập, kích động, tìm cách chống phá nên việc quản lý, giáo dục, phòng ngừa chữa bệnh gặp không ít khó khăn.
* Về xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh
Thực tế thi hành quy định bộc lộ nhiều bất cập, vì số người nghiện ma tuý hàng năm đều tăng nhưng việc đưa đối tượng vào cơ sở chữa bệnh chưa được quan tâm đúng mức hoặc khả năng tiếp nhận thấp do thiếu cơ sở chữa bệnh hoặc có nhưng không thể tiếp nhận thêm. Nhiều đối tượng đã đi cơ sở chữa bệnh về địa phương tái nghiện tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không thể tiếp tục đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh vì theo quy định tại Điều 199 Bộ luật hình sự thì những đối tượng đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà tái nghiện ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong thực tế, nhiều người trong số họ không bị khởi tố hình sự.
Vấn đề lưu giữ hành chính nhằm đảm bảo để người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị xử lý đưa vào trường giáo dưỡng có điều kiện chấp hành biện pháp giáo dục này tới nay vẫn chưa thực hiện được. Hệ quả xảy ra là nhiều trường hợp bỏ trốn hoặc lang thang không xác định được tung tích dẫn đến không thực hiện được biện pháp giáo dưỡng dù đã ra quyết định. Vấn đề này vừa làm giảm hiệu quả thi hành pháp luật vừa dễ dẫn đến các hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn.
* Về thời hạn chấp hành quyết định áp dụng BPXLHC
Theo quy định, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng và cơ sở giáo dục thì thời hạn áp dụng là từ 6 tháng đến 2 năm; cơ sở chữa bệnh thì thời hạn áp dụng đối với người nghiện ma tuý là từ 1 năm đến 2 năm. Đây là mức tối đa và tối thiểu để trên cơ sở tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát tại các cơ sở giáo dục tập trung thì hầu hết các đối tượng đều bị áp dụng ở mức tối đa, thời hạn áp dụng mức tối thiểu rất ít.
“ Báo cáo của Cơ sở giáo dục Thanh Hà thì số đối tượng được quyết định áp dụng thời hạn tối thiểu là 6 tháng, trong 5 năm từ 2004 đến tháng 6/2008 chỉ là 01 đối tượng. Trường giáo dưỡng số 4 ở Đồng Nai tính đến tháng 9/2009 số đối tượng được quyết định áp dụng thời hạn tối thiểu là 03 em” [4].
Từ đó, có thể thấy việc áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng chưa dựa trên cơ sở nguyên tắc “giới hạn ở mức độ tối thiểu có thể” và chưa trên cơ sở mức tính chất, mức độ của hành vi vi phạm vì trong các cơ sở giáo dục nhiều đối tượng bị áp dụng biện pháp là do sử dụng rượu bia gây rối trật tự công cộng hoặc đánh vợ, con trong thực tế, ở nhiều gia đình thì bản thân đối tượng là lao động chính của cả gia đình.
Mặt khác, liên quan đến thời hạn áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính, để đảm bảo tính thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt tù có thời hạn, hạn chế án “cao su” đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp, trong những năm trước đây, Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 không quy định việc gia hạn thời hạn chấp hành các BPXLHC. Hiện nay, một số quy định đã mở rộng hơn so với Pháp lệnh. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP thì trại viên có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giáo dục trong trường hợp vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã được giáo dục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi hết thời hạn giáo dục tại cơ sở giáo dục mà vẫn không chịu sửa chữa, không tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi cơ sở giáo dục đóng xem xét, quyết định việc đưa người
đó vào cơ sở giáo dục theo thủ tục chung quy định tại Điều 10 của Nghị định này. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này phải được gửi cho UBND cấp tỉnh trước đây đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục để biết. Như vậy, quy định của Nghị định thực chất là kéo dài thời hạn áp dụng BPXLHC đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Mặc dù pháp luật hiện hành có quy định như vậy nhưng trên thực tế, qua khảo sát, hầu hết các cơ sở đều cho rằng thời hạn quy định như hiện hành là ngắn, không đủ đảm bảo thời gian để giáo dục đối tượng, nhất là đối tượng thuộc loại nguy hiểm, nhiều tiền án, tiền sự.
Liên quan đến chế độ về giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn giảm chấp hành phần thời gian còn lại đối với đối tượng đang trong thời gian chấp hành quyết định; hết thời hạn thi hành quyết định. Qua việc thực hiện chế độ này còn có vướng mắc như: pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về nơi đưa đối tượng về sau khi đối tượng hết thời hạn hoặc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn giảm chấp hành phần thời gian còn lại đối với đối tượng lang thang, không có nơi cư trú nhất định.
2.1.3. Định hướng chung cho việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp hành chính khác
Tình hình trên đòi hỏi phải thay đổi, bổ sung, hoàn thiện một cách căn bản các quy định pháp luật về các BPXLHC khác vì đã qua một thời gian tương đối dài thực hiện, tình hình thực tiễn xã hội đã có nhiều thay đổi, diễn biến ngày càng phức tạp. Xét về tính chất của các BPXLHC khác và yêu cầu của nhà nước pháp quyền thì cần phải sửa đổi theo hướng tư pháp hoá các BPXLHC bởi vì chúng trực tiếp liên quan đến các quyền và tự do cá nhân, quyền con người. Cần được sửa đổi và hoàn thiện theo hướng:
- "Đảmbảotínhhợphiến, hợppháp, tính tối caocủa Luật trong hệ thốngcác vănbản pháp luật. Khắc phục một cáchcănbảntình trạng quyđịnh thẩmquyềnban hànhvănbản pháp luật về xử lý VPHC cho nhiều loại cơ quan nhà nước như hiện nay. Đảm bảo tính
thống nhất vàđồngbộcủacácvănbản" [21]
- Thể hiện các quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân có liên quan trong quá trình áp dụng các BPXLHC khác.
- "Sửa đổi, bổ sung theo hướng những người bị xử lý oan sai phải được bồi thường, mọi trường hợp áp dụng pháp luật sai trái phải bị xử lý nghiêm minh" [6].
- Tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các BPXLHC khác;
- Sự đơn giản, minh bạch, rò ràng của các quy định;
- Trực tiếp, nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu qủa của các quy định;
- Thể hiện tính xã hội hoá, thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư, gia đình, trường học trên cơ sở cơ chế trách nhiệm và phối hợp hợp lý.
Xét về bản chất, nguyên tắc thì nên xây dựng, ban hành Bộ luật, hoặc ít nhất trong thời gian trước mắt là Luật. Thực ra việc quy định cả nội dung về Xử phạt VPHC và các BPXLHC khác trong cùng một Bộ luật là không khoa học và khó khăn trong thực tiễn áp dụng bởi vì các loại biện pháp cưỡng chế này là rất khác nhau và như vậy, thực ra là mang tính khiên cưỡng khi phải ghép chúng vào trong một văn bản luật. Cần phân biệt rò giữa các văn bản pháp luật quy định chi tiết và các văn bản hướng dẫn thi hành các BPXLHC khác. Tính chất cũng như thẩm quyền ban hành hai loại văn bản này là hoàn toàn khác nhau.
Về tính chất, nội dung của chế định các BPXLHC khác: cần phải xác định lại cả về phương diện thủ tục và phương diện nội dung thì mới phát huy hiệu quả trên thực tế được. Các văn bản dưới Pháp lệnh thì vừa bổ sung thêm thủ tục, vừa thêm nội dung theo kiểu chắp vá nên kết cục vẫn thiếu cả hai. Về quy định trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các BPXLHC khác chưa rò ràng, chủ yếu lạm dụng khái niệm “phối hợp giữa các cơ quan”.
Như thực trạng hiện nay không quy định dứt khoát một đầu mối chịu trách nhiệm, nên không hiệu quả trong việc phát hiện, áp dụng các biện pháp xử lý. Trình tự, thủ tục hiện hành nhìn chung chưa đảm bảo tính kịp thời, linh hoạt, tiết kiệm và hiệu quả.
Qua thực tế, cần xác định lại đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có tính chất mở và mềm dẻo hơn mà không nên xác định cứng như quy định trước đây, vì đây chỉ là một biện pháp giáo dục tại cộng đồng đối với người vi phạm, không mang tính cưỡng chế cao. Theo chúng tôi không nên tiếp tục quy định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như một bước đệm để áp dụng các BPXLHC khác như vậy vì rất khó khăn trong thực tiễn, việc áp dụng máy móc như vậy sẽ hạn chế hiệu quả áp dụng các BPXLHC khác. Chẳng hạn có đối tượng mà do nhân thân, môi trường sống cũng như tính chất, mức độ hành vi vi phạm của người đó nếu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sẽ không hiệu quả, cần thiết phải đưa đi cơ sở giáo dục, nhưng nếu quy định hiện nay thì sẽ không áp dụng được biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục nếu người đó chưa được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Việc xây dựng luật riêng về các biện pháp xử lý hành chính khác là rất cần thiết. Trong trường hợp chưa thể xây dựng thành một luật riêng được thì tạm thời để trong Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng phải để thành một phần riêng biệt - trong đó có cả các quy định nội dung và các quy định thủ tục. Coi đây như là một chế định độc lập. Nhưng cho dù ở chung hay ở riêng thì cũng cần thiết phải xác định lại nội dung, hình thức cho phù hợp, các BPXLHC khác này có rất nhiều đặc thù cả về phương diện pháp lý và phương diện xã hội - tâm lý - kinh tế - kỹ thuật.
Vấn đề “tư pháp hoá” hay “hành chính hoá” việc áp dụng các biện pháp này: về bản chất thì phải thuộc “tư pháp” nhưng xét vào điều kiện cụ thể hiện
nay cả về mặt pháp lý và xã hội thì chúng ta trước mắt chỉ có thể theo hướng hành chính là khả thi hơn cả. Sau một thời gian sẽ chuyển sang trình tự tư pháp để đảm bảo tính khách quan, công bằng, bảo vệ các quyền, tự do của cá nhân và trật tự chung của xã hội. Áp dụng phương pháp phân loại các nhóm hành vi để tránh việc phải liệt kê chi tiết và sẽ khó khăn trong thực tế áp dụng trước biến động của tình hình xã hội. Xây dựng hệ thống pháp luật theo hướng hạn chế dần việc quy định các biện pháp xử lý có liên quan đến các quyền, tự do của cá nhân theo thủ tục hành chính. Cần mở rộng đối tượng áp dụng giáo dục tại cấp xã và không nên mở rộng đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục. Xác định lại đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có tính chất mở và mềm dẻo hơn mà không nên xác định cố định cứng nhắc như hiện nay, vì đây chỉ là một biện pháp giáo dục tại cộng đồng đối với người vi phạm rất quan trọng. Đổi mới nội dung trong việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, kết hợp cai nghiện tập trung với cai nghiện tại cộng đồng.
Các BPXLHC khác có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. Đồng thời góp phần to lớn trong việc giáo dục người có hành vi vi phạm trở thành những công dân tốt cho xã hội. Qua một thời gian thực hiện đã bộc lộ nhiều yếu kém bất cập nhất là trong bối cảnh diễn biến phức tạp hiện nay. Do vậy, cần gấp rút sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một cách tương đối căn bản chế định pháp luật này.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KỂ TỪ KHI LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2012 CÓ HIỆU LỰC
Để khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Xử lý VPHC quy định về các BPXLHC nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đối với công tác