Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------


TRƯƠNG THỊ HƯƠNG DIỄM


BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNG

(Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Bảo Khánh

Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, ghi rõ nguồn gốc trích dẫn. Đề tài nghiên cứu này chưa từng được công bố ở bất kỳ đâu.


Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Tác giả luận văn


Trương Thị Hương Diễm

LỜI CẢM ƠN


Đề tài “Bản tin thời sự phát thanh địa phương” (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) được hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn của TS Trần Bảo Khánh. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Bảo Khánh đã tận tình và nhiệt tâm hướng dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đặng Thị Thu Hương, các thầy, cô giảng viên trong khoa Báo chí – Truyền thông và các thầy, cô giảng dạy các bộ môn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị phóng viên, biên tập viên Đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn đã cộng tác, cung cấp tư liệu, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Trân trọng cảm ơn !


Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Tác giả luận văn


Trương Thị Hương Diễm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10

7. Cấu trúc của của luận văn 11

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNG 12

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 12

1.1.1. Khái niệm Tin, Tin phát thanh 12

1.1.2. Khái niệm bản tin, bản tin thời sự 15

1.2. Đặc điểm của Đài Phát thanh Truyền hình địa phương 19

1.2.1. Đặc điểm chung 19

1.2.2. Đối tượng tiếp nhận thông tin của các Đài phát thanh truyền hình địa phương 21

1.3. Vị trí, vai trò của bản tin thời sự đối với phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh thông tin 25

1.3.1. Vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng 25

1.3.2. Vai trò định hướng tư tưởng 26

1.3.3. Vai trò ảnh hưởng tới xã hội 28

1.4. Tiêu chí xây dựng bản tin thời sự phát thanh của các đài phát thanh truyền hình địa phương 29

1.4.1. Tiêu chí lựa chọn của bản tin thời sự 29

1.4.2. Tiêu chí sắp xếp, bố trí thứ tự thông tin trong bản tin thời sự 34

Tiểu kết chương 1 37

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH TRÊN ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH BẮC GIANG,

BẮC NINH, LẠNG SƠN 38

2.1. Khái quát về các Đài Phát thanh truyền hình địa phương được khảo sát... 38 2.1.1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang 38

2.1.2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh 39

2.1.3. Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn 40

2.2. Thực trạng bản tin thời sự phát thanh của Đài Phát thanh- Truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn 42

2.2.1. Số lượng bản tin thời sự ở ba đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh,

Lạng Sơn 42

2.2.2. Nội dung các bản tin thời sự trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn 42

2.2.3. Thứ tự sắp xếp thông tin trong bản tin thời sự 48

2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm của bản tin thời sự phát thanh địa phương 49

2.3.1. Ưu điểm của bản tin thời sự phát thanh địa phương 49

2.3.2. Hạn chế của Bản tin thời sự phát thanh địa phương 51

2.4. Nguyên nhân thành công và hạn chế của bản tin thời sự 58

2.4.1. Nguyên nhân thành công 58

2.4.2. Nguyên nhân hạn chế 60

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNG 64

3.1. Nhiệm vụ đặt ra đối với Đài Phát thanh-Truyền hình địa phương trong thời gian tới 64

3.1.1. Đòi hỏi từ thực tiễn 64

3.1.2. Đòi hỏi từ xu hướng phát triển của ngành phát thanh 65

3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh địa phương 66

3.2.1. Tiếp cận với các vấn đề lý luận trong phương pháp làm tin hiện đại .. 66 3.2.2. Thay đổi tư duy làm tin 68

3.2.3. Xây dựng hệ thống cộng tác viên ở cơ sở 70

3.3. Một số kiến nghị đề xuất riêng cho từng đài trong khảo sát 71

3.3.1. Đối với đài phát thanh truyền hình Bắc Giang 71

3.3.2. Đối với đài Phát thanh Truyền hình Bắc Ninh 73

3.3.3. Đối với đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn 76

Tiểu kết chương 3 78

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 85

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ các lĩnh vực thông tin của bản tin thời sự phát thanh của đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn 43

Bảng 2.2: Hồ sơ bản tin thời sự phát thanh đài phát thanh truyền hình Bắc

Giang (phát vào 20 ngày 10/3/2015) 45

Bảng 2.3: Hồ sơ bản tin thời sự phát thanh đài phát thanh truyền hình Bắc

Giang thay đổi thứ tự sắp xếp thông tin trong bản tin 49

Bảng 2.4. Hồ sơ bản tin thời sự phát thanh 20h đài PT-TH Bắc Giang đưa tin hội nghị 54

Bảng 2.5: Tỷ lệ tin bài liên quan đến các địa phương của tỉnh Bắc Giang 57

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các phương tiện báo chí truyền thông ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin phong phú, đa dang. Nằm trong xu thế chung đó, các đài Phát thanh – Truyền hình (PT- TH) địa phương cũng đang từng bước phát triển và khẳng định được chỗ đứng của mình.

Là bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí địa phương không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cơ quan tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách mà còn định hướng chính trị, tư tưởng cho nhân dân trước các sự kiện, vấn đề trong tỉnh, thành, khu vực, trong nước cũng như quốc tế. So với các cơ quan báo chí ở Trung ương và của ngành, báo chí ở địa phương có lợi thế là nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, phong tục tập quán địa phương, đi sâu vào từng đối tượng riêng biệt, từ đó thông tin gần gũi, góp phần tác động vào tư tưởng, tình cảm của người dân địa phương một cách trực tiếp.

Mỗi địa phương đều có những truyền thống và đặc điểm riêng về đời sống kinh tế, xã hội, có sắc thái riêng trong tâm lý của công chúng báo chí. Công chúng địa phương thích đọc báo, nghe đài địa phương trước hết vì họ luôn luôn muốn biết được những thông tin của địa phương mình, những thông tin đã và đang diễn ra xung quanh mình. Đó chính là lợi thế của hệ thống báo chí này.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Đài PT-TH địa phương luôn chú trọng đầu tư và phát triển hệ thống các chương trình Thời sự, nhất là các bản tin thời sự là một phần nội dung của các chương trình thời sự. Bởi những thông tin thời sự nóng hổi, những thông tin chính yếu trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội … trong tỉnh, trong nước, quốc tế luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người trong xã hội thông tin như hiện nay.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí