Quyền Được Bảo Đảm Mức Sống Tiêu Chuẩn Đầy Đủ (Điều Kiện Sống)

Phải ngăn chặn nhân viên công quyền thực hiện hoặc đồng lòa với các hành vi đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác - Điều 16.

Trong Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988), Nguyên tắc 6 cũng đồng thời cấm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục đối với những người bị giam hay cầm tù.

Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc (QTTCTT) mặc dù không đề cập trực tiếp đến tra tấn, đối xử vô nhân đạo, nhưng đã nêu lên nguyên tắc căn bản rằng bản thân việc tước tự do của phạm nhân đã tạo ra nỗi khổ đối với họ, do đó, nhà tù không thể tùy tiện làm trầm trọng thêm tình trạng của họ (đoạn 56).

1.2.1.2. Việc nhập trại và phân loại phạm nhân

QTTCTT quy định chi tiết về việc đăng ký. Theo đó, ở mọi nơi có người bị phạt tù đều phải có sổ đăng ký theo dòi bắt buộc có đánh số trang và ghi chép về mỗi tù nhân nhận vào:Thông tin liên quan đến danh tính; Nguyên nhân bắt giữ và cơ quan có thẩm quyền bắt giữ; Ngày giờ tiếp nhận và trả tự do. Không được phép tiếp nhận ai vào tù nếu không có lệnh bắt giam hợp pháp và các chi tiết của lệnh bắt giam phải được ghi nhận trước vào sổ đăng ký (đoạn 7).

Phân loại phạm nhân, các loại tù nhân khác nhau phải được giam trong các nhà tù hoặc các khu riêng biệt của nhà tù có tính đến độ tuổi, giới tính, lý lịch phạm tội, lý do Pháp lý của việc giam giữ và những điều cần thiết trong đối xử với họ. Bởi vậy: nam và nữ phải được giam giữ riêng càng xa càng tốt trong các nhà tù riêng. Trong một nhà tù tiếp nhận cả nam và nữ thì khu dành cho nữ phải hoàn toàn riêng biệt; phải tách riêng những tù nhân chưa xét xử khỏi các tù nhân đã bị kết án; tù nhân thanh thiếu nên phải được giam tách riêng với tù nhân là người trưởng thành (đoạn 8).

HRC, trong Bình luận chung 21, cũng đã khuyến nghị các quốc gia nên xác định tất cả những người dưới 18 tuổi được coi là chưa thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở Khoản 3 Điều 10 phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân,... Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5).

Liên quan đến phụ nữ, Bình luận chung số 28 của HRC, tại đoạn 15, khẳng định nghĩa vụ chủ động của nhà nước trong trường hợp đối xử với phụ nữ bị tước tự do, đặc biệt khi họ có thai và sinh con:

Liên quan đến các Điều 7 và 10 (ICCPR), các quốc gia cần cung cấp tất cả thông tin liên quan để đảm bảo rằng các quyền của cá nhân bị tước tự do phải được bảo vệ với những điều kiện bình đẳng giữa nam và nữ. Cụ thể, các quốc gia cần báo cáo về việc cách ly nam giới và phụ nữ trong tù, về việc phụ nữ được canh gác chỉ bởi quản giáo nữ. Các quốc gia cũng cần báo cáo về việc tuân thủ nguyên tắc là nam giới chưa thành niên bị kết án sẽ được cách ly với những người lớn và sự khác biệt trong việc đối xử giữa phụ nữ và nam giới bị tước tự do, cũng như việc tái hòa nhập hay những chương trình giáo dục và thăm nuôi của gia đình áp dụng với họ. Phụ nữ có thai bị tước tự do cần nhận được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm ở mọi nơi, mọi lúc, và cụ thể là trong khi sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh; các quốc gia cần báo cáo về những điều kiện đảm bảo thực hiện quy định này và về việc chăm sóc sức khỏe và y tế cho các bà mẹ và trẻ em.

Các Quy tắc đối xử đối với phạm nhân nữ cũng nhấn mạnh cần chú ý đặc biệt đến thủ tục nhập trại của phạm nhân nữ, trẻ em (Quy tắc 2).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

1.2.1.3. An toàn, trật tự an ninh

Để bảo đảm cho các phạm nhân cũng như cán bộ của cơ sở giam giữ, các trại giam có nghĩa vụ duy trì an toàn và trật tự an ninh. Một số khía cạnh cụ thể của việc duy trì an toàn và trật tự an ninh đã được QTTCTT đề cập đến.

Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 4

Lạm dụng các dụng cụ như cùm, khóa diễn ra tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia. Về dụng cụ giam giữ, đoạn 33 của QTTCTT có quy định: Không bao giờ được dùng các dụng cụ giam giữ như cũi, xiềng, xích, cùm tay và cùm chân để trừng phạt. Hơn nữa, không được sử dụng cùm hay xích để giam giữ. Không được dùng các dụng cụ giam giữ khác ngoại trừ những trường hợp sau: Để đề phòng tù nhân chạy trốn khi di chuyển, nhưng chúng phải được tháo ra khi tù nhân đến trước một cơ quan xét xử hay cơ quan quản lý,... Đoạn 34 đề ra yêu cầu về thủ tục áp dụng: Hình thức và cách thức sử dụng các dụng cụ giam giữ phải do ban quản lý trung ương của nhà tù quyết định. Cạnh đó, không được sử dụng những dụng cụ như vậy quá thời gian thật sự cần thiết.

Nhấn mạnh khía cạnh không được lạm dụng các biện pháp duy trì trật tự, QTTCTT lưu ý "kỷ luật và trật tự phải được duy trì chặt chẽ nhưng không được vượt quá giới hạn cần thiết cho việc giam giữ an toàn và cho một đời sống cộng đồng có trật tự" (đoạn 27).

1.2.1.4. Các biện pháp kỷ luật

Giống như một xã hội thu nhỏ, các nhà tù cũng có những sự vi phạm nội quy nội bộ, do đó, cũng cần có những chế tài, biện pháp kỷ luật nhất định. Tuy nhiên, do sự khép kín của các cơ sở giam giữ, việc kỷ luật rất dễ bị lạm dụng, quá khắc nghiệt đối với tù nhân. QTTCTT có quy định không được sử dụng bất cứ tù nhân nào để phục vụ nhà tù dưới mọi hình thức kỷ luật (đoạn 28.a).

Về thẩm quyền, QTTCTT quy định rằng việc xác định: a. Hành vi cấu thành vi phạm kỷ luật; b. Hình thức và thời gian trừng phạt có thể áp dụng; c. Cơ quan có thẩm quyền ấn định hình phạt như vậy đều phải được xác định bằng pháp luật hoặc quy định của một cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Về thủ tục, không tù nhân nào bị trừng phạt trừ khi người đó đã được thông báo về vi phạm mà họ bị nghi là đã gây ra, và đã có một cơ hội thực sự để tự bào chữa (đoạn 30).

Áp dụng các biện pháp kỷ luật vẫn phải trên nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người và các quyền tuyệt đối. Đoạn 31 QTTCTT quy định: nhục hình, hình phạt bằng cách nhốt vào buồng tối và tất cả những hình phạt độc ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm với tư cách là những hình phạt cho các tội vi phạm kỷ luật phải bị cấm hoàn toàn.

Không bao giờ được áp dụng hình phạt giam kín hoặc cắt bớt khẩu phần ăn trừ khi cán bộ y tế đã khám cho tù nhân và xác nhận bằng văn bản rằng tù nhân đó chịu đựng được. Hàng ngày, cán bộ y tế phải thăm các tù nhân đang chịu hình phạt như vậy và phải kiến nghị với giám đốc nếu thấy việc chất dứt hay thay đổi hình phạt là cần thiết xuất phát từ lý do sức khỏe thể chất hay tâm thần (đoạn 32).

1.2.2. Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn đầy đủ (điều kiện sống)

Tuyên ngôn nhân quyền, tại Điều 25, tuyên bố quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở. ICESCR, tại khoản 1, Điều 11 tái khẳng định quyền này, và đòi hỏi mọi người phải được hưởng sự không ngừng cải thiện điều kiện sống. Khoản 2 Điều 11 này còn khẳng định quyền của mọi người không bị đói.

Dưới đây sẽ đi vào chi tiết hơn vào ba khía cạnh của quyền có một mức sống thích đáng, hay nói cách khác là được bảo đảm điều kiện sống tối thiểu, bao gồm: 1) Nơi ở; 2) Lương thực, thực phẩm và nước sạch; 3) Quần áo và nơi ngủ.

1.2.2.1. Nơi ở

QTTCTT có quy định về việc nơi ở: Ở nơi nào mà chỗ ngủ là buồng hoặc phòng cá nhân thì vào buổi tối, mỗi tù nhân phải được ở trong một buồng hay phòng của chính người đó. Nếu vì những lý do đặc biệt, chẳng hạn như tạm thời có quá đông tù nhân, thì việc ban quản lý trung ương của nhà tù thực hiện một ngoại lệ đối với quy tắc này là cần thiết. Không nên có hai tù nhân trong một phòng hay một buồng. Ở nơi nào sử dụng phòng tập thể thì tù nhân phải được lựa chọn cẩn thận để phù hợp cho việc kết giao giữa họ với nhau trong những điều kiện đó. Phải có sự giám sát thường xuyên vào buổi tối theo đúng bản chất của loại nhà tù này (đoạn 9).

Mọi nơi ăn chốn ở cho tù nhân và đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng được các yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là các điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm và thông hơi (đoạn 10). Cửa sổ phải đủ lớn để tù nhân có thể đọc hoặc lao động được dưới ánh sáng tự nhiên, phải được xây sao cho không khí trong lành có thể vào được, dù có đường thông hơi nhân tạo hay không. Phải cung cấp đủ ánh sáng nhân tạo để tù nhân có thể đọc và làm việc mà không hại đến thị lực. Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về: Điều kiện vệ sinh, sưởi ấm, ánh sáng và thông gió của nhà tù (đoạn 11 và 12).

1.2.2.2. Lương thực, thực phẩm và nước sạch

Trong Bình luận chung số 12 về quyền có lương thực, thực phẩm ở mức thích đáng (Điều 11 ICESCR), Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (cơ quan giám sát việc thực thi ICESCR) đã làm rò: Quyền được hưởng lương thực, thực phẩm thích đáng được hiện thực hóa khi tất cả mọi người, dù là nam, nữ, người lớn hay trẻ em, một mình hay cùng với các cá nhân khác trong cộng đồng, bất kỳ lúc nào cũng được có thể tiếp cận hoặc có đủ phương tiện để mua lương thực, thực phẩm. Như vậy, quyền được hưởng lương thực,

thực phẩm thích đáng (the right to adequate food) không thể được giải thích theo nghĩa hẹp với nghĩa có một lượng tối thiểu về năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng cụ thể khác,... (đoạn 6). Nội dung cốt lòi của quyền cólương thực, thực phẩm thích đáng hàm ý nguồn cung sẵn có về lương thực, thực phẩm cả về số lượng và chất lượng đủ thỏa mãn nhu cầu ăn uống của các cá nhân; lương thực, thực phẩm đó không độc hại và được chấp nhận trong từng nền văn hóa nhất định. Lương thực, thực phẩm đó được cung cấp thông qua những cách thức bền vững và không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền con người khác (đoạn 8). Không có các chất độc hại đặt ra những yêu cầu về an toàn lương thực, thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa kể cả từ phía nhà nước và tư nhân nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh do nạn làm giả và/hoặc vệ sinh môi trường kém hoặc do thực hiện không đúng qui trình trong các công đoạn khác nhau của dây chuyền sản xuất lương thực, thực phẩm; cũng cần phải thận trọng trong việc xác định, phòng tránh hoặc loại bỏ các độc tố phát sinh một cách tự nhiên trong lương thực, thực phẩm.

Bảo đảm Quyền về nước sạch, trong Bình luận chung số 15 của Ủy ban các quyền kinh tế , xã hội và văn hóa về quyền có nước sạch (Điều 11 và 12 ICESCR) đã đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tiếp cận nước của các nhóm yếu

thế: Trong khi quyền tiếp cận với nước đươc

áp dun

g cho tất cả moi

người ,

các quốc gia th ành viên Công ước cần dành sự chú ý đăc biêṭ đêń những ca

nhân và nhóm có truyền thống phải đối măṭ với những khó khăn trong viêc̣ hưởng thụ quyền này, bao gồm phu ̣nữ, trẻ em, các nhóm thiểu số, các dân tộc

bản địa, người ti ̣nan

, người tìm kiếm qui chế ti ̣nan

, những người mất nơi ở ,

người lao động nhâp cư , tù nhân và nghi phạm bị tạm giam . Cụ thể, các quốc

gia thành viên cần thưc

hiên

các biện pháp để đảm bảo rằng : Các tù nhân và

nghi pham

bị t ạm giam cần đươc

cung cấp môt

lươn

g nước sạch đủ cho nhu

cầu cá nhân hàng ngày theo quy điṇ h của luâṭ nhân quyền quốc tế và Những

qui tắc tối thiểu của Liên hơp quốc về đối xử ́i tù nhân (điểm g, đoạn 16).

QTTCTT còn đòi hỏi về sự sẵn có của nước uống cho mọi tù nhân bất cứ khi nào họ cần và việc cung cấp thức ăn theo thời gian, hình thức phù hợp. Cụ thể, vào những giờ thường lệ, mỗi tù nhân phải được ban quản lý nhà tù cung cấp những thức ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và thể lực, đủ chất và được chuẩn bị và phục vụ chu đáo (đoạn 20).

Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về số lượng, chất lượng, việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn (điểm a, đoạn 26).

1.2.2.3. Quần áo và nơi ngủ

Về quần áo, trang phục của phạm nhân, QTTCTT quy định mỗi tù nhân không được phép mặc quần áo của mình thì phải được cung cấp quần áo vừa với người, phù hợp với khí hậu và đủ để giữ sức khỏe. Những quần áo này không được thể hiện sự hạ nhục hay lăng mạ. Tất cả quần áo phải được giặt sạch và cất giữ trong điều kiện phù hợp. Quần áo lót phải được thay và giặt càng thường xuyên càng tốt để giữ vệ sinh. Trong những trường hợp ngoại lệ, bất cứ khi nào một tù nhân được chuyển đi khỏi nhà tù vì lý do được phép nào đó, người đó phải được phép mặc quần áo riêng của mình hay quần áo khác để không ai biết mình là tù nhân (đoạn 17).

Về nơi ngủ và chăn đệm, tùy theo tiêu chuẩn quốc gia hay địa phương mà mọi tù nhân phải được cung cấp một giường riêng, có chăn đệm riêng và đủ dùng, đã được giặt sạch khi phát, được cất giữ tốt và thay đổi thường xuyên nhằm bảo đảm sạch sẽ (đoạn 19).

Cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về sự phù hợp và sạch sẽ của quần áo và giường đệm của tù nhân (điểm a, đoạn 26)

1.2.3. Quyền về y tế

Sức khỏe có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi cá nhân, bao gồm một số khía cạnh như tiếp cận dịch vụ y tế, điều kiện y tế nơi giam giữ, chăm

sóc sức khỏe các trường hợp đặc biệt, vệ sinh và luyện tập thể thao,... sẽ được phân tích dưới đây.

1.2.3.1. Quyền của phạm nhân tiếp cận dịch vụ y tế

Mọi phạm nhân đều có quyền được khám sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế. Về điều này, QTTCTT quy định cán bộ y tế phải chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần của tù nhân và cần trông nom hàng ngày mọi tù nhân bị ốm, tất cả những ai kêu ốm, và bất kỳ tù nhân nào mà cán bộ y tế đặc biệt thấy cần. Cán bộ y tế phải báo cáo cho giám đốc nhà tù bất cứ khi nào người đó thấy sức khỏe thể chất hay tâm thần của một tù nhân đã hay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tiếp tục ở tù, hoặc do bất kỳ điều kiện nào trong tù (đoạn 25).

1.2.3.2. Điều kiện y tế nơi giam giữ

QTTCTT quy định cán bộ y tế phải thường xuyên kiểm tra và kiến nghị giám đốc nhà tù về số lượng, chất lượng, việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn; tình trạng vệ sinh của nhà tù và tù nhân; điều kiện vệ sinh, sưởi ấm, ánh sáng và thông gió của nhà tù; sự phù hợp và sạch sẽ của quần áo và giường đệm của tù nhân; theo dòi những quy định về rèn luyện thân thể và thể thao, trong các trường hợp không có nhân viên kỹ thuật phụ trách những hoạt động này (đoạn 26).

Cán bộ y tế phải thăm và khám cho mọi tù nhân ngay sau khi họ được nhận vào tù và sau đó khi cần thiết, với mục đích đặc biệt là để phát hiện ốm đau về thể chất hay tâm thần và tiến hành mọi biện pháp cần thiết; để cách ly tù nhân bị nghi ngờ là mắc bệnh truyền nhiễm hoặc dễ lây; để thông báo các sự cố về thể chất hay tâm thần có thể cản trở việc tái hòa nhập xã hội và để xác định khả năng lao động thể lực của mỗi tù nhân (đoạn 24).

1.2.3.3. Chăm sóc sức khỏe các trường hợp đặc biệt

QTTCTT có quy định tại mỗi nhà tù phải có ít nhất là một cán bộ y tế có đủ trình độ, có một số kiến thức về tâm sinh lý cung cấp dịch vụ. Các dịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022