Pháp Luật Việt Nam Với Việc Đảm Bảo Quyền Con Người Trong Hoạt Động Xét Xử

1.3.2.3. Cơ chế quốc gia

Cuối thế kỷ XX trên thế giới xuất hiện một số cơ quan quốc gia có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền - NHRIs. Năm 1993, Hội nghị Thế giới về Nhân quyền đã khẳng định vai trò quan trọng của các NHRIs trong Tuyên bố và Chương trình hành động Viên. Tuyên bố Viên có đề cập các nguyên tắc Pari. Các nguyên tắc Pari được dự thảo tại một hội nghị ở Pari năm 1991 và được đính kèm Nghị quyết 48/134, các nguyên tắc chỉ đạo đối với các cơ quan gọi là cơ quan nhân quyền quốc gia – NHRIs, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/12/1993. Tuy không mang tính ràng buộc trong luật pháp quốc tế, các nguyên tắc này tạo nền tảng cơ bản cho nhận thức chung và được các NHRIs, chính phủ và các thành phần xã hội dân sự chấp nhận. Các nguyên tắc này là điểm định hướng quan trọng cho các nước muốn thành lập NHRIs hay củng cố các cơ cấu sẵn có để làm thành một NHRIs. Đồng thời, các nguyên tắc này cũng là chuẩn mực để đánh giá mức độ độc lập và hoạt động của một NHRIs. Trên thế giới hiện nay, ở cấp độ quốc gia có nhiều loại hình cơ quan nhân quyền và cơ chế quốc gia (NHRIs) được thành lập và hoạt động theo Nguyên tắc Paris. Tuy nhiên điển hình đó là 3 cơ chế:

- Ủy ban nhân quyền quốc gia;

- Thanh tra Quốc hội về nhân quyền và Cao Ủy Nhân quyền;

- Cơ quan nhân quyền quốc gia khác (như viện/trung tâm/hội/hội đồng nhân quyền quốc gia).

Việc hình thành một cơ quan nhân quyền quốc gia là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội. Dù sớm hay muộn, những quốc gia đi theo logic của sự phát triển chắc chắn sẽ dẫn đến sự hình thành một cơ quan nhân quyền quốc gia nhằm thúc đẩy việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, người bị tước tự do nói riêng.

Chương 2

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO ĐẢM

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ

2.1.1. Pháp luật Việt Nam từ 1945 đến trước 2003 với việc bảo đảm đảm quyền con người trong hoạt động xét xử

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 7

a. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á đã quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung và trong xét xử nói riêng. Sắc lệnh số 33/SL về thành lập Tòa án – cơ quan xét xử đầu tiên của Nhà nước ta đã quy định các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử, đó là: Nguyên tắc xét xử công khai (điều 5); quy định trách nhiệm của Tòa án phải giải thích cho người bị kết án tử hình đệ đơn xin ân giảm lên chủ tịch nước (điều 3)… Sắc lệnh số 46 Ngày 29/3/1946 của Chính phủ lâm thời về bảo đảm quyền tự do cá nhân. Sắc lệnh quy đinh ngoài trường hợp phạm khinh tội hay trọng tội quả tang, việc bắt người phải có lệnh bằng văn bản của Thẩm phán viên, việc giam cứu, gia hạn giam cứu người phạm tội do tòa án quyết định; quy định về thời gian giam cứu… Đồng thời Sắc lệnh cũng quy định trách nhiệm đối với cơ quan, cá nhân bắt, giam giữ người trái pháp luật.

Ngày 09/11/1946, Hiến pháp [40] đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã có những qui định bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử, như: Quyền bình đẳng trước pháp luật (điều 7); Công dân không bị bắt giam khi chưa có quyết định của Tòa án (điều 11); Nhà nước bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín, quyền tư hữu về tài sản (điều 11, 12); nguyên tắc Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt; Nguyên tắc bị cáo có quyền

tự bào chữa hoặc mượn người bào chữa (điều 67); Cấm các hình thức tra tấn, đánh đập, ngược đãi bị cáo (Điều 68)…

Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định các nguyên tắc quan trọng về bảo đảm quyền con người liên quan đến hoạt động xét cử của Tòa án như: quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, thư tín; nguyên tắc xét xử công khai; Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Ngoài ra, so với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 có một số bổ dung rất quan trọng như quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (Điều 29), nguyên tắc giám đốc xét xử của Tòa án nhân dân tối cao đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới (Điều 103).

Hiến pháp năm 1980 đã có những quy định hệ thống, cụ thể và tương đối hoàn chỉnh về bảo đảm quyền con người liên quan đến hoạt động xét xử vụ án hình sự. Ngoài việc quy định các quyền cơ bản của công dân như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản, quyền khiếu nại, tố cáo… Hiến pháp còn quy định các bảo đảm cũng như trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện các quyền đó của công dân, như: không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, việc bắt và giam người phải theo đúng pháp luật, nghiêm cấm các hình thức truy bức, nhục hình [41]…

Như vậy, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nhưng pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đã quy định và hình thành hệ thống các nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong Tố tụng hình sự với phạm vi ngày càng rộng hơn, nội dung ngày càng cụ thể hơn, hoàn chỉnh hơn. Đó là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật của Nhà nước ta về bảo đảm quyền con người liên quan đến hoạt động TTHS trong BLTTHS 1988 và các văn bản pháp luật sau này.

b. BLTTHS đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989. Bằng việc ban hành bộ luật này, lần đầu tiên pháp luật TTHS được pháp điển hóa hệ thống trong một văn bản thống nhất.

Cùng với các chế định khác, việc bảo đảm quyền con người trong TTHS được quy định trong BLTTHS 1988 tương đối đày đủ, toàn diện và hệ thống, được thể hiện trong các điểm sau đây: Thứ nhất, quyền được tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 3). Đây là trách nhiệm của người tiến hành tố tụng phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tam giam, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của biện pháp đã được áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp đó nếu có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết. Thứ hai, quyền được bình đẳng trước pháp luật (Điều 4). Công dân ở địa vị pháp lý như nhau thì có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nhau và cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Thứ ba, quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm (Điều 6). Người bị tạm giam được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm. Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật. Thứ tư, quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Điều 10). Tòa án là cơ quan có thẩm quyền duy nhất có quyền phán xử một người có tội bằng bản án hoặc quyết định kết tội có hiệu lực pháp luật theo trình tự, thủ tục quy định. Người phạm tội chỉ phải chịu hình phạt và các hậu quả pháp lý khác khi bản án, quyết định đó của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Thứ năm, quyền được bào chữa (Điều 12). Quyền này khẳng định người bị tạm giam có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Trong những trường hợp người bị tạm giam là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần và họ không nhờ người bào chữa thì Tòa

án phải yêu cầu cử người bào chữa cho họ. Thứ sáu, quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 20). Quyền này quy định Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng cũng như người đại diện hợp pháp của người bị tạm giam có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận trước Tòa án. Đây là bảo đảm pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát bảo vệ lợi ích Nhà nước, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc này thể hiện được một phần quan trọng của nguyên tắc tranh tụng, một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp đang được thực hiện ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh việc quy định các quyền con người, BLTTHS 1988 cũng quy định các chế tài tố tụng đối với việc vi phạm quyền con người. Khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo đảm để không một người nào bị bắt, tạm giữ, tạm giam bị hạn chế quyền con người, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự một cách trái pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định tạm giam, tạm giữ của Cơ quan điều tra, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra, yêu cầu cung cấp tài liệu về việc làm trái pháp luật của Điều tra viên, yêu cầu thay đổi Điều tra viên…[42]

Như vậy, BLTTHS 1988 đã có một bước phát triển lớn liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người nói chung và quyền con người trong hoạt động xét xử nói riêng. Tuy nhiên, trước yêu cầu của việc đổi mới tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì những quy định của BLTTHS 1988 cần phải được hoàn thiện, bổ sung [58, tr.59].

2.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về việc bảo đảm đảm quyền con người trong hoạt động xét xử

Trên tinh thần của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, BLTTHS 2003 đã

có những qui định hoàn chỉnh, cụ thể hơn về việc bảo đảm quyền con người nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng. Cụ thể là:

- Quán triệt Nghị quyết 08 Bộ chính trị, Bộ luật TTHS 2003 qui định việc tranh tụng tại phiên tòa và lấy kết quả tranh tụng làm căn cứ để ra bản án và quyết định hình phạt đối với bị cáo đồng thời Tòa án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có hướng dẫn chi tiết thủ tục tranh tụng tại phiên tòa. Thậm chí nhằm bảo đảm cho việc tranh tụng đi vào thực chất, có hiệu quả các cơ quan này đã tổ chức các phiên tòa mẫu để rút kinh nghiệm và học tập cho các Tòa án, Viện kiểm sát khi tiến hành tố tụng tại phiên tòa.

- Nguyên tắc cơ bản của luật TTHS là những phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động TTHS trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS. Những nguyên tắc cơ bản này đã thể hiện đầy đủ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền con người [11, tr.45]. Trong số 30 nguyên tắc cơ bản được quy định ở Bộ luật TTHS năm 2003 (từ Điều 3 đến Điều 32) với những cấp độ khác nhau đều thể hiện tinh thần bảo vệ quyền con người trên hai bình diện theo những tiêu chí của Luật quốc tế về quyền con người, đó là: (1) Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác; (2) Quyền được xét xử công bằng.

Những nguyên tắc bảo đảm quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác, như: quyền tự do thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện báo.... Những quyền này trước hết được thể hiện ở những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự do nó là sự trung chuyển để đưa chính sách tố tụng hình sự của Nhà nước thành những qui phạm pháp luật tố tụng hình sự và bảo đảm để các qui phạm đó được thực thi triệt để trong quá trình tố tụng.

Những nguyên tắc bảo đảm cho việc quyền được xét xử công bằng, như: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong TTHS, Điều 3 Bộ luật TTHS: “Mọi hoạt động TTHS phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”; Nguyên tắc đảm bảo thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS; Nguyên tắc giám đốc việc xét xử; Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong TTHS; Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự; Nguyên tắc Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Nguyên tắc xét xử công khai; Nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan THTT; Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 10 Bộ luật TTHS).

- Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các cơ quan THTT được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế tố tụng trong đó có biện pháp ngăn chặn. Biện pháp ngăn chặn là chế định pháp lý quan trọng được quy định tại Chương VI Bộ luật TTHS bao gồm các biện pháp: Bắt; tạm giữ; tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lĩnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Để tránh việc lợi dụng của các cơ quan THTT và người THTT khi áp dụng những biện pháp này xâm hại đến quyền con người, Luật TTHS quy định chặt chẽ mục đích, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng nhằm bảo vệ quyền con người.

- Xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện bản chất của nền tư pháp quốc gia nên việc bảo vệ quyền con người được thể hiện tập trung nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án. Theo Bộ luật TTHS năm 2003 thì việc bảo vệ quyền con người được thể hiện thông qua các quy định sau:

Thứ nhất, các nguyên tắc của luật TTHS được quán triệt trong giai đoạn xét xử đều hướng tới việc bảo vệ quyền con người với hai định hướng:

(1) xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật đối với tội phạm xâm phạm quyền con người và (2) bảo đảm không làm ảnh hưởng tới quyền con người khi THTT.

Thứ hai, những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm đảm bảo thực hiện quyền con người. TAND Việt Nam xét xử theo nguyên tắc hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ngoài ra, giám đốc thẩm và tái thẩm là những trình tự đặc biệt. Về cơ bản, thủ tục tố tụng tại phiên toà ở các cấp xét xử là giống nhau về hình thức. Tuy nhiên, có sự khác nhau ở Hội đồng xét xử, những người tham gia phiên toà và một số thủ tục khác. Nghiên cứu các quy định hiện hành của Bộ luật TTHS về phiên toà, chúng tôi nhận thấy những quy định này đều xuất phát từ một nguyên tắc chung là đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và cũng không để lọt tội phạm.

Thứ ba, bảo đảm việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa. Theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp thì tại phiên tòa phải thực hiện tranh tụng nhằm bảo đảm giải quyết vụ án khách quan khắc phục tình trạng oan sai. Tòa án, Viện kiểm sát phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để bị cáo, người tham gia tố tụng đặc biệt là người bào chữa thực hiện quyền tranh tụng và tất cả các quyết định của Hội đồng xét xử phải dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Trên tinh thần đó, Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục phiên tòa tại Chương XX đảm bảo cho việc tranh tụng giữa các bên trong vụ án hình sự. Quy định về tranh tụng tại phiên tòa của Bộ luật TTHS năm 2003 là bước tiến quan trọng trong lộ trình cải cách tư pháp ở nước ta hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo vệ quyền con người.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí