Quan Niệm Về Các Giá Trị Tinh Thần Của Con Người

người đó chính là sự chân thật. Trong cuộc sống thiếu chân thật là một biểu hiện tâm lí rất bình thường và thường xuyên xuất hiện qua nhiều khía cạnh, dưới nhiều tình huống khác nhau trong những mối quan hệ phức tạp, hơn ai hết mỗi người tự hiểu mình chân thật với bản thân và mọi người đến mức độ nào. Mọi người có thể hiểu nhầm chúng ta nhưng bản thân chúng ta thì không, không ai hiểu ta bằng chính bản thân chúng ta cả trừ khi ta tự đánh lừa cảm xúc của bản thân mình, do đó mức độ chân thật không được nhìn nhận từ hành vi mà xuất phát từ động cơ của con người. Nhân vật Đắc trong truyện Bặng nậu bjooc phông - Như nụ hoa nở, với sự ngây thơ trong sáng mà cô đã khẳng định “Noọng bấu phuối pjàng” [43, tr.36]. Dịch nghĩa:“Em không nói dối”, trong bản khai lí lịch mà không hề hay biết được sự thật mình chỉ là con nuôi của cha mẹ. Bản tính chân thật đã in rất đậm trong tâm hồn của người dân miền núi như một bản tính cố hữu, họ sống thật thà không gian dối, sống đúng với con người thật của bản thân mình nên khi biết người con rể của mình không ra đầu thú bà Niệm đã thở dài than vãn “Mầư phiến pây dá, tu rườn bấu xằng pở pác lẹo lò. Câu chắc pện câu củng ău hò đai chả.… cầư chắc vằn nẩy tẻo pện! Mầư tẻo kin dú bấu tồng cần. Dú dú pây tỉnh pậu hết túng hết toáng” [43, tr.14]. Dịch nghĩa: “Mày tránh đi rồi cái nhà này không tan hoang hết à. Tao biết vậy sẽ lấy thằng khác thôi... ai biết trước được có ngày hôm nay! Mày ăn ở không giống ai. Đi nghe người ta làm lung tung”. Sự chân thật ở đây không đến từ tính cách con người, sự chân thật không có nghĩa là nói thẳng nói thật, có gì thì nói vậy bởi bà là con người thẳng tính mà sự chân thật đến từ trong tâm hồn của bà Niệm, bà nói lên những suy nghĩ trong chính tâm hồn của mình mà không bị chi phối bởi những dồn nén của tình cảm nên Lưu nghe thấy mà chạnh lòng, nhưng câu nói thật thà của bà Niệm đã thể hiện những suy nghĩ chân chất mộc mạc của người miền núi vốn đã quen với những bình lặng trong cuộc sống nên sự lùng sục ác độc của đám tay sai đã tạo ra một cú sốc lớn đối với gia đình bà Niệm. Là một người mẹ, bà Niệm cũng không tránh khỏi những lo lắng cho người con, bà cũng đã bình tĩnh động viên, thật thà khuyên nhủ người con rể của mình không ra đầu thú.

Người mẹ trong truyện hăn phi - thấy ma, lại thể hiện một sự chân thật đến ngây ngô, sự chân thật đến cả tin đã đánh mất hết toàn bộ lí trí, những gánh nặng sương gió của cuộc đời không làm vơi bớt đi tình thương yêu con cái ở người đàn bà

từng trải này, nhưng cũng chính vì tình thương yêu quá sâu nặng mà bà đã mê muội tin vào lời phán của nàng hương tổ chức đám ma nguội cho đứa con của mình, u mê nghe lời thầy cúng đốt hết tư trang cá nhân của người con. Cái tính chân thật đã ăn sâu vào tâm hồn con người miền núi, như một phần tính cách đặc trưng của họ, nó hiện lên một cách trong trẻo như con nước chảy ra từ trong nguồn không một chút vẩn đục, nó đôi lúc ngây thơ cả tin nhưng đôi lúc cũng hồn nhiên như tâm hồn một đứa trẻ như lời khai của lão Đâu "Lao phi tò khỏi đi ế doại hẩư sàng sliếng tò tèo" [43, tr.98-99]. Dịch nghĩa: “Sợ ma làm hại tôi đã trả lại cho sàng Sliếng”, lời khai của lão Đâu thật ngây ngô nhưng từ sâu trong tâm hồn họ nhen nhóm cái thiện rất đáng quý, người thiếu chân thực thường tìm mọi lí do để bao biện cho hành vi của mình mà đỉnh điểm là tỏ thái độ phủ nhận bướng bỉnh gây hậu quả nghiêm trọng. Sống chân thực là dám nhìn nhận mình chưa hoàn thiện, giúp kiểm soát được bản thân làm xuất hiện cái tâm thiện để đi đôi cùng tính chân thực nâng cao giá trị của con người. Xây dựng nhân vật với tính cách chân thực hồn nhiên, ở điểm này ta thấy có sự gặp gỡ giữa Nông Viết Toại với nhân vật của Vi Hồng đó là những con người thật thà như cục đất tới mức tin tất cả mọi hành động, lời nói xung quanh dẫn tới kết cục buồn, nhưng ở những nhân vật này ta vẫn chưa thấy có sự tranh đấu mà đôi khi nhân vật vẫn còn biện minh cho những hành vi xấu mà nhân vật khác gây ra cho mình.

Trong trang viết của mình Nông Viết Toại không xây dựng những câu chuyện tình yêu buồn dang dở, không có những ồn ào cảm xúc trong tình yêu lứa đôi với những ngọt ngào và đắng cay, với những nỗi đau lan tỏa như trong sáng tác của Cao Duy Sơn nhưng không vì thế mà sáng tác của Nông Viết Toại kém phần hấp dẫn. Trên mảnh đất núi rừng hoang vu con người luôn sống tương trợ nhau trong nghĩa tình làng xóm, nghĩa tình giữa những con người với nhau như một phương thuốc đặc biệt của tâm hồn. Ngé fặt fầy - cái bật lửa là câu truyện về hai con người xa lạ, hai mảnh đời khác nhau, điểm chung duy nhất giữa hai con người này họ đều là bộ đội về nghỉ phép. Sự kiện chủ chốt quy tụ toàn bộ giá trị nội dung tư tưởng cả tác phẩm là hành động cho mượn chiếc bật lửa châm thuốc giữa hai người đồng chí. Với nhiều người sự kiện cho mượn chiếc bật lửa không có gì lạ

lùng và rất đỗi bình thường nhưng cái lạ lùng ở đây là do hoàn cảnh mà chiếc bật lửa đã bị thất lạc nhưng cuối cùng nó vẫn về được với người chủ cũ ở chốn đông người xa lạ. Câu truyện được Nông Viết Toại xây dựng rất ngắn gọn với một bối cảnh hẹp, đó là cảnh sinh hoạt hàng ngày trên một bến xe, không nhiều nhân vật, không có nhiều tình tiết như trong những cốt truyện phiêu lưu li kì khiến người đọc thích thú khám phá những hành động của nhân vật một cách lôi cuốn, nhưng nó đọng lại trong lòng người đọc đó là bài học về nhân cách con người, đó là bài học về sự cho đi và nhận lại dù chỉ là những vật nhỏ nhất. Giá trị của chiếc bật lửa tuy nhỏ bé nhưng đó là câu chuyện về nghĩa tình đồng đội, nó hâm nóng tình cảm của con người và tỏa sáng những đức tính của người lính cụ Hồ nói chung người dân miền núi nói riêng chân thật, nghĩa tình, đầy nhân ái như lời bà cụ trong Hội mẹ chiến sĩ “Fặt fầy cúa lan hết lừ tốc đảy. Mái cạ dú mừ cần tầư te củng mì fầy rủng” [43, tr.119]. Dịch nghĩa: “Bật lửa của cháu không bao giờ rơi được. Dù ở trong tay ai thì nó cũng có lửa sáng”.

Tấm lòng nhân ái, tình nghĩa của con người miền núi cũng được Nông Viết Toại tái hiện qua hình ảnh chất phác của bà Nậu trong Chài vệ quốc đoàn - Anh vệ quốc đoàn, thông qua những câu hỏi của bà tìm hiểu về anh vệ quốc Thanh đó là những lời thăm hỏi thể hiện sự quan tâm lo lắng, ân cần, chu đáo rất đỗi quen thuộc và bình dị trong cuộc sống hàng ngày của người dân miền núi. Khi về đến lán an toàn bà đã nổi lửa nấu cơm cho Thanh ăn nhưng khi biết không thể giữ Thanh ở lại bà Nậu đã đưa cho anh gói cơm giản dị nhưng rất đầy ắp tấm lòng “Bấu mì nựa, pja hó phjăc lèng, pả ben ỷ cưa nấng căp khẩu vạ hó khẩu” [43, tr.110]. Dịch nghĩa:“Không có thịt, có cá bà kẹp chút muối vào cùng gói cơm”. Nhân ái là cái nghĩa, cái tình là sự quan tâm chia sẻ mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống, tình yêu thương được thể hiện bằng sự quan tâm tuyệt đối giữa những con người với nhau một cách bình dị đôi khi chỉ cần một câu nói, một hành động nhỏ là đủ. Gói cơm của bà Nậu tuy đơn giản nhưng nó như cây nến chiếu sáng cả một căn phòng rộng lớn, trong ánh sáng ấy chúng ta nhìn thấy rất rò những giá trị mang bản chất tinh thần của con người dân tộc, yêu thương trân trọng con người. Miếng cơm chấm muối, như hòa quyện cái hương vị mặn nồng của con người miền núi, nó đơn sơ

thanh đạm nhưng đã đại diện cho tất cả người dân miền núi nói lên lời cảm ơn chân thành với Thanh, nói lên lời cảm ơn của nhân dân miền núi đối với cách mạng.

Nhân ái, tình nghĩa là thứ tình cảm cao quý giữa con người với con người trong cuộc sống, đó là sự quan tâm chăm sóc kịp thời, là sự động viên chia sẻ, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn trong cuộc sống nên sau khi biết được sự thật về gia đình mình nghĩ đến tình nghĩa của cha mẹ nuôi nhân vật Đắc (Bặng nậu bjooc phông - Như nụ hoa nở) đã cười trong nước mắt khi "Chứ điếp thâng pò mè ooc cặn tầu tèo nải sliết, nải slương cặn tì thâng pò mè liệng ngòi lầu cải mà pền cần" [43, tr.41]. Dịch nghĩa: “Nhớ đến cha mẹ đẻ bao nhiêu lại thương tiếc cha mẹ nuôi bấy nhiêu vì đã chăm nom mình nên người”. Bà Sáng (Hăn phi – Thấy ma) cũng luôn hiện lên trong dòng nước mắt, bà khóc khi nghe tin người con trai của mình chết trận, bà khóc khi nghe lời phán con bà đã chết, ngay cả cuối câu truyện bà Sáng cũng hiện lên trong dòng nước mắt, bà khóc vì sự ngây thơ, mê muội của mình, khóc trong sự ngạc nhiên lẫn hạnh phúc vỡ òa khi đứa con trai còn sống sót trở về khỏe mạnh. Tình cảm gia đình của những con người miền núi hiện lên rất thiêng liêng, chân thực trong cảnh đoàn viên, trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của bà Sáng. Là người ai cũng muốn được yêu thương để được sống vui vẻ hạnh phúc, để có nghị lực vượt qua những khó khăn trong cuộc đời, yêu thương và được yêu thương là ý nghĩa của cuộc sống, nếu không cho đi yêu thương thì sẽ rất khó cảm nhận lại sự yêu thương của người khác bởi yêu thương chỉ có giá trị trong hành động. Chính bởi tình nghĩa yêu thương giữa con người với con người mà người miền núi thường sống bao dung và giàu lòng vị tha hơn, với họ tha thứ, mở một con đường sống cho người khác cũng là tha thứ và mở ra một con đường cho chính bản thân mình.

Trong cuộc sống có một gia vị để kết nối hai trái tim đó là tình yêu, có một tình cảm thiêng liêng giúp con người vượt qua khó khăn thử thách đó chính là gia đình. Trong bất cứ nền văn học nào khi nói tới tình yêu là nói tới tình cảm, sự gắn bó tha thiết, nồng nàn, trong bất cứ nghịch cảnh nào thì tình yêu vẫn luôn luôn tồn tại trường tồn như tình yêu của vợ chồng Niệm. Tuy mới cưới nhau chưa lâu nhưng Niệm luôn dành cho chồng sự quan tâm lo lắng của một người vợ có chồng đi hoạt

động cách mạng đối diện với bao hiểm nguy, mỗi bước chân của chồng luôn có sự dòi theo của cô luyến lưu không muốn xa rời “Kỉ pày dò kha cạ mà rườn tọ kỉ pày tứn, tẻo nẳng” [43, tr.28]. Dịch nghĩa: “Mấy lần nhấc chân về nhà nhưng đứng mấy lần lại ngồi xuống bấy nhiêu lần mà không dứt đi được”. Thương chồng nhưng người phụ nữ này đã chấp nhận hi sinh hạnh phúc của mình cho đất nước chỉ đơn giản bởi cô nghĩ rằng phải sống vì độc lập tự do của tổ quốc chứ không phải sống cho riêng mình, suy nghĩ ấy khiến cô đủ sức âm thầm chịu đựng sự chia li, chủ động nhận về mình mọi thiệt thòi trong cuộc sống để đảm bảo cho sự tồn tại của một dân tộc đang bị xâm phạm chủ quyền. Biết bao nhiêu yêu thương chất chứa và hi sinh trong lời dặn dò của cô với chồng “Ău căn vằn toỏc củng phua mjề, chài cử em slim pây. Noọng dú rườn kin dú bấu bặng cần đai. Slip pi noọng củng thả, hả pi noọng củng ngầư” [43, tr.33]. Dịch nghĩa: “Lấy nhau một ngày cũng là vợ chồng, anh cứ yên tâm mà ra đi. Em ở nhà ăn ở không như người khác. Mười năm em vẫn đợi, năm năm em cũng chờ”, tình thương yêu chồng cũng như nỗi đau mất nước, sự thấu hiểu lẽ đời ở người phụ nữ này chẳng bao giờ để lộ ra bên ngoài, sự thầm lặng này rất xứng đáng để cho người ta nể phục. Thấp thoáng trong người phụ nữ dân tộc miền núi đó là bóng dáng của bao người phụ nữ Việt Nam chân thành, giản dị, yêu thương gia đình, giàu đức hi sinh. Trong cuộc sống bộn bề những lo toan người đàn bà thật khổ, họ phải che chắn cả trăm chiều nhưng cũng thật đẹp, đẹp trong nỗi khổ của con người, là một người phụ nữ cô cũng không tránh khỏi đôi lúc mềm yếu, tiếng thở dài trong nội tâm của cô cũng khiến Lưu phần nào hiểu được nhưng không thể cất nên lời, nước mắt Niệm đã rơi xuống hai bên má khô rồi lại ướt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Chính qua lăng kính của dòng nước mắt mà độc giả nhìn thấy những nhân vật của Nông Viết Toại có một tâm hồn đôn hậu chất chứa bao yêu thương trong tình cảm gia đình. Thứ tình cảm ấy đã nâng đỡ, thức tỉnh tâm hồn con người, thực sự là một điểm tựa vững chắc của tâm hồn con người. Cuộc sống với bao biến cố thăng trầm, người đọc vẫn thấy được muôn vàn khó khăn trong cuộc sống của người dân miền núi chứng tỏ khi ca ngợi tình cảm của con người Nông Viết Toại vẫn không nhìn cuộc đời đơn giản nhưng tình thương, lòng nhân ái, sự bao dung vẫn cần biết bao trong cuộc đời bởi nó giúp con người ổn định lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Như vậy, ta có thể thấy Nông Viết Toại không tập trung miêu tả đến cái đẹp biểu hiện hình thức bên ngoài mà quan tâm đến cái đẹp bên trong tâm hồn của con người. Nhà văn quan niệm một người dù mang vẻ đẹp thiên tạo bề ngoài cũng khó có thể được coi là cái đẹp nếu không có một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng với bản tính chân thật, nghĩa tình, giàu nhân ái, giàu đức hi sinh là những yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người, hướng tới cái thiện và tạo nên những giá trị hoàn thiện cuộc sống.

Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 7

2.2.2. Quan niệm về các giá trị tinh thần của con người

Trong sáng tác của Nông Viết Toại người đọc luôn bắt gặp hình ảnh con người miền núi với tâm hồn đẹp đẽ. Tâm hồn của một con người đẹp đẽ hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không tư lợi với lập trường kiên định và lí tưởng cao đẹp. Lí tưởng chính là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua thử thách và cám dỗ. Nuôi dưỡng một lí tưởng đẹp tâm hồn và nhân cách con người nhờ đó mà lớn lên, phẩm chất con người cũng được tôi luyện, trong chiến tranh đó tình yêu quê hương làng bản, là khát vọng hi sinh quên mình để đất nước được độc lập tự do, thủy trung sắt son với cách mạng với nhân dân.

Nhân vật Lưu trong truyện Đoạn đường ngoặt, là con rể mới của ông bà Niệm, một buổi chiều khi đang trên đường đi làm về anh được mẹ vợ chạy ra báo tin mình hoạt động cách mạng bị bại lộ, đám tay sai quan lại yêu cầu anh ra đầu thú khiến cho Lưu chìm trong những trăn trở: “Tẻ phiến lụ pây thủ?” [43, tr.13]. Dịch nghĩa: “Trốn đi hay đầu thú”. Trong cuộc sống con người luôn phải đấu tranh với mọi khó khăn để vươn lên đạt được những mục đích nhất định, trong cuộc đấu tranh ấy để chiến thắng được chính bản thân mình là cuộc đấu tranh thầm lặng nhưng hết sức khó khăn, khó khăn hơn cả chiến thắng kẻ thù bên ngoài. Khi đấu tranh với kẻ thù bên ngoài tiêu diệt được nó thì ta sống nhưng trong cuộc đấu tranh bên trong kẻ thù lại chính là ta, tiêu diệt nó cũng chính là động chạm tới quyền lợi của ta. Nếu không có một lí tưởng lớn làm sao nhân vật Lưu có thể vượt qua được được chính bản thân mình, anh đã kiên định và sáng suốt lựa chọn cho mình con đường cách mạng:“Hi sinh phấn đấu! / Tức Tây tức Nhật! / Việt Nam độc lập!” [43, tr.12]. Dịch nghĩa:“Hi sinh phấn đấu! / Đánh Tây đánh Nhật! / Việt Nam độc lập!”.

Lê Nin từng khẳng định "Tôi không sợ khổ, không sợ chết, tôi chỉ sợ không thắng nổi những phút yếu đuối của tôi và đối với tôi chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng bản thân mình". Nhân dân ta thường nói "Chiến đấu không gian khổ thì chiến thắng không vẻ vang" đấu tranh để chiến thắng bản thân là cuộc đấu tranh hết sức gian khổ khó khăn vì thế chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất, đó là chiến thắng của phần thanh cao trong sáng ở mỗi con người, đó là chiến thắng của ý chí nghị lực nâng cao phẩm giá giúp con người vươn lên lẽ sống cao đẹp. Nếu không có một nghị lực phi thường thì làm sao Lưu đưa ra được quyết định không ra đầu hàng, hơn nữa nếu không có lí tưởng đấu tranh cho độc lập dân tộc, sự thủy chung với cách mạng làm sao Lưu hi sinh hạnh phúc của mình quay trở lại tìm đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng.

Nhân vật Lưu luôn gắn bó và dòi theo con đường cách mạng, những câu hỏi của Lưu với ông bà Niệm, Niệm và Độ đã cho thấy Lưu luôn quan tâm đến từng bước đi, sự thành bại của cách mạng, đặc biệt Nông Viết Toại đã xây dựng nên một hình ảnh so sánh ví von rất độc đáo “Niệm lặm pha rườn dá, Lưu chắng pjạc quá boỏng tàng tập éo khảm pây tó tàng luông” [30, tr.34]. Dịch nghĩa:“Bóng Niệm khuất sau nhà rồi Lưu mới rẽ qua đoạn đường ngoặt đi ra đường cái”. Hai khoảnh khắc một con đường, chính đoạn đường ngoặt ấy ngày hôm qua anh vẫn còn bước đi về nhà từ trên rừng nhưng từ khoảnh khắc này cũng với đoạn đường ấy anh tìm về với đoàn thể để đi theo con đường cách mạng. Nông Viết Toại đã gắn sự chuyển biến tư tưởng của Lưu với hình ảnh đoạn đường ngoặt trong tự truyện của mình. Lưu tin tưởng vào con đường cách mạng, khi thành công cách mạng sẽ làm chủ cuộc sống, làm chủ tương lai và người ta sẽ thay đổi cách nhìn về người đi ở rể.

Trong cuộc chiến với kẻ thù cần nhất ở con người sự cống hiến hi sinh cho tổ quốc, con người được đặt trong những mối quan hệ với kẻ thù, với đồng chí, với nhân dân. Lịch sử đất nước ta đã trải qua một giai đoạn rất dài trong các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang, lũ giặc cướp nước tràn vào nhằm xâu xé đất nước ta với một hệ thống quan lại tay sai bù nhìn tự do đi lại phá vỡ mọi quy tắc truyền thống, mọi giá trị của dân tộc ta đã vun đắp và xây dựng từ ngàn đời trong đó giá trị con người bị coi rẻ khi chúng thẳng tay giết chóc, tạo ra sự ngột ngạt về chính trị và những khủng hoảng trong đời sống của dân tộc ta, làm đổ biết bao xương máu của

đồng bào dân tộc, cướp đi cảnh yên vui mỗi ngày, gieo mầm cái chết trên khắp đất nước với không khí tang thương mất mát, khổ đau

“Mền khửn mừa chứt lán/Bẳn mẻ mé tềnh phja”

Dịch nghĩa:

“Chúng nó lên đốt lán/Bắn mẹ ở trên vách”

Chúng ra sức bóc lột người dân, đầy đọa dân tộc ta đến cùng cực. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu chuộng tự do và luôn mong muốn sống hòa bình yên vui với các dân tộc khác. Dân tộc ta có truyền thống đấu tranh chống xâm lược, trải qua bao thế hệ từng lớp người đã thay nhau viết nên những trang sử oai hùng. Nhân dân ta có chủ quyền, có nền độc lập vững vàng được xây dựng qua hàng ngàn năm nhưng khi vận mệnh đất nước lâm nguy, nền tự do của đất nước bị xâm phạm dân tộc ta lại đoàn kết đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước, bảo vệ những giá trị của quốc gia dân tộc một cách tự nguyện

“Vằn ngòa pây khai hội/Lủc tình nguyện tòng quân”

Dịch nghĩa:

“Hôm qua đi khai hội/Con tình nguyện tòng quân”

Tinh thần yêu nước vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đi sâu vào trong ý nghĩ và hành động của mỗi con người bao đời nay, xuất phát từ ý chí chiến đấu quyết tâm xây dựng và bảo vệ tổ quốc luôn được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, trở thành tiền đề cho mọi thắng lợi. Nông Viết Toại đã kế thừa truyền thống đó của dân tộc trong tác phẩm của mình với một lí tưởng cao đẹp: vì nước vì dân

“Nhằng ón lèo pây vệ quốc quân/Lầu pây củng vì dân vì nước”

Dịch nghĩa:

“Còn trẻ đi theo vệ quốc quân/Mình đi cũng vì nước vì dân”

Nông Viết Toại đã tái hiện lại một thời kì chiến đấu anh dũng của dân tộc ta thật khốc liệt nhưng cũng rất hào hùng. Tinh thần chiến đấu bất khuất của quân và dân ta được thể hiện rất rò trong truyện Chài vệ quốc đoàn - anh vệ quốc đoàn. Trong lịch sử hình thành và phát triển đất nước chưa có một quốc gia dân tộc nào có hoàn cảnh éo le như dân tộc ta, trải qua ngàn năm lịch sử đương đầu với ngoại xâm phương Bắc rồi đến cuộc đấu tranh trường kì với hai đế quốc đầu sỏ, chưa có một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022