Những Bản Án Bị Hủy Do Vi Phạm Tố Tụng Chưa Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Xét Xử

giải quyết ngày càng tăng lên về số lượng cụ thể từ năm 2010 toàn ngành giải quyết 650 vụ án ở cấp sơ thẩm thì đến năm 2012 giải quyết 791 vụ án sơ thẩm tăng tăng 141 vụ chiến 21,69%; năm 2013 giải quyết 868 vụ án tăng 218 vụ

án chiếm 33,53%; năm 2014 thì giải quyết 805 vụ án tăng 155 vụ chiếm 23,84

%. Như vậy mỗi năm số lượng giải quyết các vụ án Hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Nông năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ trên hai mươi phần trăm số vụ án giải quyết của năm 2010.

- Chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông đã được nâng lên rò rệt. Theo bảng thống kê số lượng án phúc thẩm mà cấp tỉnh giải quyết do cấp huyện sơ thẩm thì thấy giảm đi rò rệt. Cụ thể năm 2010 số vụ án phúc thẩm là 115 vụ án chiếm tỷ lệ 17,69 % so số vụ án đã sơ thẩm đã xét xử. Nhưng năm 2014 số án phúc thẩm mà Tòa án nhân dân tỉnh giải quyết là 119 vụ chiếm tỷ lệ 14,78 % án sơ thẩm đã xét xử. Như vậy số án phúc thẩm mà Tòa án nhân dân tỉnh giải quyết năm 2014 đã giảm so với năm 2010 là 2,91 %.

2.2.2.2. Số bị cáo được đưa ra xét xử

Bảng 2.2: Số bị cáo được xét xử


Bị cáo


Năm

Sơ thẩm


(1)

Phúc thẩm


(2)

Giám đốc thẩm, tái thẩm

(3)

Tổng cộng


(4)




Tỷ lệ %

(2)/(1)


Tỷ lệ %

(3)/(1)


Tỷ lệ %

(4)/(1)

2010

1.113

250

22,46

10

0,89

1.373

123,36

2011

1.276

198

15,51

6

0,47

1.480

115,98

2012

1.583

222

14,02

3

0,18

1.808

114,21

2013

1.883

270

14,33

2

0,10

2.155

114,44

2014

1.640

175

10,67

1

0,006

1.816

110,73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 9

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông).

Qua số liệu thống kê ở bảng 2.2 về số bị cáo được xét xử từ năm 2010 đến năm 2014 thì thấy số lượng các bị cáo được đưa ra xét xử hàng năm tăng

lên đáng kể. Cụ thể so với năm 2010 thì năm 2012 tăng 470 bị cáo với tỷ lệ 42,22 %. Năm 2013 tăng 770 bị cáo chiếm tỷ lệ 68,87 %.

Qua số liệu ở bảng 2.1 và số liệu ở bảng 2.2 thấy:

Năm 2013 số lượng vụ án giải quyết ở cấp sơ thẩm cao hơn 218 vụ án tăng 33,53 % so với số lượng vụ án giải quyết ở cấp sơ thẩm năm 2010. Nhưng số lượng bị cáo bị đưa ra xét xử thì khác nhau. Năm 2013 số bị cáo bị đưa ra xét xử cao hơn số bị cáo bị đưa ra xét xử năm 2010 là 770 bị cáo tăng 69,18 %. Từ những số liệu trên cho thấy hàng năm tội phạm ngày càng gia tăng cả về số vụ án lẫn số bị cáo.

2.2.2.3. Những bản án bị hủy do vi phạm tố tụng chưa bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử

Trong thời gian qua công tác giải quyết án của tỉnh Đắk Nông đạt kết quả và lượng cao, thông qua tranh tụng trong xét xử. Nhưng cũng không tránh khỏi những vụ án bị cấp phúc thẩm hủy do vi phạm thủ tục tại phiên tòa chưa bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử, cụ thể:

Bản án Hình sự sơ thẩm số: 47/2011/HSST, ngày 10/11/2011 của Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã xét xử bị cáo Nguyễn Văn Anh về tội "Cố ý gây thương tích" quyết định áp dụng khoản 3 điều 104; điểm đ, p khoản 1 Điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Anh 05 năm tù. Trong vụ án án này còn nhiều tình tiết mâu thuẫn, chưa đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo trong vụ án này: Mặc dù giữa bị cáo và Thiết có mâu thuẫn, xảy ra đánh nhau nhưng sau đó Thạch (anh trai Thiết) đã có hành vi đấm đá liên tục gây thương tích cho bị cáo, trong khi đó giữa Thạch và bị cáo không hề có mâu thuẫn gì trước đó. Đồng thời em trai bị cáo là Nguyễn Văn Hòa là người can ngăn không cho Thạch đánh bị cáo cũng bị gây thương tích tổn hại 15% sức khỏe. Cấp sơ thẩm chưa chứng minh được ai là người gây thương tích cho bị cáo và em trai bị cáo, hành vi

của những đối tượng này có ý nghĩa khách quan trong việc của vụ án, mà không thể tách ra được, nếu tách ra thì vụ án giải quyết không được khách quan, toàn diện do có các hành vi phạm tội đan xen nhau nhưng cấp sơ thẩm lại tách vụ án ra để điều tra truy tố xét xử đối với bị can về tội cố ý gây thương tích là vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Do đó bản án trên đã bị cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, truy tố xét xử lại.

Bản án Hình sự sơ thẩm số: 54/2011/HSST, ngày 07/12/2011 của Tòa án nhân dân huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông xét xử bị cáo Dương Đại Hải và Nguyễn Văn Tùng về tội "Cố ý gây thương tích" theo khoản 3 Điều 104 BLHS, quyết định: Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1 Điều 46; điểm d khoản 1 Điều 48 và Điều 74 của BLHS, xử phạt bị cáo Dương Đại Hải 06 năm tù. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1,Điều 46; điểm d khoản 1 Điều 48 BLHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Tùng 06 năm tù. Trong vụ án này Tòa án cấp sơ thẩm có những vi phạm mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được như: Tại phiên tòa có sự tham gia của người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên nhưng khi tuyên án không tuyên quyền kháng cáo đối với họ; cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn Tùng về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng chưa chứng minh được vai trò đồng phạm của bị cáo Tùng. Theo lời khai của Hải và Tùng thì trước khi dùng dao chém người khác thì giữa Hải và Tùng không hề có sự bàn bạc gì. Hải chỉ nói Tùng đi chậm xe và áp sát vào nhóm thanh niên trên cầu xem có phải nhóm này chặn đánh không rồi Hải tự chém chứ không nói cho Tùng biết là chém nhóm này. Mặt khác khi Hải nói chạy xe đi, Tùng tăng ga bỏ chạy thì hành vi của Hải đã kết thúc, tội phạm đã hoàn thành. Cấp sơ thẩm chưa làm rò hành vi của các bị cáo có thực hiện trong mối liên hệ thống nhất giữa ý chí và hành động hay không; chưa xác định việc Tùng có cố ý giúp Hải chém nhóm của Tú gây thương tích hay không, Tùng có đồng ý tiếp nhận ý chí với hành vi của Hải

hay không. Toà án cấp sơ thẩm không căn cứ vào kết quả diễn biến tại phiên toà đã kết án các bị cáo là chưa xem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ. Do đó, bản án trên đã bị cấp phúc thẩm hủy để điều tra, truy tố và xét xử lại [56].

Trong thời gian qua ngành Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng với Viện kiểm sát đã đưa ra nhiều vụ án Hình sự xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. Cụ thể hàng năm ở cấp huyện mỗi đơn vị đưa ra xét xử từ 05 đến 10 vụ án. Đối với cấp tỉnh thì đưa ra xét xử từ 10 vụ đến 15 vụ. Sau khi tổ chức các phiên tòa trên, nhìn chung những người đến tham dự phiên tòa, những người quan tâm đến phiên tòa đã có những nhận xét khá tốt. Mặc dù còn có nhiều ý kiến chưa hoàn toàn đồng thuận nhưng thành công về kết quả của các phiên tòa trên là rất đáng ghi nhận. Dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa đã thể hiện được việc đề cao tinh thần dân chủ, công khai tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa không xét hỏi toàn bộ như trước đây nữa mà hỏi mang tính chất gợi mở là chủ yếu, để đại diện Viện kiểm sát và Luật sư thẩm vấn, tranh luận. Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào các chứng cứ được các bên đưa ra trong quá trình tranh luận để quyết định. Để có được kết quả như đã nêu ở trên thì Thẩm phán phải chuẩn bị chu đáo cho quá trình tranh tụng tại phiên tòa khá công phu, từ việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, kế hoạch xét hỏi và các tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa.

Tại các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, Luật sư thể hiện vai trò của mình ngày càng rò hơn. Điển hình là qua các vụ án có Luật sư tham gia xét xử, luận cứ bào chữa của luật sư đã tập trung vào hân tích đánh giá các tình tiết làm sáng tỏ nội dung vụ án. Việc Luật sư làm tốt vai trò của mình trong quá trình xét xử đã thúc đẩy các Thẩm phán của Tòa án tỉnh Đắk Nông cần phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao. Những kết quả bước đầu của quá trình cải cách tư pháp mà các cơ quan tư pháp tỉnh Đắk Nông đã đạt được trong nhiều năm qua có sự quyết tâm cao của lãnh đạo,

Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông. Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, song thực tiễn trong tranh tụng Thẩm phán, Kiểm sát viên và luật sư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa thực hiện đúng, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình dẫn đến bản án đã tuyên còn thiếu sức thuyết phục, chưa rò ràng, kết quả tranh tụng tại phiên tòa chưa được coi trọng dẫn đến bản án sơ thẩm còn bị cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, truy tố, xét xử lại, cụ thể:

Tại bản án số: 23/2013/HSST, ngày 27/6/2013 Tòa án nhân dân huyện Đắk Song đã tuyên bố bị cáo Phạm Văn Nghị phạm tội "Hủy hoại rừng". Áp dụng khoản 3 Điều 189; điểm o, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo 07 năm tù. Tại bản án số 97/2013/HSPT, ngày 17/9/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh đã xử hủy để điều tra xét xử lại vì tại cấp sơ thẩm kết luận được tổng diện tích bị cáo Nghị hủy hoại là bao nhiêu, bao nhiêu diện tích mua lại của người khác, bao nhiêu diện tích rừng mà bị cáo đã bị xử phạt hành chính.

Tại bản án sơ thẩm số: 25/2014/HSST ngày 06/6/2014 của Tòa án nhân dân huyện Cư Jút đã quyết định: Tuyên bố các bị cáo Cao Anh Hà, Hà Văn Ấn và Hà Thị Duyến phạm tội “Hủy hoại rừng”. Áp dụng điểm a, Khoản 3 Điều 189; điểm p, Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự, xử phạt: Cao Anh Hà 07 (bảy) năm tù. Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 189; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 của Bộ luật hình sự, xử phạt: Hà Văn Ấn 05 (năm) năm tù; xử phạt: Hà Thị Duyến 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng tù. Kết quả tranh luận tại phiên tòa, cấp phúc thẩm đánh giá: Tại bản biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 30 tháng 7 năm 2013, xác định: do các cây trên đất đã bị chặt phá toàn bộ từ lâu, chỉ còn trơ lại gốc cây khô. Bản kết luận giám định ngày 24 tháng 10 năm 2013, có nêu: Tại thời điểm giám định do hiện trường đã bị xáo trộn và không còn nguyên vẹn nên giám định viên không thể giám định trực tiếp từ hiện trường mà giám định viên căn cứ vào kết quả phúc

tra hiện trạng rừng và đất rừng tại vị trí lô 10, lô 16 khoảnh 3 tiểu khu 826 đã được thực hiện trong Báo cáo số 182/BC-TT ngày 01/10/2007 của Trung tâm Quy hoạch- Khảo sát- Thiết kế Nông Lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông. Theo Báo cáo 182 thì: lô 10, lô 16 khoảnh 3 tiểu khu 826 là đất có rừng (rừng sản xuất- rừng tự nhiên). Tuy nhiên, Bản đồ địa chính ban hành kèm theo Quyết định 407/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 24/3/2011 (Bút lục số 122) toàn bộ khoảnh 3 tiểu khu 826 được ký hiệu là “NHK” và được chú thích là đất nương rẫy trồng cây hàng năm. Như vậy, tại thời điểm lập và ban hành Bản đồ địa chính kèm theo Quyết định số: 407/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 24/3/2011 là trước thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi chặt cây, dọn rẫy (đầu tháng 4 năm 2011). Cấp sơ thẩm chưa điều tra, thu thập các chứng cứ, tài liệu về diễn biến tài nguyên và lý lịch các lô 10 và lô 16 khoảnh 3 tiểu khu 826 mà căn cứ vào lời khai của các bị cáo, các chứng cứ khác và Bản kết luận giám định ngày 24 tháng 10 năm 2013 trên cơ sở báo cáo phúc tra hiện trạng rừng số 182/BC-TT ngày 01/10/2007 của Trung tâm Quy hoạch - Khảo sát - Thiết kế Nông Lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông để xác định thiệt hại về lâm sản và môi trường là chưa có đầy đủ căn cứ vững chắc để kết tội các bị cáo về tội “ Hủy hoại rừng” theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật hình sự. Từ những đánh giá nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy, việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Do vậy, Bản án phúc thẩm số: 57/2014/HSPT, ngày 27/8/2014 đã hủy bản án sơ thẩm số: 25/2014/HSST ngày 06/6/2014 của Tòa án nhân dân huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông để điều tra lại theo thủ tục chung.

Bản án sơ thẩm số: 22/2014/HSST ngày 15/7/2014 của Toà án nhân dân huyện Đăk Song, đã căn cứ khoản 2 Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự: Tuyên bố Phạm Thị Lý không phạm tội “Đánh bạc” là không đúng với các quy định của pháp luật. Kết quả tranh luận tại phiên tòa, Bản án phúc thẩm số:

63/HSPT, ngày 11/9/2014 nhận định: hình thức chơi bài xì lát được thua bằng tiền giữa những người chơi trong vụ án này được quy ước cụ thể, đó là người cầm cái cá cược với những người cùng chơi; đồng thời trong những người cùng chơi nếu ai có số điểm dưới 15 điểm hoặc trên 28 điểm thì sẽ bị thua tất cả những người khác cùng chơi (tức là đền làng). Như vậy, hình thức chơi bài ở đây là một người chơi với nhiều người và mọi người cùng chơi bài với nhau; việc này Phạm Thị Lý hoàn toàn nhận thức được khi tham gia chơi bài cùng những người khác. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xem xét việc Phạm Thị Lý chơi bài với người cầm cái mà chưa xem xét, đánh giá việc những người chơi bài còn cùng chơi bài với nhau như đã nêu trên là chưa xem xét, đánh giá toàn diện nội dung, tính chất của vụ án. Do đó, mặc dù Phạm Thị Lý chỉ sử dụng 100.000đ (một trăm nghìn đồng) để chơi bài và thắng được 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) và không cầm cái, song Phạm Thị Lý vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với những người tham gia chơi bài. Do đó, bản án sơ thẩm 22/2014/HSST ngày 15/7/2014 của Toà án nhân dân huyện Đắk Song bị cấp phúc thẩm hủy để xét xử lại theo thủ tục chung.

Như vậy rất nhiều phiên toà của Toà án các cấp của tỉnh Đăk Nông đã được tổ chức theo đúng tinh thần công bằng, dân chủ, công khai, phán quyết căn cứ trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên toà, nhưng thực tế cho thấy cũng còn có những phiên toà chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp chưa bảo đảm được quyền con người trong hoạt động xét xử.

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ

Những hạn chế của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử thuộc về những nguyên nhân sau:

2.3.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự còn nhiều bất cập

BLTTHS 2003 hình thành các quy định bảo đảm quyền con người trong hoạt động TTHS nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng, tuy

nhiên so với yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế còn có những hạn chế bất cập, cụ thể là:

Thứ nhất, thực tiễn áp dụng Bộ luật TTHS 2003 đã cho thấy bên cạnh những thành công, những đóng góp thì các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự còn những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ của tố tụng hình sự nói chung và trong việc bảo vệ quyền con người nói riêng. Những hạn chế đó thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự là những phương châm định hướng cốt lòi cơ bản của hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự được thể hiện trong toàn bộ quá trình (các giai đoạn của tố tụng hình sự) hoặc ở một số giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nhưng một số nguyên tắc qui định ở Chương 2 BLTTHS 2003 lại chỉ áp dụng cho một giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự, như: Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia (Điều 15); Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể (Điều 17)…. Những nguyên tắc này chỉ áp dụng cho giai đoạn xét xử thậm chí chỉ là ở giai đoạn sơ thẩm và do đó chúng chỉ là những nguyên tắc thông thường chứ không phải là nguyên tắc cơ bản. Như vậy, đã có sự nhầm lẫn giữa nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc thông thường nên làm giảm vai trò của nguyên tắc cơ bản và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự và ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền con người của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chưa phù hợp và chưa thể hiện được chính sách hình sự, quan điểm, đường lối Đảng và Nhà nước đối với việc giải quyết vụ án hình sự trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.

Chính sách tố tụng hình sự là một bộ phận của chính sách pháp luật, bởi nó định hướng, những chủ trương trong việc sử dụng pháp luật hình sự vào lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm [64, tr.183]

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí