Sự Gắn Bó Với Tự Nhiên Của Nông Viết Toại

“Rằm xuân trăng vẫn sáng / Đôi lứa say mắt nhìn / Tôi như cuốc lẻ bạn / Dưới trăng gọi bạn tình / Gọi em đến rã họng / Vỡ ánh trăng nguyên tiêu / Đất trời nghe đáp vọng / Lời con người tìm yêu”

Mùa xuân không chỉ là mùa của tình yêu tuổi trẻ mà còn là mùa của những lễ hội với nhiều phong tục đặc sắc mang dư vị đâm đà của dân tộc, với nhiều nét văn hóa riêng làm nên bức tranh quê hương cho mỗi vùng miền. Nhà thơ Dương Thuấn đã trở lại thiên nhiên miền núi rừng Ba Bể - Bắc Kạn trong hồi ức với những ngọn núi cao điệp trùng gối đầu lên những tầng mây bạc, những căn nhà sàn truyền thống từ những bản làng ẩn hiện bên những thửa ruộng bậc thang chín vàng, con sông Năng hiền hòa thơ mộng êm đềm trôi cùng năm tháng đã chứng kiến bao biến động của cuộc đời, những con người dân tộc miền núi đôn hậu trong màu áo chàm truyền thống hiện lên rất gắn bó, chân thực, mộc mạc giàu bản sắc dân tộc Tày

“Anh họa sĩ ơi / Anh vẽ bản tôi nhé / Bản tôi người mặc áo chàm / Bản tôi nhiều ngôi nhà sàn / Bản tôi nhiều ngọn núi cao / Bản tôi nhiều ruộng bậc thang / Bản tôi bên bờ sông Năng ầm ào” (Anh vẽ bản tôi nhé - Dương Thuấn).

Con người ta khi lớn lên ai cũng giữ cho mình một con đường, một mái nhà, một dòng sông ghi dấu tuổi thơ với bao nhiêu kỉ niệm sâu đậm, gắn bó. Đó là nơi ta sinh ra, là nơi mẹ cất tiếng hát lượn ngọt ngào trên nương, là nơi cha lùa đàn trâu qua sông về chuồng trong những chiều muộn, là nơi ta sống trong tình yêu thương của họ hàng… tất cả đã ùa về trong kí ức không bao giờ quên của Dương Thuấn khiến cho một người con dù đã xa xứ nhưng ông luôn đau đáu một nỗi niềm về quê hương.

Có thể nói thiên nhiên đã trở thành lẽ sống đối với các thế hệ nhà văn, nhà thơ người dân tộc Tày, các cây bút đã bám sâu những sáng tác của mình vào quê hương núi rừng. Họ viết về thiên nhiên miền núi, về quê hương làng bản tươi đẹp, thơ mộng với một niềm say sưa, tự hào. Văn học chân chính từ xưa tới nay là sự thể hiện thái độ tình cảm của người nghệ sĩ, tâm hồn của tác giả như thế nào thì những sáng tác của họ cũng phản ánh chân thực thế giới tình cảm ấy. Trong những hình ảnh về tự nhiên miền núi, người đọc bắt gặp những nhà văn, nhà thơ Tày yêu tha thiết thiên nhiên, quê hương làng bản của mình. Họ gắn bó với thiên nhiên và thiên nhiên cũng chính là nguồn đề tài bất tận cho những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ người dân tộc Tày.

2.3.2. Sự gắn bó với tự nhiên của Nông Viết Toại

Gắn bó chặt chẽ sáng tác với tự nhiên là một truyền thống dễ nhận thấy trong văn học của người Tày, đối với các tác giả người dân tộc Tày thiên nhiên là bầu bạn: đồi, núi, sông, suối, cỏ cây, muôn thú... vốn là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong văn học Tày, là một người con của dân tộc Tày những sáng tác của Nông Viết Toại cũng nằm trong vùng văn hóa ấy.

Thiên nhiên miền núi trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ người Kinh ban đầu hiện lên mang vẻ kì bí, hoang sơ thoáng chút ghê rợn bởi ma quỷ và những con thú dữ, đó là mảnh đất tối tăm đáng sợ với những hiểm nguy luôn rình rập. Con người trong thế giới ấy thật nhỏ bé, họ dường như chìm sâu vào trong tự nhiên đầy những cạm bẫy luôn chầu chực nuốt chửng con người. Đến trang viết của Nông Viết Toại, thiên nhiên hiện lên hoang sơ, kì vĩ nhưng cũng rất hiền hòa dưới ngòi bút tả thực của ông, chính tình yêu, sự gắn bó, am hiểu tường tận núi rừng quê hương đã đem đến cho ông một cái nhìn toàn diện. Bức tranh thiên nhiên ấy không phải là cảnh sắc được tái hiện bằng tâm trạng lâng lâng khoan khoái của người đi du ngoạn thăm thú mà đó là bức tranh hiện thực cảm quan đời sống của tác giả.

Sự gắn bó được thể hiện trong việc gọi tên các địa danh, làng bản, các dòng sông (tà), con suối (khuổi), những ngọn núi (pù), thuở ruộng (nà), những phiên chợ (háng) miền núi trong sáng tác: Khuổi Hẻo, Khuổi Bốc, Cốc Xả, Nà khoang, Loòng Chu, khau Mu, kéo Lẻng, Háng Cáp, Háng Slo... đây là những địa danh có thật của mảnh đất miền núi Việt Bắc, không biết những tên gọi ấy có tự bao giờ nhưng con người nơi đây lớp lớp thế hệ vẫn sử dụng tên gọi ấy, lớp lớp người vẫn gắn bó cuộc sống của mình với thiên nhiên nơi ấy như những gì gần gũi thân thuộc nhất. Nông Viết Toại đã bám lấy thiên nhiên, cứ ở trong thiên nhiên, gắn cuộc sống với thiên nhiên bằng tất cả tấm lòng. Với Nông Viết Toại thiên nhiên của con người đang hiện hữu ở trước mắt, ngay trong tầm tay của con người mà không phải đi nơi nào khác.

“ Đét khửn chang nâư chỏi rủng roàng / Chiếm hăn sliểm chít nhọt Phja Bang /Án mà slung ái mì xiên xích / Cay tố sliểm hơn coóc Pác Khang / Ái khửn Lủng Mình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

lèo khảu liệp / Nhược pây Bản Hậu tẻo pàn khoang / Sliểm đây sliểm đứa ngòi piao lít / Cháp dú tổng nà tẳng nựa chang”

Dịch nghĩa:

Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 9

“Nắng đến ban trưa chiếu khắp nơi / Nhìn thấy nhọn hoắt đỉnh Phja Bang / Ước lượng cao đến cả nghìn thước / Chắc cũng nhọn hơn góc Pác Khang / Sắp đến

Lủng Mình lại vào góc / Đi sang Bản Hậu lại bò ngang / Nhọn hoăn nhọn hoắt nhìn rất đẹp / Bóng ở đám ruộng dựng sang ngang”

( Phja Bang)

Vào những ngày nắng đẹp mặt trời đến chính ngọ chiếu sáng mọi cảnh vật, thiên nhiên miền núi hiện lên với những vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng như vốn có tự ngàn đời nay. Đứng trên cao lộng gió con người phóng tầm mắt ra xa là những ngọn đồi cao vun vút in hình rò rệt trên nền trời. Thiên nhiên được mở ra trong mắt người đọc trong chiều cao mà cao nhất là ngọn Phja Bang, ước lượng có thể cao cả nghìn mét tạo thành một mũi nhọn bỏ lại những đám mây ẩn hiện trong màn sương sắp tan giữa lưng chừng đỉnh núi đâm thẳng lên bầu trời, những dãy núi gối đầu lên nhau từng ngọn từng ngọn kéo dài thành một dải tít về tận chân trời. Thiên nhiên còn được phát triển trong chiều dài khi có sự vươn rộng của bề ngang ngọn núi, khi mặt trời thiên đỉnh những chiếc bóng của nó kéo dài ra tận cánh đồng xa.

Khi chiều dần buông, mặt trời gác xuống trên đỉnh ngọn đồi Chông – Mu, thiên nhiên báo hiệu bước đi thời gian của một ngày sắp tàn “Đét ón chỏi quá bại piếng moóc sleng slau lồng mà bặng ngà pja. Theo lương, theo đeng, mì theo lài luồng” [43, tr.5]. Dịch nghĩa: “Nắng đã nhạt chiếu qua những đám mây đan xen sà xuống như là giọ cá. Đám vàng, đám đỏ, có đám vằn vện”. Với một vào nét chấm phá Nông Viết Toại đã gợi lên bức tranh thiên nhiên đậm chất phương Đông từ sắc màu đến hình ảnh rất đặc trưng của buổi chiều tà miền núi. Trong tư thế ngẩng cao đầu hướng lên trên bầu trời, ánh nắng nhạt chiếu xuyên qua làn mây mỏng nhiều lớp tạo ra hiệu ứng hình ảnh với nhiều sắc màu rực rỡ như bức tranh tuyệt đẹp mà không một sắc màu của người họa sĩ có thể vẽ nên. Trong thời khắc ấy muôn loài hối hả quay trở vào rừng tìm chốn ngủ, trên bầu trời ẩn hiện những cánh chim mỏi

chở nặng bóng chiều đang sà xuống, con người cũng lững thững những bước đi trở về nhà sau một ngày dài lao động mệt mỏi.

Chiều tối, thiên nhiên miền núi cũng tạo ra những nét đặc trưng riêng biệt không thể nhầm lẫn với một vùng thiên nhiên ở đồng bằng, ngoài đường vắng bóng người qua lại, ở trên đồi "Mèng lỉn đâu đông luộc bẳng cạ tò sli căn roọng. Tua xằng tặng, tua đai liện khửn hanh" [43, tr.7]. Dịch nghĩa: “Tiếng ve trong rừng vo ve như thi nhau kêu. Con chưa dứt con khác đã cất tiếng”. Tiếng ve sầu đua nhau cất tiếng kêu gây ra một tiếng ồn dài quen thuộc trong những cánh rừng già lâu năm ít có sự sinh sống định cư của con người, dễ tạo cho con người xa xứ một nỗi buồn man mác khi đi xa lâu ngày mà chưa có dịp trở về. Ở trên những cành cây cao “Chỏn hang bông tèo tềnh pjai mạy, kính đooc tắc bjop tắc bjep” [43, tr.7]. Dịch nghĩa: “Sóc đuôi chồn nhảy trên cành cây mục gãy bồm bộp” để tìm kiếm thức ăn sau khi chìm trong một ngày ngủ dài. Dưới mặt đất hươu nai nháo nhác tìm chỗ ngủ, tiếng con báo hoa thở hừng hực “Ăn hên phẻo te vận hèn phạt hang lồng đin sle há cần” [43, tr.25]. Dịch nghĩa: “ Các giống báo vẫn hay đập đuôi xuống đất để dọa người” dễ làm cho con người ta kinh sợ mất hồn vía nhưng bằng chính kinh nghiệm và sự gắn bó với thiên nhiên con người nơi đây luôn tránh được những hiểm họa đến từ các loài thú dữ.

Khi ánh trăng lên đến góc sàn, trong bản đã tắt hết đèn dầu đi ngủ nhưng cũng có những đêm buổi tối trong bản đen như mực, trong rừng im ắng hẳn, những con dế mèn cũng không cất tiếng kêu. Thiên nhiên trở nên vắng lặng mà chỉ cần một cơn gió thổi qua làm những tán lá cây rung lên cũng có thể cảm nhận rò như một. Trời về gần sáng ở những bản làng gà cất tiếng gáy eo óc, mấy con chim điếu điếu đậu từ chiều muộn hôm trước cũng đập cánh bay đi, nhìn lên các cánh rừng đã bừng lên một màu hồng mờ nhạt, trời bắt đầu sáng rò hơn, muôn loài cũng bừng tỉnh bắt đầu một ngày mới “Nhọt Loỏng-Muồi queng quý roọng lắt lí.mèng đươn, ổn mòn tèo sli căn khăn ịt ịt… nhọt pù Chông-Mu, kéo Ca-Chắp bặng tò sli căn rủng khửn mà” [43 ,tr.26]. Dịch nghĩa: “Đỉnh Loỏng-Muồi chim queng quý hót rộn rã. Tiếng giun và dế mèn lại thi nhau kêu ịt ịt….. đỉnh Chông-Mu và đèo Ca-chắp thi nhau sáng ra.”. Ban ngày, khi nắng lên đến gần trưa thì trời lại râm vào bốn góc

tối sầm lại, gió rít qua thung lũng rừng trúc, mưa trút nước xuống như dệt vải khung cửi. Có lẽ do độ cao của địa hình nên thời tiết nơi đây cũng mang những nét đặc trưng rất riêng của thiên nhiên, trải qua một đêm dài nhiệt độ giảm đáng kể ban ngày đến mang theo hơi nóng của mặt trời với những ngọn núi cao chắn gió đã tạo ra những cơn mưa thời tiết miền núi theo mùa.

Nông Viết Toại không trực tiếp mô tả các mùa trong năm nhưng người đọc vẫn cảm nhận được rò rệt từng bước đi của thời gian. Mùa hè với cái nắng gắt đổ mồ hôi như tắm, những tiếng ve kêu inh ỏi lúc chiều muộn gợi cảm giác buồn man mác. Mùa thu tháng chín tháng mười đến vụ mùa thu hoạch trên những cánh đồng lúa chín vàng báo hiệu một mùa bội thu. Song có lẽ ấn tượng hơn cả và dành được nhiều sự quan tâm nhất trong trang viết của ông đó là mùa xuân. Với Nông Viết Toại mùa xuân là mùa sinh sôi của vạn vật đất trời, khi đông đến con người chứng kiến khoảnh khắc giao thời của những chiếc lá đã ngả màu nói lời giã biệt với cây, khi xuân sang thiên nhiên lại bừng lên một vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống báo hiệu một năm mới nhiều thành công rực rỡ.

“Kỷ co bjooc mặn đế phung khao / Loỏng hâư kèn tha cáng mác tào / Tứ luổm ăn sluôn mà cặn cải / Pi tầư củng óoc cón sloong chao /… / Lồm xuân đét ún oóc pền khao / Nậư đeng nậư đáo khua mà tó…”

Dịch nghĩa:

“Mấy cây mận đã nở hoa trắng / Rủ trêu con mắt cây hoa đào / Mọc vươn cao ở trong vườn / Năm nào cũng nở hoa trước hai cành /…/ Gió xuân nắng ấm nở trắng xóa / Nụ đỏ nụ hồng cùng cười quay lại…”

(Mùa bjooc – Mùa hoa)

Nông Viết Toại cũng phô bày bức tranh mùa xuân tươi trẻ tràn trề nhựa sống, sau mùa đông lạnh giá cỏ cây chim hoa như bừng lên sức sống của đất trời, vẻ hấp dẫn của mùa xuân từ âm thanh, màu sắc đến hình ảnh đều như từ cuộc sống tràn vào trong thơ còn tươi nguyên và ấm nóng hơi thở của cuộc đời.

“Đông quá xuân mà bjooc mạy phông / Hanh queng quý roọng khảu mùa công”

Dịch nghĩa:

“Đông qua xuân về cành hoa nở / Chim queng quý gọi mùa sản xuất”

(Khẩu mùa công - Vào mùa công)

Mùa xuân khởi đầu cho một năm mới cũng là khởi đầu cho một mùa công việc mới của con người. Nông Viết Toại đã lấy mùa xuân làm cái mốc cho sự khởi đầu và làm chuẩn mực cho cái đẹp trong sáng tác của mình. Mùa xuân đến trăm hoa đua nở, con người hân hoan bừng tỉnh với đất trời. Vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong những ngày xuân về căng đầy sức sống, sức sống đó được khởi sắc từ cỏ cây, chim muông lan tỏa đến cả con người với những phấn chấn, yêu đời. Trong cảm nhận của Nông Viết Toại thiên nhiên đất trời đẹp nhất là mùa xuân, con người đẹp nhất là tuổi trẻ. Mùa xuân đem đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Tuổi xuân đem đến cho con người lí tưởng, làm cho con người trưởng thành hơn trong chiến đấu và sản xuất.

Trong môi trường miền núi con người phải sống hòa nhập vào thiên nhiên, phải giao cảm với thiên nhiên để đạt tới sự hài hòa trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Con người nơi đây thường gắn thiên nhiên với màu sắc tâm linh của họ, trong cuộc sống con người luôn coi thiên nhiên như một biểu hiện của con người, mọi biểu hiện của tự nhiên đều như phản ánh cuộc sống tồn vong của con người từ đó mà con người nơi đây hình thành lối văn hóa ứng xử với tự nhiên. Con người chính là một thực thể tự nhiên sống, con người dựa vào thiên nhiên để sống, chiến đấu, lao động sản xuất, bồi đắp những tình cảm và tâm hồn. Thiên nhiên vừa là môi trường sinh thái vừa là cơ sở thiết yếu đảm bảo cho sự tồn tại của loài người.

Mảnh đất ấy đã duy trì cuộc sống vật chất của người dân miền núi, cung cấp nguồn chất đốt cho con người, mỗi buổi chiều đi làm về “Pò chài lẻ béc fừn cuốn cả ngúng cả ngáng... fừn fòn rẩy fầy loàm đăm đẻn... cần ké thư fừn, lục eng thư bai bấu củng béc cái fừn eng eng pậu bá” [43, tr.6]. Dịch nghĩa: “Đàn ông thì vác củi cục… củi ở nương bị lửa đốt đen xì… người lớn vác củi, trẻ con cầm cào cũng mang theo một cây củi nhỏ trên vai”. Trong điều kiện sinh hoạt còn nhiều thiếu thốn, họ dựa vào thiên nhiên để lấy nguồn nguyên liệu, vật liệu làm nhà ở, nguồn thực phẩm duy trì cuộc sống, thiên nhiên còn là một thực thể chứng kiến mỗi bước đi của con người, bao biến đổi của đời sống nơi ấy. Người Tày miền núi thường quan niệm bếp lửa là cơ sở để duy trì mái ấm hạnh phúc của mỗi gia đình và những cây củi là nguồn nguyên liệu để duy trì cho ngọn lửa hạnh phúc. Là nơi thể hiện tài nội trợ nữ công gia chánh của người phụ nữ, giữ cho bếp lửa luôn ấm nóng không bị nguội lạnh cũng là giữ cho hạnh phúc gia đình luôn bền lâu. Tuy cuộc sống còn

nhiều khó khăn nhưng chính tình yêu cuộc sống, sự gắn bó với thiên nhiên đã đem đến một động lực lớn cho con người trong sản xuất

“Nâư cón lầu pây hội tẳm sloai / Chùa căn lồng phải hẩư nào lai /… / Hết lừ tó đảy hươn pi quá / Slứa nủng ooc mà củng đảy khai” (Lồng phải)

Dịch nghĩa:

“Hôm trước mình đi chơi hội muộn / Rủ nhau trồng bông cho thật nhiều /…/ Làm gì cũng được hơn năm ngoái / Khi mặc không hết cũng được bán”(Trồng bông)

Nông Viết Toại luôn thể hiện niềm tin vào cuộc sống, vào thiên nhiên, ông vẫn vững tin vào sự cố gắng của con người, sự nỗ lực của con người sẽ được thiên nhiên đền đáp xứng đáng. Khi đất nước đấu tranh giành độc lập dân tộc thiên nhiên đùm bọc chở che cách mạng, trong những năm tháng ấy nhân dân ta đã có nhiều cái tết không trọn vẹn, mọi người phải tản cư vào trong rừng chạy giặc. Dường như thiên nhiên cũng đau nỗi đau chung của con người và cứu giúp lấy họ, khi giặc đến càn quét “Tằng đếch tằng ké phiến khửn đông” [43, tr.102]. Dịch nghĩa: “Cả già cả trẻ lại tránh vào rừng” thực hiện chiến lược “Ni tèo khảu đông khảu luộc” [43, tr.112]. Dịch nghĩa: “Vườn không nhà trống” ngăn chặn kẻ thù. Trong những năm tháng đấu tranh hoạt động cách mạng khi bị bại lộ thì “Tèo khảu đông pây" [43, tr.7]. Dịch nghĩa: “Lại vào trong rừng” để tiếp tục hoạt động. Chính thiên nhiên là nơi xây dựng căn cứ cách mạng và chở che cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, với Nông Viết Toại thiên nhiên không chỉ gắn với những mảnh đời mà còn gắn với cả vận mệnh của dân tộc.

Nếu nhìn ngắm thiên nhiên để thấy hết vẻ đẹp của nó con người sẽ không bao giờ đạt được ý nguyện thay vào đó con người hãy sống trong thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, gắn bó cuộc sống của mình với thiên nhiên. Cuộc sống của con người trong thiên nhiên vẫn luôn phong phú sinh động, cảnh núi rừng bao đời nay vẫn vậy chỉ có con người là biến đổi. Nông Viết Toại đã mở hồn ra để sống và cảm nhận về thiên nhiên với lòng biết ơn thiên nhiên luôn cưu mang, chở che cho con người, đùm bọc cách mạng trong những tháng ngày sục sôi nhất, bằng cách đó Nông Viết Toại có được những rung động sâu rộng nhất về thiên nhiên, với ông thiên nhiên không khô cứng mà luôn gắn bó với con người từ nguồn nước uống, mảnh đất mà con người sống, chiến đấu, lao động và sản xuất đều quan hệ chặt chẽ với con người vì con người mà có và cũng do con người mà có. Chỉ sống trong

thiên nhiên và trong sự biết ơn thiên nhiên con người mới có thể cảm nhận hết được vai trò của thiên nhiên.

Chính cuộc sống nằm vùng với sự am hiểu tường tận của các nhà văn người dân tộc thiểu số nên thiên nhiên đã trở thành đề tài quen thuộc hiện lên trong các sáng tác của các nhà văn như Vi Hồng, Triều Ân... với đầy đủ cung bậc cảm xúc. Ở Nông Viết Toại bên cạnh hình ảnh quen thuộc người đọc còn bắt gặp hình ảnh thiên nhiên trong không khí sục sôi của cách mạng, điều này làm cho thiên nhiên của ông mang âm hưởng của đất nước trong mọi chiều sâu khía cạnh, dưới ngòi bút của một nhà văn lão thành thiên nhiên còn gắn bó sâu sắc với con người nghệ sĩ của nhà văn, đây chính là nguồn đề tài bất tận để cho nhà văn đào sâu, khai thác, thỏa sức đam mê của mình.


Tiểu kết

Phong tục tập quán và những nếp sinh hoạt trong đời sống văn hóa tinh thần của một tộc người là cơ sở rò nhất để phân biệt với các tộc người khác. Đến với dân tộc Tày là đến với những phong tục tập quán lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thực hành ngay trong những sinh hoạt hằng ngày của con người với nhiều giá trị trong đó nổi bật nhất là các giá trị về tinh thần của con người và truyền thống gắn bó với tự nhiên. Đó là những con người miền núi khỏe mạnh, thật thà, luôn mang trong mình tình yêu quê hương đất nước nồng nàn với lí tưởng sống tiến bộ đầy nhân văn, có thể thấy những quan niệm trên về giá trị tinh thần của con người không phải riêng biệt, không chỉ người dân tộc Tày mới xuất hiện những giá trị ấy mà nó tồn tại ở nhiều dân tộc nhưng ở dân tộc Tày lại kết tinh các giá trị ấy một khác làm nên những bản sắc riêng không bị pha trộn mà khi tiếp xúc với nó chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí