Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 2


chính khác trong Luật xử lý vi phạm hành chính” do Dự án tăng cường tiếp cận quyền và bảo vệ công lý tại Việt Nam thực hiện năm 2011…v.v

Bên cạnh đó, còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã được đăng trong các tập san, tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Toà án nhân dân, Tạp chí quyền con người….

Cho dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực quyền con người, nhưng nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về quyền con người, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể về quyền con người, về tổ chức và hoạt động của các bộ máy Nhà nước, về việc xây dựng pháp luật về bảo đảm quyền con người nói chung. Trong đó, chỉ có một vài khía cạnh đề cập cụ thể về quyền con người trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Vấn đề bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và trực tiếp về cả lý luận và thực tiễn. Tuy vậy, các công trình nêu trên vẫn là những tài liệu tham khảo quan trọng đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Làm rò những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC, đồng thời nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, làm sáng tỏ những bất cập hạn chế, để đưa ra những phương hướng và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC.

3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

- Làm rò những vấn đề lý luận về quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


- Phân tích các quy định của Luật xử lý VPHC năm 2012 liên quan đến bảo vệ quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC; tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của bất cập trong thực tiễn thi hành.

Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 2

- Đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận quyền con người và việc bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC.

- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trên những phạm vi sau đây:

- Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC

- Thực trạng bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC

- Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-LêNin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo vệ quyền con người.

Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lý luận về quyền con người nói chung và từ góc độ xử lý hành chính nói riêng.


5.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê, khảo sát…Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu hồ sơ, báo cáo cụ thể của các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh để có cơ sở thực tiễn.

6. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn

Đề tài là một trong những công trình nghiên cứu có tính hệ thống về lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và có những điểm nổi bật như sau:

- Hệ thống các quan điểm, quan niệm lý luận, các tri thức về đảm bảo quyền con người trong phạm vi áp dụng BPXLHC.

- Lần đầu tiên xây dựng khái niệm bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC.

- Tập hợp một cách chung nhất thực tiễn các bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC.

- Đặc biêt lần đầu tiên đưa ra được các giải pháp nhằm bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC.

7. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn

Đề tài là một đóng góp khiêm tốn trong việc giải quyết về mặt khoa học một trong những nội dung cấp thiết hiện nay ở nước ta là bảo vệ quyền con người. Luận văn sẽ đóng góp một phần lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho việc thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC. Kết quả của luận văn có giá trị tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục tài


liệu tham khảo. Nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương, như sau:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC

- Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH


1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1.1.1. Khái niệm về quyền con người

1.1.1.1. Lịch sử phát triển quyền con người trên thế giới

Vấn đề quyền con người đã có sự phát triển lâu dài đầy những thăng trầm trên thế giới, gắn liền với sự đấu tranh của nhân dân vì tự do, dân chủ, chống lại sự áp bức bóc lột của những kẻ thống trị. Lịch sử phát triển quyền con người trên thế giới trải qua các thời kỳ sau:

* Thời cổ đại

Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, mặc dù quyền lợi của giai cấp chủ nô luôn được coi trọng nhưng đã có những văn kiện pháp lý ghi nhận và bảo vệ quyền con người của nhân dân. Năm 1780 trước Công nguyên, Bộ luật Hammurabi được ban hành ở xứ Babylon. Ở nhiều khía cạnh, bộ luật đã quan tâm bảo vệ người dân trước những khó khăn của cuộc sống và sự hà hiếp của kẻ mạnh, đồng thời thể hiện một số tư tưởng khá tiến bộ trong thời kỳ bấy giờ và được coi là sự ghi nhận đầu tiên về quyền con người trong lịch sử nhân loại. Một sự kiện khác, năm 539 trước Công nguyên, vua Cyrus của đế quốc Ba tư đã cho trạm khắc một tuyên bố nổi tiếng trên một cột trụ (trụ Cyrus) trong đó ghi nhận các quyền con người cơ bản như: tự do về tôn giáo, bình đẳng về chủng tộc, thả tự do cho các nô lệ. Tài liệu cổ này được nhiều học giả coi như là Hiến chương về nhân quyền đầu tiên của thế giới.

* Thời phong kiến

Thời kỳ phong kiến, ở châu Âu, quyền con người bị bóp nghẹt trong sự cai trị của vương quyền phong kiến và giáo hội. Nhưng sự xuất hiện của


phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo tiền đề để tư tưởng về quyền con người được phát triển. Năm 1215, dưới sức ép của nhân dân, vua Anh, John, đã phải ký bản Hiến chương Magna Carta. Đây được coi là văn kiện pháp lý nổi tiếng, tạo bước ngoặt trong lịch sử của nhân quyền và tự do. Hiến chương đã ghi nhận một số quyền con người như: quyền sở hữu, thừa kế, quyền tự do buôn bán, quyền không bị đánh thuế quá mức, quyền được xét xử đúng đắn và bình đẳng trước pháp luật… Ngoài ra, hiến chương còn quy định về việc kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn không cho các cơ quan nhà nước xâm phạm quyền hợp pháp của công dân.

Trong thời kỳ phục hưng ở châu Âu, chủ nghĩa nhân đạo được hình thành. Chủ nghĩa nhân đạo tuyên bố tự do cá nhân con người, phản đối khổ hạnh tôn giáo, tán thành quyền được hưởng lạc và hạnh phúc trần gian. Trong bối cảnh đó, học thuyết Nhân quyền tự nhiên đã phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị pháp lý trên thế giới. Học thuyết Nhân quyền tự nhiên cho rằng, con người có những quyền cố hữu do tạo hóa ban tặng như quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu; quyền con người là thiêng liêng, cao quý và phải được xếp cao hơn pháp luật của nhà nước; nhân dân trao quyền cho nhà nước vì vậy quyền lực nhà nước là có giới hạn và nhà nước có nghĩa vụ đối với người dân. Một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu thời kỳ này là John Locke (1632 - 1704). Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn đến Hiến Pháp Hoa Kỳ sau này.

* Thời cận đại và trước chiến tranh thế giới thứ hai

Tư tưởng của các nhà khai sáng phương Tây có tác động mạnh mẽ đến các cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng Hoa Kỳ thành công; bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 long trọng tuyên bố: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và


quyền mưu cầu hạnh phúc" [31, tr.555]. Đặc biệt, 10 tu chánh án đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ - gọi chung là Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ - có hiệu lực vào năm 1791 đã quy định một cách đầy đủ về quyền con người, đặt ra các biện pháp nhằm bảo vệ và thực thi quyền con người, đồng thời đặt ra các giới hạn của quyền lực nhà nước để tránh xâm phạm đến quyền con người. Cùng thời điểm đó ở phía bên kia đại dương, cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình dân chủ của thế giới. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được Quốc hội thông qua, có tất cả 17 điều khoản. Trong đó nổi tiếng là Điều 1 - Điều 2 và được trích dẫn nhiều nhất: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Sự khác biệt xã hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung” [31, tr.561]. Và mục đích của mọi tổ chức chính trị là “việc bảo toàn các nguồn lợi thiên nhiên và bảo toàn các quyền con người không thể bị tước bỏ. Các quyền đó là tự do, tài sản, sự an toàn, và quyền được chống lại mọi sự áp bức” [29, tr.562]. Những tư tưởng từ cuộc cách mạng Hoa Kỳ và Pháp đã châm ngòi cho nhiều cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, gây ra nhiều biến động to lớn ở khu vực này. Trong vòng 35 năm, từ năm 1795 đến năm 1830, hơn 70 bản Hiến pháp mang dấu ấn của Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền được ra đời.

Trong thế kỷ XIX, quyền con người trở thành một vấn đề có sức lan tỏa lớn trên thế giới. Cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ diễn ra mạnh mẽ. Chiến thắng của Liên bang miền Bắc trong nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865) đã xóa bỏ chế độ nô lệ; đồng thời giải phóng hàng triệu nô lệ trên đất nước này. Bên cạnh đó, phong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện lao động cho người lao động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới cũng phát triển mạnh mẽ. Năm 1919, Hội Quốc Liên và Tổ chức Lao động thế giới (ILO) được thành lập; hai tổ chức này đã có nhiều đóng góp nhằm thúc đẩy vấn đề nhân quyền trên thế giới.


* Sau chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai là cú hích quyết định đối với sự ra đời của luật nhân quyền quốc tế. Sự tàn khốc của chiến tranh đã khiến nhân dân thế giới nhận thức được sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế nhằm bảo đảm cho nhân dân thế giới không phải chịu những thảm họa về nhân quyền mà phát xít đã gây ra. Tổ chức này phải có những cơ chế pháp lý mạnh mẽ để thực hiện một cách hiệu quả sự bảo vệ quốc tế với các quyền con người. Ngày 25/4/1945, đại diện của 50 quốc gia trên thế giới đã tập hợp tại San fransisco, Hoa Kỳ để thành lập một tổ chức quốc tế có tên là Liên hợp quốc. Ngày 26/6/1945, Bản Hiến chương Liên hợp quốc được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/10/1945, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của luật nhân quyền quốc tế.

Theo Điều 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, 1945 thì một trong bốn mục đích hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc là: “Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo, và trong việc khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” [42, tr.17]. Một số điều khoản khác của Hiến chương cũng đề cập đến việc thúc đẩy nhân quyền. Thông qua Hiến chương, lần đầu tiên quyền con người được thừa nhận như một giá trị phổ biến của nhân loại trên phạm vi toàn thế giới và việc tôn trọng quyền con người là trách nhiệm chung của cộng đồng các quốc gia.

Trên cơ sở các hoạt động của Liên hợp quốc, Bộ luật Nhân quyền quốc tế đã ra đời. Bộ luật Nhân quyền quốc tế là tên gọi chung cho bộ ba văn kiện nhân quyền quốc tế do Liên hợp quốc soạn bao gồm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí