Thực Tiễn Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Xét Xử Những Năm Qua Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông

Thứ tư, bảo đảm cơ cấu thành phần Hội đồng xét xử

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS là khi xét xử có Hội thẩm tham gia. Nguyên tắc này một mặt đảm bảo quyền của công dân được tham gia vào công việc của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời giúp cho việc giải quyết vụ án khách quan phù hợp với thực tế đời sống xã hội. Thể hiện tinh thần đó Bộ luật TTHS năm 2003 quy định khi xét xử có Hội thẩm tham gia: “Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” [49, Điều 15]. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm, đối với vụ án phức tạp thành phần Hội đồng xét xét xử bao gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Khi cần thiết Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng có Hội thẩm tham gia.

Thứ năm, giám đốc việc xét xử. Giám đốc xét xử là việc Tòa án cấp trên kiểm tra tính đúng đắn về hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới. Trong thực tiễn xét xử do những lý do khác nhau Tòa án cấp dưới có những sai lầm, thiếu xót trong quá trình giải quyết vụ án, vì vậy việc giám đốc của Toà án cấp trên nhằm khắc phục những sai lầm thiếu sót đó là cần thiết, góp phần vào bảo vệ pháp chế XHCN, xử lý công minh, không để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Điều 21 Bộ luật TTHS quy định: “Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới” [49]. Giám đốc việc xét xử thể hiện ở việc Toà án cấp trên xét lại bản án hoặc quyết định của Toà án cấp dưới thông qua các hoạt động: kiểm tra phát hiện những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới; giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của công dân về các bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử; hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng pháp luật thống nhất; kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám

đốc. Thông qua các hoạt động này Toà án cấp trên kịp thời uốn nắn, khắc phục những sai lầm trong công tác xét xử của Toà án cấp dưới.

- Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bị can, bị cáo là đối tượng chủ yếu mà đối với họ, những người THTT thực hiện các hoạt động tố tụng. Các hoạt động này có quan hệ trực tiếp đến các quyền con người khi họ là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của vụ án hình sự. Vì vậy, họ phải được quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đó chính là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Quyền này cũng là một trong những quyền được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và là một nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật TTHS. Bị can có quyền đưa ra các chứng cứ nhằm gỡ tội, làm giảm bớt TNHS hoặc phản bác lại các kết luận buộc tội của các cơ quan THTT khi họ bị bắt và khởi tố. Đồng thời bị can có quyền nhờ người khác bào chữa. Sự tham gia tố tụng của người bào chữa trong giai đoạn điều tra theo Bộ luật TTHS năm 2003 kể từ khi có quyết định tạm giữ. So với Bộ luật TTHS năm 1988 người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can thì quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 đã mở rộng quyền bào chữa cho người bị tạm giữ. Đây là mở rộng quan trọng về quyền bào chữa, ngay trước khi khởi tố bị can, tạo điều kiện cho người bị bắt được sự giúp đỡ của người bào chữa ngay sau khi có quyết định tạm giữ, tránh sự truy ép cung. Trong trường hợp nhất định, để đảm bảo tính nhân đạo đồng thời đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ thì sự tham gia của người bào chữa là bắt buộc, đó là trường hợp: “Bị can về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định trong Bộ luật hình sự” và trường hợp “Bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần và thể chất”.

Người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của bị bị giam giữ, khi hỏi cung bị can. Họ có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời

gian, địa điểm… để họ có mặt khi hỏi cung bị can. Vì vậy, đây là nghĩa vụ của Điều tra viên phải thông báo cho người bào chữa. Sự có mặt của người bào chữa khi lấy lời khai hoặc hỏi cung là để đảm bảo cho việc điều tra được khách quan, không có sự vi phạm về quyền của người bị tạm giữ, bị can. Người bào chữa được quyền hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong các hoạt động điều tra khác. Đồng thời người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ, đọc tài liệu trong hồ sơ và gặp người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam. Sự có mặt của người bào chữa trong các hoạt động điều tra cũng như những quyền của người bào chữa sẽ giúp cho người bào chữa thu thập thêm những tài liệu, chứng cứ cần thiết chứng minh cho sự vô tội hoặc giảm nhẹ TNHS cho bị can. Để đảm bảo quyền bào chữa của bị can được tôn trọng, bên cạnh việc quy định Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền này theo luật định, Bộ luật TTHS còn nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền bào chữa của bị can (mớm cung, bức cung, cản trở việc tham gia tố tụng của người bào chữa…). Nếu vi phạm quyền bào chữa, tuỳ theo từng trường hợp vi phạm, người THTT có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, nhiều khi bản án đã tuyên phải huỷ để điều tra lại.

Việc bảo đảm quyền bào chữa là cơ sở để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng, những người THTT thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để các quy định của Bộ luật TTHS nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Quá trình giải quyết vụ án hình sự luôn đòi hỏi sự khách quan công bằng thể hiện chính sách đấu tranh, phòng ngừa tội phạm của của Đảng và Nhà nước ta: Mọi tội phạm đều bị phát hiện kịp thời, xử lý công minh theo đúng pháp luật: không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Việc khắc phục, bồi thường cho người bị oan do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là cần thiết nhằm khôi phục thiệt hại vật chất, tinh thần cho người bị oan, trả

lại sự công bằng xã hội. Mặc dù đã có Nghị quyết 388 của ủy ban Thường vụ Quốc hội và mới đây Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước Quốc hội thông qua nhưng việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan còn nhiều bất cập, thiệt hại của người bị oan chưa được bù đắp thỏa đáng, quyền và lợi ích hợp pháp của họ chậm được khắc phục đã tác động tiêu cựa đến đời sống xã hội.

- Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 74 Hiến pháp 1992. Ngoài những quy định về kiếu nại, tố cáo trong các phần cụ thể BLTTHS 2003 còn dành cả Chương XXXV qui định về khiếu nại tố cáo trong TTHS từ Điều 325 đến Điều 339. Việc Bộ luật TTHS 2003 có cả một chương qui định về khiếu nại, tố cáo đối với các hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là một điểm tiến bộ phù hợp với các văn kiện quốc tế về quyền con người.

2.2. THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ NHỮNG NĂM QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

2.2.1. Một số đặc điểm tình hình kinh tế - Xã hội và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông

1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tỉnh Đắk Nông được thành lập từ ngày 01/01/2004 theo Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc Hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và tỉnh mới Đắk Nông. Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nước biển. Nhìn chung địa hình Đắk Nông chạy dài và thấp dần từ đông sang tây. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh Quốc phòng; có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý.

Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 huyện và một Thị

xã. Dân số tỉnh Đắk Nông trên 543.000 người. Trong đó dân số sống tại thành thị gần 78.300 người, dân số sống tại nông thôn 438.000 người. Dân số nam 272.900 người, trong khi đó nữ 243.400 người. Mật độ dân số đạt 79 người/km² (theo số liệu điều tra dân số năm 2012). Tốc độ tăng trưởng GDP của Đắk Nông đạt 12,13%, trong đó khu vực công nghiệp xây dựng tăng 22,09%, nông lâm thủy sản tăng 5,95%, dịch vụ tăng 14,42%. Về Cơ cấu kinh tế năm 2011, công nghiệp xây dựng chiếm 26,66%, nông lâm thủy sản 50,21% và dịch vụ 23,13%. GDP theo giá hiện hành đạt 10.048 tỷ, tăng 1.619,5 tỷ so với năm 2010. Trong đó GDP ngành nông nghiệp 5.045 tỷ đồng, chiếm 50,2% so với giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 18,96 triệu đồng (kế hoạch 16,95 triệu đồng).

Trong những năm qua Đắk Nông đã quy hoạch xây dựng nhiều khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các dự án lớn đã được đầu tư xây dựng tại tỉnh nhà như dự án nhà máy luyện kim alumin tại Nhân cơ; nhà máy MDF tại Đắk Song... Nhìn chung, sự tăng trưởng kinh tế những năm qua của tỉnh Đắk Nông từng bước đời sống nhân dân được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Mặc dù vậy, đời sống nhân dân cũng còn gặp không khó khăn vì sản phẩm cây công nghiệp làm ra chưa có đầu ra ổn định, giá cả bấp bênh phụ thuộc vào giá cả tại nước ngoài.

Đắk Nông có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người kinh với 332.431 người; thứ hai là người MNông với 39.964 người và các dân tộc khác. Đăk Nông có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Có các lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian như cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa bên đống lửa theo nhịp của cồng chiêng, hay những lễ hội đâm trâu...

Trong những năm qua, xu thế hội nhập mở cửa đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, tỉnh Đắk Nông cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh về an ninh chính trị xã hội. Tỉnh Đắk Nông là tỉnh có diện tích rộng còn nhiều rừng tự nhiên, đất đai còn nhiều chưa được khai phá mà dân cư lại thưa thớt, hơn nữa thổ nhưỡng của Đắk Nông đất đỏ Bazan thích hợp cho việc trồng các cây nông nghiệp dài ngày như cà phê; tiêu; điều; ca cao; cao su;… có giá trị kinh tế cao. Vì vậy số lượng dân nhập cư lớn từ nơi khác đổ về Đắk Nông vào những vụ mùa thu hoạch, hay những kẻ đến phá rừng làm nương rẫy… nên tiềm ẩn nhiều loại tội phạm xảy ra trên địa bàn. Bên cạnh đó những loại tội phạm về ma túy, giết người, cướp tài sản

… vẫn đang diễn ra phức tạp. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan tư pháp của tỉnh ngày càng khó khăn hơn.

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy và cán bộ của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông

Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông chịu sự chỉ đạo thống nhất của Tòa án nhân dân Tối cao. Cơ cấu của Tòa án nhân dân tỉnh gồm 8 Tòa án nhân dân huyện, thị xã và 7 Tòa, phòng chuyên trách thuộc tòa án nhân dân tỉnh. Đơn vị cấp huyện có nhiều biên chế là Tòa án nhân dân thị xã Gia Nghĩa 16 người; đơn vị Tòa án cấp huyện có ít biên chế là Tòa án nhân dân huyện Krông Nô là 08 người. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông được giao tổng chỉ tiêu biên chế là 141 người (bao gồm cấp huyện, thị xã là 94 người; cấp tỉnh là 47 người), trong đó: công chức nữ chiếm 41,13%, số công chức là người dân tộc thiểu số chiếm 11, 34 %, 42 Thẩm phán sơ cấp, 10 Thẩm phán trung cấp, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án 80 người; 93 Đảng viên, công chức có bằng cử nhân Luật là 130 người, công chức có trình độ lý luận chính trị từ Cao cấp trở lên là 20 người, 02 thạc sỹ Luật học;

Về bộ máy Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông có 01 Tòa chuyên trách thực hiện việc xét xử án hình sự là: Tòa Hình

sự. Đối với 08 Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã thì không có Tòa chuyên trách mà giải quyết các loại án theo sự phân công của Chánh án hoặc phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm [42].

1.2.2.3. Đánh giá

Tình hình trên cho thấy, Đắk Nông có những thuận lợi và khó khăn trong công tác xét xử của tòa án nói chung, cũng như trong việc bảo đảm quyền con người thông quan hoạt động xét xử nói riêng. Đó là những thuận lợi, khó khăn sau:

- Được sự quan tâm của Thường trực tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực ủy ban nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo lãnh đạo sát sao của Tòa án nhân Tối cao và sự nỗ lực phấn đấu học hỏi, vươn lên của cán bộ công chức trong tập thể đơn vị nên trong những năm qua công cuộc cải cách tư pháp được quan tâm cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phần lớn số cán bộ công chức trong toàn thể đơn vị có tuổi đời trẻ, năng động được đào tạo bài bản, đồng thời, Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh đều được trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất khá đồng bộ, đầy đủ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.

- Tỉnh Đắk Nông là tỉnh mới thành lập, có mật độ dân số sống rải rác ở xa trung tâm; số người từ nơi khác đến nhập cư đông chủ yếu là dân di cư đi làm ăn kinh tế. Hơn nữa trình độ dân trí trong cùng tỉnh không đồng đều giữa vùng trung tâm và các vùng lân cận khác. Đây cũng là các điều kiện các đối tượng hình sự thực hiện hành vi phạm tội cũng như việc lợi dụng địa bàn rừng sâu, hoang vu để ẩn náu sau khi gây án ở các địa phương khác. Trong thời gian qua các điểm đen về tội phạm ma túy gây mất trật tự trị an và an toàn trên địa bàn. Các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ lôi kéo, khiếu kiện tập trung, đông người và các tệ nạn xã hội khác. Bên cạnh đó việc giải quyết việc làm ở một số địa bàn trong tỉnh chưa được các cấp ủy lãnh đạo các cấp đặc

biệt quan tâm giải quyết triệt để. Các đối tượng lợi dụng các chính sách của Nhà nước để trục lợi như việc hoàn Thuế giá trị gia tăng, hay việc buông lòng quản lý của một số cán bộ trong ngành Ngân hàng để các đối tượng phạm tội chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của Nhà nước không có khả năng thu hồi. Việc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự một cách có hiệu quả hiện đang là thách thức lớn đối với Thẩm phán, công chức trong ngành Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra vấn đề tranh tụng trong xét xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam mới chỉ dừng lại ở chủ trương của việc cải cách tư pháp chứ chưa được cụ thể hóa trong các quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Đội ngũ Thẩm phán có năng lực, trình độ và nhận thức khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ án hình sự.

2.2.2. Tình hình xét xử từ năm 2010 – 2014 trên địa bàn Tỉnh Đắk Nông

2.2.2.1. Số vụ án được đưa ra xét xử

Bảng 2.1: Số vụ án được xét xử



Vụ Năm

Sơ thẩm


(1)

Phúc thẩm


(2)

Giám đốc thẩm, tái thẩm

(3)

Tổng cộng


(4)




Tỷ lệ %

(2)/(1)


Tỷ lệ %

(3)/(1)


Tỷ lệ %

(4)/(1)

2010

650

115

17,69

3

0,46

768

118,15

2011

687

132

19,21

4

0,58

823

119,79

2012

791

137

17,31

3

0,37

931

117,69

2013

868

135

15,55

2

0,23

1.005

115,78

2014

805

119

14,78

1

0,12

925

114,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 8

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông).


Thông qua tình hình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm ở bảng số 02 thống kê những vụ án mà Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh Đắk Nông đã giải quyết từ năm 2010 đến năm 2014 thì thấy:

- Số lượng vụ án được Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh Đắk Nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022