KẾT LUẬN
Thế giới đã trải qua hơn 30 năm đấu tranh với HIV/AIDS nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và làm giảm những tác hại do HIV gây ra đối với người có HIV/AIDS, gia đình họ và cộng đồng. Những hành động đấu tranh đó diễn ra trên nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội, pháp luật, y tế, kinh tế và cả trên phương diện quyền con người.
Có thể nói HIV/AIDS đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là đối với người nhiễm HIV/AIDS. Trước tiên là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người nhiễm HIV/AIDS, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn chính là thái độ, cách cư xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS. Cũng giống như mọi thành viên khác trong cộng đồng nhân loại, người nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu thiết yếu và cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, an toàn cá nhân, học tập, lao động và tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe để chống chọi với bệnh tật bao gồm nhu cầu được chăm sóc y tế, tiếp cận thông tin và thành tựu khoa học kỹ thuật mới về điều trị HIV/AIDS. Nhưng xuất phát từ nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về HIV/AIDS của cộng đồng dẫn đến việc kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS làm hạn chế khả năng của họ trong việc tiếp cận và thực hiện các quyền cơ bản của mình.
Đặc biệt, phụ nữ vốn là nhóm xã hội dễ bị tổn thương và bị phân biệt đối xử, trước đại dịch HIV/AIDS thì tính dễ bị tổn thương lại càng sâu sắc hơn, thể hiện ở khía cạnh họ có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV do những đặc điểm sinh học của cơ thể và cả do tình trạng phụ thuộc của họ về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, văn hóa và khi bị nhiễm HIV/AIDS thì cuộc sống của họ lại càng gặp nhiều khó khăn, do các quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng từ nhiều chủ thể trong xã hội.
Qua thực tiễn phòng, chống sự lây lan của HIV/AIDS, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận rằng, phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng phải chịu hậu quả nặng nề nhất, vì vậy cần có biện pháp để tăng cường quyền lực cho họ để họ tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm và hạn chế tác hại do HIV/AIDS gây ra.
Một trong những biện pháp đó là thừa nhận và đảm bảo thực hiện các quyền
con người của họ đã được thừa nhận trong các công ước quốc tế về quyền con người. Lợi ích của biện pháp này là một mặt bảo đảm được các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, mặt khác hạn chế được sự lây lan của HIV/AIDS như vậy cộng đồng sẽ được hưởng lợi từ việc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người của họ.
Các biện pháp bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS được thực hiện ở nhiều khía cạnh như bảo đảm về chính trị, bảo đảm bằng pháp luật và bảo đảm về kinh tế. Cộng đồng quốc tế ngày càng có nhiều cam kết chính trị liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, trong đó cam kết này ghi nhận bảo đảm các quyền con người của phụ nữ là một biện pháp hữu hiệu góp phần ngăn chặn sự lây lan của đại dịch đồng thời đặt ra những mục tiêu và cam kết bằng mọi biện pháp như phát huy nội lực của mỗi quốc gia thành viên và tăng cường hợp tác quốc tế để đạt được những mục tiêu đó, tiêu biểu là những mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Các Công ước quốc tế về quyền con người đã thừa nhận các quyền tự nhiên, vốn có của con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các quốc gia thành viên có trách nhiệm thừa nhận và bảo đảm thực thi tất cả các quyền con người đó mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, sức khỏe, bao gồm cả tình trạng liên quan đến HIV/AIDS …
Các tổ chức quốc tế, các quốc gia ngày càng tăng cường các biện pháp hỗ trợ về tài chính, khoa học, kỹ thuật đối với các quốc gia kém phát triển trong việc bảo đảm thực thi các quyền con người của phụ nữ liên quan đến HIV/AIDS.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Đảm Quyền Của Phụ Nữ Trong Bối Cảnh Hiv/aids Trong Lĩnh Vực Giáo Dục
- Hạn Chế Của Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Đảm Quyền Của Phụ Nữ Trong Bối Cảnh Hiv/aids
- Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV AIDS ở Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Ở Việt Nam, trước bối cảnh HIV/AIDS, với tư cách là thành viên của Liên hợp quốc và thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam tăng cường ký kết và thực hiện các cam kết về bảo đảm quyền con người của phụ nữ.
Nhiều chính sách, pháp luật, Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS được ban hành trong đó chú trọng đến việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS. Các chính sách, pháp luật tập trung vào các vấn đề như:
Ghi nhận các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật quốc gia và khẳng định quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử trong việc hưởng thụ các quyền này của phụ nữ có HIV/AIDS.
Ban hành các chương trình, chiến lược quốc gia nhằm bảo đảm thực thi các quyền đã được ghi nhận trên thực tế như các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS, chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về HIV/AIDS và các quyền con người của người có HIV/AIDS để họ có thể tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và có thái độ, hành vi đúng đắn với người nhiễm HIV/AIDS như không kỳ thị, phân biệt đối xử với họ, chăm sóc và tạo điều kiện để họ có thể thực hiện các quyền của mình. Các chương trình nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV như chương trình cung cấp bơm kim tiêm sạch, chương trình cung cấp bao cao su hướng đến những nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV như nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm góp phần làm giảm sự lây nhiễm HIV trong nhóm này. Các chương trình về chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV như chương trình điều trị ARV, chương trình phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con góp phần nâng cao sức khỏe và kéo dài cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS để họ có thể tiếp tục sống, học tập và lao động bình thường để hạn chế gánh nặng cho gia đình, cho xã hội và giúp họ có niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.
Cùng với sự ghi nhận quyền và tiến hành các chương trình nhằm thực hiện các quyền của phụ nữ có HIV trên thực tế, nội dung về xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS cũng được pháp luật Việt Nam ghi nhận, phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người của nhóm này.
Thành công lớn của Việt Nam trong việc đảm bảo các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS đó là bên cạnh việc ghi nhận và bảo đảm thực thi các quyền của phụ nữ thì thông qua các chương trình, chính sách này đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về HIV/AIDS, góp phần làm thay đổi thái độ của cộng đồng đối với phụ nữ có HIV/AIDS, từ chỗ kỳ thị, phân biệt đối xử đến việc cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ họ. Đã thu hút được sự tham gia của hầu hết các cơ quan, tổ chức vào công tác phòng, chống HIV/AIDS góp phần hạn chế sự lây lan của HIV trong cộng đồng.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu trong việc bảo đảm các quyền con
người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, tuy nhiên Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cả về mặt pháp luật và thực tiễn.
Về mặt pháp luật, vẫn tồn tại những mâu thuẫn giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế và giữa các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc thực thi các quyền của phụ nữ, làm hạn chế việc tiếp cận các biện pháp giảm tác hại do HIV gây ra đặc biệt là đối với phụ nữ mại dâm và phụ nữ tiêm chích ma túy.
Về thực tiễn thực thi các quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS mới chỉ được thực hiện ở một số địa phương, còn chưa chú trọng đến vấn đề về giới có tác động đến hiệu quả của chương trình, và nội dung của các chương trình này chưa tập trung vào việc tư vấn về quyền của phụ nữ có HIV/AIDS dưới góc độ là một quyền con người dẫn đến người có HIV/AIDS chưa nhận thức rò được quyền của mình và các tổ chức, cá nhân khác chưa thấy được trách nhiệm phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền của phụ nữ có HIV/AIDS.
Mặc dù đã có sự đầu tư ngân sách cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn và trước tình trạng hạn chế dần của các tổ chức tài trợ quốc tế đòi hỏi nhà nước cần có biện pháp để tăng cường hơn nữa sự đảm bảo về tài chính cho việc thực hiện các chương trình liên quan đến việc thực thi quyền của phụ nữ có HIV/AIDS.
Trong những năm tiếp theo, Đảng, nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được để bảo đảm thực thi tốt hơn nữa các quyền con người của phụ nữ góp phần hạn chế lây nhiễm cũng như những tác động tiêu cực của HIV đến đời sống của phụ nữ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Vân Anh, Công Đức Duy, Nguyễn Văn Toàn (1995), HIV/AIDS mối ràng buộc toàn cầu, NXB Thế giới, Hà Nội.
2. Chung Á, Phạm Văn Linh, Đào Duy Quát, Ngô Văn Thạo (20070, Đổi mới công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, NXB Thế Giới, Hà Nội.
3. Báo cáo thực hiện Cam kết chính trị về HIV/AIDS giai đoạn 2010 – 2011.
4. Bình luận chung số 12 “Quyền có lương thực, thực phẩm ở mức thích đáng” (Điều 11)
5. Bình luận chung số 4 “Bình đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ các quyền dân sự và chính trị” (Điều 3)
6. Bình luận chung số 4 “Quyền có nơi ở thích đáng” (Điều 11 (1))
7. Bình luận chung số 5 “Việc tạm ngừng thực hiện quyền” (Điều 4)
8. Bình luận chung số 8 “Quyền tự do và an ninh cá nhân” (Điều 9)
9. Bình luận chung số 13 “Quyền được giáo dục” (Điều 13)
10. Bình luận chung số 14 “Quyền đạt được mức độ sức khỏe cao nhất có thể” (Điều 14)
11. Bình luận chung số 15 “Quyền được tiếp cận với nước” (Điều 11 và 12)
12. Bình luận chung số 16 “Quyền bình đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ tất cả các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” (Điều 3)
13. Bình luận chung số 16 “Quyền về sự riêng tư” (Điều 17)
14. Bình luận chung số 18 “Không phân biệt đối xử”
15. Bình luận chung số 18 “Quyền được làm việc” (Điều 6)
16. Bình luận chung số 19 “Gia đình”
17. Bình luận chung số 19 “Quyền được hưởng an sinh xã hội” (Điều 9)
18. Bình luận chung số 20 “Không phân biệt đối xử về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa” (Điều 2 (2))
19. Bình luận chung số 27 “Quyền tự do đi lại” (Điều 12).
20. Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, 1996.
21. Chỉ thị 54/2005/CT-TW ngày 30/11/2005 của Ban chấp hành TW Đảng.
22. Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/05/2012 của Thủ tường Chính phủ.
23. Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Bản dự thảo lần 5).
24. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979.
25. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966
26. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966
27. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
28. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
29. Phạm Phương Đông, ThS. Trần Thị Hòe, ThS. Nguyễn Lộc, TS. Cao Đức Thái (2007), HIV/AIDS và quyền con người, NXB Hà Nội, Hà Nội.
30. Trần Tiến Đức (2005), “Phụ nữ và HIV/AIDS – Đương đầu với khủng hoảng”, Lao động và xã hội, (271), (10,44).
31. Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001.
32. Chu Thị Thúy Hằng, Hoàng Mai Hương (2006), “Quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS”, Khoa học về Phụ nữ, (3), tr.12-17.
33. Nguyễn Trần Hiển (2004), “Các chiến lược phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới”, Giáo dục, (97), tr. 47-48.
34. Nguyễn Trần Hiển (2004), “Sự cần thiết của truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS”, Giáo dục, (99), tr. 44.
35. Nguyễn Trần Hiển (2005), “Ngăn ngừa nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới”, Lao động và xã hội, (271), tr11-12.
36. Phạm Mạnh Hùng (2004), “Giảm thiểu tác hại liên quan đến HIV/AIDS: Một biện pháp can thiệp cần được ưu tiên trong phòng chống HIV/AIDS”, Tư tưởng văn hóa, (9), tr.51-54.
37. Khuyến nghị chung số 9 “Số liệu thống kê về thực trạng của phụ nữ”
38. Khuyến nghị chung số 12 “Bạo hành đối với phụ nữ”
39. Khuyến nghị chung số 15 “Chống phân biệt đối xử với phụ nữ trong các chiến lược quốc gia về ngăn chặn và kiểm soát hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS)”
40. Khuyến nghị chung số 19 “Bạo lực chống lại phụ nữ”
41. Khuyến nghị chung số 21 “Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình”
42. Khuyến nghị chung số 24 “Phụ nữ và sức khỏe”.
43. Hà Thị Khiết (2005), “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam”, Lao động xã hội. (271), tr.1-3.
44. Liên hợp quốc tại Việt Nam (2010), “Lây nhiễm HIV từ nam giới sang phụ nữ trong quan hệ bạn tình ở Việt Nam”, Tài liệu thảo luận.
45. Luật hôn nhân gia đình năm 2000
46. Luật giáo dục năm 2005
47. Luật bình đẳng giới năm 2006
48. Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006
49. Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007
50. Nguyễn Huy Lộc, Vũ Đăng Minh, Phạm Ngọc Quynh, Trần Hương Thảo, Lê Thị Thanh Xuân (2006), Kế hoạch hành động phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2006 – 2010, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
51. Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS.
52. Đỗ Thị Thanh Nhàn (2005), “Dự án tiếp thị xã hội bao cao su với hoạt động phòng chống HIV/AIDS”, Lao động và xã hội, (271), tr.8-9.
53. Đỗ Thị Thanh Nhàn (2005), “Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam với công tác phòng chống HIV/AIDS”, Lao động xã hội, (277), tr.12, 16-17.
54. Thông báo kết luận số 27-TB/TW ngày 09/05/2011 của Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005
55. Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (2004), “Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại nơi làm việc ở Việt Nam”.
56. Trần Tuấn (2004), “Phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam trước đại dịch HIV/AIDS”, Lao động và xã hội, (252), tr. 39-40.
57. Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV và AIDS (2011)