Bộ Tài Chính (2011), Báo Cáo Tổng Kết Về Tình Hình Hoạt Động Dnnn


sát cần chú trọng tới việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực như tăng cường phát triển hệ thống cộng tác viên là những người làm công tác chuyên môn, công tác nghiên cứu, công tác quản lý ngay trong nội bộ cơ quan chủ quản của mình; quan tâm phát triển đội ngũ cộng tác viên là các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn từ các cơ sở đào tạo kinh tế - tài chính. Bên cạnh đó cần xây dựng mối liên kết với các trường đào tạo, bồi dưỡng báo chí hay các trường khối kinh tế để tổ chức các khóa học, đào tạo bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên, tổ chức Câu lạc bộ nhà báo kinh tế tạo ra sân chơi hấp dẫn cho các nhà báo viết về mảng đề tài này.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế tài chính tốt cho báo chí để nâng cao thu nhập cho phóng viên, đảm bảo đời sống để phóng viên có điều kiện làm việc và học tập nâng cao trình độ, hạn chế những tác động tiêu cực đến chất lượng thông tin. Đó là những việc làm cần thiết để từng bước xây dựng được một hệ thống báo chí kinh tế đủ mạnh, hình thành được đội ngũ phóng viên, biên tập viên kinh tế chuyên nghiệp, xứng tầm với sứ mệnh của mình, theo kịp sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như hội nhập vào dòng chảy của báo chí kinh tế thế giới.

Thực tế hiện nay, tại 4 cơ quan báo in khảo sát, việc chi trả lương thưởng, nhuận bút đang có sự chênh lệch khá rò.

Với BĐT, phóng viên, biên tập viên được lĩnh lương cứng theo các bậc: 1,2,3,4: với người mới có thể chỉ ở bậc 1,bậc 2 nhưng với những người có thâm niên, có khả năng viết tốt, mức lương có thể là bậc 3, bậc 4 với mức lương 6 triệu, 7 triệu và phụ cấp. Tuy nhiên, mức nhuận bút của tờ này so với một số báo lớn là không cao, dao động ở mức 150.000-200.000 đ/bài.

Ở BTT trả nhuận bút theo thỏa thuận đầu vào ban đầu và năng suất lao động. Tuy nhiên, nhuận bút báo này cao hơn hẳn, trung bình mỗi bài khoảng 800.000đ. Đối với bài độc đáo khoảng 1.500.000 -2.000.000 đ. Tin ngắn cũng ở mức 150.000

- 400.000 đ/tin. Trung bình mỗi phóng viên thu nhập khoảng 15.000.000 đ/tháng. Tương tự BTT, TBKTSG cũng có mức thu nhập khá cao bằng khoảng 80% so với


BTT. Nhuận bút bài cũng khoảng 900.000 đ/bài. Ở TCTCDN , lương được tính theo hệ số lương nhà nước. Sau đó, tùy vào tình hình tài chính của của báo sẽ có phần thu nhập tăng thêm. Phần thu nhập này bằng khoảng 50% theo hệ số. Riêng nhuận bút khoảng 250.000 -350.000 đ/bài. Tổng thu nhập của phóng viên khoảng

7.000.000 đ/tháng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.


Với hoàn cảnh khác nhau của 4 cơ quan nói trên, trong bối cảnh hiện này, thiết nghĩ báo ĐT nên có chế độ nhuận bút tốt hơn, nhằm khuyến khích được cán bộ, phóng viên, biên tập viên yên tâm công tác và tiếp tục cống hiến. Đồng thời thực hiện tốt những quy định mới về chế độ nhuận bút tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/03/2014.

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 15

Ngoài ra, theo khảo sát của người viết đối với 4 báo in, hiện nay thì cả 4 cơ quan báo chí trên đều thực hiện việc tự chủ hoàn toàn. Doanh thu chủ yếu 4 cơ quan trên, chủ yếu vẫn từ hoạt động quảng cáo. Ngoài ra, các báo còn khá linh hoạt triển khai thêm các hoạt động có thu nhằm mang lại nguồn lực cho cơ quan.

Chẳng hạn, với BĐT, cơ quan này đã có những hoạt động cụ thể gắn bó với cộng đồng, đồng hành cùng DN: Ngoài việc chủ trì tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo với các chủ đề về kinh tế, đầu tư, báo còn khởi xướng và tổ chức các giải: Giải Golf từ thiện thường niên “ Vì trẻ em Việt Nam” (từ 2007 đến 2012 đã huy động được 4,2 tỷ đồng và trao hơn 5000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo có thành tích học tập tốt); tổ chức bình chọn và trao giải Báo cáo thường niên tốt nhất cho nhiều DN; tổ chức chương trình Bình chọn và tôn vinh thành viên thị trường và DN niêm yết tiêu biểu cho các DN trên thị trường chứng khoán; tổ chức Diễn đàn DN niêm yết; bảo trợ thông tin và tham gia Hội đồng chấm Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt;… Các hoạt động trên của BĐT thu hút được sự tham gia của nhiều nhà tài trợ lớn vừa mang lại giá trị kinh tế cũng như nâng cao uy tín của báo trong 20 năm qua. Và có lẽ chính lý do này mà trong bối cảnh khó khăn của hoạt động quảng cáo của báo chí nói chung, trong đó có báo in, BĐT dù có bị sụt giảm chút ít so với giai đoạn trước nhưng vẫn là địa chỉ tin cậy cho hoạt động thông tin quảng cáo.


Tiểu kết chương 3


Qua quá trình khảo sát ở chương 2 cho thấy, công tác thông tin tuyên truyền trên các tờ báo được khảo sát dù đạt được nhiều kết quả tốt: Đã kịp thời đưa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về TCC DNNN đi vào cuộc sống; cổ vũ DN, mọi cơ quan ban ngành đẩy nhanh tiến độ, đồng thời phản ánh mọi khó khăn vướng mắc để cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ… Tuy nhiên, công tác thông tin về chủ trương lớn này vẫn còn một số yếu điểm đó là: có lúc vẫn còn “chệch chuẩn”, nóng vội. Việc thông tin vẫn chưa thực sự sát với đời sống cộng đồng DN, chưa có nhiều tin bài đưa tin chỉ dẫn về cách làm hay của DN hay những thông tin về sự thất thoát vốn nhà nước mặc dù điều đấy là có trong quá trình thực hiện. Do vậy, cần nhanh chóng điều chỉnh lại những hạn chế này và đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin về TCC DNNN nhất là thời gian tới cùng với việc tổng kết giai đoạn 2010 -2015 về chủ trương này, báo chí cũng cần có sự tổng kết đánh giá, nhìn nhận vai trò của mình với chủ trương này.

Từ những đánh giá ban đầu đó, chúng ta thấy vấn đề bất cập làm hạn chế chất lượng thông tin trên báo chí chính là doanh các cơ quan nhà nước, DNNN chưa chú trọng thông tin cho báo chí; vấn đề minh bạch thông tin ở DNNN còn hạn chế. Mặt khác, vấn quan điểm của ban biên tập và trình độ của phóng viên cũng cần được nâng cao hơn nữa…

Để khắc phục những hạn chế này, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp. Trong đó, đáng chú ý là “minh bạch thông tin” và cần công bố công khai hoạt động của DNNN trên báo chí…Với những nhận định, đánh giá ưu và nhược điểm cụ thể này cùng với những giải pháp từ khái quát đến cụ thể trên, hi vọng sẽ góp phần tạo nên cái nhìn đa sắc, toàn diện hơn để nâng cao chất lượng thông tin trên báo chí về chủ trương quan trọng này, nhất là công tác TCC DNNN vốn đang vào giai đoạn cao điểm.


KẾT LUẬN


Như vậy, TCC DNNN là một chủ trương đúng của Đảng và nhà nước với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lực đầu tàu này. Làm tốt chủ trương này còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Kinh tế thay đổi sẽ góp thêm sức mạnh mọi mặt cho đất nước trong đó có báo chí. Từ đó, báo chí càng có điều kiện để thể hiện sứ mệnh của mình, giữ vững và phát huy vai trò của mình đối với đất nước. Với bất cứ một chủ trương nào, thì vai trò của báo chí trong việc thông tin tuyên truyền đều rất quan trọng. Và với vấn đề TCC DNNN một lĩnh vực vốn gĩ còn nhiều quan điểm trái chiều, nhiều ý kiến khác nhau, do vậy, việc tuyên truyền càng quan trọng hơn bao giờ hết. Thông tin kịp thời và tuyên truyền đúng lúc, đúng trọng điểm để góp phần làm cho chủ trương đi vào cuộc sống, để cán bộ đảng viên hiểu hơn về chủ trương, để nhân dân đồng thuận với chủ trương, để Đảng với dân tạo nên một khối đoàn kết cùng nhau hành động…Do là vấn đề khó, khô, thiếu hấp dẫn nên tuyên truyền càng phải mềm dẻo, đúng cách, đúng thời điểm, phù hợp từng đối tượng thì mới có thể đạt hiệu quả cao. Và với sứ mệnh của mình, báo chí cơ bản đã đạt được những mục tiêu ban đầu đó. TCC DNNN đang có chuyển biến tích cực, đã đi vào cuộc sống, nhiều DNNN sau tái cơ cấu đã thay da đổi thịt, đã chuyển biến rò nét. Tài chính dần ổn định, đời sống người lao động được nâng cao…

Thế nhưng, như đã phân tích ở chương 2. Vẫn còn đó những hạn chế, khiếm khuyến, có sự chệch chuẩn và có sự nóng vội dẫn đến chưa thực sự đúng trọng tâm; hiệu quả tuyên truyền chưa đạt kết quả như mong muốn. Những thông tin như vậy khiến cho một số bộ phận nhân dân mất lòng tin vào DNNN, xem DNNN chỉ là “ăn hại”, và có ý kiến đòi xóa bỏ vai trò của lực lượng đầu tàu này. Do vậy, báo chí cần nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò của mình chưa thực sự tốt, cần chấn chỉnh. Luận văn phân tích cũng đã làm rò, tại sao báo chí chưa làm tốt hoàn toàn. Đó là do công tác cung cấp thông tin cho báo chí chưa tốt, và vấn đế minh bạch thông tin ở DNNN còn yếu, che đậy, bưng bít thông tin, né tránh báo chí, né trách nhà đầu tư. Do vậy, để dứt điểm xử lý được hạn chế, cần có sự hành động quyết liệt cả ba phía, chính


quyền, báo chí và cả doanh nghiệp. Chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin cho báo chí và ban hành quyết định buộc DNNN phải cung cấp thông tin. Báo chí cần thông tin đủ, phân tích khách quan, không cắt câu, bẻ chữ để mọi người dân hiểu, tin đồng hành với Chính phủ. Với DNNN cần coi báo chí là bạn đồng hành, cần hiểu rằng: báo chí thông tin là để DN mạnh lên chứ không phải làm mình yếu đi….

Làm được như vậy, mới hi vọng, chất lượng thông tin về TCC DNNN được nâng lên, góp phần vào mục tiêu chung của Đảng, Chính phủ là TCC DNNN thành công, xứng đáng là lực lượng đầu tàu của nền kinh tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22- CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (19/1/2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (29/10/2012), Kết luận số 50-KL/TW.

5. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng

6. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông (2012), Báo cáo đánh giá công tác xuất bản báo chí năm 2012 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2013, Quảng Ninh.

7. Báo Đầu tư năm 2012

8. Báo Đầu tư năm 2013

9. Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh năm 2012

10. Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh năm 2013

11. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 78/TW (ngày 27/6/2010) về việc Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắ xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.

12. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI)

13. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI)

14. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

15. Bộ Tài chính (2011), Báo cáo tổng kết về tình hình hoạt động DNNN


16. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 171/2013/TT-BTC (ngày 20/11/2013) về việc hướng dẫn công khai thông tin tài chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

17. Chính phủ, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013.

18. Chính phủ (2013), Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước.

19. Chính phủ (2011), Báo cáo 262/BC-CP ngày 23/11/2011 về thực trạng hoạt động của TĐ, TCT nhà nước giai đoạn 2006-2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011-2015.

20. Chính phủ, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN (2011), Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp đổi mới DNNN, Hà Nội.

21. Chính phủ (2012), Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng ngày 17/1/2012 về việc đẩy mạnh TCC DNNN

22. Chính phủ (2012), Quyết định số 929/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “TCC DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015”

23. Chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt Đề án Tổng thể TCC kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020

24. Chính phủ (2012), Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN.

25. Chính phủ (2014), Hồ sơ Dự án Luật Đầu tư và Quản lý vốn nhà nước Đầu tư tại DN.

26. Chính phủ (2014), Tài liệu Hội nghị Triển khai nhiệm vụ TCC DNNN 2014-2015 (ngày 18/2/2014), Hà Nội.


27. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị, H,.

28. Đức Dũng (2002), Viết báo như thế nào, NXB VHTT Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (Từ hàn lâm đến đời thường), Nxb ĐHQGHN.

30. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Hà Minh Đức (1997), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb ĐHQG Hà Nội

32. Trần Bắc Hà, bài phát biểu của tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ TCC DNNN giai đoạn 2014-2015 (21/2/2014), Hà Nội. http://bidv.com.vn/Tin-tuc-su- kien/Tin-BIDV/B--224;i-ph--225;t-bieu-cua-Chu-tich-HDQT-BIDV-Tra.aspx

33. Vũ Quang Hào (2008), Ngôn ngữ báo chí (tái bản), Nxb ĐHQG Hà Nội.

34. GS. TS. Vương Đình Huệ (2010): Giải pháp chủ yếu nhằm tái cấu trúc DNNN (Trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước), webtise Bộ Tài chính.

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/TCTDNNN?p_page_id=48 626205&pers_id=48624555&item_id=50649615&p_details=1

35. Hoàng Trần Hậu (2012), Định hướng, giải pháp tái cấu trúc DNNN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2011.

36. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb ĐHQG Hà Nội

37. TS Trần Du Lịch (2011), Nhận diện vấn đề và định hướng tái cấu trúc nền kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, ĐH Kinh tế TPHCM, số Xuân 2012

38. Mai Quỳnh Nam (1995), Dư luận xã hội, mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1.

39. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Công ty Thanh niên Việt Nam (2009), Kỷ yếu hội thảo Tập đoàn kinh tế lý luận và thực tiễn (ngày 25/5/2009), Hà Nội.

40. Hoài Nguyễn (2011), TCC nền kinh tế: Phải đổi mới từ... cái đầu,

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí