Số Lượng, Năng Lực Và Phẩm Chất Của Người Tiến Hành Tố Tụng Còn Nhiều Hạn Chế

Trong giai đoạn hiện nay chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta “thể hiện rò tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, với phương châm giáo dục phòng ngừa là chính, kết hợp với răn đe, giữ nghiêm kỷ cương, đề cao tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [35, tr.124]. Về cơ bản, chính sách hình sự này được kế thừa từ khi thành lập nước và được phát triển hoàn thiện trong điều kiện đổi mới hiện nay. Về quan điểm, đường lối giải quyết vụ án hình sự với mục đích “nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, làm oan người vô tội” các Nghị quyết về cải cách của Đảng đã đưa ra những định hướng quan trọng mà các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình phải thể hiện.

Thứ hai, biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là cần thiết trong việc đấu tranh tội phạm giải quyết vụ án nhưng phạm vi, đối tượng, thẩm quyền và thủ tục áp dụng phải được cân nhắc khi qui định, nhất là đối với những biện pháp ngăn chặn có mức độ cưỡng chế cao như biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn những năm qua của các cơ quan tiến hành tố tụng đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất là trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Đó là những hạn chế sau: Thứ nhất, việc qui định biện pháp ngăn chặn có hai mục đích trong đó mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan THTT giải quyết vụ án đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng dễ lạm quyền khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn và do đó đã xâm hại đến quyền con người trong tố tụng hình sự. Tình trạng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn không phải giam giữ như: Cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh… thì cơ quan tiến hành lại áp dụng biện pháp tạm giam để thuận tiện cho việc hỏi cung hoặc tiến tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ đối với bị can.

Trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam, đa số trong các công văn yêu cầu của Cơ quan điều tra đều ghi căn cứ chung chung như: “để bảo đảm công tác điều tra xử lý”, “Thấy rằng cần thiết phải tạm giam bị can, không để bị can trốn”, “không để bị can tiếp tục phạm tội”… mà không đưa ra được những căn cứ áp dụng cụ thể. Thứ hai, thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn cho thấy biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp (bắt khẩn cấp) được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhiều hơn việc bắt bị can, bị có để tạm giam (bắt bình thường) do thủ tục bắt khẩn cấp không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát đối với lệnh bắt của Cơ quan điều tra trước khi bắt người. Thực tiễn này dẫn đến nhiều khả năng vi phạm quyền con người trong tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là của Cơ quan điều tra. Mặt khác, việc bắt khẩn cấp mặc dù được luật qui định các căn cứ áp dụng nhưng những căn cứ này phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá chủ quan của người áp dụng, chẳng hạn: căn cứ qui định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS 2003 “Khi có căn cứ để cho rằng người nào đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” [49]. Ở căn cứ này thì khi xuất hiện dấu hiệu phạm tội trong hành vi của một người thì khó có thể xác định là hành vi ấy cấu thành loại tội phạm nào trong số bốn loại tội phạm được qui định trong BLHS 1999 (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng). Vì vậy, cần cân nhắc việc nên hay không qui định biện pháp bắt người khẩn cấp trong BLTTHS. Thứ ba, theo tiêu chí về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế và Hiến pháp 1992 thì việc bắt người phải do các tòa án và các cơ quan tư pháp mà chủ yếu là do Viện kiểm sát (cơ quan công tố) nhưng BLTTHS 2003 qui định thẩm quyền bắt người chủ yếu cho Cơ quan điều tra. Tại các Điều 80, 81 BLTTHS 2003 qui định cho người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định bắt người trong

trường hợp khẩn cấp mà không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát và có thẩm quyền ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, trường hợp này cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành lệnh bắt. Thực tế cho thấy lệnh bắt người chủ yếu do Cơ quan điều tra ban hành còn lệnh bắt người của Tòa án, Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các lệnh bắt người hằng năm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là điều bất hợp lý của Luật tố tụng hình sự Việt Nam và là yếu tố tác động tiêu cực đến quyền con người. Thứ tư, qui định của BLTTHS về thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra mức tối đa tương ứng với từng loại tội là: Tội ít nghiêm trọng 3 tháng, tội nghiêm trọng 6 tháng, tội rất nghiêm trọng 9 tháng, tội đặc biệt nghiêm trọng 16 tháng, ngoài ra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia còn có thể được gia hạn thêm 1 lần không quá 4 tháng nên đối với tội này thời hạn tạm giam có thể lên đến 20 tháng. Trong trường hợp vụ án bị trả để điều tra bổ sung thì ngoài thời hạn nêu trên thời hạn tạm giam còn được qui định thêm. Với thời hạn tạm giam nêu trên không ai biết thời hạn tạm giam đối với một bị can, bị cáo trong vụ án cụ thể là bao nhiêu. Vì vây, thực tế có trường hợp bị can, bị cáo bị tạm giam đến hơn 10 năm và cuối cùng bị cáo được xác định không có tội mà vụ án giết người ở Ninh Thuận (mà thường được gọi là vụ án Vườn điều) là một trong những ví dụ sinh động của thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam.

Thứ ba, những qui định về xét xử chưa thực sự bảo đảm quyền con người, chưa đề cao tranh tụng tại phiên tòa. Để bảo đảm cho việc tranh tụng tại phiên tòa thì những người có liên quan phải có mặt tại phiên tòa, nhưng thẩm quyền triệu tập những người này chỉ có thẩm phán mà không quy định cho đại diện Viện kiểm sát, bị cáo, người bào chữa... có quyền đề nghị triệu tập người cần xét hỏi đến phiên tòa nên không bảo đảm tranh luận dân chủ (Điều 183). Hoặc khoản 1 Điều 187 quy định việc tham gia của bị cáo tại phiên tòa là bắt buộc vì sự vắng mặt của bị cáo vừa ảnh hưởng đến quyền bào

chữa của bị cáo vừa có thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ làm sáng tỏ sự thật khách quan của phiên tòa nhưng tại khoản 2 Điều luật này cho phép Tòa án xét xử vụ án vắng mặt bị cáo do bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả. Đồng thời, không quy định cụ thể trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, trong đó có bị cáo không thể có mặt tại phiên tòa (như bị bệnh hiểm nghèo, bị chết). Tình huống này tiềm ẩn khả năng các bị cáo còn lại trong vụ án tại phiên tòa sẽ đồng loạt đổ tội cho bị cáo vắng mặt và khả năng Tòa án sẽ tuyên bản án không phù hợp với sự thật khách quan; (2) Quy định hiện hành chưa bắt buộc người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa khi họ đã được cấp giấy chứng nhận quyền bào chữa cho bị cáo (Điều 190) dẫn đến không ít phiên tòa vắng mặt người bào chữa, Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử, ảnh hưởng đến đối đáp, tranh luận. Trong khi đó đối với trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, Bộ luật quy định nếu người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa nhưng không quy định lý do vắng mặt nên thực tiễn nhiều người bào chữa lợi dụng quy định này để cố tình vắng mặt, làm cho vụ án bị kéo dài. (3) Chưa có chế tài đối với người giám định được triệu tập cố tình không tham gia phiên tòa đã ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án mà không có lý do chính đáng (Điều 193); (4)Thủ tục tố tụng tại phiên tòa chưa được thể hiện đầy đủ yêu cầu tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp. Điều 207 quy định trình tự xét hỏi: Thẩm phán hỏi trước, sau đó đến Kiểm sát viên làm cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không chủ động tiến hành xét hỏi để bảo vệ cáo trạng. Các quy định của Bộ luật về việc tranh luận giữa Kiểm sát viên với các bên có hạn chế như số lượng Kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa tối đa hai người (Điều 189) là không tương xứng, bình đẳng với số lượng lớn bị cáo, luật sư tham gia bào chữa. Không quy định thời điểm người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong thủ tục tranh luận (Điều 217). (5) Theo

quy định của Bộ luật thì trách nhiệm của Thẩm phán chủ toạ phiên tòa rất nặng nề, vừa phải điều khiển phiên tòa, vừa xét hỏi chứng minh tội phạm, vừa phán xét tính đúng, sai của sự thật vụ án và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, Điều 185 quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân là chưa phù hợp với thực tế vì trình độ chuyên môn, kinh nghiệm xét xử của Hội thẩm nhân dân còn hạn chế. Trong khi đó quy định biểu quyết theo đa số đã phát sinh nhiều bất cập trong thực tiễn, nhiều trường hợp bên Hội thẩm biểu quyết lấn át bên Thẩm phán chuyên nghiệp, dẫn đến sai lầm trong việc ra phán quyết…

Vì vậy, việc hoàn thiện BLTTHS, cũng như các văn bản pháp luật TTHS khác là đòi hỏi cấp thiết trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa trong họa động xét xử vụ án hình sự.

Thứ tư, bào chữa là quyền tố tụng đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự với hai nội dung: a) Quyền tự bào chữa; b) Quyền nhờ người bào chữa mà BLTTHS 2003 đã qui định. Tuy nhiên, quyền này còn những hạn chế thể hiện trên ba hướng chủ yếu sau: Thứ nhất, quyền bào chữa còn chưa được qui định trong cơ chế tranh tụng do Luật tố tụng hình sự Việt Nam theo mô hình tố tụng thẩm vấn nên ảnh hưởng đến tính minh bạch, công bằng theo tiêu chí nhân quyền quốc tế (nội dung này đã đề cập đến trong phân tích ở những phần trên của đề tài). Thứ hai, còn nhiều qui định chung chung phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng nên quyền bào chữa ít có khả thi trong thực tiễn. Chưa có cơ chế ràng buộc và chế tài để cơ quan tiến hành tố tụng chấp hành nghiêm chỉnh qui định của Luật TTHS về quyền bào chữa (nội dung này đã đề cập đến trong phân tích ở những phần trên của đề tài). Thứ ba, người bào chữa không được tạo điều kiện thuận lợi cho việc bào chữa của các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Cơ quan điều tra (nội dung này đã đề cập đến trong phân tích ở những phần trên của đề tài).

2.3.2. Những nguyên nhân khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2.3.2.1. Số lượng, năng lực và phẩm chất của người tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế

Hoạt động điều tra, truy tố (thực hiện quyền công tố) và xét xử là những hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tiễn, nói chính xác là áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật TTHS và các quy định của pháp luật thuộc các ngành luật khác có liên quan đến tư pháp hình sự.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 10

Trong các hoạt động này, hoạt động trung tâm là quá trình định tội danh và quyết định hình phạt được tiến hành bởi duy nhất một chủ thể chính thức là Tòa án. Cho nên, có thể khẳng định rằng, một trong những nguyên nhân của việc oan, sai là do các chủ thể trong các cơ quan tiến hành tố tụng đã không nắm vững các kiến thức pháp lý, nhất là kiến thức về pháp luật hình sự, pháp luật TTHS, chuyên môn, nghiệp vụ còn non yếu nên nhiều trường hợp đã gặp sự lúng túng, phán đoán phiến diện, một chiều từ đó dẫn đến đánh giá vụ án đã không căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm để xem xét hành vi của bị can, bị cáo; không nắm hết tất cả các quy định có liên quan đến các yếu tố cấu thành tội phạm này. Đặc biệt, nhiều lĩnh vực đòi hỏi nghiệp vụ (như: công nghệ thông tin, giao dịch dân sự - kinh tế - hợp đồng, kế toán - tài chính

- ngân hàng, chứng khoán...) do chưa được trang bị, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ đầy đủ dẫn đến lạc hậu, không nắm bắt được. Cho nên, trong quá trình áp dụng, sự máy móc, cứng nhắc thể hiện ở chỗ chỉ dựa vào điều luật làm căn cứ pháp lý, mà chưa có sự nhìn nhận khách quan, toàn diện và vận dụng tất cả các quy định của BLHS và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành để đánh giá.

Ngoài ra, việc không nắm rò các thủ tục, trình tự của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cũng là tiền đề dẫn đến những vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án đó như: không tổng hợp được và không đánh giá được chứng cứ,

lời khai, phân tích đơn lẻ, phiến diện và chỉ căn cứ vào một lời khai của bị can, bị cáo, chỉ căn cứ vào kết luận điều tra của Cơ quan điều tra hoặc bản cáo trạng của Viện kiểm sát...Vì vậy, yêu cầu bảo đảm tính rò ràng, công khai, minh bạch trong việc trình bày, đánh giá sự kiện thực tế khách quan và đánh giá pháp lý đối với vụ án cụ thể, bảo đảm để có sự tham gia bình đẳng của các bên, khả năng bào chữa của bị can, bị cáo và việc mời người bào chữa cũng là một yêu cầu quan trọng đối với cán bộ tư pháp, đặc biệt là những người tiến hành tố tụng.

Thực trạng vi phạm quyền được xét xử công bằng trong TTHS hiện nay còn xuất phát từ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của người tiến hành TTHS còn hạn chế hoặc không được đồng đều ở chính trong từng CQTHTT cũng như ở các CQTHTT phối hợp với nhau. Hoạt động TTHS là hoạt động của các cơ quan điều tra, VKS, tòa án và cơ quan thi hành án, hoạt động này được thông qua các hành vi cụ thể của các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án, quản giáo. Mục đích đặt ra đối với hoạt động này là phải tìm ra được sự thật khách quan của vụ án. Do vậy, đây là một loại hoạt động đặc biệt quan trọng, đặc thù, phức tạp và khó khăn, nên yêu cầu các CQTHTT và những người tiến hành TTHS phải làm việc bằng lương tâm và trách nhiệm bên cạnh đó còn phải có một kiến thức chuyên ngành, kiến thức pháp luật, kiến thức thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp để phát hiện, khám phá được bản chất, nội dung của vụ án.

Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập, hạn chế về một số lĩnh vực, như: kiến thức xã hội, kỹ năng về công tác dân vận, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc tế...

Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ

nhân dân chưa cao. Một số cán bộ, công chức trong đó có cả Thẩm phán còn vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm kỷ luật công vụ bị xử lý kỷ luật hoặc cá biệt có trường hợp vi phạm pháp luật đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.3.2.2. Số lượng và chất lượng luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng bảo vệ quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử

Đội ngũ Luật sư thiếu về số lượng và hạn chế về chất l ượng, mà tình hình Đắk Nông là một minh chứng. Mặt khác, Luật sư tham gia bào chữa còn nặng về khai thác các tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ nên các bài bào chữa của họ cũng ít quan tâm tới việc làm rò các tình tiết của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện; thậm chí có những Luật sư có việc làm không trong sáng, làm lộ bí mật điều tra hòng chạy tội cho bị can, bị cáo. Chính những biểu hiện, việc làm của Luật sư đã tự cản trở việc thực hiện quy định người bào chữa tham gia tố tụng kể từ khi khởi tố vụ án và tiếng nói của Luật sư bào chữa trong một vài vụ án chưa được người dân đồng tình, coi trọng [38, tr.6, 7].

2.3.2.3. Cơ sở vật chất, của tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng, chế độ lương, đãi ngộ cho cán bộ còn hạn chế

Cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp. Hầu hết cơ sở vật chất của các CQTHTT đang xuống cấp, trụ sở làm việc không đảm bảo công việc chuyên môn của những người tiến hành tố tụng

Đối với cơ quan điều tra thì hầu hết nhà tạm giữ, tạm giam đều quá tải, xuống cấp không đủ đảm bảo được đúng quy chế nhà tạm giữ, tạm giam. Từ đó dẫn đến sự vi phạm quyền được xét xử trong tố tụng hình sự cho những người bị tạm giữ, tạm giam.

Đối với cơ quan Viện kiểm sát theo tài liệu khảo sát của VKSNDTC chỉ có 29,3% số Viện kiểm sát có trụ sơe đáp ứng yêu cầu làm việc, 32,4% số VKS phải xây lại mới hoàn toàn, nhiều Viện kiểm sát cấp huyện phải đi thuê trụ sở làm việc; 24% số Viện kiểm sát phải sửa chữa, nâng cấp, phương tiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022