Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 13


KẾT LUẬN


Vi Hồng là một trong những nhà văn tiêu biểu của đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Với hơn 30 năm cầm bút, Vi Hồng đã để lại một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ với hơn mười tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn và công trình nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian. Trong các sáng tác, tiểu thuyết là thể loại mang đến nhiều thành công hơn cả cho nhà văn. Và một trong những điều đem đến cho thành công của tiểu thuyết của ông là sự ảnh hưởng từ các yếu tố văn hóa dân gian.

1. Là một nhà văn gắn bó sâu nặng với quê hương Việt Bắc, một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, văn học dân gian. Ông yêu tha thiết những giá trị truyền thống của dân tộc mình, khao khát được lưu giữ và phát huy giá trị của nó. Có lẽ chính điều ấy thôi thúc ông sáng tác không biết mệt mỏi. Có thể thấy các tác phẩm của ông là một phần máu thịt, tâm hồn ông trao gửi cho quê hương Việt Bắc, đặc biệt là Cao Bằng - nơi ''chôn nhau cắt rốn'' của nhà văn. Điều ấy đã chi phối đến cảm hứng sáng tác của Vi Hồng, nội dung và cách thức xây dựng thế giới nghệ thuật của ông.

2. Ở phương diện nội dung, thông qua 4 tiểu thuyết Đọa đầy, Mùa hoa Bjoóc Loỏng, Phụ tình, Đất bằng và có sự tìm hiểu, so sánh, đối chiếu với một số tiểu thuyết khác, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm này có ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố văn hóa dân gian nhất là văn hóa dân gian nguyên bản. Các yếu tố như cách nói, phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân gian Tày, Nùng xuất hiện với mật độ dày đặc, sinh động và chân thực. Từ các tiểu thuyết của Vi Hồng, người đọc có thể phát hiện ra bức tranh thiên nhiên cuộc sống con người Việt Bắc khá đầy đủ. Ở đó có những con người với vẻ đẹp lí


tưởng, có trái tim nhân hậu và tâm hồn biết hướng thiện,biết tới hương vị mặn mà của tình yêu đôi lứa. Bên cạnh đó người đọc còn thấy được cuộc sống của những người dân miền núi còn nhiều lạc hậu, những cái xấu, cái ác vẫn len lỏi đâu đó trong các bản làng. Trùng khít với con người và cuộc sống, thiên nhiên Việt Bắc hiện ra trong các tiểu thuyết vừa thơ mộng vừa hùng vĩ – rất đặc trưng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

3. Vi Hồng không chỉ mô tả những điều xuất phát từ hiện thực cuộc sống mà còn sáng tạo ra cái đẹp trong nghệ thuật bằng chính biện pháp nghệ thuật. Cốt truyện, kết cấu, cách xây dựng nhân vật, yếu tố huyền bí của văn học dân gian đã tạo nên phong cách sáng tác độc đáo. Xây dựng ngôn ngữ nhân vật có lẽ là thủ pháp nghệ thuật mà Vi Hồng thành công nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vi Hồng là nhà văn có ý thức trân trọng giữ gìn bản sắc dân tộc trong cách nói, cách viết của mình đồng thời là người có vốn hiểu biết sâu rộng về văn học dân gian nên ông đã xây dựng được ngôn ngữ đậm bản sắc miền núi trong các nhân vật của mình. Với lối nói phô diễn giàu hình ảnh so sánh ví von, sử dụng nhiều tục ngữ, thành ngữ, từ ngữ địa phương, ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng trở nên: “Đẹp như thơ, vừa chau chuốt, vừa xiết bao gần gũi với lối nói của người Tày, cách so sánh ví von, cách buồn, vui, hờn giận cho đến cách tỏ tình, cách yêu rất Tày” [20.451] sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố dân gian và hiện đại cùng với sự thấu hiểu sâu sắc về tâm hồn, tính cách của người dân tộc Tày, Vi Hồng đã có cách viết riêng, khác với cách viết của các nhà văn người Kinh viết về đề tài miền núi tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Với kết cấu cốt truyện thường chia hai tuyến rò rệt, tính cách bất biến một chiều và lối kết thúc tác phẩm có hậu làm cho tiểu thuyết của ông mang phong vị đậm đà chất dân gian gần gũi mộc mạc mà đằm thắm như chính con người dân tộc thiểu số- dân tộc Tày.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

4. Thông qua luận văn này, chúng tôi mong muốn giúp người đọc hiểu thêm những giá trị đặc sắc trong sáng tác của nhà văn Vi Hồng cũng như vị trí của ông trên văn đàn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Từ đó góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện tâm nguyện cháy bỏng của nhà văn: bằng sáng tác giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống và con người miền núi. Và hi vọng đề tài của chúng tôi sẽ giúp ích cho những ai yêu tìm hiểu về sáng tác của Vi Hồng, giảng dạy mảng văn học địa phương trong trường phổ thông.

5. Trong thời đại mới, khi dân tộc đang hướng tới việc xây dựng một nền văn học Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì những giá trị văn hóa được thể hiện một cách đậm nét như trong các sáng tác của Vi Hồng nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng quả là đáng trân trọng và cần được tiếp tục nghiên cứu sao cho xứng đáng với vị trí của nhà văn tài năng này. Sáng tác của Vi Hồng vẫn là mảnh đất cần tìm hiểu và khám phá.

Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 13


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. Trần Đình Sử (2008), Lí luận văn học, tập 2, NXB Đại học sư phạm,Hà Nội.

3. Vi Hồng (2005), Vi Hồng tuyển tập, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

4. Hồ Thủy Giang (2004), Tiểu thuyết Thái Nguyên, văn học Thái Nguyên – Tác giả và tác phẩm, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

5. Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Vi Hồng (1994), Chồng thật vợ giả, NXB Thanh niên, Hà Nội.

7. Vi Hồng (1993), Tháng năm biết nói, NXB Thanh niên, Hà Nội. 8.Vi Hồng (1994), Phụ tình, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

9.Vi Hồng (2005), Mùa hoa Boóc Loỏng, NXB Lao Động, Hà Nội. 10.Vi Hồng (1997), Đoạ đầy, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

11.Vi Hồng (1980), Đất bằng, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 12.Vi Hồng (1990), Vào hang, NXB Thanh niên, Hà Nội.

13.Vi Hồng (1995), Đi tìm giàu sang, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

14.Vi Hồng (1992), “Người dân tộc thiểu số viết văn”, Tạp chí Văn học, (số 2), tr.64-65.

15 .Vi Hồng (1994), Ngả văn chương, Tạp chí Văn học, (số 9), tr.6-8.

16 .Vi Hồng, “Dạy học văn ở miền núi”, Tạp chí Văn học, (số 2), tr.75-76. 17.Hoàng Văn Huyên (2003), Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng, Luận

văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên,Thái Nguyên.


18.Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002),Văn hóa dân gian Tày, NXB sở văn hóa thông tin Thái Nguyên.

19. Phong Lê, Đình Đăng Định (1985), 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985, NXB Văn hóa, Hà Nội.

20. Phong Lê (1989), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

21. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung phong cách, NXB Văn học, Hà Nội.

23. Phạm Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội

24. Nhiều tác giả (2002), Tuyển tập văn xuôi dân tộc và miền núi thế kỉ XX,NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội

25. Nguyễn Hằng Phương (2006), ''Báo cáo đề dẫn'' in trong Kỷ yếu Hội thảo về nhà văn Vi Hồng, Khoa Ngữ văn và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.

26. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

27. Lâm Tiến ( 1999 ), Về một mảng văn học dân tộc, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

28. Lâm Tiến ( 2002), Văn học miền núi, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

29. Lâm Tiến (2007), Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng, Báo văn nghệ (số 3), tr.13-14.

30. Dương Thuấn (2002), Nhà văn Vi Hồng như tôi đã biết, Tạp chí văn học dân tộc miền núi.


31. Trần Quốc Vượng, Tô Ngọc Thanh (2008), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Trần Ngọc Thêm, Phạm Hồng Quang (2004), Văn hoá học và văn hoá học Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

33. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

34. Vũ Anh Tuấn (2001), “Vi Hồng với mùa xuân Nặm Cáp”, Khoa Ngữ văn- 35 năm xây dựng và trưởng thành, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

35. Hà Văn Thủ, Lã Văn Lô (1984), Văn hóa Tày-Nùng, NXB Văn hóa, Hà Nội.

36. Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo Dục

37. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kì đổi mới, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

38. Phạm Mạnh Hùng (2006), Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

39. Đinh Gia Khánh (1973), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Đinh Gia Khánh (1989), Trên dường tìm hiểu văn hóa dân gian, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian với sự phát triển của xã hội Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Lê Đình Kỵ (1991), “Đối thoại với dân gian và bản lĩnh của người Việt”, Tạp chí văn học (Số 5), Trang 30.

43. Hà Thị Liễu, Cách vận dụng ngôn ngữ dân gian trong truyện ngắn của Vi Hồng, in trong kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng, Hội văn học nghệ thuật-Khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên 2006


44. Nhiều tác giả (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội

45. Nhiều tác giả (1996), Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày Nùng, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội

46. Vi Hồng (1979), Sli, Lượn dân ca trữ tình Tày-Nùng, NXB Văn hoá, Hà Nội.

47. Hà Đình Thành (2002), Văn hoá dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

48. Trần Thị Việt Trung, Nguyễn Thanh Thủy (2006), Bản sắc văn hóa Tày trong truyện ngắn Vi Hồng, in trong kỷ yếu Hội Thảo về nhà văn Vi Hồng,Thái Nguyên.

49.Nguyễn Thị yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2008), Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khọc xã hội , tập 14, Hà Nội.

51. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1991), Thành ngữ Tày- Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

52. Vân Thanh (2002), Văn học thiếu nhi như tôi đã biết, Nxb Kim Đồng.


102

MỤC LỤC


Trang

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 6

4. Phạm vi nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Cấu trúc luận văn 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa 8

1. 2. Văn hóa và văn hoá dân gian 12

1.2.1. Khái niệm văn hóa 12

1.2.2. Văn hóa dân gian 15

1.3. Vài nét về cuộc đời Vi Hồng và tiểu thuyết của ông 16

1.3.1. Vài nét về cuộc đời 16

1.3.2. Tiểu thuyết của Vi Hồng 20

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 23

2.1. Thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng 23

2.2. Cuộc sống của đồng bào miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng 33

2.3.Lễ hội dân gian, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, trong tiểu thuyết Vi Hồng 39

2.3.1. Sinh hoạt văn hoá, lễ hội dân gian 39

2.3.2. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng 46

2.3 3. Hủ tục của xã hội phong kiến miền núi 60

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN 68

Ngày đăng: 04/08/2022