Tiêu chí cách thức báo chí phản biện CS CCHCNN: Tiêu chí thứ hai trong phân tích báo chí truyền thông về CS CCHC là cách thức báo chí phản biện CS CCHCNN. Các tiêu chí cụ thể gồm các đặc tính: thận trọng, khách quan, trung lập, khoa học, thời sự, cấp thiết, khả thi, phù hợp với thực tiễn và các quy luật khách quan, ý chí và nguyện vọng của nhân dân... của các dự thảo, dự án CS, pháp luật; xem xét toàn diện về sự phù hợp của CS. Cách thức phản biện CS CCHCNN thể hiện ở việc báo chí có cân nhắc, xem xét một cách thận trọng, khách quan, trung lập đối với tất cả các ý kiến, quan điểm, chủ thuyết khác nhau trong quá trình phản biện CS, làm cho hoạt động phản biện ngày càng khoa học, toàn diện, sâu sắc, phong phú và chặt chẽ hơn.
Tiêu chí tính ứng dụng thông tin CS CCHCNN do báo chí phản ánh: Điều này thể hiện ở hoạt động sơ kết, tổng kết thực tiễn; đánh giá tác động; ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của CS, ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn hoặc ý kiến của nhân dân...; hoạt động hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; hoạt động tiến hành khảo sát thực tiễn ở trong và ngoài nước, hoạt động thẩm định, thẩm tra, cho ý kiến… về nội dung dự thảo CS.
Tiêu chí mức độ định hướng dư luận của báo chí trong truyền thông về CS CCHCNN: Trong thời đại công nghệ thông tin, khi các kênh truyền thông xã hội đã tác động đến từng cá nhân, báo chí cần tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu và thói quen của mỗi người, từ đó cung cấp tin tức theo đúng thị hiếu của họ. Do đó, nếu báo chí vẫn triển khai theo cách thức truyền thống (thông tin chậm, một chiều, thiếu hấp dẫn) sẽ đánh mất lợi thế và không thể phát huy hiệu quả phục vụ Đảng, Nhà nước và xã hội [Phụ lục 7]. Tính định hướng thông tin của báo chí truyền thông CS CCHCNN thể hiện ở việc các cơ quan báo chí nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, thói quen của người sử dụng thông tin.
1.4.2.2. Tiêu chí về xây dựng nội dung truyền thông chính sách của báo chí
Tiêu chí xây dựng nội dung TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện mức độ thông điệp TTCS CCHCNN hấp dẫn ngưởi sử dụng thông tin CS. Ngoài ra, nội dung báo chí TTCS CCHCNN còn làm thay đổi thái độ của người sử dụng TTCS, ảnh hưởng đến chất lượng tranh luận, phản hồi đối với bài đăng của người dùng thông tin CS. Nội dung thông tin TTCS CCHCNN ảnh hưởng đến sự đồng thuận của người dùng thông tin CS. Ngoài ra, tiêu chí này còn thể hiện ở mức độ yêu cầu của nội dung báo chí TTCS CCHCNN phải có tính chuyên môn, tính tin cậy,
81
tính thuyết phục, tính hội tụ, gây ảnh hưởng và hấp dẫn của thông điệp.
1.4.2.3. Tiêu chí mức độ báo chí bám sát chu trình chính sách
Báo chí TTCS CCHCNN phải gắn với chu trình CS mới đáp ứng được tính cập nhật, thời sự CS. Trong giai đoạn hoạch định CS hay vận động CS, báo chí phản ánh thái độ, nhận thức, đánh giá, cảm xúc, ý tưởng và tình huống của nhóm mục tiêu theo sáng kiến CS của chính phủ. Báo chí truyền thông trong giai đoạn thực thi CS tiếp thị, giáo dục CS đối với công chúng nhằm tăng cường nhận thức cộng đồng về sự tồn tại CS của chính phủ, ủng hộ lợi ích của CS. Giáo dục CS là nhiệm vụ thứ hai của TTCS trong giai đoạn thực thi CS CCHCNN, làm cho công chúng hiểu và tham gia tích cực vào việc thực thi CS. Trong giai đoạn đánh giá CS, báo chí cung cấp thông tin về kết quả hay hiệu quả CS cho công chúng. Những thông tin này làm chất liệu, bằng chứng trong đánh giá CS. Trong giai đoạn này, báo chí TTCS phải (1) dự đoán các vấn đề CS phát sinh trước các quan chức nhà nước, (2) cảnh báo công chúng về các vấn đề này trên cơ sở cảnh báo chính thức của chính phủ, (3) thông báo cho công chúng về những vấn đề liên quan đến lợi ích và ràng buộc đối với họ, (4) theo dõi các đề xuất CS giữa các nhóm hay các chủ thể CS, (5) tham vấn nội dung cải tiến hay thay đổi CS, (6) dự báo tiến độ ra quyết định CS của chính phủ, (7) giúp các nhà lập pháp lựa chọn CS thay thế, (8) cảnh báo công chúng về cách quản lý CS của chính phủ, (9) đánh giá hiệu quả CS đang thực hiện,
(10) gợi mở các hướng đánh giá CS của các bên liên quan. Theo nghĩa này, báo chí TTCS như một cơ quan giám sát mà chính phủ đôi khi phải tự rút lui khỏi các vấn đề mà truyền thông đã phản ánh.
Có thể bạn quan tâm!
- Báo Chí Truyền Thông Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
- Vai Trò Và Nhiệm Vụ Báo Chí Truyền Thông Về Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Việt Nam
- Mô Hình Và Tiêu Chí Phân Tích Báo Chí Truyền Thông Về Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Việt Nam
- Thực Trạng Báo Chí Truyền Thông Về Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Việt Nam
- Phân Bố Lượng Bài Viết Theo Theo Loại Hình Báo Chí Với Độ Tuổi Người Quan Tâm Đến Thông Tin Cchcnn (2018-2019)
- Thể Loại Tên Tác Phẩm Báo Chí Được Sử Dụng
Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.
1.4.2.4. Tiêu chí đánh giá theo phương pháp định lượng (mô hình phân tích đa biến)
Truyền thông là một quá trình trải qua tuần tự các bước khác nhau và có quan hệ nhân quả. Trong khoa học thống kê và phân tích dữ liệu gọi là quan hệ độc lập tuyến tính. Do đó, báo chí TTCS CCHCNN cần đánh giá theo mô hình phân tích đa biến, các tham số phải có độ tin cậy 95% (P.Value ≤ 0.05).
Có nhiều mô hình phân tích đa biến và tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá hiệu quả hay tác động TTCS để nhà nghiên cứu lựa chọn mô hình phù hợp. Khi đánh giá hiệu quả của mô hình nghiên cứu quy trình thông tin: Mục tiêu của mô hình này là phân tích dòng chảy của thông điệp từ nguồn đến đích, gồm các biến số như: 1. Một nguồn thông tin hay nơi khởi tạo thông điệp. Nơi khởi tạo
82
thông điệp có thể là cá nhân hay tổ chức (2). Thông điệp (thông điệp được gửi đi từ nguồn khởi tạo đến đích); (3). Thiết bị phát tin (thu tín hiệu, chuyển đổi tín hiệu và phát tín hiệu); (4). Tín hiệu; (5). Kênh truyền tin (Các kênh được sử dụng phổ biến nhất bao gồm không khí, ánh sáng, điện, sóng radio, giấy và hệ thống bưu chính); (6). Nhiễu (Nhiễu là dạng tín hiệu thứ cấp làm nhầm lẫn hoặc che khuất tín hiệu chính thức); (7). Thiết bị nhận thông tin; (8). Điểm đến (Điểm đến là cá nhân hay tổ chức sử dụng thông tin hay thông điệp). Để làm rõ vấn đề này, về kỹ thuật định lượng, có thể áp dụng các mô hình như mô hình phân tích hồi quy đa biến, mô hình phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis- CFA), mô hình mạng (Structural Equation Modeling - SEM).
Luận án sử dụng mô hình phân tích đa biến để ước lượng các mô hình đo lường và mô hình cấu trúc của bài toán lý thuyết đa biến. Mô hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn và các biến quan sát. Nó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị). Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau. Các mối quan hệ này có thể mô tả những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Mô hình SEM kết hợp được các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ qua lại (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Nếu như một số kỹ thuật thống kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố (phần tử) trong mô hình truyền thông (mô hình đo lường), SEM cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định và không ổn định, đo các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và sai số đo và tương quan phần dư. Kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề xuất. Luận án sử dụng mô hình SEM để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như đã trình bày ở Phần mở đầu.
Mô hình đo lường dùng để xác định quan hệ giữa các biến quan sát với biến tiềm ẩn. Ví dụ, nhân tố tiềm ẩn (hình thức báo chí TTCS CCHCNN) được xác định quan hệ với các biến quan sát (gồm tính ngắn gọn, đầy đủ, súc tích). Nhân tố tiềm ẩn (nội dung thông điệp báo chí TTCS CCHCNN) được xác định quan hệ với các biến quan sát (gồm tính dễ hiểu, dễ nhớ, minh bạch, tính pháp lý) [Phụ lục 6]. Mô hình cấu trúc dùng để xác định quan hệ giữa các biến tiềm
83
ẩn (1. Hình thức báo chí TTCS CCHCNN; 2. Nội dung báo chí TTCS CCHCNN; 3. Ý nghĩa báo chí TTCS CCHCNN; 4. Sự phù hợp của thông tin báo chí TTCS CCHCNN) với các biến tiềm ẩn (1.Mức độ hiệu quả truyền thông tin của các chuyên mục báo chí; 2. Mức độ hiệu quả cuat hình thức phản hồi thông tin qua báo chí). Các biến tiền ẩn này được xác định quan hệ với biến tiềm ẩn (tính hiệu quả của thông tin báo chí TTCS CCHCNN). Cuối cùng, biến tiềm ẩn (tính hiệu quả của thông tin báo chí TTCS CCHCNN) được xác định quan hệ với biến tiềm ẩn (mức độ hài lòng về thông điệp báo chí TTCS CCHCNN) [Phụ lục 6].
Tiểu kết Chương 1
Qua nghiên cứu lý luận báo chí TTCS CCHCNN, chúng tôi khái quát một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu báo chí TTCS CCHCNN là hướng nghiên cứu liên ngành, được tiếp cận theo lý thuyết truyền thông, lý thuyết báo chí học, lý thuyết chính sách công, lý thuyết CCHCNN, lý thuyết TTCS. Việc tiếp cận lý thuyết một cách toàn diện tạo cơ sở cho việc khảo cứu và phân tích thực trạng báo chí TTCS CCHCNN về sau.
Thứ hai: Báo chí TTCS CCHCNN được xác định mang những đặc điểm, mục tiêu nhất định. Cụ thể, đặc điểm của báo chí TTCS CCHCNN là do đặc điểm của tổ chức công xác định với mục tiêu cốt lõi là thu hút người dân và các bên liên quan khác vào các quy trình CS; góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức, viên chức; người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội về các vấn đề CS CCHCNN nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm công vụ trong thực hiện nhiệm vụ CCHCNN và đẩy mạnh việc giám sát, tham gia đóng góp ý kiến với cơ quan hoạch định CS về các vấn đề CS.
Trên cơ sở các lý thuyết nghiên cứu, luận án đưa ra ba mô hình nghiên cứu làm căn cứ để tiến hành khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả báo chí TTCS CCHCNN, đó là: (1). Mô hình nghiên cứu quy trình thông tin báo chí TTCSCS CCHCNN; (2). Mô hình nghiên cứu chất lượng thông điệp báo chí TTCS CCHCNN; (3). Mô hình đánh giá tác động của thông điệp báo chí TTCS CCHCNN. Mỗi mô hình đều có mục tiêu nghiên cứu và các biến số đo lường riêng.
Thứ ba: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vị trí quan trọng của báo chí đối với hoạt động TTCS nói chung và TTCS CCHCNN nói riêng. Điều này được quy định rõ trong nhiều văn bản cụ thể. Đảng và Nhà
84
nước không chỉ yêu cầu báo chí có nhiệm vụ thông tin về CS mà còn đưa nhiều quy định để tạo điều kiện thuận lợi để báo chí đưa tin về vấn đề này. Để công cuộc CCHCNN đạt được hiệu quả, báo chí được yêu cầu tích cực truyền thông về CS CCHCNN thông qua một số đề án thông tin tuyên truyền. Theo đó, các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương đã thông tin về CS CCHCNN đến với người dân, cán bộ công chức, viên chức,… góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ CCHCNN qua từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Thứ tư: Báo chí có vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động TTCS CCHCNN. Thông qua cách thể hiện về nội dung và hình thức, vai trò của báo chí TTCS được đề cập trên một số khía cạnh đó là: đảm bảo cho sự thành công của CS và giúp cho CS ngày một được hoàn thiện hơn; làm trung gian thực hiện các đánh giá CS theo cách phân luồng và giám sát chính sách nhiều chiều khác nhau; quảng bá hình ảnh của chính phủ và nâng cao tính dân chủ trong hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế mà báo chí TTCS có thể gặp phải như: TTCS có xu hướng vượt qua giới hạn của nó khi truyền thông quá đà, làm sai lệch bản chất của CS; TTCS dễ bị thao túng bởi các thế lực chính trị đối lập; TTCS dễ trở thành công cụ thúc đẩy sự hợp pháp hóa các CS có lợi cho các nhóm xã hội nhất định. CS CCHCNN là một bộ phận của CS công và bao gồm quy trình ba giai đoạn: Hoạch định CS - Thực thi CS - Đánh giá CS. Trong từng giai đoạn, báo chí thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhằm đạt được hiệu quả TTCS.
Thứ năm: Bên cạnh mô hình nghiên cứu báo chí TTCS CCHCNN, luận án đồng thời đưa ra nhóm tiêu chí phân tích báo chí TTCS CCHCNN. Đó là:
(1) Tiêu chí về thông tin CS CCHCNN báo chí phản ánh, gồm có tiêu chí chất lượng thông tin với các thuộc tính: phong phú, đa dạng, nhiều chiều, phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện; tiêu chí cách thức báo chí phản biện CS CCHCNN; tiêu chí tính ứng dụng thông tin CS CCHCNN do báo chí phản ánh; tiêu chí mức độ định hướng dư luận của báo chí trong truyền thông về CS CCHCNN. (2) Tiêu chí về xây dựng nội dung thông tin báo chí TTCS CCHCNN. (3) Tiêu chí mức độ báo chí bám sát chu trình CS CCHCNN. (4) Tiêu chí đánh giá hiệu quả theo phương pháp định lượng (mô hình phân tích đa biến) Dựa vào đó, luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng báo chí TTCS CCHCNN và đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hoạt động này trong thời gian tới.
85
Chương 2
THỰC TRẠNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ
CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1. Thông tin cơ quan báo chí trong diện khảo sát
Theo tinh thần Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin, báo chí trung ương và địa phương có nhiệm vụ xây dựng chuyên mục, chuyên trang về CCHCNN để tuyên truyền Chương trình CCHCNN và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức về CCHCNN của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, bốn cơ quan báo chí VTV1, BND, VietnamPlus, BĐTĐBND trong thời gian qua đã tích cực đưa tin về CCHCNN Việt Nam và được đông đảo công chúng đón nhận.
2.1.1. Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam ra đời năm 1970 và là cơ quan trực thuộc Chính phủ và là đài truyền hình quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và CS, pháp luật của nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác. Đài truyền hình Việt Nam có 6 kênh quảng bá toàn quốc, 5 kênh quảng bá khu vực. Trong đó VTV1 là kênh Thời sự - Chính luận - Tổng hợp được phát sóng liên tục với thời lượng 24/24h hàng ngày và giữ vai trò chủ đạo trong công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận.
Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát chương trình: Thời sự 19h, Cải cách hành chính, CS pháp luật với đời sống, Quốc hội với cử tri. Cụ thể:
Chương trình Thời sự 19h: Đây là chương trình quan trọng nhất trong ngày của kênh VTV1 với số lượng khán giả đông nhất. Với thời lượng 45 phút, chương trình Thời sự 19h cung cấp thông tin tương đối phong phú, đa dạng. Ngoài các tin tức phản ánh hoạt động của lãnh đạo Đảng và NN, chương trình còn có tin tức, phóng sự phản ánh, phân tích về CS, trong đó có CS CCHCNN;
86
góp phần thông tin tuyên truyền CS của NN đến với người dân.
Chương trình CCHC: Đây là chuyên mục riêng biệt, chuyên sâu về CCHCNN của Đài Truyền hình Việt Nam được phát sóng lúc 17h thứ 2 hàng tuần với thời lượng 10 phút, gồm 01 phóng sự phản ánh về từng vấn đề của CS CCHCNN. Chuyên mục này được xây dựng theo nội dung chỉ đạo của Chính phủ nhằm tăng cường thông tin, tuyên truyền về chương trình CCHCNN.
Chương trình Quốc hội với cử tri: Chương trình phát sóng định kỳ lúc 20h15 thứ hai hàng tuần với thời lượng 15 phút. Mỗi chương trình là một phóng sự đề cập đến những vấn đề mà Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cử tri đang quan tâm. Đây cũng là chương trình có nhiều bài báo phân tích, lý giải và phản biện về CS, trong đó có CS CCHCNN.
2.1.2. Báo in Nhân dân
BND là cơ quan ngôn luận chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và được đề cao vai trò trong hệ thống chính trị. Do đó, BND rất chú trọng đến những nội dung có tính chỉ đạo về chủ trương, đường lối, CS cũng như chiến lược cách mạng của Đảng và NN. Bởi vậy, tin bài về CS CCHCNN có thể xem là thông tin về CS CCHCNN chính thống, chính thức của Đảng. BND gồm có các ấn phẩm: Báo ngày, tức nhật báo (phát hành 180.000 tờ mỗi ngày); Báo Nhân dân cuối tuần (phát hành 110.000 tờ mối kỳ); Báo Nhân dân hàng tháng (phát hành 130.000 số mỗi kỳ); Báo Nhân dân dạng điện tử (ra đời ngày 21/6/1998); Kênh truyền hình Nhân dân (ra mắt năm 2015 và được phủ sóng toàn quốc thông qua các mạng truyền hình kỹ thuật số); Báo Thời nay. Trong nhiều ấn phẩm của Báo Nhân dân, luận án lựa chọn phân tích tin bài về CS CCHCNN đăng tải trên ấn phẩm nhật báo, báo giấy. Hiện nay, báo in Nhân dân (BND) được phát hành khá rộng rãi tại các đảng bộ, cơ quan HC trong cả nước. Chuyên mục được lựa chọn khảo sát gồm: Xây dựng Đảng, Kinh tế,
Giáo dục, Khoa học và công nghệ, Cùng suy ngẫm, CS mới - Quyết định mới, Góc nhìn. Đây là những nội dung chính yếu của tờ báo, phản ánh thông tin phong phú, đa chiều về các vấn đề xã hội. CS CCHCNN là một trong những đề tài được khá nhiều bài báo đề cập đến trong các chuyên mục được khảo sát.
87
2.1.3. Báo điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam là trung tâm thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và tổ hợp thông tin đa phương tiện, có nhiệm vụ phản ánh chuẩn xác, nhân văn và cập nhật liên tục mọi sự kiện, vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. Tính bình quân mỗi năm, các báo, bản tin của Thông tấn xã Việt Nam phát trên mang thông tin hơn 1000 tin, bài, ảnh, phóng sự truyền hình liên quan đến công tác CCHCNN.
VietnamPlus hay Vietnam+ là báo điện tử chính thức của Thông tấn xã Việt Nam, với chức năng và nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, CS, pháp luật của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về các sự kiện thời sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên đất nước Việt Nam và thế giới. VietnamPlus đồng thời cung cấp nội dung các ấn phẩm của Thông tấn xã Việt Nam bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, phục vụ nhu cầu thông tin của độc giả trong và ngoài nước; là tòa soạn đáp ứng các lĩnh vực đa dạng trong xã hội của đất nước, hướng tới công nghệ và phát triển. Với vai trò là cơ quan báo chí đối ngoại chủ đạo quốc gia, Thông tấn xã Việt Nam trong đó có VietnamPlus là cơ quan báo chí được Chính phủ giao trách nhiệm trong việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về CCHCNN.
Tromg phạm vi luận án, nghiên cứu sinh khảo sát tin, bài về CS CCHCNN được đăng tải trên ba chuyên mục của VietnamPlus, đó là: Chính trị, Kinh tế, Xã hội. Các huyên mục này tập trung đưa tin về những vấn đề, sự kiện trên các mặt của đất nước trong đó có CS CCHCNN.
2.1.4. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân
BĐTĐBND cùng với Truyền hình Quốc hội Việt Nam là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri. Ra mắt vào năm 2009 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010, đến nay BĐTĐBND đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, CS, pháp luật của Nhà nước và phản ánh tình hình thực thi luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thông tin kịp thời các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban
88