Dịch nghĩa:
“Cha càng năm càng già, / Mẹ thì không còn nữa. / Hai ba người em nhỏ, / Vẫn chưa biết gì đâu. / Chưa đánh tan lũ giặc, / Nước mất thì nhà tan. / Con đi theo
bộ đội / Tối ngày cha yên tâm.” (Đi bộ đội)
Thể lưu thủy là một thể thơ truyền thống xuất hiện nhiều trong thơ Tày, lưu thủy là một từ Hán Việt có nghĩa là nước chảy, khi vận dụng thể lưu thủy Nông Viết Toại đã tạo ra nhân tố bôi trơn cho hệ thống bài thơ của mình với sự liền mạch trôi chảy như nước rất dễ thuộc lòng.Thể lưu thủy trong câu thơ trên xét theo quy tắc chiếu ngữ đã được ông vận dụng mạch ý ở câu trước trôi chảy tràn xuống câu sau rất tự nhiên không bị phá vỡ ý bởi một rào cản nào của đối ý. Ta thấy một Nông Viết Toại vững vàng đang đứng trước mọi người hùng biện tình yêu quê hương, đất nước, gia đình với quyết tâm gia nhập vào hàng ngũ bộ đội một cách linh hoạt, dứt khoát.
Khi tiếp xúc với nền thơ của dân tộc Tày chúng ta nhận thấy dấu ấn của dân ca truyền thống trong những câu then, làn điệu sli, lượn, phong slư, phuối pác… được in đậm trong thơ với những vần điệu, âm hưởng truyền thống đã tạo đề cho sự phát triển của thơ Tày hướng tới sự hiện đại với thể thơ ngũ ngôn (năm chữ), thất ngôn (bẩy chữ) và đặc biệt là thể thơ tự do.
Hát lượn là một làn điệu dân ca của người dân tộc Tày, đây là thể loại hát dao duyên nổi tiếng nhất của người Tày với hình thức diễn xướng đối đáp giữa một bên là nam một bên là nữ hay một bên là khách và một bên là chủ nhà ứng khẩu, đối đáp tùy theo hoàn cảnh mà có những lời, những câu thích hợp mà điển hình là một khổ bảy câu, một câu năm chữ như bài “Ău chât mjề, ău chât phua” (lấy bẩy vợ, lấy bẩy chồng) của người Tày Ngân Sơn, Bắc Kạn.
Bên cạnh lượn, pựt lằn, dá hai… phong slư hay còn gọi là phảng lài là một loại dân ca phổ biến của dân tộc Tày. Phong slư được hiểu là bức thư, được viết theo thể thất ngôn trường thiên bằng tiếng Tày, đôi câu Hán tự, Hán nôm có lẫn cả nôm Tày thể hiện nỗi niềm suy tư của các chàng trai cô gái mới quen nhau, mới bén duyên hay gặp trắc trở tình duyên với tác phẩm Slương điếp căn (Yêu thương nhau)
Ngoài ra trong dân ca của người dân tộc Tày còn xuất hiện thể thơ tự do với hình thức phuối pác trong tác phẩm Bjooc chang sluôn (Hoa trong vườn)
Có thể nói cách thức tổ chức ngôn từ như dân ca truyền thống của dân tộc Tày không phải là mới nhưng với cách thức tổ chức ca từ như trên đã tạo ra một tiền đề cho phép Nông Viết Toại kế thừa về mặt thể loại. Việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn hay thơ tự do luôn giữ vai trò chủ đạo trong thơ của Nông Viết Toại “Mé duông pẻng slúc dá / Sle chang tổng tềnh khây / Mái cẩn lăng lẻ cẩn /
Kin pẻng dá cỏi pây”… “Cẳm nảy mà cỏi kin? / Xòn khửn cốc nặm lìn / Pẻng lày sle tắng lủc / Cầư chắc cạ khát tin!” (Chứ đồng chí)
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền Thống Gắn Bó Với Tự Nhiên Trong Văn Học Người Tày
- Sự Gắn Bó Với Tự Nhiên Của Nông Viết Toại
- Sử Dụng Các Motif, Các Thể Loại Truyền Thống Một Cách Linh Hoạt
- Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 12
- Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Dịch nghĩa:
“Mẹ nấu bánh chín rồi / Để trong đổng trên khây / Có bận gì thì bận / Ăn bánh rồi hãy đi”… “Tối trở về hãy ăn ?/ Để lên đầu máng nước / Bánh này để chờ con / Ai biết đã rò tin!” (Nhớ đồng chí)
Nông Viết Toại đã vận dụng hình thức ứng khẩu đối đáp với thể thơ năm chữ để tưởng nhớ vong hồn người đồng chí của mình đã bị địch giết hại ngay trên chính mảnh đất quê hương vào tháng 10 năm 1944 tại Bằng Đức thuộc châu Ngân Sơn. Đế quốc thực dân tiến hành khủng bố tinh thần, đàn áp cách mạng, bắt bớ tù đày, giết hại những người chiến sĩ cộng sản kiên trung của dân tộc ta gây ra nhiều tổn thất cho phong trào cách mạng. Nhưng dân tộc ta vẫn đoàn kết một lòng đấu tranh vì nền độc lập tự do của đất nước. Hình ảnh người mẹ Tày hiện lên giàu đức hi sinh vì cách mạng với những nét lam lũ tần tảo nhưng vẫn luôn dành hết tình yêu thương để hướng về người con đang trong hàng ngũ kháng chiến. Với cách tổ chức ngôn từ đối đáp trong cuộc gặp gỡ giữa tác giả và mẹ của người đồng chí, Nông Viết Toại viết về những năm tháng đau thương của cả dân tộc, lên án mạnh mẽ tội ác phi nghĩa của chủ nghĩa thực dân đồng thời ca ngợi đức hi sinh cao cả của tình mẫu tử. Câu thơ còn gợi cho ta nhớ tới câu chuyện về cuộc gặp gỡ của Đại tướng Vò Nguyên Giáp với người mẹ dân tộc Dao của đồng chí Bàn Văn Hoan, sau khi ông bị thủ tiêu người mẹ già đã dành lại những gì quý giá cho Đại tướng để tiếp tục hoạt động cách mạng. Trong suy nghĩ của họ tất cả đều như những đứa con thương yêu của mình, họ trìu mến gọi những người chiến sĩ là con, những người cộng sản trân trọng đáp lại tình cảm của họ trong một tiếng gọi thiêng liêng “mẹ”.
Bên cạnh thể thơ ngũ ngôn, thể thơ thất ngôn cũng được tác giả vận dụng linh hoạt, có thể thấy đây là thể thơ sở trường của Nông Viết Toại. Ông đã vận dụng thể thơ này để khai triển dưới nhiều đề tài và nó cũng giúp ông truyền tải được tối đa nội dung của bài thơ để hướng tới cái đích đến
“Cán bộ cảng pây tẻo cảng mà / Thâng này quẹ chắc chử slư tha / Đánh vần chằng đảy cằm dân chủ / Cẳm toỏc đẩy pây chử cộng hòa /…/ Tha lài lẻ cạ tha lài
dá / Chóm lủc diền chương quả hốm phà!” (Slư tha)
Dịch nghĩa:
“Cán bộ nói đi lại nói về / Đến nay không biết một chữ nào / Đánh vần chưa được câu dân chủ / Một câu đi được chữ cộng hòa /…/ Mắt mờ thì bảo mắt mờ rồi /
Nhìn lúc lại vào giường đắp chăn!” (Chữ nghĩa)
Bài thơ với kết cấu bẩy chữ nêu lên một thực trạng những năm hòa bình được lập lại trên miền bắc, đất nước ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, tổ chức tái thiết lại đất nước trên mọi phương diện trong đó có mặt trận văn hóa. Có một thực trạng chung ở đại bộ phận người dân tộc thiểu số mặt bằng văn hóa văn hóa vẫn còn thấp và chưa đồng đều ở các dân tộc. Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống mới theo yêu cầu của Đảng đặt ra, Nông Viết Toại đã sử dụng thể thơ truyền thống rất gần gũi với đời sống tinh thần hàng ngày của nhân dân để kêu gọi vận động người dân tích cực hưởng ứng tham gia phong trào. Ông cũng không quên đưa ra những dự cảm buồn với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng dùng tình cảm gia đình làm chất xúc tác để khơi dậy tinh thần diệt giặc dốt trong lòng quần chúng. Đó chính là cái hay, cái tài tình làm nên thành công trong việc sử dụng văn nghệ để phục vụ cho mục đích chính trị của Nông Viết Toại.
Đặc biệt cũng với thể thơ thất ngôn, Nông Viết Toại đã xây dựng bài thơ của mình với bốn câu thơ mà người đọc cảm nhận nó rất gần với biến thể của thơ đường luật đó là thất ngôn tứ tuyệt
“Ké lai chăn củng đảy hăn lai / Slấc Mỵ hò hâư củng cạ tài / Thiếu tá Ghi Đơn thư phản lực / Mỉnh đây chắng đảy nẳng xe vài” (Sluốn cạ mỉnh đay)
Dịch nghĩa:
“Nghe họ nói cũng được thấy nhiều / Giặc Mỹ ai ai cũng bảo tài / Thiếu tá Ghi Đơn đi phản lực / Tốt số mới được ngồi xe trâu” (Bảo rằng tốt số)
Đứng trước nguy cơ phá sản của các chiến lược trong chiến tranh Việt Nam, đế quốc đã ồ ạt đổ một lực lượng lớn với nhiều phương tiện hiện đại vào tham chiến ở chiến trường miền Nam và sử dụng không quân bắn phá ra miền Bắc nhằm phá vỡ cơ sở vật chất của miền Bắc, cắt đứt sự chi viện cho chiến trường miền Nam. Bài thơ tuy ngắn gọn chỉ với 28 chữ nhưng đã khái quát được đầy đủ sức mạnh tinh thần lớn lao của quân dân ta trong một thời kì đấu tranh oanh liệt với những chiến công vang dội, Nông Viết Toại đã ghi lại dấu mốc lịch sử thông báo rộng rãi đến toàn quân và toàn dân. Khơi dậy sức mạnh truyền thống lâu đời của dân tộc ta trong chiến công bắn rơi tàu bay của quân dân Hà Bắc, ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng và bảo vệ đất nước chỉ với những vũ khí thô sơ nhưng dân tộc ta vẫn có thể đánh thắng cả đội quân hùng mạnh được trang bị bởi nhiều vũ khí tối tân hiện đại nhất. Hình ảnh chiếc xe trâu đơn giản là một thông điệp hùng hồn mà Nông Viết Toại gửi đến kẻ thù về một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù dù là mạnh mẽ nhất, đồng thời chiến thắng trên tạo tiền đề khích lệ kịp thời tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trên mọi mặt trận và khẳng định niềm tin tất thắng của nhân dân ta sẽ đi đến thắng lợi cuối cùng.
Với mỗi một nhiệm vụ Nông Viết Toại lại lựa chọn cho tác phẩm của mình một hình thức thể hiện dưới một thể thơ khác nhau, có khi ông sử dụng thể ngũ ngôn để vận động quần chúng hăng hái tham gia sản xuất trên mặt trận nông nghiệp, viết về cuộc sống tươi sáng của toàn dân tộc từ khi có sự xuất hiện của ngọn cờ cách mạng ông lại sử dụng thể thơ thất ngôn, hay thể thơ lục bát truyền thống với những nét duyên tình tứ của cô gái trong tình yêu quê hương đất nước… sao cho đạt được thành công nhất về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng bên cạnh đó là sự xuất hiện kết hợp của ba thể thơ trong kết cấu một bài thơ mà dành được nhiều sự chú ý nhất phải kể đến đó là bài Pây bộ đội - đi bộ đội. Ngay từ những khổ thơ đầu tiên Nông Viết Toại sử dụng thể ngũ ngôn để thể hiện quyết tâm tòng quân của một lớp các thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số, tiếp đến ông sử dụng thể thơ lục bát để nói lên tội ác của đế quốc thực dân, sau đó lại trở về với thể thơ ngũ ngôn trong lời dặn dò chia tay của người cha và cuối cùng kết thúc thi phẩm với niềm tin vào con đường của cách mạng với thể thơ thất ngôn. Việc sử dụng kết hợp các thể thơ không gây ra một sự xáo trộn nào về mặt
cấu trúc mà còn cho thấy cái tài tình, kết tinh cao độ các thể loại truyền thống vào một tác phẩm làm cho nội dung của tác phẩm được nâng lên gấp nhiều lần và đem đến những thành công cho ông ở bài thơ này.
Bên cạnh đó có thể thấy người dân tộc thiểu số miền núi nói chung và thế hệ các nhà thơ người dân tộc thiểu số nói riêng đều có một điểm chung trong tâm hồn đó là sự phóng túng, không muốn bị ràng buộc, giới hạn trong một khuôn khổ nhất định mà luôn ý thức vượt ra khỏi khuôn khổ để tâm hồn mình được tự do bay bổng, thỏa sức đam mê sáng tạo và họ đến với thể thơ tự do một cách tự nhiên phù hợp với những trạng thái trong tâm hồn. Trong sáng tác của Nông Viết Toại ở thể thơ tự do đáng chú ý nhất phải kể đến bài Lẩn tuyện tức Mỵ - Kể truyện đánh Mỹ, có thể nói đây là bài thơ thể hiện tính cách mạnh mẽ trong tâm hồn của các thế hệ nhà thơ miền núi nói chung và trong tâm hồn thơ Nông Viết Toại nói riêng
“Phuối mà pền nẳng cằn phầy hăn hải / Lao bấu chắc, cạ lầu pác cảng lai / Lẩn dụ ái lẩn lai / Tọ kẻt phải phi pjài /…. / Pản pốc thuổn pjai nhả pền dầu / Mèng
kheo dàu mà pâu chúng chúng /… / Kha nhẳm phầy giá / Nhằng ái thả hẩư mẩy thâng hua”
Dịch nghĩa:
“Nói ra thành ngồi trong bếp thấy biển / Sợ không biết, bảo mình miệng nói nhiều / Kể lại muốn kể nhiều / Nhưng ghét ma con trẻ /… / Lấm tấm vượt ngọn cỏ bị
dầu / Bọ xanh bay về đậu rầm rầm / … / Chân giẫm lửa rồi / Còn muốn chờ cháy đến đỉnh đầu”
Thể loại thơ tự do không có nghĩa là muốn viết gì thì viết, với độ dài ngắn, độ rộng hẹp không bị giới hạn bởi ngôn từ của tác giả, tự do không có nghĩa làm đảo lộn mọi giá trị của tác phẩm. Thể thơ tự do cũng không tạo ra cái nền làm mất đi yếu tố truyền thống trong thi phẩm mà thể thơ tự do chính là sự lựa chọn mang cá tính sáng tạo không theo khuôn mẫu nhất định của tâm hồn nhà thơ. Cá tính sáng tạo sẽ giúp cho người đọc nắm bắt được cái hồn của tác giả trong những thi phẩm mà họ gửi gắm. Kể về chuyện đánh Mỹ, Nông Viết Toại sử dụng thể thơ tự do rất linh hoạt, khi nói về tinh thần đấu tranh của quân dân ta ông sử dụng khổ thơ kết hợp giữa những câu thơ tám chữ, chín chữ, bẩy chữ với giọng thơ kéo dài ngân vang tạo ra một khí thế chiến đấu trường kì nhưng hào hùng vang vọng với quyết
tâm đi đến thắng lợi cuối. Hay khi nói về tội ác của đế quốc thực dân là những câu bốn chữ, bẩy chữ đặc biệt là ở những câu thơ kéo dài đến mười chữ là lời tố cáo tội ác chiến tranh phi nghĩa mạnh mẽ khiến cho ý thơ vượt tràn ra cả câu chữ. Có thể thấy thể thơ tự do chính là mảnh đất giúp cho tác giả thể hiện được ý đồ nghệ thuật trong tác phẩm của mình một cách sâu nhất.
Ngoài các thể loại thơ truyền thống của dân tộc thì về phương diện nghệ thuật thủ pháp điệp cũng đã được Nông Viết toại vận dụng một cách triệt để
“Ăn lẻ tẳt, ăn khoen, ăn hỏi / Ăn lẻ dủng thoóc lọi cò mừ / Ăn tầư củng cạ đây / Ăn tầư củng cạ đúng”
Dịch nghĩa:
“Chiếc thì đặt, chiếc treo, chiếc vắt / Chiếc thì dùng lạt buộc cổ tay / Chiếc nào cũng bảo hay / Chiếc nào cũng bảo đúng” (Đồng hồ)
Trước đây khi nền văn học thành văn chưa hình thành, cách hình thức thơ ca dân gian tồn tại trong đời sống tinh thần của người dân chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Những tác phẩm truyền khẩu thường rất dễ gây khó khăn trong việc truyền tải nội dung nhất là ở những tác phẩm có độ dài, vì người tiếp nhận chủ yếu thông qua phương thức học thuộc nên thủ pháp điệp được vận dụng để cho người tiếp nhận lĩnh hội một cách dễ dàng hơn. Thủ pháp trùng điệp trong thơ Nông Viết Toại được sử dụng với nhiều hình thức như điệp từ, điệp ngữ và cả điệp cấu trúc câu… để tạo nên một lối mòn quen thuộc trong sự tiếp nhận và tái hiện của người đọc. Nhìn lại thời điểm bài thơ ra đời năm 1961, đối tượng tuyên truyền mà bài thơ hướng đến là đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày trong đó số lượng người sử dụng thành thạo chữ viết còn rất ít gây ra nhiều hạn chế về mặt tiếp cận với văn bản tác phẩm. Nông Viết Toại đã lựa chọn cho tác phẩm của mình những yếu tố gần gũi nhất với tư duy học thuộc của người dân để đạt được hiệu quả cao trong nhiệm vụ cũng như sáng tác của mình.
Như vậy có thể khẳng định rằng việc vận dụng các thể thơ đã tái hiện lại rất rò hành trình sáng tác của Nông Viết Toại đi từ truyền thống đến hiện đại, đi từ cách thức tổ chức ngôn ngữ diễn xướng dân gian đến với cách thức tổ chức ngôn ngữ thơ với các thể loại có sự kế thừa, chọn lọc trong sáng tác. Việc vận dụng các
thể thơ truyền thống trong sáng tác giúp cho người đọc liên tưởng đến những hình thức tổ chức trong diễn xướng dân gian của dân tộc dễ dàng hơn mà hầu như ta ít thấy xuất hiện ở các tác giả là người kinh. Đặc biệt phong trào thơ mới với vai trò mở đường cũng tác động không nhỏ đến sáng tác của Nông Viết Toại với ý thức vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống chật hẹp để hướng tới một nền thơ hiện đại linh hoạt, phong phú hơn.
3.2. Ngôn từ
Ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ được sử dụng trong các tác phẩm văn học, được lựa chọn và gọt giũa một cách khéo léo dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ mang tính nghệ thuật cao thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật, tài năng của người nghệ sĩ trong việc lựa chọn phương diện nghệ thuật để truyền tải bức tranh thiên nhiên cuộc sống, con người tới độc giả một cách chân xác, toàn diện, mang hơi thở của dân tộc, thời đại. Nhà văn Nông Viết Toại từng nói: “Ngôn ngữ nó là chiếc cầu cảm thông sâu sắc giữa tác giả và độc giả” vì vậy không thể bỏ qua ngôn ngữ khi nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của một tác giả.
3.2.1. Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nông Viết Toại
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng phê chủ biên, song ngữ được định nghĩa là “Hiện tượng sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” [31, tr.848]. Đây là hiện tượng một người hay một nhóm người hiểu được và sử dụng hai hệ thống hay nhiều hệ thống ngôn ngữ độc lập trong các mục đích giao tiếp khác nhau.
Trong văn học, hiện tượng song ngữ được hiểu là hiện tượng một nền văn học tồn tại hai hoặc nhiều thành phần được viết bằng các văn tự khác nhau. Trong nền văn học của các dân tộc thiểu số người Tày hiện tượng song ngữ cũng không còn là điều mới mẻ, riêng biệt. Các nhà văn, nhà thơ bên cạnh việc sử dụng tiếng mẹ đẻ còn sử dụng thêm nhiều thứ tiếng khác mà phổ biến nhất là tiếng phổ thông nhưng theo một số tài liệu nghiên cứu hiện nay việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sáng tác văn học chỉ còn gặp ở một vài nhà thơ, văn xuôi thì hầu như không còn. Ở một số nhà văn người dân tộc thiểu số tuy dùng tiếng phổ thông làm phương tiện sáng
tác vẫn gài lồng vào tác phẩm của mình ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng cũng tùy từng tác phẩm, từng phong cách của tác giả mà tần suất cũng khác nhau tuy nhiên người đọc dễ dàng nhận thấy tiếng phổ thông trong những sáng tác của họ chiếm đại đa số.
Nông Viết Toại là một nhà văn sáng tác bằng song ngữ nhưng khi tiếp cận với tác phẩm của ông độc giả dễ dàng nhận thấy trong những chặng đường sáng tác đầu tiên ngôn ngữ mẹ đẻ được tác giả sử dụng với tần suất rất cao. Đặc biệt là ở những sáng tác thơ của ông thuần Tày với kho từ vựng Tày cổ rất phong phú, chúng ta tìm thấy ở trong sáng tác thơ của ông những từ lấp láy, đắc địa của người dân tộc Tày không thể lẫn lộn với thứ tiếng nào khác: chắp xặp, núc ních, bjắc bjoi, ngản ngản, mjặt mjảng, nhào nhào, loảt loảt…
Trong sáng tác văn xuôi của mình ngôn ngữ mẹ đẻ cũng là ngôn ngữ chính trong sáng tác, Nông Viết Toại luôn để cho nhân vật của mình bật lên tiếng mẹ đẻ đúng lúc đúng chỗ với ngôn ngữ chân chất, mộc mạc, giản dị. Việc vận dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vào sáng tác giúp cho nhà văn truyền tải đầy đủ thông tin theo lối cảm lối nghĩ của dân tộc, tạo nên màu sắc riêng đậm chất Tày cho tác phẩm. Bên cạnh đó cũng có những sáng tác xuất hiện ngôn ngữ phổ thông đan xen, gài lồng ngôn ngữ dân tộc trong một vài tác phẩm như truyện Chài vệ quốc đoàn - Anh vệ quốc đoàn.
“Pện lan đồng chí tịa Niềm mà lò… (Thế cháu đồng chí còng Niềm về à?)
Vâng ạ, chị này bị chúng nó bắn phải chân….
Pện nảy lan đồng chí kin ngài dú hâu xằng?... (Cháu đã ăn trưa ở đâu chưa?)
Vâng, bây giờ máu không chảy nữa rồi….
- Khăn nả cúa lan nhằng sle dào nả, lăng ău mà dào nả hẩu Niềm pện te bấu slẳm lò…(Khăn mặt của cháu còn để rửa mặt, sao lấy về rửa chân cho Niềm như thế nó không bẩn à?)
không sao bà ạ, giặt xà phòng đi là sạch thôi”. [43, tr.106 - 108].
Mỗi một cá nhân, một con người đều mang trong mình nguồn gốc của một dân tộc mà cho dù đi bất kì nơi đâu cũng có thể nhận biết qua nhiều dấu hiệu mà trước hết đó chính là ngôn ngữ. Mỗi một dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng, mỗi cá nhân là một bản sao ngôn ngữ của dân tộc mà họ mang đến khắp mọi nơi, ngôn ngữ cũng là nhân tố làm nên sức mạnh của một cộng đồng, tiếng nói còn thì dân tộc còn,