Truyền Thống Gắn Bó Với Tự Nhiên Trong Văn Học Người Tày

dân tộc nào bền bỉ như dân tộc ta với ý thức tự cường mãnh liệt “Trung đội tự vệ thân ooc khói háng khói bản, păn ooc pền kỉ phấn. phấn khửn nhọt pù téng đếnh ngòi. Phấn nhằng dú liểp đông pjao téng bẳn lê dương” [43, tr132]. Dịch nghĩa: “Trung đội tự vệ lùi ra khỏi bản, chia thành nhiều nhóm, nhóm thì lên đỉnh đồi quan sát, nhóm ở bìa rừng phục kích bắn giặc”. Đó là hình ảnh một dân tộc luôn ngẩng cao đầu trước những giá trị truyền thống của dân tộc, không bao giờ cúi đầu chịu khuất phục trước bất cứ một kẻ thù nào và ý chí tự cường bất khuất là giá trị lớn lao nhất làm nên thắng lợi trong mọi cuộc chiến. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến quân và dân ta rèn luyện liên tục ý chí nghị lực phi thường để giữ vững tinh thần chiến đấu, trải qua những giai đoạn cam go khốc liệt nhất của cuộc chiến. Dân tộc ta là một dân tộc nhỏ nhưng luôn mang trong mình ý chí sắt đá, luôn đứng vững trên chính đôi bàn chân của mình mà bằng chứng rò nhất trong lịch sử dù đứng trước kẻ thù có sức mạnh lớn đến đâu dân tộc ta vẫn không bị khuất phục. Sự đe dọa có nguy hiểm, to lớn đến đâu cũng không làm phai nhạt đi cá tính của dân tộc mà còn củng cố thêm tinh thần ý chí của nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng.

Tinh thần đấu tranh của quân dân ta được đẩy lên cao độ, trong chiến tranh bom đạn khoảng cách giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh hơn bao giờ hết nhưng chính tình yêu đất nước, lí tưởng sống cao đẹp mà họ chiến đấu rất anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng:“Hô lê manh! Hô lê manh! Kỉ hò fan vuổt nèm lăng tọ củng bấu cần tầư dặng dứ dượng mừ tó te” [43, tr.103]. Dịch nghĩa:“Giơ tay lên! giơ tay lên! Mấy thằng Tây đuổi ngay theo sau lưng nhưng cũng không ai đứng lại giơ tay đầu hàng”. Tất cả các cuộc chiến đều có một điểm chung đó là vấn đề dân tộc, mỗi bên tham chiến đều mang trong mình ý thức dân tộc tự cường, bảo vệ và phát triển giống nòi. Chính tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân ta đã giúp cho dân tộc ta từ một dân tộc nhỏ bé nhưng đã làm nên chiến thắng vĩ đại, nhưng sâu xa hơn đó chính là bề dày lịch sử của lòng yêu nước, sự gắn bó mãnh liệt với mảnh đất quê hương vào những di sản của dân tộc đã khắc cốt trong tâm hồn họ nên khi mới bắt đầu tham gia vào cuộc chiến họ đã mang trong mình những hào quang của dân tộc, không bao giờ chịu đầu hàng để sống tủi nhục trước kẻ thù.

Trong chiến tranh bom đạn tình người giữa quân và dân ta hiện lên thật chân tình ấm áp. Với tư tưởng lấy dân làm gốc, cuộc kháng chiến của dân tộc ta đi sâu vào trong lòng quần chúng nhân dân, lấy nhân dân làm nền tảng. Mỗi một hình tượng con người trong sáng tác của Nông Viết Toại dù là cán bộ văn hóa trên mặt trận thông tin tuyên truyền hay là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận đấu tranh chống lại kẻ thù thì đều có nguồn gốc từ nhân nhân. Cái nguồn gốc nông dân sẵn có trong mỗi con người thể hiện mối liên hệ giữa quân đội và nhân dân ta, khi giặc kéo đến bộ đội ta sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân “Mì đơn vị bộ đội vệ quốc đoàn vận nhằng chăp dú ăn sluôn ỏi Cốc Ngận, bẳn làn hẩư dân phiến ooc noỏc” [43, tr.102]. Dịch nghĩa:”Còn đơn vị bộ đội vệ quốc đoàn vẫn còn bám lại vườn mía ở Cốc Ngận, bắn yểm trợ cho nhân dân chạy ra ngoài”. Nhân dân không chỉ có mối liên hệ mật thiết với cách mạng mà còn gắn bó máu thịt với cách mạng, trong những tháng đấu tranh ác liệt nhất nhân dân đã đùm bọc, chở che cho cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với cách mạng nhân dân là gốc rễ của mọi thành công, có được sự ủng hộ nhân dân là có được thắng lợi. Cách mạng gắn bó với nhân dân như những người con gắn bó với người mẹ, yêu thương, trân trọng, bảo vệ người dân quyết đem toàn bộ tính mạng giữ vững tay súng đến giây phút cuối cùng để vệ sự yên bình của nhân dân. Trong quan hệ đối xử với nhân dân họ là những con người văn hóa, ân cần chu đáo, anh vệ quốc đoàn Thanh được bà Nậu cho là người “Mì ăn môc slẩy đây cặn lai pện nẩy. bấu táng lăng pỉ noọng tam tó” [43, tr.107]. Dịch nghĩa: “Có bụng dạ tốt đến vậy, chẳng khác gì anh em trong một nhà”. Chính anh đã cứu Niềm thoát khỏi lưới hái của tử thần, chiến đấu ngoan cường giải thoát cô khỏi bàn tay của tên giặc trong khoảnh khắc, chăm sóc cho cô khi bị thương, anh không yên tâm về Niềm cho đến khi cô được an toàn mới quay trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu. Bộ đội bảo vệ người dân như người thân trong gia đình mình, nhân dân cũng rất quý mến bộ đội và gọi đó là anh bộ đội cụ Hồ. Hình ảnh người dân trao cho bộ đội những mớ rau, quả bí thật ấm áp nghĩa tình “Ni tèo mà bấu mì nựa mì pja hẩư boong lan. Boong lan mà thâng nảy cỏi vạ căn kin phjăc nhả tằng nấy chà” [43, tr109]. Dịch nghĩa: “Quay lại đây các bà không có thịt có cá cho các cháu, đến đây rồi thì ăn rau cỏ với nhau thôi”. Những mớ rau tuy

mộc mạc giản đơn nhưng nó là minh chứng cho tình cảm to lớn của nhân dân và cách mạng, nó là hiện thân của tình quân dân keo sơn mà không một thế lực nào có thể chia rẽ được trong cuộc chiến này.

Trong truyện Vằn đắp - Chiều ba mươi, Nông Viết Toại kể lại câu truyện về người con trai dân tộc sớm giác ngộ cách mạng. Đó là câu truyện về Cắm, một người nông dân miền núi khỏe mạnh đã sớm tham gia hoạt động trong phong trào cách mạng tại địa phương. Anh là một trong những người sớm nhận thấy vai trò ảnh hưởng của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và hăng hái tin tưởng đi theo con đường ấy. Ngay sau ngày Nhật hất cẳng Pháp, cách mạng gặp nhiều khó khăn hơn trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân vật Cắm có được một chiếc súng máy anh toan đem đi đổi lấy trâu về cày ruộng nhưng kế hoạch của anh đã không thành vì tình yêu đối với cách mạng “Ngám phúng giải phóng quân lồng mà quả chương doại hẩư boong đồng chí” [43, tr.111]. Dịch nghĩa: “Mới gặp một nhóm giải phóng quân xuống đi qua Cắm đưa luôn súng cho các đồng chí”. Với anh cách mạng chính là lí tưởng sống, lí tưởng ấy bao giờ cũng chảy trong tim mình, đóng góp cho cách mạng chính là đóng góp cho nền độc lập của dân tộc, có thể quanh năm sẽ không có trâu để cày nhưng mượn anh em trong làng mỗi nhà một hai buổi cũng cày cấy xong hai ba thửa ruộng.

Bên canh nhân vật Cắm thì nhân vật Độ - em rể của Lưu trong Boỏng tàng tập éo - Đoạn đường ngoặt cũng là một người dân giác ngộ cách mạng, anh tin tưởng vào ánh sáng mà cách mạng đem lại cho người dân. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, khi Lưu đang chưa biết đi đường nào thì Độ đã không yên lòng để cho Lưu đi trong đêm tối, anh đã chủ động tìm đến Lưu, trấn an tinh thần Niệm để đưa Lưu về nhà mình “Pỉ khươi lò? Tằng cừn đăm nhám quá hâư pây đảy? lồng rườn noọng pây nòn cón… bấu lao náo, cử lồng pây đuổi noọng cón” [43, tr.16]. Dịch nghĩa: “Anh rể à? Đêm tối như vậy qua đâu được? xuống nhà em đi ngủ trước… không sợ đâu, cứ xuống với em trước đã”. Độ là nhân vật được kết tinh cao những giá trị của con người miền núi, trẻ trung, nhiệt huyết, có tầm nhìn, anh đại diện cho một thế hệ trẻ con người dân tộc thiểu có tư tưởng tiến bộ. Độ đã từng nhiều lần nhiệt tình tham gia bảo vệ tổ chức, bảo vệ đoàn thể Việt Minh từ Kim Mã xuống trong nhiều ngày ngay trong chính trong căn buồng của hai vợ chồng Độ, với anh cách mạng

chính là đạo sống của người dân miền núi, con đường cách mạng là con đường duy nhất đem lại ấm no hạnh phúc cho toàn thể dân tộc nên Độ đã bất chấp mọi hiểm nguy để chuẩn bị hành trang cho Lưu về với đoàn thể, bất chấp sự an toàn của bản thân để bảo vệ Lưu, bảo vệ nguồn nguyên khí cho cách mạng.

Trong những trang viết của Nông Viết Toại, yêu nước không chỉ dừng lại ở đấu tranh vì lí tưởng độc lập dân tộc mà còn là cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng cam go và khốc liệt. Đó là hình ảnh con người trong cuộc vận động nhân dân xây dựng cuộc sống mới ngay trên chính mảnh đất quê hương “Boong đồng chí cán bộ pây hẩư củng slon cạ kin dú nèm “tởi mấư”… kin dú nèm ngé “tởi mấư” củng mì lai mòn đây. Khẩy mầu xa nhả xa gia” [43, tr.74]. Dịch nghĩa: “Các đồng chí cán bộ đi đâu cũng vận động xây dựng “đời sống mới”… ăn ở theo “đời sống mới” cũng có nhiều cái hay. Ốm đau thì tìm thuốc tìm thang”. Phát triển đất nước là một quá trình dài liên tục xuyên suốt không ngừng nghỉ đòi hỏi có sự thống nhất tham gia của mọi thành phần dân tộc trong đó đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước luôn đi kèm với xây dựng và phát triển đất nước ngày một ấm no giàu mạnh để vươn lên sánh ngang cùng các nước tiến bộ hiện đại trên thế giới. Đất nước mỗi ngày một thay đổi đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi theo đời sống mới, bỏ hết những hủ tục đã làm chúng ta chậm phát triển trong một thời gian dài để không bị tụt lại phía sau trên mọi lĩnh vực nhất là trong đời sống tinh thần và sản xuất .

“Cần chiến sĩ nông nghiệp/Việc hâư củng thi đua/Hết lẩy nà ngài khỏ/Bấu việc lầư cạ slua”

Dịch nghĩa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

“Người chiến sĩ nông nghiệp/Việc nào cũng thi đua/Làm ruộng nương không khó/Không việc nào chịu thua”

Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống mới trở nên cam go và cần thiết hơn bao giờ hết, thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua hướng tới một cuộc sống no ấm đủ đầy. Bên cạnh đó trong truyện Hăn phi - Thấy ma, Nông Viết Toại cũng đã phản ánh một cách chân thực những hủ tục mê tín dị đoan đáng bị bài trừ trong đời sống. Với giọng chế giễu tác giả đả kích những hủ tục này qua hình ảnh bà Tính khấn ma để thấy vong hồn người chết “Vằn hương pươc mạy khảo bên

Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 8

queng khửn, queng khửn…. cảo nẩy hêt lừ đếnh pây hăn khoăn hò sáng thai dú tẳm đin Nồng?… mái cạ mì phi táng đếnh đảy hăn?… chủa hương muột lồng đảy pjỏng chap. Mẻ đòng chắng phuối ooc pac mà “hò Sáng bấu mì dá” [43, tr.50-51]. Dịch nghĩa: “Khói hương nghi ngút bay lên từng vòng, từng vòng… bây giờ làm sao nhìn thấy hồn thằng Sáng chết ở đất tàu?... nếu có ma thật làm sao nhìn thấy được?... tuần hương rơi xuống được một nửa bà đồng mới phán rằng “thằng Sáng chết rồi”. Suốt một thời gian dài, trong đời sống của một bộ phận người dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại bóng ma của thần quyền, người dân vẫn còn tin vào sự thống trị của thế lực vô hình luôn ngự trị mọi lúc mọi nơi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân miền núi. Nông Viết Toại đã tỉnh táo mỉa mai những lời ca tụng bà Tính là người ăn bát gạo cắm hương, sống ở dương gian mà nhìn thấy mọi việc ở âm phủ của đám đàn bà và những kẻ mê tín qua lời ông Sáng: “Ngé slim fù lai né. Mì cảo cần tầư pây đếnh hăn phi? hăn cảo khôn nấy! phi dú tầư? dú ngé pín pác e nấy lẻ chăn!” [43, tr.56]. Dịch nghĩa: “Tim to lắm vào. Trước giờ có ai nhìn thấy ma? thấy cọng lông ấy! ma ở đâu? ở cái miệng của nó thì có!”. Câu nói của ông là sự phủ định vào sức mạnh của thế lực tâm linh, cuộc đời con người chưa biết được hết việc sống thì làm sao biết được việc chết. Sự trở về đầy ngạc nhiên của thằng Sáng trong truyện đã đánh tan niềm tin mê muội vào sự màu nhiệm của “nàng hương”, con người ta đã hiểu được rằng niềm tin ấy là hoang đường và vô căn cứ. Qua đó tác giả cũng đặt ra một vấn đề có tính mấu chốt trong việc xây dựng đời sống mới văn hóa tiến bộ, trước hết phải bỏ qua những hủ tục lạc hậu để tạo tiền đề tiến tới một cuộc sống văn minh hướng đến những giá trị cốt lòi của con người.

Có nhà văn từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì nếu mục đích tầm thường”, sống có mục đích và lí tưởng cao đẹp thì mới làm được những điều lớn lao. Trong thời kì đấu tranh cách mạng, Nông Viết Toại đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời đó là truyền thống yêu nước với lí tưởng cách mạng, tình yêu quê hương với lí tưởng xây dựng cuộc sống mới hướng tới những giá trị cốt lòi của con người.

2.3. Sự hài hòa với tự nhiên

2.3.1. Truyền thống gắn bó với tự nhiên trong văn học người Tày

Nền văn học các dân tộc thiểu số nói chung và văn, thơ dân tộc Tày nói riêng ra đời muộn nhưng đã có những bước phát triển nhanh chóng với nhiều gương mặt tiêu biểu như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Vi Hồng, Triều Ân, Y Phương, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn… đại diện cho các giai đoạn phát triển với những phong cách khác nhau. Sáng tác của họ đã có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại cả trong thơ và văn xuôi. Nhà thơ Nông Quốc Chấn từng nhận định “Dù tiến lên hiện đại đến đâu, dân tộc nào cũng không thể coi thường truyền thống của mình”, tiến tới một nền văn học hiện đại nhưng vẫn kế thừa nền văn hóa truyền thống là đặc điểm nổi bật của văn học dân tộc Tày. Cảm hứng về lịch sử đất nước và hướng về nguồn cội là mạch cảm hứng chung của các nhà thơ, nhà văn người Tày, mà điều đáng chú ý là dường như cảm hứng này đều bắt nguồn từ tình yêu quê hương đất nước, sự gắn bó với tự nhiên như một truyền thống lâu đời của các thế hệ nhà thơ, nhà văn. Những tác phẩm viết về lịch sử, đất nước đều gắn với những hình ảnh tự nhiên, quê hương, làng bản như một thông điệp về miền núi - nơi mà các thế hệ nhà văn, nhà thơ Tày sinh ra và lớn lên.

Đối với các thế hệ nhà văn, nhà thơ người dân tộc Tày thiên nhiên miền núi là niềm tự hào của họ, tình yêu thiên nhiên luôn gắn bó với những sáng tác của họ, tình yêu ấy đã được gửi gắm vào nhiều tác phẩm với vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ, rất đối gần gũi với nhiều thế hệ các tác giả người dân tộc Tày. Trong những năm tháng con người phải đối mặt với miếng ăn hàng ngày thiên nhiên chính là đối tượng cung cấp nguồn nguyên liệu sẵn có để con người vượt qua những tháng ngày khó khăn nhất “Mẹ con Pảo lần từng khe suối, leo từng quả núi. Rừng núi nào, khe suối nào có “thau cát”, mẹ con Pảo đều đi cắt lấy một dây. Đem “thau cát” về nhà, mẹ con lại tuốt ra từng khúc. Đêm nào cũng vậy, con chim “queng quý” gọi, mẹ con Pảo mới bắt đầu đi ngủ. Đến tối hôm qua, Pảo cân đủ hai lạng “thau cát”, mẹ con Pảo như thở ra được” (Muối lên rừng – Nông Minh Châu). Sự gắn bó với tự nhiên trong cuộc sống của con người như một sợi dây tình cảm giữa người mẹ và đứa con của mình, thiên nhiên chính là người mẹ nhân từ luôn mỉm cười che chở nuôi nấng loài người, với nguồn lực dồi dào phong phú của mình thiên nhiên đã đáp ứng những vật

phẩm thiết yếu nhất để giúp cho con người sinh tồn. Con người tồn tại được qua những giai đoạn khó khăn nhất, không bị rơi vào nạn đói là nhờ vào sự gắn bó mật thiết với tự nhiên. Nó giúp cho con người tồn tại và khẳng định được sự có mặt của mình trong cuộc đời.

Trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn thể dân tộc ta đã lùi sâu vào trong thiên nhiên để giữ vững lực lượng, tiếp tục phát triển căn cứ cách mạng. Thiên nhiên mang trong mình nỗi đau bởi sự tàn phá của bom đạn kẻ thù nhưng vẫn dang rộng vòng tay ôm trọn lấy con người trong sự chở che đùm bọc

“ Súng nổ kia! Giặc Tây lại đến lùng / Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi / Nó vơ hết áo quần trong túi / Mẹ địu em chạy tót lên rừng”

(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)

Thiên nhiên còn là cái nôi của cách mạng, thiên nhiên với bốn bề bạt ngàn cây cối rậm rạp, những ngọn đồi cao chót vót hiểm trở trên những vách đá dựng đứng cheo leo, những con nước chảy mạnh ầm ào của tạo hóa luôn chứa đựng nhiều ẩn số là nơi thích hợp để quân dân ta phục kích chiến đấu với kẻ thù. Thiên nhiên đã hóa thân thành một nhân tố để che chắn cho bộ đội, giúp cho bộ đội ta vây lấy quân thù, đánh giặc được thuận lợi hơn

“ Giữa rừng ngàn heo hút gió / Tiếng hô ầm ĩ như thác lũ / Đá núi / Gỗ rừng

/ Lăn xả / Ào ạt / Chạy đi đâu giữa rừng sâu hẻm núi”

(Đường trên đỉnh rừng - Nông Thị Tô Hường)

Những âm vang của thiên nhiên như âm vang của non sông đất nước vang vọng lại từ hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, nó như lời hiệu triệu kêu gọi toàn thể đồng bào ta đứng dậy chiến đấu bảo vệ nền độc lập chủ quyền của dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ bờ còi. Đáp lại lời kêu gọi đó lớp lớp các thế hệ con cháu dân tộc Việt đã đứng lên chiến đấu đến khi cách mạng giành thắng lợi cuối cùng, thiên nhiên lại đón con người trở về với cuộc sống thường nhật

” Ai nhớ cứ nhớ / Ai đi cứ đi / Chiến trường súng nổ / Thắng giặc, lại về!”

(Nhớ - Nông Quốc Chấn)

Thiên nhiên không chỉ gắn bó mật thiết đến sự tồn tại của con người mà nó có một mối liên hệ rất đặc biệt trong những cảm nhận ban đầu về tình yêu đôi lứa của Vi Hồng trong Mùa hoa bjooc loỏng, nếu như “Hai người yêu nhau tha thiết ngửi hương bjooc loỏng thì sẽ thấy đó là cái hương, cái vị của những giọt sữa non mà chỉ riêng từng cặp mới cảm nhận hết ý nghĩa”. Từ năm này sang năm khác mùa hoa bjooc loỏng vẫn vậy, đối với những người bình thường mùi hương mà nó tỏa ra mang trong mình những nét riêng biệt làm nên mùi hương đặc trưng để phân biệt nó với mùi hương của một loài cây khác, nhưng nếu nhìn dưới con mắt của ái tình, mùi hương của hoa bjooc loỏng ngọt ngào hơn bao giờ hết mà chỉ có những cặp đôi thực sự yêu nhau vì tình yêu chân chính, khi dẫn nhau đến dưới gốc cây hoa bjooc loỏng mới có thể cảm nhận được hết hương sắc và mùi vị của hoa. Bởi trong tiềm thức của con người nó đã trở thành một biểu tượng của hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.

Đối với các thế hệ tác giả người dân tộc Tày, con người đẹp nhất trong tình yêu của tuổi trẻ, thiên nhiên đẹp nhất trong mùa xuân của đất trời. Khi mùa xuân đến Bế Thành Long đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên trong sắc màu rực rỡ đặc trưng của miền núi rừng xa xôi. Ông đã thả hồn mình vào thiên nhiên, Trẩy hội với rừng cùng những âm vang của vách núi, những áng mây nhẹ trôi trên bầu trời, trong màu của nấm, tiếng chim gò kiến trong ngày nắng vàng bừng sức sống, mang hơi thở ấm nóng của đất trời vạn vật xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông

“Hỡi âm vang vách núi / Có theo ta trẩy hội với rừng / Cầu bên núi xa chênh bóng nước / Mây ngàn reo tải nắng nương xa / Lá mục rừng già bâng khuâng hương nấm / Hoa mâm xôi đâm nở đón ta về / Chim gò kiến thúc ngày xuân chín / Ráng tây vàng ngọt lịm tiếng ong bay”

Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật đất trời cũng chính là mùa của tuổi trẻ, của tình yêu lứa đôi hạnh phúc. Mùa xuân đến với vẻ đẹp hân hoan, vạn vật bừng lên một sức sống mãnh liệt trong khát vọng giao cảm, Ma Trường Nguyên đã chú ý đến cái vẻ xuân sắc xuân tình của cảnh vật và gửi vào trong bức tranh mùa xuân cái xuân tình của lòng mình với một mong ước cháy bỏng về tình yêu trong Đêm nguyên tiêu tìm em

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí