liên lạc với gia đình phạm nhân. Như việc thông báo tình hình chấp hành án của phạm nhân 6 tháng/ lần cho gia đình và chính quyền cơ sở nơi phạm nhân cư trú. Quy chế này hầu như không được thực hiện, trừ trường hợp phạm nhân chết hoặc ốm nặng cần tạm đình chỉ chấp hành án.
Việc thực hiện chế độ này vẫn còn nhiều bất cập ở một số trại, nhất là các trại giam, nhà thăm gặp còn tạm bợ, không đảm bảo mỹ quan về vệ sinh môi trường cũng như yêu cầu quản lý giáo dục phạm nhân khi thăm gặp.
Các trại giam, trại tạm giam đều tổ chức căng tin phục vụ cho phạm nhân và thân nhân đến thăm gặp, có tác dụng rất tốt. Tiền thu trong các hoạt động dịch vụ (kể cả căng tin trong các nhà thăm gặp, căng tin trong trại giam và dịch vụ điện thoại) phải quy định thống nhất phù hợp với giá cả thị trường. Một số trại giam còn khoán cho cán bộ hoặc đấu thầu, việc quản lý bán hàng căng tin chưa hợp lý, không kiểm soát được, chưa niêm yết công khai giá bán hàng tại căng tin, không treo nội quy căng tin, giá bán hàng cao hơn giá thị trường; cho phạm nhân mua lượng hàng quá quy định, thậm chí một số nơi phạm nhân đưa vào buồng giam một số hàng hóa thuộc danh mục cấm.
2.3.10. Quyền khiếu nại, tố cáo
Các cơ quan có thẩm quyền chưa tổ chức cho phạm nhân được thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm trễ và bị động. Các khiếu nại, tố cáo từ phía phạm nhân chưa được báo cáo đầy đủ, phân tích và làm rò vi phạm quyền của phạm nhân thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua phân tích thực trạng chung cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trên thực tế thực hiện các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền của phạm nhân, trong đó có cả những sai phạm từ phía các chủ thể thi hành pháp luật và cả việc các phạm nhân xâm phạm quyền lợi lẫn nhau. Những khiếu nại, tố cáo của cá nhân hay đặc biệt là của tập thể phạm nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi cho
dù họ không được giải quyết xứng đáng hay dù họ bị thua trong các vụ kiện thì những sự kiện như vậy cũng thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, của giới truyền thông, của những nhà lập pháp và thực thi pháp luật để tạo những cơ sở trong tương lai cho việc bảo đảm quyền của các phạm nhân được tốt hơn. Ngoài ra một cơ chế bảo đảm cho việc khiếu kiện chưa được thiết lập sẽ ảnh hưởng lớn đến việc các phạm nhân tự bảo vệ các quyền lợi của họ ở nơi giam giữ. Cơ chế này bao gồm cả việc bảo đảm cho phạm nhân không bị trừng phạt khi họ khiếu nại, tố cáo và phải có các biện pháp phòng ngừa việc trừng phạt hay thù hằn xảy ra.
2.3.11. Quyền được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, và đặc xá của phạm nhân
Những tồn tại trong việc thực hiện quyền này của phạm nhân thể hiện ở hình thức áp dụng pháp luật, vi phạm điều kiện áp dụng. Trong việc xét giảm và xét tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân còn nhiều sai sót. Về công tác đặc xá được thực hiện nghiêm túc theo quyết định của Chủ tịch nước nhưng việc kiểm tra và thẩm định hồ sơ đặc xá vẫn còn một số thiếu sót, đó là các văn bản hướng dẫn về điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục tiến hành đặc xá cho cán bộ có thẩm quyền và phạm nhân chưa kịp thời, đồng bộ.
Ngoài những tồn tại trên, chế độ đối với trẻ em trong trại giam mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với môi trường đặc thù là trại giam thì đây vẫn không phải là nơi tốt để trẻ em phát triển toàn diện về mọi mặt. Một số trẻ em vẫn ở trong trại giam do chưa được liên hệ đưa về gia đình hoặc các trung tâm bảo trợ xã hội [4, tr.2-14].
Một số bất cập, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật liên quan đến các vấn đề giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho đối tượng người chưa thành niên phạm tội chẳng hạn: Điều 76 Bộ luật Hình sự quy định "người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Đạt Được Trong Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Của Phạm Nhân
- Chế Độ Gặp Thân Nhân, Gửi, Nhận Thư, Quà, Tiền, Trao Đổi Thông Tin Bằng Điện Thoại Và Mua Hàng Tại Căng Tin
- Chế Độ Sinh Hoạt Văn Hóa, Văn Nghệ, Thể Dục Thể Thao, Thông Tin
- Đổi Mới Cơ Chế Pháp Lý Để Giải Quyết Các Khiếu Nại, Tố Cáo Của Phạm Nhân
- Xã Hội Hóa Công Tác Giáo Dục Cải Tạo Phạm Nhân Nhằm Tăng Cường Bảo Vệ Các Quyền Con Người Của Phạm Nhân
- Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành hình phạt tù còn lại" [38] nhưng trong khoản 2 Điều 269 Bộ luật Tố tụng hình sự nêu: "hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải có đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, hồ sơ đề nghị xét miễn phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp" [34] không có đề nghị của Giám thị trại giam và trong các Nghị quyết 01, 02 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng không hướng dẫn về việc này.
Những vướng mắc trên của pháp luật đã ít nhiều làm ảnh hưởng tới công tác đề nghị xét giảm của trại giam và điều quan trọng là quyền được hưởng giảm thời hạn chấp hành hình phạt của người tù không đảm bảo, có trường hợp do thủ tục này kéo dài cho nên người bị bệnh nặng đã bị chết trước khi có quyết định xét giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt tù còn lại.
Từ những tồn tại trong việc thực hiện pháp luật thi hành án hình sự bảo vệ quyền của phạm nhân có thể thấy:
Thực hiện pháp luật thi hành án hình sự bảo vệ quyền của phạm nhân đang đứng trước những khó khăn, thách thức khi tình hình phạm nhân ngày càng tăng lên. Hơn nữa thành phần phạm nhân ngày càng phức tạp, nhiều phạm nhân chưa ổn định tâm lý cải tạo. Trước tình hình chấp hành án phạt tù của phạm nhân như vậy gây khó khăn rất lớn cho việc đảm bảo quyền của phạm nhân bởi nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật thi hành án hình sự bảo vệ quyền của phạm nhân.
Đối với các chế độ về ăn mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế, học tập, lao động, thăm gặp, nhận, gửi thư quà và quyền khiếu nại tố cáo của phạm nhân nhưng hạn chế nối bật xuất phát từ hình thức thi hành pháp luật và tuân theo pháp luật. Đối với các chế độ về tổ chức giam giữ, đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh sự nhân phẩm của phạm nhân trong quá trình giam giữ và quyền được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
và đặc xá, ở đây hạn chế bộc lộ ở việc áp dụng pháp luật. Đây chính là sự không công bằng trong việc thực hiện pháp luật thi hành án bảo vệ quyền của phạm nhân.
Những tồn tại, hạn chế còn thể hiện ở những yếu kém chưa được khắc phục triệt để như về chế độ giam giữ, chế độ ăn mặc, ở, chế độ lao động. Việc vi phạm pháp luật thi hành án hình sự bảo vệ quyền của phạm nhân vẫn xảy ra ở nhiều nơi như vậy chứng tỏ thái độ chưa tôn trọng quyền con người nói chung và quyền của những người bị tước tự do đang chấp hành án nói riêng. Điều nay không những trái với tư tưởng, chính sách của Nhà nước đối với đối tượng này, mà còn trái với khẳng định của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền rằng "Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi" và điều 1 Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân năm 1990 "Mọi tù nhân phải được đối xử với sự tôn trọng theo đúng nhân phẩm vốn có và giá trị của họ với tư cách là con người".
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHẠM NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự
3.1.1.1. Tội phạm hóa hành vi tra tấn . Mặc dù Bộ luật Hình sự hiện đã có hai tội danh là tội bức cung và tội dùng nhục hình, nhưng các tội này rò ràng chưa bao trùm hết nội hàm của hành vi tra tấn theo định nghĩa rất rộng nêu trong Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc. Như vậy, để phòng chống tra tấn, điều đầu tiên và rất quan trọng cần làm là nghiên cứu bổ sung hệ thống các tội danh về vấn đề này trong Bộ luật Hình sự, trong đó nhất thiết cần quy định thêm tội tra tấn và đưa ra những định nghĩa cụ thể về các hành vi tra tấn phù
hợp với những tiêu chuẩn liên quan của pháp luật quốc tế . Bên caṇ h đó hình phạt đối với tội tra tấn phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi .
Cần phải nhân
thứ c rằng, hâu
quả của tra tấn không chỉ là gây thương tích như
hâu
quả trong các tôi
xâm pham
sứ c khỏe thông thườn g, mà đó là những “đau
đớn nghiên trong về cả thể chất và tinh thần” , chính vì thế hình phạt đối với
hành vi tra tấn phải phản ánh mức độ nghiêm trọng của tra tấn , có thể tham khảo pháp luật hình sự của một số nước khi quy điṇ h hình phaṭ đối với hành vi tra tấn, ví dụ như đối với Canada hình phạt cho hành vi tra tấn có thể lên đến14
năm tù (Điều 269 Bô ̣luâṭ hình sự Canada); đối với Colombia, hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, bên caṇ h đó có thêm các hình phaṭ tiền kèm theo (Điều 178 Bô ̣luâṭ hình sự Colombia ); hành vi tra tấn còn có thể bị áp dụng hình phạt
chung thân theo Điều 206 Bô ̣luâṭ hình sự California (thâm chí Bô ̣luâṭ hình sư
California không yêu cầu phải bằng chứ ng về hâụ chịu đựng những đay đớn của tra tấn) [49, tr.108].
quả chứ ng tỏ nan
nhân đã bi
3.1.1.2. Bổ sung tội danh "Chống lại việc thực hiện nội quy trại giam"
Trong những năm gần đây, số lượng phạm nhân bị kết án đưa vào các trại giam tăng nhanh, tính chất và hành vi phạm tội của phạm nhân cũng rất đa dạng, phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều so với thời gian trước đây. Số phạm nhân có biểu hiện chống đối, biểu tình, làm reo, gây bạo loại và bắt cóc con tin trong trại giam cũng đã xuất hiện, thậm chí có nhiều trường hợp phạm nhân có biểu hiện "thích" quấy rối, vi phạm kỷ luật, vi phạm nội quy trại giam nhiều lần, một cách công khai,... Các hành vi này về ý thức chủ quan và khách thể đã cấu thành một tội phạm mới, có tính chất đặc trưng và hay xảy ra tại các trại giam hiện nay. Nếu chỉ xử lý bằng các hình thức kỷ luật như hiện nay không có tác dụng trừng phạt và giáo dục phạm nhân. Việc gây mất an ninh trại giam và an ninh, an toàn cho các phạm nhân khác sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền của các phạm nhân.
Để đề phòng, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm này, tác giả đề xuất cần bổ sung thêm vào Bộ luật Hình sự tội danh "Chống lại việc thực hiện Nội quy trại giam". Với tội danh mới này, các phạm nhân chống đối quá khích sẽ buộc phải thận trọng hơn khi tiến hành các hoạt động chống đối. Những đối tượng lừng chừng cầu an không dễ gì mạo hiểm tham gia chống đối để phải chịu một hình phạt mới. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho phép chúng ta xây dựng tập thể phạm nhân lành mạnh về mặt chính trị, bảo vệ tốt hơn an ninh trại giam cũng như củng cố thêm quyền được bảo đảm an ninh của phạm nhân.
3.1.1.3. Nghiên cứu cải tiến các thủ tục tố tụng hiện hành, kể cả nghiên cứu đặt ra các thủ tục tố tụng đặc biệt nếu cần thiết để bảo đảm các hành vi tra tấn sẽ được điều tra, truy tố và xét xử một cách nhanh chóng và nghiêm minh. Điều này là bởi cũng như ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới , thủ phạm của hành vi tra tấn ở Việt Nam thường là những người tiến hành tố tụng, trong khi
việc điều tra, truy tố và xét xử cũng do các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành nên không thể tránh khỏi những trường hợp cố ý trì hoãn, bao che cho những kẻ vi phạm. Đồng thời nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền được bảo vệ của các nạn nhân và nhân chứng của hành vi tra tấn.
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án phạt tù
3.1.2.1. Vấn đề cho phép luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân trong giai đoạn thi hành án
Hệ thống pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả của công tác thi hành án phạt tù. Với hệ thống pháp luật hoàn thiện tức là đảm bảo việc thể chế hóa chính sách của Đảng, của Nhà nước về tổ chức và nhiệm vụ, quyền năng và trách nhiệm các chủ thể trong lĩnh vực thi hành án phạt tù nói riêng và thi hành án hình sự nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả nhận thấy hiện nay, Bộ luật Hình sự, tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự không quy định về nguyên tắc cũng như các Điều luật cụ thể, không đề cập đến vấn đề tham gia của Luật sư trong giai đoạn thi hành án phạt tù.
Theo quy định của Điều 56, 58 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Luật sư, người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì Luật sư có mặt từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra,... Luật sư có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Vấn đề ở đây là quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù ở trại giam, Luật sư có được tham gia bảo vệ hay không ? Tranh luận về sự tham gia của Luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân còn có hai quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, việc quy định của pháp luật dừng lại ở mức độ cho Luật sư chỉ tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là đủ. Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân thuộc về các cơ quan tổ chức thi hành án phạt tù. Vậy cụ thể là cơ quan nào ? Được quy định ở những văn bản quy phạm pháp luật nào ? Thực ra nó mới chỉ được đề cập ở những văn bản đơn lẻ và chủ yếu là "tự bảo vệ" của phạm nhân thể hiện qua quyền khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát thi hành án phạt tù phát hiện mà thôi. Tác giả cho rằng thi hành án hình sự trong đó thi hành án phạt tù là một giai đoạn tố tụng hình sự Việt Nam. Phạm nhân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng bị quản lý tham gia giai đoạn này. Do vậy như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngoài việc tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, phạm nhân phải có quyền mời Luật sư bảo vệ cho mình theo Hiến pháp và pháp luật. Việc cho phép và đảm bảo Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân không chỉ mở rộng những nguyên tắc dân chủ trong công tác thi hành án hình sự mà còn nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tổ chức thi hành án phạt tù ở các trại giam hiện nay, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. nhằm bảo đảm quyền hợp pháp cho phạm nhân.
Ở nước ta trong những năm qua công tác tổ chức thi hành án phạt tù đã đạt được nhiều kết quả đáng được ghi nhận. Các quyền hợp pháp của phạm nhân được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo trên thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến phạm nhân yên tâm chấp hành án, tình hình phạm nhân vi phạm nội quy trại giam, phạm nhân trốn trại giảm hẳn, tình trạng phạm nhân ốm đau, suy kiệt cơ bản được