Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


BÀN THỊ QUỲNH GIAO


BẢN SẮC VĂN HOÁ DAO TRONG THƠ BÀN TÀI ĐOÀN


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60. 22. 34


LUẬN VĂN THỰC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung

Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 1


Thái Nguyên, năm 2010


MỤC LỤC

Trang

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

3. Lịch sử vấn đề 4

4. Phương pháp nghiên cứu 7

5. Những đóng góp của luận văn 8

6. Cấu trúc của luận văn 8

Phần 2: NỘI DUNG 9

Chương 1: Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc Dao và nhà thơ Bàn 9

Tài Đoàn

1.1. Về khái niệm bản sắc văn hoá và bản sắc văn hoá trong thơ 9

1.2. Vài nét về nhà thơ Dao - Bàn Tài Đoàn 24

Chương 2: Thơ Bàn Tài Đoàn - Tiếng nói tâm hồn đích thực của 29

người Dao

2.1. Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người miền núi trong thơ Bàn 29

Tài Đoàn

2.2. Những phong tục tập quán của người Dao - Niềm tự hào và nỗi lòng 49

đau đáu trong thơ Bàn Tài Đoàn

Chương 3: Một nghệ thuật thơ đậm bản sắc Dao 69

3.1. Một ngôn ngữ thơ đậm chất Dao 69

3.2. Vận dụng lối thơ cổ phong một cách phù hợp và sáng tạo 79

3.3. Thế giới hình tượng thơ độc đáo 86

Phần 3: Kết luận 98

Phần 4: Tài liệu tham khảo 101


1. Lý do chọn đề tài


PHẦN I: MỞ ĐẦU


Như chúng ta đã biết, hiện nay vấn đề nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp thiết và có tính thời sự. Bởi vì, nếu chúng ta thực hiện tốt được vấn đề này cũng có nghĩa là chúng ta đã từng bước khắc phục được sự bất bình đẳng trong việc nghiên cứu văn học của các dân tộc thiểu số so với văn học đa số (văn học của người Kinh) trong giai đoạn hiện nay.

Khi nghiên cứu văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam chúng ta không thể không nghiên cứu những tác giả tiêu biểu đã có nhiều đóng góp lớn cho sự hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Khi nói đến nền văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam ở phía Bắc, chúng ta không thể bỏ qua những tên tuổi của một số nhà văn, nhà thơ lớn, là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số như các nhà văn, nhà thơ: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Bàn Tài Đoàn, Vương Trung, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Mai Liễu, Y Phương . . . Họ đã có những đóng góp đáng kể cho sự vận động, phát triển nền văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại; họ đã đưa tiếng nói tâm hồn của người dân tộc miền núi đến với đồng bào các dân tộc khác trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam.

Bàn Tài Đoàn là một trong những nhà thơ lớn của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và là một nhà thơ tiêu biểu, xuất sắc của dân tộc Dao nói riêng. Ông là người có công lớn trong việc đặt nền móng cho thơ ca dân tộc Dao phát triển, đồng thời ông cũng là một nhà thơ dân tộc thiểu số rất tiêu biểu, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam trong quá trình vận động và phát triển. Chính vì vậy, mà đã có khá nhiều người quan tâm đọc và nghiên cứu


về thơ ca của ông. Ngày 10/12/2004 Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng đã mở một cuộc hội thảo về Nhà thơ Bàn Tài Đoàn cuộc đời và thơ văn. Hội thảo đã thu hút được rất nhiều những nhà nghiên cứu văn học, cũng đã có rất nhiều bản tham luận đánh giá rất cao về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Bàn Tài Đoàn. Đã có một số bài viết, nghiên cứu tìm hiểu những thành tựu, đóng góp trong sáng tác của ông. Tuy nhiên cho đến nay, chúng tôi thấy vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ và có tính hệ thống, toàn diện về vấn đề Bản sắc dân tộc Dao trong các sáng tác thơ của ông. Và đây - theo chúng tôi - là một nét đặc trưng nhất trong thơ Bàn Tài Đoàn. Nét đặc trưng đó là nét phân biệt Bàn Tài Đoàn với các nhà thơ dân tộc thiểu số khác, và cũng chính là sự đóng góp đáng trân trọng nhất của nhà thơ Dao này đối với thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng, với nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Do vậy, việc nghiên cứu và chỉ ra được những nét của bản sắc văn hoá Dao trong sáng tác của ông, cũng như việc khẳng định những đóng góp đáng kể của ông đối với sự phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại - là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

Là một người con của dân tộc Dao, chúng tôi muốn được thể hiện tình cảm, yêu quí, kính trọng của mình đối với nhà thơ Dao tiêu biểu nhất của dân tộc mình. Và đồng thời, chúng tôi cũng muốn góp tiếng nói của mình vào việc khẳng định tài năng, cũng như những đóng góp quan trọng của nhà thơ Dao này trong đời sống thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Và nếu đề tài được triển khai thành công thì đây sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy văn học địa phương của tỉnh Cao Bằng nói riêng và giảng dạy về văn học miền núi nói chung trong các nhà trường phổ thông trung học và trung học cơ sở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.


Chính vì các lý do trên, cộng với lòng kính yêu đối với nhà thơ Bàn Tài Đoàn chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn làm đề tài luận văn của mình.

2 . Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục đích

Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm mục đích:

- Tìm hiểu và chỉ ra những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của thơ Bàn Tài Đoàn, qua đó khẳng định bản sắc văn hoá Dao thấm đượm trong từng sáng tác của nhà thơ dân tộc Dao tiêu biểu này.

- Khẳng định những đóng góp quan trọng của nhà thơ Bàn Tài Đoàn đối với thơ ca dân tộc Dao nói riêng, thơ ca dân tộc thiểu số nói chung trong suốt nửa thế kỷ qua.

- Đây sẽ là một tài liệu quan trọng để phục vụ cho việc giảng dạy văn học địa phương trong các trường phổ thông ở tỉnh Cao Bằng nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Là toàn bộ sáng tác thơ ca của Bàn Tài Đoàn (nguyên bản tiếng Dao và bản dịch tiếng Kinh)

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài chúng tôi sẽ tiến hành đọc và tham khảo các tài liệu sau đây:

- Toàn bộ các sáng tác thơ của nhà thơ Bàn Tài Đoàn

- Những bài viết, bài nghiên cứu về thơ Bàn Tài Đoàn và các nhà thơ Dao, các nhà thơ dân tộc thiểu số khác để có sự so sánh đối chiếu và chỉ ra những đặc điểm làm nên cái riêng trong thơ ông.


- Một số tài liệu về lý luận, lý thuyết để phục vụ cho phần cơ sở lý luận của luận văn.

3. Lịch sử vấn đề

Bàn Tài Đoàn là một nhà thơ dân tộc thiểu số lớn, được bạn đọc trên cả nước biết đến. Cả cuộc đời ông gắn bó với sự nghiệp thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Trong quá trình sáng tác ông đã xuất bản được 13 tập thơ, 3 cuốn văn xuôi, trong đó có một số bài thơ nổi tiếng đã được đưa vào sách giáo khoa trung học phổ thông và đại học. Ông là một trong những số ít các nhà thơ Dao đã kiên trì, thuỷ chung với công việc làm thơ phục vụ cho chính đồng bào dân tộc mình. Cho đến khi qua đời ông vẫn là một nhà thơ gắn bó máu thịt với đồng bào Dao, bởi thơ ông vẫn là những lời cho các bài hát mà người Dao yêu thích dùng để hát Páo dung trong các dịp hội hè lễ tết của dân tộc mình.

Được như vậy bởi thơ của ông luôn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Dao, nó là tiếng nói tâm hồn, tình cảm, là cách cảm, cách nghĩ, cách nói, cách diễn đạt của người Dao. Chúng ta có thể thấy chất Dao luôn thấm đượm trong các lời thơ, bài thơ, các tập thơ của ông.

Chính vì vây, đã có nhiều người quan tâm đến việc nghiên cứu thơ ông như quan tâm đến một hiện tượng thơ ca dân tộc thiểu số đặc sắc. Đã có một cuộc hội thảo tại chính quê hương Cao Bằng của ông, thảo luận về những sáng tác của ông. Bên cạnh đó cũng có một số bài nghiên cứu về một số vấn đề trong thơ ông, nhưng mới ở dạng những bài báo nhỏ lẻ hoặc những nhận xét, đánh giá ngắn gọn về nội dung hoặc nghệ thuật trong thơ ông, cụ thể như trong một số bài tham luận tại hội thảo.

Trong bài Bàn Tài Đoàn - Một kiểu thi sĩ của nền văn học mới tác giả Vũ Văn Sỹ, đã có nhận xét: “ Là nghệ sĩ trong đại gia đình các dân tộc cách nghĩ, cách làm của Bàn Tài Đoàn không chỉ bó hẹp trong gia đình,


dòng họ, một vùng hay một nhóm dân tộc . . . Có thể gọi Bàn Tài Đoàn là một ca sĩ ngôn từ trữ tình của dân tộc Dao” [11,tr.871- 872].

Hay trong bài Thơ Bàn Tài Đoàn - Lời người Dao, đời người Dao PGS – TS Vũ Tuấn Anh lại cho rằng: “ Bàn Tài Đoàn đã chiếm được sự thích thú của không ít người, có lẽ trước hết ông đã đem vào trong thơ cách nói mộc mạc, chân thật, đôi khi ngộ nghĩnh mà thú vị của đồng bào dân tộc ông - một cách nghĩ, cách nói còn rất mới mẻ với thơ ca thời ấy. Người ta thích lối kể chuyện đậm đà kỹ lưỡng và chân thực của ông và cả những hình tượng thơ mà ông sử dụng một cách tự nhiên và độc đáo” [11,tr.799].

Tác giả Bàn Minh Đoàn khi viết bài Đọc và biên tập thơ Bó đuốc sáng cũng đã đưa ra nhận xét về thơ của Bàn Tài Đoàn “ Đọc thơ của Bàn Tài Đoàn, càng đọc càng thấy tình cảm nhiệt huyết, trong sáng với Cách mạng, với nhân dân với đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Dao nói riêng. Thơ ông dung dị mộc mạc, đằm thắm, cảnh sắc thiên nhiên như ùa tràn, chất chứa” [11,tr.849].

Tiến sĩ Hà Công Tài khi tham gia hội thảo cũng đã đưa ra nhận định khá chính xác và tinh tế về thơ Bàn Tài Đoàn trong bài tham luận Truyền thống và sáng tạo trong thơ Bàn Tài Đoàn ông viết: “ Bàn Tài Đoàn đã học ở dân ca Dao lối ví von, so sánh. Dân ca của dân tộc Dao rất hay ví von và giàu hình ảnh. những hình ảnh thiên nhiên như mặt trời, mặt trăng, sao, mây, cây, cối, sông suối, thuyền bè, chim, hoa, măng…Trong thi ca của các dân tộc, chúng ta hay bắt gặp hình ảnh cây cỏ, hoa lá, chim muông. Nhưng trong thơ Bàn Tài Đoàn, những hình ảnh quen thuộc ấy vẫn có một nét riêng. Những hình ảnh do ông sáng tạo ra như mang theo hơi thở và nét tâm hồn của dân ca Dao” [11,tr.878].

Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thấy một số bài viết trực tiếp hoặc trong các công trình nghiên cứu về thơ ca dân tộc Miền núi – có đề cập một cách gián tiếp về thơ Bàn Tài Đoàn. Ví dụ như, bài của tác giả Hồng Diệu


in trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại cũng đã đưa ra một nhận xét mang tính khái quát về thơ Bàn Tài Đoàn: “thơ Bàn Tài Đoàn thường mộc mạc, chất phác; chữ nghĩa, vần điệu có những khi trúc trắc, khó nhớ, khó thuộc. Thơ Bàn Tài Đoàn còn mang tính bản năng; nó cũng gần gũi với thiên nhiên, chim muông, cây cỏ; nó lại gắn chặt với lối nghĩ và cách nói của đồng bào dân tộc ít người” [23,tr.336].

Hoặc một số bài viết phác thảo chân dung nhà thơ ở dạng khái quát như bài: Tác phẩm lớn “cuộc đời” và sự nghiệp sáng tạo thơ văn của nhà thơ – nhà văn Bàn Tài Đoàn TS Hoàng Văn An đã nhận định “cuộc đời của cụ là một tác phẩm lớn” [11,tr.791].

Nhà giáo Lâm Tiến – nhà nghiên cứu văn học trong bài Cảm hứng lớn trong thơ Bàn Tài Đoàn viết: “Thực thà, thẳng thắn, trung thực, giản dị, mộc mạc, trong sáng, đó là phẩm chất vốn có của Bàn Tài Đoàn” [11,tr,894].

Trong đó, đã có một số bài viết cũng đã bàn về vấn đề bản sắc văn hoá Dao trong thơ của ông như bài: Thơ Bàn Tài Đoàn với tôi của tác giả Hữu Tiến với những lời nhận xét ngắn gọn nhưng chính xác về bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn đó là: “ cái găm vào trí nhớ người đọc, cái lối diễn đạt lạ tai đó chính là: “ Chất Dao, chất thô mộc” trong thơ Bàn Tài Đoàn. Nhờ bám vào lối nói dân tộc Dao mà mà Bàn Tài Đoàn đã thiết lập được một hệ thống ngôn ngữ riêng độc đáo, nó riêng và độc đáo tới mức nếu ai cố tình bắt trước đều trở nên “lố bịch”. Từ những bài thơ đầu tiên và cả sau này chất Dao luôn luôn lấp lánh trong thơ ông” [11,tr.880-881].

Tác giả Ngô Lương Ngôn trong bài viết Đọc thơ Bàn Tài Đoàn, rút ra bài học về làm thơ cũng đã rút ra nhận xét rằng: “ Phải chăng Bàn Tài Đoàn đã vận dụng lối cảm, lối nghĩ của dân tộc mình vào thơ. Chính vì thế Bàn Tài Đoàn có được một lối thơ riêng đậm đà bản sắc dân tộc” [11,tr.866].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022