Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

--------------


PHAN TRUNG THỦY


BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ


Chuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Mã số : 60 38 01 04


Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Thị Trang Vân


HÀ NỘI – 2016

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.


Người cam đoan


Phan Trung Thủy

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 8

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 8

1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt và giai đoạn điều tra vụ án hình sự 8

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt 8

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn điều tra vụ án hình sự 14

1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền con người, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 17

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền con người 17

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự 20

1.2.3. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 20

1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra hình sự trong pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước 35

1.3.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong pháp luật quốc tế 35

1.3.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong pháp luật một số nước 37

Chương 2 46

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 46

2.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 46

2.1.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự 46

2.1.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người 52

2.1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về địa vị pháp lý của người bị bắt 64

2.2. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015 về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

2.2.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự

2.2.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định địa vị pháp lý

2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 69

2.3.1. Kết quả đạt được: 69

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 75

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 81

Chương 3 85

GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 85

3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 85

3.1.1. Hoàn thiện quy định về các nguyên tắc tố tụng hình sự bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 85

3.1.2. Hoàn thiện các quy định của biện pháp bắt người bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 86

3.1.3. Hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 92

3.2. Các giải pháp khác 96

3.2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 96

3.2.2. Nâng cao nhận thức, trình độ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, trong đảm bảo quyền con người của người bị bắt 96

3.2.3. Hoàn thiện chế độ trách nhiệm đối với đối cơ quan tiến hành tố tụng 97

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS: Bộ luật hình sự


BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự VKS: Viện kiểm sát

TAND: Tòa án nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân CQĐT: Cơ quan điều tra

BPNC: Biện pháp ngăn chặn

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, là một trong những giá trị tinh thần quý báu và cao cả nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại hiện nay. Ở Việt Nam, bảo đảm quyền con người đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện thành quả về xây dựng lý luận về bảo vệ quyền con người cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con người.

Trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, biện pháp ngăn chặn bắt là biện pháp mang tính cưỡng chế tố tụng tương đối nghiêm khắc, có nguy cơ xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do thân thể và cá nhân của người bị áp dụng. Do đó, trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt thì quyền của người bị bắt có nguy cơ bị đe dọa rất cao. Chính vì vậy, bảo đảm quyền con người của người bị bắt là vấn đề rất quan trọng trong cả quá trình bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng.

Hoạt động tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất chặt chẽ với quyền con người. Hoạt động tố tụng hình sự là nơi các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất; và vì vậy là nơi quyền con người của các chủ thể tố tụng, đặc biệt là người bị bắt, có nguy cơ dễ bị xâm hại nhất. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy rằng cũng còn nhiều trường hợp vi phạm quyền con người trong quá trình tiến hành tố tụng. Những vi phạm đó xảy ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn chế của pháp luật, cơ chế, nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng, các quy định về chế độ trách nhiệm của Nhà nước, cơ

quan, người tiến hành tố tụng đối với công dân... Vì vậy, có thể nói nghiên cứu việc bảo đảm quyền con người của các chủ thể tố tụng nói chung, đặc biệt của người bị bắt trong giai đoạn điều hình sự nói riêng từ góc độ lập pháp cũng như áp dụng pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, trong công cuộc cải cách tư pháp nói riêng nước ta.

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những thay đổi rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong đó có người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề quyền con người của những đối tượng này vẫn còn những vướng mắc nhất định. Tỉ lệ bắt người sai quy định, sai trình tự thủ tục tuy đã giảm nhưng vẫn còn phổ biến. Cá biệt có một số nơi quyền của người bị bắt còn chưa thực sự được quan tâm, việc dùng nhục hình đối với người bị bắt trước khi vào sổ thụ lý còn có một số nơi. Đặc biệt có một số trường hợp người bị bắt đã chết sau khi bị bắt dấy lên nghi ngờ trong dư luận về sự an toàn của biện pháp ngăn chặn này.

Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng về vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra đang là một yêu cầu mang tính cấp thiết cao. Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp cũng như quyền con người trong tố tụng hình sự đặc biệt cũng có những công trình

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí