Quan Niệm Về Những Giá Trị Của Con Người

năm, họ không chỉ được coi là những người lão luyện trong nghề mà còn là bậc thầy của nghề đi sứ. Tùy theo mỗi cấp bậc trong nghề mà trang phục của những thầy then cũng khác nhau, mỗi một cấp bậc sẽ có những trang phục tương xứng, người có cấp bậc thấp không được phép sử dụng trang phục có cấp bậc cao hơn, điều đó sẽ làm các thầy then vi phạm quy tắc lời thề đạo đức trong nghề nghiệp của họ, tuy nhiên người có cấp bậc cao có thể sử dụng những trang phục có cấp bậc thấp hơn với những hoa văn màu sắc trang trí rất độc đáo “Bưởng nả mì nghé tha vằn chựa tỉnh chang. Sloong tua luồng lài bặng ngù khuyết, cảm lồng sloong sảng. Bưởng lăng tèo mì tua phượng… nhằng slí hả bâư slửa chầu slay, chầư tưởng táng bâư táng slắc” [43, tr.70]. Dịch nghĩa: “Đằng trước có hình mặt trời ở chính giữa. Hai con thuồng luồng xanh đỏ vằn vèo như rắn nước chầu ở hai bên. Đằng sau lại có con phượng… còn bốn năm chiếc áo chầu thầy, chầu tướng mỗi chiếc mỗi vẻ”. Đây là trang phục những người bình thường không được phép mặc mà chỉ dành cho riêng thầy then, ngay cả thầy then trong sinh hoạt thường nhật cũng không được phép mặc mà chỉ được sử dụng trong những buổi lễ then nên nó mang những hình ảnh màu sắc chứa đựng một sức mạnh tâm linh kì bí.

Trong đời sống tinh thần của người dân tộc Tày những thầy then được coi là những người thuộc về một lực lượng đặc biệt mang trong mình sức mạnh phi thường có khả năng kết nối thế giới loài người với đấng thần linh tôn kính, họ như những vị sứ giả, chiếc cầu nối được đấng thần linh cử xuống để giúp đỡ loài người vượt qua mọi khổ nạn, tai ương gặp phải trong cuộc sống “Bấu pây hêt slử đêch củng pây cái cẩu tâu slổ cần ké... lằm hêt khoăn bươn hẩư boong cần hêt kin thua mả… ăn tàng cái cẩu cầu va hêt bjooc héo hẩư boong mẻ măn mẻ cứa”. [43, tr.71]. Dịch nghĩa: “Không làm lễ đi xứ cho trẻ con thì cũng làm lễ bắc cầu nối số cho người già… cầu cúng hồn vía cho đám con trai con gái đến tuổi cập kê… cầu hoa hay làm lễ cúng hoa héo cho các bà vô sinh hay hiếm muộn”. Người dân tộc Tày thường gắn các hiện tượng trong đời sống với màu sắc tâm linh của họ, họ cho rằng mỗi một sự việc không may đều có liên quan đến con đường tâm linh nên họ sẽ tìm đến các thầy then để chọn ngày lành và tiến hành sinh hoạt nghi lễ then tại nhà, họ

tin rằng con đường tâm linh chính là căn nguyên của mọi sự việc muốn giải quyết mọi sự việc chỉ bằng con đường tâm linh.

Người làm then chỉ có một loại duy nhất sử dụng dụng cụ là đàn tính hành nghề nhưng thầy pựt lại chia làm hai loại là pựt đàn tính chuyên dùng nhạc cụ là cây đàn tính để đệm và pựt mjác chuyên dùng chùm nhạc xóc (chùm kim cang) khi hành nghề. Pựt đàn tính không thể làm đệ tử cho pựt mjác và ngược lại nhưng hai loại pựt này lại có điểm chung “Bươn chiêng lẻ vằn xo êt, bươn chât lẻ vằn slip hả… tẻo cạ múa sluông chầu slay chầu tưởng mấư lớ” [43, tr.67]. Dịch nghĩa: “Tết thì mùng một, tháng bẩy thì ngày rằm… sẽ lại múa sluông chầu thầy, chầu tướng”. Đây hai ngày lễ lớn trong năm của người dân tộc Tày, những ngày bình thường người ta cho rằng các đấng thần linh đi vắng, đến thời điểm này đấng thần linh sẽ đến có mặt trong gia đình thầy pựt nên người làm pựt không được phép đi làm nơi khác mà phải sinh hoạt chầu thầy chầu tướng, phục vụ đấng thần linh. Nghề làm pựt chỉ có thể đi sứ, cầu an nối số hay bắc lương duyên chứ không được phép làm ma cho người chết nhưng có thể làm ma trong những đám ma nguội.

Cách trang trí ban thờ của người dân tộc Tày cũng chính là dấu hiệu nhận biết gia đình có người theo nghề hay không. Với những gia đình bình thường ban thờ thường được dán một mảnh giấy đỏ ở chính giữa với đôi hàng câu đối bằng Hán Nôm Tày ở hai bên và góc bên trên mảnh giấy, ban thờ người Tày được trang trí đơn giản nhỏ gọn và kiêng kỵ đặt nhiều đồ đạc phía trên xung quanh ban thờ thì ban thờ của tổ sư nghề pựt được trang trí rất công phu nhiều màu sắc với cờ hoa rực rỡ “Kỉ cái slảo mạy pjẩu khoáng quá tềnh xuyên, khoen bại chum bjooc héo ái muổt lẹo... kỉ slảo bjooc khoen cả lủng cả loảng, fầư lồng mà bặng nhả nhùng lổc ngọm lồng tềnh thắn đây đén” [43, tr.68]. Dịch nghĩa: “Mấy cây vầu gác trên xà nhà cây nào cũng treo đầy hoa héo sắp tàn hết… mấy cây sào treo đầy hoa giấy, chim giấy long thong như cỏ lác rủ xuống bờ vực”, ban thờ được đặt ngay chính giữa gian nhà với nhiều tầng và bề thế có thể chiếm trọn không gian của gian nhà mà nó nằm ở đó, hai bên gian thờ treo hai thanh kiếm được tổ tiên truyền lại với những lá cờ đỏ, mỗi lá đại diện cho một thứ bậc mà thầy then đã trải qua trong nghề cùng những chùm hoa giấy kết thành con chim én là biểu tượng cho những thầy pựt mỗi lần đi sứ.

Một khía cạnh nữa trong văn hóa của đồng bào dân tộc thì đám ma là một sinh hoạt không thể thiếu, đây là nơi thể hiện nhân tình thế thái, tình cảm của người còn sống với người đã khuất. Tùy vào từng khu vực, từng dân tộc mà đám ma của mỗi dân tộc lại có sự khác biệt. Đám ma của người Mông đen trải qua các nghi lễ như lễ ngựa, lễ mổ trâu mổ lợn, lễ chôn cất bởi những thầy mo, người đến viếng sẽ gùi theo thóc và mang theo rượu trắng. Nhà có tang nhưng không khí vui như lễ hội, người say rượu nằm la liệt khắp nơi bởi trong quan niệm của họ đám ma là làm cho người sống vui vẻ vì người chết sẽ về với ông bà tổ tiên. Trong văn hóa của người Tày đám ma được cử hành bởi thầy tào với các lễ tiết “Pấu dầu, quá thán, phả ngục, khửn giáng, quá tàng phon, pjói đén vạ khửn đàn bôm slơn” [43, tr.52]. Dịch nghĩa: “ Phun dầu, đi qua than lửa, phá ngục, lên thang kiếm, vượt đường vôi, thả đèn, lập đàn” đặc biệt lễ phá ngục là quan trọng nhất với quan niệm còi âm có chín tầng địa ngục, nếu thầy tào không phá ngục thành công thì linh hồn người chết khi về bên kia chín suối sẽ không được sống yên ổn. Khác với không khí vui vẻ của người Mông đen, bao trùm lên đám ma người Tày là không khí ảm đạm thê lương tang tóc trong nỗi đau tột cùng khi mất đi người thân “Hí hon khảu mà pả Sáng dàu vẻng sle hẩư boong cần ón đâư bản mà hưa tăm xay kỉ cẳm” [43, tr54]. Dịch nghĩa: “Mấy hôm ấy buồn khổ trong lòng bà Sáng cũng bỏ mặc cho đám trẻ trong làng đến đâm xay dần sàng mấy đêm”. Khác với đám ma của người Việt thì đám ma của người dân tộc Tày thường cử hành từ ba đến bốn ngày, người dân tộc Tày vẫn tổ chức ăn uống phục vụ cho gia quyến, họ hàng, lối xóm tốn kém hơn người Việt “Sloong slam tua mu, mọi tua ngám slam slí nạo. Mẻ vài ké nấng củng bấu lảc đảy mảc thây dá. Nhằng khẩu nặm lẻ bấu lọ sluốn thâng” [43, tr.53-54]. Dịch nghĩa: “Hai ba con lợn mỗi con ba bốn yến. Con trâu nái giờ cũng không kéo cày kéo bừa được nữa rồi. Còn gạo nước thì cũng chẳng tính đến làm gì”, khi trong bản có đám ma mỗi gia đình sẽ cử một người đến chia buồn, giúp đỡ gia đình tang chủ cho đến ngày lo xong hậu sự, việc ăn uống không được xem như tổ chức tiệc tùng theo ý niệm sinh dữ tử lành như nhiều người vẫn thường quan niệm mà đây là một nét văn hóa trong tang ma của người Tày, vì đám ma cử hành trong nhiều ngày nên gia đình

tang chủ tổ chức bữa ăn để bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi người đã đến động viên, chia buồn và giúp đỡ gia đình phục tang.

Với người dân tộc Tày vùng cao thì con ngựa là vật nuôi không thể thiếu được trong mỗi gia đình, con ngựa không chỉ là vật nuôi mà từ lâu nó đã được coi như một người bạn của con người trong mọi hoạt động, từ săn bắn đến xuống chợ con ngựa chẳng bao giờ dừng bước trước muôn dặm đường. Trong đời sống, con người chăm chỉ bao nhiêu thì con ngựa cũng cần mẫn bấy nhiêu, ngựa không chỉ gồng gánh mang vác hàng hóa mà còn là một phương tiện di chuyển của con người. Vùng núi là nơi có địa hình bị chia cắt bởi những vách đá dựng đứng, những thung lũng dài với vực sâu, đồi núi cao hiểm trở, dòng nước chảy mạnh bởi độ dốc nên các vùng thường bị phân chia rất mạnh và gặp nhiều khó khăn trong di chuyển và ngựa là giải pháp hàng đầu trong việc di chuyển của người dân tộc Tày vùng núi. Con ngựa có thể trèo đèo lội suối, không bao giờ chùn chân trước những vỉa đá tai mèo hay những dặm đường dài khó nhọc nên ngựa được coi như tài sản quý trong gia đình, có được con ngựa như có được những phương tiện di chuyển tốt nhất nên việc chọn ngựa cũng rất kĩ càng, mỗi khi trong làng có người mua được ngựa “Lạo sli lạo lẻn mà ngòi, on pỏ mạ tảy chèn. Ngòi tua mạ hua hang pjao doẳc. Ngé khoảy tam tinh củng chi xình đây.” [43, tr.96]. Dịch nghĩa: “Mọi người thi nhau chạy về xem, khen con ngựa đáng tiền. Nhìn con ngựa mình thon, ngực nở, chiếc khoáy tam tinh rất đẹp”. Đối với người dân tộc Tày vùng cao hơn ai hết họ hiểu được những nỗi vất vả mà mình gặp phải hàng ngày trong di chuyển, sự khó khăn ấy hiện hữu ngay trong mỗi cái nhìn, trong mỗi bước đi hàng ngày của họ nếu không cẩn thận còn có thể gây ra chấn thương. Không những vậy nó còn gây ra nhiều khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân miền núi, có được một con ngựa tốt sẽ giúp cho việc đi lại, công việc sản xuất thuận lợi hơn nên nó là niềm ao ước của bao nhiêu người “Lạo hâư củng on củng dẳn” [43, tr.96]. Dịch nghĩa: “Ai cũng mê con ngựa”.

Ngoài ra, đối với người dân tộc Tày từ xa xưa bạc trắng đã xuất hiện nhiều trong đời sống từ những nghi lễ tâm linh, ma chay đến những ngày cưới hỏi đều

không thể thiếu được bạc trắng. Khi chưa có tiền giấy, người Tày sử dụng bạc trắng để làm vật trao đổi ngang giá “Mẻ ma đâư rườn ké Phung slip nhỉ mưn ngần” [43, tr.80]. Dịch nghĩa: “Con chó nhà lão Phung bán những mười hai đồng bạc”, nhưng khi có sự xuất hiện của tiền giấy người dân tộc Tày vẫn rất ưa chuộng đồng bạc trắng. Hầu hết mọi sinh hoạt của người dân tộc Tày đều gắn liền với bạc trắng, không chỉ làm vật trao đổi thay thế cho tiền giấy mà bạc trắng còn được sử dụng làm đồ trang sức mang ý nghĩa tinh thần độc đáo, khi đứa trẻ chào đời sẽ được ông bà cha mẹ đeo cho chiếc lắc bằng bạc để trừ tà với mong muốn đứa con sẽ khỏe mạnh. Khi đứa trẻ lớn lên, trong mỗi giai đoạn cuộc đời đều có sự xuất hiện của bạc trắng từ đám cưới, cúng bái, ma chay. Mỗi con người lao động chăm chỉ cần mẫn kiếm tiền đều để mua bạc trắng cất giữ cho những sự kiện quan trọng trong cuộc đời từ tậu ngựa cho đến cưới xin “Đâư quỷ nhằng hôc mưn dom sle lục cải mả pây hêt rườn kin cọn mjằm cọn khỏa hẩư mền” [43, tr.97]. Dịch nghĩa: “Trong rương còn có tám đồng để dành cho con cái sau này lớn lên đi xây dựng gia đình thì đánh vòng kiềng vòng xuyến cho nó làm của hồi môn”. Bạc trắng có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng người dân tộc Tày không bao giờ sử dụng hết mà luôn giữ lại phòng thân sử dụng trong nhiều công việc khác nhau, đặc biệt khi chết đi phải có một đồng bạc trắng ngậm trong miệng, theo người Dao có như vậy người mất mới nói lời hay ý đẹp về con cháu khi gặp tổ tiên nhưng trong quan niệm của người Tày “thai pây pac um kim um ngần”. Dịch nghĩa: “chết đi miệng ngậm vàng ngậm bạc” với mong muốn người mất về gặp tiên tổ sẽ mang theo đồng bạc của người thân để sử dụng, âm dương cách biệt người mất sẽ không quay lại nhắc nhở mắng chửi con cháu gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này và thể hiện sự biết ơn của người mất với những người còn sống đã ở lại lo chu đáo hậu sự cho người đi trước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Một phương diện trong đời sống sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không thể thiếu được những bài ca những điệu múa, mỗi dân tộc đều có một kho tàng riêng thể hiện những đặc trưng văn hóa của dân tộc. Nếu như người Dao nổi tiếng với hát páo dung, tồ dung; người Mường với điệu xường ru; người H’Mông với khúc gầu na nhéng, thì với người Tày không thể thiếu

được những điệu hát then mượt mà trong những buổi giao lưu văn nghệ “Cẳm nẩy thuổn bản cỏn fằng khua. Rủng hai ooc pac tu tỉnh hat. Boong xáu mjảc mủa sluông, hẩư tỉ phương hôn hỉ” [43, tr.37]. Dịch nghĩa: “Đêm nay trong bản cười vui. Trăng sáng ra ngoài sân nghe hát. Người ta rung chùm nhạc hát then, cho khắp phương hân hoan”. Hát then thể hiện đời sống văn nghệ của người dân tộc Tày, đây là hình thức sinh hoạt chính trong đời sống văn nghệ của họ, hình thức này phổ biến nhất và được coi như món ăn không thể thiếu, không có hát then coi như chưa phản ánh được đầy đủ tâm hồn của họ. Không những vậy làn điệu then còn xuất hiện trong những buổi lễ then mừng ngày đủ tháng của con trẻ, buổi then cầu an nối số cho người già

Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 6

“Tản quan pác tẳng pay binh mạ / Cường slở tha lè chiếng noọng nàng / Pắn khửn từng tưng ăn cooc tính / Xáu lồng xoéng xoéng chúm kim cang” [43, tr.72].

Dịch nghĩa:

“Tản quan mồm dẩu đi binh mã / Cường slở mắt đưa liếc “noọng nàng” / Từng tứng vặn lên sừng trụ tính / Xoẻng xoẻng rủ xuống chùm kim cang”

Câu then, tiếng cây đàn tính và chùm nhạc kim cang trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân không chỉ đơn thuần mang tính chất giải trí mua vui cho con người sau những giờ lao động mệt mỏi, mà nó còn chứa đựng cả sự thần bí, linh thiêng của con người trong những làn khói hương nên mỗi khi ngồi lễ then “Tỉnh ăn hanh then phẳn vạ hanh tính mọi mẻ tang hăn đang ón lẹo” [43, tr.72]. Dịch nghĩa: “Nghe giọng hát của thầy then vang lên bện vào tiếng đàn tính dìu dặt làm ai nấy cũng mềm rũ người cả ra”. Dường như câu then trong sinh hoạt tâm linh của người dân chứa đựng một sức mạnh vô hình có khả năng làm thay đổi tâm lí của con người nên họ có lí do để tin vào sức mạnh tinh thần đó.

Ngoài hát then, đồng bào Tày còn có điệu hát lượn, đây là những bài phuối pác có vần điệu xướng lên tự do mà không theo làn điệu nào. Những làn điệu lượn thường xuất hiện trong các hội làng, những buổi chợ phiên, những đêm trăng hò hẹn của trai gái và cả trong chính những điều giản dị nhất trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người “Ăn hanh mẻ lầư dủi mu dàu bặng hêt lượn” [43, tr.7]. Dịch nghĩa: “Giọng bà nào gọi lợn vang lên như tiếng hát lượn” làm tăng chất thơ, chất trữ tình bay bổng thiết tha trong tâm hồn người dân miền núi.

Như vậy có thể thấy rằng trong đời sống văn hóa của người dân tộc Tày, những chi tiết sinh hoạt đời sống đều gắn với một phong tục và mang một ý nghĩa văn hóa nhất định. Miêu tả những nếp sinh hoạt của người dân tộc Tày chính là miêu tả cái điệu hồn riêng của dân tộc, khẳng định những giá trị văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc với một niềm tự hào và ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc trên con đường hội nhập và phát triển.

2.2. Quan niệm về những giá trị của con người

Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, Giáo Sư Trần Đình Sử cho rằng: Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật. Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi hoàn cảnh, mỗi nhà văn lại có những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người.

Văn học là nhân học, khái niệm này cho chúng ta thấy đối tượng chủ yếu và giữ vai trò trung tâm của văn học chính là con người, tuy vậy không phải bất cứ sáng tác nào về con người đều là văn học mà phải có sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo mới là văn học. Các tác giả có thể viết về nhiều góc cạnh khác nhau, nhiều chủ đề, đề tài trong đời sống nhưng tựu chung lại đều xoay quanh cuộc sống con người, phục vụ con người, lấy con người làm chuẩn mực cho mọi cái đẹp. Đó có thể là những con người gắn bó trách nhiệm với vận mệnh đất nước dân tộc, sống có hoài bão lí tưởng hay những con người có tâm hồn phóng khoáng hiền hậu gắn liền với cảm hứng yêu nước. Đó có thể là những con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của mình, bộc lộ tâm sự tình cảm riêng tư gắn với nội dung cảm hứng thế sự đời tư của các nhà văn, nhà thơ. Có những con người đã đánh mất cả nhân hình, nhân tính nhưng bên cạnh đó cũng có những con người dù bất kì hoàn cảnh nào vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp ban đầu, ngời lên nét đẹp phẩm giá của con người.

2.2.1. Quan niệm về vẻ đẹp của con người.

Nhà văn Nam Cao từng nói “Môi trường, hoàn cảnh sống tác động đến tính cách của con người” dường như điều kiện tự nhiên, đời sống lao động sản xuất vật chất và tinh thần đã tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách, quy định những nét tính cách chung cho một tộc người. Đồng bào dân tộc Tày sống

chủ yếu ở nơi rừng núi, điều kiện cuộc sống và sinh hoạt còn nhiều khó khăn nhưng đã sớm hun đúc nên những phẩm chất quý báu của con người dũng cảm, chân thật, tình nghĩa, vị tha, giàu lòng nhân ái, giàu đức hi sinh.

Môi trường tự nhiên miền núi hoang vu, kì bí với những khu rừng sâu, những con nước độc cùng nhiều cạm bẫy hiểm nguy luôn rình rập thử thách con người, sống trong môi trường ấy con người thật nhỏ bé, những mối hiểm nguy thường trực mọi lúc mọi nơi như muốn nuốt chửng lấy con người đòi hỏi con người ta phải dũng cảm vượt qua nó. Lòng dũng cảm đã trở thành phẩm chất đầu tiên của những con người miền núi, ngay từ khi sinh ra người miền núi đón nhận tất cả mối hiểm nguy ấy và vượt qua nó như một phần của cuộc sống. Họ dũng cảm đi trên những con đường mòn chìm sâu giữa những cánh rừng bạt ngàn với một bên là vách núi, một bên là vực sâu, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn trong lao động, sản xuất để trưởng thành hơn trong cuộc sống tạo dựng niềm tin vươn lên làm chủ chính cuộc sống của mình. Không chỉ dũng cảm trong cuộc sống, sản xuất mà họ còn dũng cảm trong chiến đấu, trong truyện Vằn đắp - Chiều ba mươi nhân vật Cắm đã rất dũng cảm khi đối mặt với kẻ thù đang chĩa súng về mình, không một chút do dự “Pằm pừng tả hap, cắm táp căm ngé slủng chang mừ hò Fan, phổng tằng mền tác kiếc” [43, tr.112]. Dịch nghĩa: “Vội vàng bỏ cuôi gánh, Cắm nhanh chóng giật khẩu súng trên tay thằng Tây, ôm ghì lấy nó ngã ngửa ra”, giây phút đối mặt với kẻ thù là giây phút anh đối diện với sinh tử, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh, trong hoàn cảnh ấy sống được đã khó giữ được bản lĩnh càng khó hơn gấp bội nhưng chính lòng dũng cảm đã chiến thắng sự sợ hãi và thôi thúc anh chiến đấu tay không chống lại kẻ thù. Anh cũng đã dũng cảm một mình luồn rừng tìm kiếm gia đình trong lúc hoạn nạn, đã có những lúc anh tiến sát lại rất gần căn cứ của kẻ thù để nghe ngóng tình hình. Ngay cả khi gặp đám lính đi lùng sục bắt người, Cắm cũng một mình chiến đấu làm rối loạn cả một hàng ngũ địch và phá vỡ kế hoạch của bọn chúng, đây chính là một điểm sáng, một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc.

Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng trân trọng của con người miền núi nhưng cái khó nhất và cũng đáng quý nhất trong mối quan hệ giữa con người với con

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022