Ý Nghĩa Của Bảo Vệ Các Quyền Con Người Bằng Những Quy Phạm Về Tội Phạm Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam

1.2.2. Ý nghĩa của bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam

Việc nghiên cứu về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật nói chung, bằng pháp luật hình sự - trong đó có các quy phạm về tội phạm nói riêng mang nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng, về nhiều phương diện như sau:

- Ý nghĩa về phương diện chính trị - xã hội

Xã hội trải qua nhiều hình thái kinh tế, xã hội khác nhau, nhiều kiểu nhà nước khác nhau được hình thành, tương ứng với mỗi kiểu nhà nước là nhiều hình thức pháp luật cũng ra đời với mục đích chính là công cụ để bảo đảm cho giai cấp thống trị xã hội, mà đại diện là bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, lịch sử nhà nước và pháp luật từ trước đến nay, và xu thế quốc tế đương đại đã minh chứng qua thực tiễn rằng: Chỉ có ở Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa thì quyền con người mới được bảo đảm, mới được đặt đúng vị trí của nó - với vị trí là giá trị xã hội cao quý nhất, giá trị đó được ghi nhận trong luật, được bảo vệ bằng pháp luật, trong đó có luật hình sự.

Pháp luật hình sự, với nhiều quy phạm khác nhau, mỗi quy phạm đều chứa đựng nội dung bảo vệ các quyền con người ở mức độ khác nhau. Như đóng vai trò trung tâm của đạo luật hình sự, các quy phạm về tội phạm đã thể hiện rõ nét và là căn cứ pháp lý chắc chắn trong bảo vệ các quyền con người. Từ đó, các cơ quan tư pháp, thực thi quyền hạn của mình tương ứng với từng giai đoạn tố tụng, bảo đảm việc bảo vệ các quyền con người, đưa các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền vào cuộc sống.

- Ý nghĩa về phương diện lý luận

Xuất phát từ vấn đề tội phạm, trước hết tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật, bị luật hình sự quy định là tội phạm. Tuy nhiên, ngay trong khái niệm tội phạm, cũng như các quy phạm liên quan đến tội phạm, hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau (bao gồm cả định nghĩa pháp lý và định nghĩa khoa học), và ngay trong một quốc gia ở mỗi giai đoạn khác nhau vấn

đề coi một hành vi nhất định có phải là tội phạm hay không cũng có sự khác nhau (tội phạm hóa và phi tội phạm hóa). Từ các vấn đề tội phạm cũng như vấn đề xung quanh tội phạm luôn có mối liên hệ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa là cơ sở pháp lý, vừa là cơ sở khoa học tới vấn đề bảo vệ các quyền con người. Vì vậy, trên nền móng những thành tựu của nền pháp lý quốc gia, và nền pháp lý tiến bộ của thế giới đương đại, việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa to lớn. Đặc biệt, trong khi chúng ta đang cải cách tư pháp, nghiên cứu các quy phạm về tội phạm để làm rõ sự thể hiện những nội dung bảo vệ các quyền con người như thế nào? Cũng như tìm ra những quy phạm còn chưa hợp lý, hoặc không còn phù hợp với các quan hệ xã hội hiện tại mà nó không còn đáp ứng (hoặc chưa đáp ứng) trong việc bảo vệ các quyền con người và không ngừng tăng cường bảo vệ các quyền con người. Từ đó, đưa ra các kiến giải lập pháp góp phần vào mục tiêu chung của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng đất nước. Cho nên, việc đưa ra nghiên cứu đề tài này là một nhiệm vụ chính đáng.

Hiến pháp và pháp luật là tối thượng, vì thế quyền con người, cũng như nội dung bảo vệ các quyền con người phải được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, có nghĩa rằng: bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật - trong đó có pháp luật hình sự, được thể hiện ở phương diện lập pháp. Tuy nhiên, cho đến lần pháp điển hóa lần thứ hai Bộ luật hình sự năm 1999, vẫn tồn tại một số điểm cần phải hoàn thiện, cũng như phải sửa đổi, bổ sung, vì bộc lộ những hạn chế nhất định ngay từ khi xây dựng, cũng như những điểm không còn phụ thuộc trong quá trình áp dụng do sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội khác, mà trong đó có các quy phạm về tội phạm quy định tại phần chung của Bộ luật hình sự Việt Nam.

- Ý nghĩa về phương diện thực tiễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự nói chung và các quy phạm về tội phạm nói riêng đã và đang đặt ra những đòi hỏi cần thiết trong việc hoàn thiện,

mà trước mắt là khắc phục những hạn chế ở những quy phạm hiện hành, trong đó có các quy phạm về tội phạm liên quan đến bảo vệ các quyền con người.

Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 3

Một trong những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền là tính minh bạch của pháp luật, bởi lẽ, để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật, thì đòi hỏi và nhất thiết đòi hỏi phải minh bạch, tính tối cao và tính minh bạch là hai đặc điểm khác nhau, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, vừa là động lực và vừa là tiền đề của nhau. Từ tính minh bạch của pháp luật, các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan tư pháp nói riêng mới có thể thực thi nhiệm vụ một cách chính xác, từ đó mới làm cơ sở bảo vệ các quyền con người. Một vấn đề hiển nhiên trong hoạt động của con người, đó là hoạt động thực thi pháp luật luôn gắn với thực tiễn, đây là hai khái niệm gần giống nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Pháp luật sau khi được ban hành, có đi vào cuộc sống được hay không, và đi vào cuộc sống nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, sự phù hợp giữa pháp luật đối với cuộc sống hay không? Nghĩa là có sự phù hợp của pháp luật với các quan hệ xã hội đang diễn ra hay không? Ngoài ra, là sự hoạt động, thực thi pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước, trong đó có cơ quan tư pháp.

Việc nghiên cứu về phương diện thực tiễn đối với các quy phạm về tội phạm có ý nghĩa to lớn, vô cùng quan trọng đối với vấn đề bảo vệ các quyền con người.

1.2.3. Đặc điểm của việc bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam

Theo Từ điển Tiếng Việt, "đặc điểm" có nghĩa là nét riêng biệt. Từ đó, có thể hiểu: Các đặc điểm cơ bản của việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm là các dấu hiệu riêng về nội dung và sự thể hiện của bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.

Với nội hàm của khái niệm đã nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm của luật hình sự Việt Nam có các đặc điểm sau:

- Đặc điểm thứ nhất, bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm là một cơ chế phù hợp trong việc bảo đảm các quyền con người trước những khả năng bị đe dọa, hoặc bị quy kết là tội phạm, cũng như khả năng buộc phải gánh chịu hậu quả pháp lý nghiêm khắc nhất từ phía bộ máy trấn áp xã hội - đó là Nhà nước. Cơ chế này được vận hành bởi ba nhánh quyền lực đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chừng nào cơ chế ấy được thực hiện một cách đúng vai trò, chức năng thì chừng ấy quyền con người mới được bảo đảm, và không ai có thể bị kết tội oan, hoặc kết tội một cách khách quan như luật pháp trong một số kiểu nhà nước khác hay thấy.

- Đặc điểm thứ hai, bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm là một nhiệm vụ không chỉ mang ý nghĩa trong phạm vi quốc gia, mà còn có ý nghĩa quốc tế. Vì, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng mọi điều kiện để đủ sức, cũng như thích ứng với những đòi hỏi của bối cảnh, trong đó có pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự trên nguyên tắc luật pháp quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có các quy phạm về tội phạm.

- Đặc điểm thứ ba, bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm góp phần vào việc thực thi pháp luật hình sự - thuộc lĩnh vực điều chỉnh, bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách nghiêm minh và thống nhất.

- Đặc điểm thứ tư, bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm là một bộ phận chủ yếu của việc bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự. Từ đó, bảo đảm người dân luôn được yên tâm về những quyền quý báu của mình, đặt niềm tin vào bộ máy công quyền - nơi mà quyền con người họ dễ bị xâm phạm, thậm chí là bị chà đạp bởi một bộ phận thoái hóa trong bộ máy này.

- Đặc điểm cuối cùng, bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm phải được ghi nhận cụ thể trong luật, phải bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và bảo đảm tính logic.

1.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG NHỮNG QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến

pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, do điều kiện thực tế, mới giành lại chính quyền, nhiều nhiệm vụ cấp bách trước mắt, chúng ta chưa xây dựng được Bộ luật hình sự, do vậy, bằng Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính quyền cách mạng mới thành lập đã chủ trương tiếp tục áp dụng những văn bản luật hình sự của chế độ cũ để duy trì các quan hệ xã hội. Trong thời gian dài sau đó, chúng ta cũng chỉ ban hành một số văn bản pháp luật hình sự mang tính chuyên biệt, điều chỉnh một số quan hệ xã hội phát sinh tội phạm trong một số lĩnh vực cụ thể. Các văn bản đó được thể hiện dưới hình thức như: Sắc lệnh; Pháp lệnh; Điều lệ… Ví dụ: Sắc lệnh số 47-SL ngày 10/10/1945 cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, như: "Luật hình An Nam"; Bộ "Hoàng Việt hình luật"; Bộ "Hình luật pháp tu chính "nhưng phải" không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa" [3, tr. 190]; Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 ghi nhận áp dụng pháp luật tương tự trong luật hình sự, theo đó sẽ trừng trị những tội phạm xâm hại đến nền độc lập và những tội phạm xâm hại đến lĩnh vực đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Bối cảnh lịch sử của đất nước ta trong thời kỳ ngay sau thắng lợi năm 1945, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chúng ta chưa ban hành được những văn bản pháp quy trong lĩnh vực hình sự để điều chỉnh đầy đủ các mối quan hệ xã hội trong thời kỳ mới, đặc biệt là các quy phạm về tội phạm. Nhưng, để bảo vệ thành quả cách mạng mà chúng ta mới giành được, thì việc nhà nước non trẻ cho áp dụng một số tương tự trong đấu tranh, phòng chống tội phạm là cần thiết và phù hợp.

Đến năm 1955, để bảo đảm an ninh, trật tự xã hội trong bối cảnh đất nước đang cùng tiến hành hai cuộc cách mạng (Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc), Chính phủ đã ban hành Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 về việc trừng trị một số tội phạm, và lần đầu tiên ghi nhận và cho áp dụng án lệ. Đặc biệt, trong thời kỳ này, tư tưởng bảo vệ các quyền con người thể hiện trong pháp luật hình sự tiến bộ đáng kể, khi chỉ xử lý về hành vi phạm tội chứ không xử lý tội phạm mới hình thành trong tư tưởng. Điều này được thể hiện trong Báo cáo giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 tại Hội nghị tổng kết công tác năm 1967 của Tòa án nhân dân tối cao.

Ngoài ra, còn một số văn bản khác, như Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970, Sắc lệnh số 03/SL của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ngày 15/3/1976; Thông tư liên ngành số 03/LN ngày 25/12/1982 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp quy định về tội trốn đi nước ngoài và tội được phép ra nước ngoài rồi trốn ở lại nước ngoài...

Tại các văn bản này, đã quy định những hành vi nào là hành vi bị coi là tội phản cách mạng, hoặc những hình vi nào là tội xâm phạm sở hữu; hành vi nào là hành vi trốn đi nước ngoài hoặc tội được phép ra nước ngoài rồi trốn ở lại nước ngoài.

Có thể khẳng định, thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự khác nhau, đáp ứng cơ bản những đòi hỏi cấp bách và cần thiết của xã hội, mặc dù các văn bản đó có những ưu và khuyết điểm khác nhau.

Để đáp ứng yêu cầu trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm thời kỳ mới, ngày 27/6/1985, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII đã thông qua Bộ luật hình sự, (gọi là Bộ luật hình sự năm 1985). Đây

là một thành tựu to lớn vượt bậc của nhà nước và nhân dân ta, có ý nghĩa quan trọng về cả phương diện chính trị - xã hội cũng như phương diện lập pháp, và là Bộ luật hình sự đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam. Từ đây, Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất và trực tiếp của pháp luật hình sự nước ta.

Bằng sự tiến bộ lớn, những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm đã sự thể hiện rõ nét. Chẳng hạn, "chỉ người nào phạm một tội được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" (Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1985); và các quy phạm quy định tại Điều 8 (Tội phạm); Điều 9 (Cố ý phạm tội); Điều 10 (Vô ý phạm tội); Điều 15 (Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt); Điều 16 (Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội); Điều 17 (Đồng phạm), là các quy phạm về tội phạm và quy phạm liên quan đến tội phạm đã thể hiện cơ bản tinh thần bảo vệ các quyền con người. Là công cụ đắc lực, góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự xã hội trong thời gian tái thiết đất nước. Tuy nhiên, được ra đời trong hoàn cảnh chúng ta mới chấm dứt chiến tranh, thống nhất và xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, có nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế Bộ luật hình sự năm 1985 sau khi ra đời, đi vào cuộc sống, đã tồn tại một số bất cập cần được khắc phục.

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến nay

Trước hoàn cảnh Bộ luật hình sự năm 1985 không còn đáp ứng được tình hình phát triển chung của xã hội, nhà nước và nhân dân ta đã tổng kết, nghiên cứu, khắc phục những tồn tại đó. Vì vậy, bằng việc pháp điển hóa lần thứ hai, Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ hợp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000. Ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 khóa 12 của Quốc hội đã thông qua Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự 1999, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2000. Các quy phạm về tội phạm và một số quy phạm liên quan đến tội phạm được quy định

các điều: Điều 8 (Định nghĩa pháp lý về tội phạm); Chế định lỗi (Điều 9 và Điều 10); Chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm (các điều 17 - 19); Chế định đồng phạm (các điều 20 - 22); và Loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm khi những người ruột thịt hoặc thân thích gần thực hiện đối với nhau khi thực hiện một số loại tội phạm (không phải tất cả), không chỉ đáp ứng đòi hỏi của xã hội nói chung mà còn thể hiện rõ nét, cũng như thể hiện sự tiến bộ vô cùng to lớn đối nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.

1.3.3. Những nét cơ bản về bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới

Một trong những thành tựu của pháp luật hình sự tiến bộ trên thế giới hiện nay là thể hiện những nội dung bảo vệ các quyền con người, trong đó có sự thể hiện ở các quy phạm về tội phạm. Mặc dù sự thể hiện ở các mức độ khác nhau trong luật hình sự của các quốc gia trên thế giới. Nhưng, nhân loại cũng thừa nhận chung đó vừa là thành tựu to lớn, vừa là xu thế tất yếu, mang tính thời đại chung.

Nghiên cứu những nét cơ bản về nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong luật hình sự của một số nước để có những so sánh, đối chiếu để tìm ra những sự thể hiện nội dung đó so với Việt Nam, từ đó có thêm cơ sở cũng như có ý nghĩa đưa ra những kiến nghị trong việc hoàn thiện các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ quyền con người.

- Những nét cơ bản về nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong luật hình sự của Liên bang Nga: Bộ luật hình sự của Liên bang Nga được Đuma Quốc gia Nga thông qua ngày 24/5/1996, có hiệu lực từ ngày 01/01/1997, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010 và những lần sau. Theo đó:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022