Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 13

Đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, lá rụng về cội trong hình ảnh ví von “Tua mạ nhằng chắc hòi mà sào, tua vài nhằng chắc mà lảng” [43, tr.49]. Dịch nghĩa: “Con ngựa còn biết trở về tàu, con trâu còn biết về chuồng”. Con người ta sinh ra đều có nguồn cội, câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải luôn biết ơn nguồn cội, chính là nơi xuất phát khởi đầu tạo ra thành quả cho thế hệ mai sau thừa hưởng. Nhớ nguồn trước hết là nhớ đến công ơn của cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người với bao vất vả “Cẩu bươn pà slip bươn liệng chắng quá đeo, slinh tua lục bẳng lưởt hỏi cò, pỏn kỉ lai nồm, mẩm kỉ lai khẩu chắng pền tua lục” [43, tr.51]. Dịch nghĩa: “Chín tháng mười ngày mới vượt cạn, sinh đứa con ra như máu dính trên cổ, bón bao nhiêu sữa, mẵm bao nhiêu cơm mới nên đứa con”. Vợ chồng đến với nhau vì cái duyên, con cái đến với cha mẹ vì cái nợ, họ luôn dòi theo từng bước đi của người con trong cuộc sống với bao ưu tư lo lắng cho đứa con của mình:“Tón kin bấu van, cừn nòn bấu ỏn” [43, tr.48]. Dịch nghĩa: “Bữa ăn không ngon, đêm ngủ không ngon giấc”, chấp nhận mọi đánh đổi hi sinh để cho thế hệ sau có được cuộc sống tốt đẹp hơn chính vì vậy lòng biết ơn sẽ giúp con người ta gắn bó hơn với thế hệ đi trước và tạo ra một đạo lí làm người văn minh tiến bộ. Sớm mồ côi cha từ nhỏ nên chăng Nông Viết Toại rất trân quý tình cảm gia đình, đối với ông công lao của cha mẹ bao la như biển trời, con người mắc nợ đấng sinh thành rất nhiều nhưng suốt cuộc đời này sẽ không bao giờ trả hết, vay mượn đời trước con người ta sẽ trả cho đời sau. Thế hệ sau sẽ nối tiếp tấm gương của thế hệ trước tiếp tục yêu thương lo lắng cho con cháu của mình.

Tục ngữ là nơi lưu giữ kho tàng tri thức dân gian của nhân dân ta, đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống xã hội của nhân dân suốt hàng ngàn năm. Từ xa xưa tục ngữ đã luôn cho con người ta những kinh nghiệm, những lời khuyên bổ ích. Trong mối quan hệ giũa cái hình thức bên ngoài với bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng tục ngữ đưa ra lời khuyên “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Người xưa đã sử dụng hai hình ảnh gỗ và nước sơn để nói lên phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người, khi đánh giá một con người không nên chỉ đánh giá hình thức bề ngoài. Vận dụng câu tục ngữ này khi miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn đã lấy cái đẹp bên ngoài của nhân vật để bộc lộ bản chất bên trong “Đay nooc đooc

chang” [43, tr.126]. Dịch nghĩa:“Đẹp bên ngoài mục rỗng bên trong” hay “Săc fiểc bản chạn fiệc rườn” [43, tr.111]. Dịch nghĩa:“Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng”, một người chỉ được người ta chú ý đến vẻ bề ngoài mà quên đi nhân cách luôn bị kì thị, xa lánh, con người có phẩm chất tốt đẹp đi đâu cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, vậy nên các cụ ta có câu “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Nhận thấy được việc làm của mình, biết xấu hổ trước mọi người là một điều tốt nhưng trước hết con người ta phải biết xấu hổ trước bản thân mình “Nả tển su lì. Nẳng dạu tắm, dặng dạu slung” [43, tr.131]. Dịch nghĩa: “Mặt ngắn tai dài. Ngồi thì thấp mà đứng thì cao”.

Trong cuộc sống cái gì cũng có quy luật nhân quả, Nông Viết Toại sử dụng hình ảnh con rắn, biểu tượng của cái ác để nói về luật nhân quả, lấy độc trị độc “Slip lù côp củng chập lù ngù” [43, tr.87]. Dịch nghĩa: “Mười hang ếch cũng có một hang rắn”. Nhân vật của Nông Viết Toại luôn tin tưởng vào luật nhân quả, luật nhân quả thường nhìn thấy muộn nên con người không biết sợ, nhưng cái xấu không thể nào tồn tại mãi được: “Pậu cạ lẻ bấu quá slam dá” [43, tr.75]. Dịch nghĩa: “Người ta vẫn thường nói quá tam ba bận mà”, cái ác cũng sẽ bị trừng trị và lẽ phải luôn thuộc về chính nghĩa, đi đến cuối đường hầm sẽ sáng: “Này xằng oóc nả đảy, tọ hêt lừ củng mì vằn rủng” [43, tr.28]. Dịch nghĩa: “Giờ chưa ra mặt được, nhưng nhất định cũng sẽ có ngày tươi sáng”.

Có thể thấy những câu thành ngữ, tục ngữ theo lối nói của người dân tộc Tày được Nông Viết Toại vận dụng rất nhiều trong những trang viết của mình tạo nên một nét riêng rất độc đáo. Cung cấp cho người đọc thêm một kênh thông tin về lối cảm nghĩ của người dân tộc Tày với sự am hiểu tường tận sâu sắc cuộc sống và con người nơi đây, chính tình yêu, sự thông thuộc và gắn bó với văn hóa của mảnh đất này nên Nông Viết Toại mới có thể vận dụng linh hoạt những câu thành ngữ tục ngữ bản địa vào trong sáng tác của mình với dung lượng lớn như vậy đồng thời góp thêm một phần không nhỏ trong việc làm nên bản sắc dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại.

Tiểu kết

Có thể thấy rằng mỗi một dân tộc đều có một kho tàng văn học dân gian truyền thống, là nơi cất giữ những giá trị quý báu của dân tộc. Trong quá trình vận động và phát triển mỗi một nền văn học đều đi lên từ nền tảng của nền văn học truyền thống đó. Những thành tựu của nền văn học này đã tạo tiền đề về nội dung lẫn phương diện nghệ thuật cho các sáng tác văn học ở giai đoạn sau phát triển. Thông qua những phương diện nghệ thuật mà tác giả sử dụng, người đọc có thể hình dung ra truyền thống mang hơi thở của nền văn học dân tộc ấy bởi nó chính là dấu hiệu nhận biết rò bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và góp phần làm nên diện mạo văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học của nhà văn.

KẾT LUẬN


1. Nông Viết Toại là nhà văn, nhà thơ xuất hiện từ thời kháng chiến chống Pháp. Với hơn 60 năm miệt mài cầm bút Nông Viết Toại đã gặt hái được nhiều thành công trên nhiều lĩnh vực và thể loại. Ông đã khẳng định được tên tuổi của mình trong nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Nối tiếp cảm hứng về miền núi của các nhà văn, nhà thơ người Kinh, bên cạnh các nhà văn, nhà thơ cùng thời như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Vi Hồng, Triều Ân… Nông Viết Toại đã góp thêm một cái nhìn mới về miền núi giàu bản sắc văn hóa. Khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại, luận văn đã cố gắng khảo sát, ghi nhận những giá trị nổi bật nhất làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, đó là những phong tục tập quán, nếp sinh hoạt của người dân tộc Tày miền núi, những quan niệm về vẻ đẹp của con người cùng với truyền thống gắn bó với tự nhiên trong sáng tác của người dân tộc Tày nói chung và Nông Viết Toại nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

2. Nông Viết Toại là nhà văn, nhà thơ đã sống và gắn bó với mảnh đất quê hương Việt Bắc nên các sáng tác của Nông Viết Toại đều xuất phát từ mảnh đất ấy. Mỗi thể loại tác phẩm với một phương diện khác nhau nhưng tựu chung lại bản sắc văn hóa dân tộc Tày hiện lên rất rò nét trong lòng người đọc, điều đó đã nuôi dưỡng những mạch nguồn cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật của Nông Viết Toại, định hình nên phong cách riêng cho cây bút của ông trong nền văn học dân tộc thiểu số hiện đại, mộc mạc, giản dị, giàu bản sắc văn hóa.

Thiên nhiên miền núi đến sáng tác của ông không còn rùng rợn, xa lạ như trong sáng tác của các tác giả người Kinh mà đã trở nên gần gũi, gắn bó. Thiên nhiên mang những nét đặc trưng của miền núi được tác giả khai thác ở mọi khía cạnh trong chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của lịch sử. Trong không gian thiên nhiên đậm sắc màu ấy con người hiện lên với hình ảnh cuộc sống sinh hoạt thường nhật, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và những cuộc chiến bảo vệ đất nước mang âm hưởng hào hùng của cả dân tộc. Viết về những giá trị văn hóa của dân tộc Nông Viết Toại đã làm sống lại và lưu giữ những giá trị văn hóa cốt lòi nhất

Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 13

của dân tộc với một niềm tự hào, sự am hiểu và tài năng nghệ thuật của mình. Ông đã tái hiện lại những phong tục tập quán của người dân tộc Tày, phản ánh một cách sinh động trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc thiểu số miền núi tới mọi miền tổ quốc.

3. Tìm hiểu về một số phương diện nghệ thuật thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại, những phương diện giúp cho tác giả truyền tải đầy đủ cuộc sống con người miền núi đến độc giả, luận văn chú ý đến hai phương diện nổi bật nhất đó là nghệ thuật sử dụng các motif, các thể loại truyền thống và ngôn ngữ. Việc tập trung trang viết của mình dựa trên những motif dân gian và thể loại truyền thống từ trong diễn xướng dân gian của dân tộc Tày giúp cho thế giới nhân vật, tâm hồn thơ của Nông Viết Toại được lột tả rất thực tế không mang màu sắc lãng mạn xa rời cuộc sống mà gắn bó với truyền thống dân tộc sâu sắc, lột tả chân thực những giá trị trường tồn của dân tộc mình rất mềm mại, đặc sắc, thú vị và không bị khô cứng. Bản sắc văn hóa dân tộc hiện lên đậm nét trong nghệ thuật ngôn từ, việc sử dụng song ngữ trong sáng tác mà đặc biệt là ngôn ngữ mẹ đẻ, cùng với việc vận dụng văn hóa dân gian như những câu thành ngữ, tục ngữ với lối văn giản dị cùng cách nói ví von so sánh giàu hình ảnh thể hiện ý thức giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc của Nông Viết Toại bằng một sự nghiệp văn học chân chính.

Việc phản ánh và cất giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học của Nông Viết Toại đem đến cho người đọc một phong vị mới. Trong thời buổi ngày nay khi cả thế giới đang ngày càng chuyển mình nhanh chóng đến với cuộc sống hiện đại, những giá trị truyền thống bị mai một nhiều thì những đóng góp của Nông Viết Toại ngày càng được khẳng định. Ông đã dành trọn cả cuộc đời mình cho sáng tác, sưu tầm, dịch thuật văn học… hiện nay, dù đã ngoài 90 tuổi nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, cống hiến cho nền văn học nước nhà. Đến với ông vào một buổi chiều, chúng tôi vẫn thấy ông ngồi cần mẫn say sưa với những con chữ, chính tình yêu văn học với một thái độ sáng tạo nghệ thuật chân chính không ngừng nghỉ, ông xứng đáng là một trong những người có công khai phá cho nền văn học dân tộc thiểu số hình thành và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

2. Huỳnh Công Bá (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa.

3. Ngọc Bái, Văn học với đề tài miền núi, dân tộc, nhandan.com.vn

4. Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004), Nxb Văn hóa dân tộc.

5. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học.

6. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia.

7. Nông Quốc Chấn (1995), Văn học các DTTS Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

8. Trần Trí Dòi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các DTTS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Hoàng Thị Dung, Một số đặc điểm về đội ngũ tác giả văn học Bắc Kạn từ 1945 đến nay, Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ.

10. Thành Duy (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề về lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia.

11. Ngọc Giáp (2016), Đam mê và khát vọng cống hiến, pcd.vn

12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Vi Hồng (1980), Bước phát triển mới của văn học các dân tộc ít người Việt Nam: con đường trữ tình đến văn xuôi kịch bản, Tạp chí Văn học, số 5, Hà Nội.

14. Vi Hồng (1992), Người DTTS viết văn, Tạp chí Văn học, số 2, Hà Nội.

15. Phong Lê (1985), 40 năm văn hóa nghệ thuật các DTTS Việt Nam 1945 - 1985, Nxb Văn hóa.

16. Phong Lê (1998), Nhà văn các DTTS Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

17. Nguyễn Thùy Linh (2009), Nhà văn Nông Viết Toại - sức đời vẫn xanh, thethaovanhoa.vn.

18. Phương Lựu (Chủ biên), (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.

20. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.

21. Đào Thủy Nguyên (chủ biên 2014), Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Thái Nguyên.

22. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc - Từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc.

23. Nhiều Tác Giả (1996), Văn hóa truyền thống dân tộc Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc.

24. Nhiều tác giả (1998), Nhà văn DTTS Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc.

25. Nhiều tác giả (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

26. Nhiều tác giả (2002), Bản sắc văn hóa trong văn học, văn nghệ, Nxb Văn học.

27. Nhiều tác giả (2003 - 2004), Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đời và văn, Nxb Văn học dân tộc.

28. Vò Quang Nhơn (1983), Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

29. Lò Giàng Páo, (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các DTTS, Nxb Văn hóa dân tộc.

30. Liên Phan (2011), Bản sắc người núi với phát triển văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, dangcongsan.vn.

31. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

32. Bích Phượng (2015), Nhà văn Nông Viết Toại nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày, baobackan.org.vn.

33. Nguyễn Duy Quý (chủ biên, 2008), Nhận thức văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

34. Phạm Viết Thái (chủ biên, 2004), Đại cương về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.

35. Theo Backantv.vn (2012), Sáng tác bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn,

baobackan.org.vn.

36. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Minh Thu (2016), Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc diện mạo và giá trị, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

38. Dương Thuấn (2000), Nét mới của văn học dân tộc và miền núi, Tạp chí Văn hóa dân tộc, số 7.

39. Lâm Tiến (1999), Về một mảng văn học dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc.

40. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

41. Lâm Tiến (2006), Viết về con người, cuộc sống các DTTS, Tạp chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 142.

42. Lâm Tiến (2011), Tiếp cận văn học DTTS, Nxb Văn hóa thông tin.

43. Nông Viết Toại (1973), Boỏng tàng tập éo, Nxb Dân tộc.

44. Nông Viết Toại (1993), Ca dao tục ngữ Tày, Hội văn nghệ Bắc Thái.

45. Nông Viết Toại (1976), Đét chang nâư, Nxb Việt Bắc.

46. Nông Viết Toại (1981), Đoạn đường ngoặt, Nxb Văn hóa.

47. Nông Viết Toại (1957), Hai em bé mồ côi, Nxb Phổ thông.

48. Nông Viết Toại (1962), Kin ngày phuối khát, Nxb Việt Bắc.

49. Nông Viết Toại (2006), Ngoảc đếnh, Nxb Văn hóa dân tộc.

50. Nông Viết Toại (1956), Rại róa vít pây, Sở văn hóa Việt Bắc.

51. Nông Viết Toại (2005), Tuyển tập Nông Viết Toại, Nxb Văn hóa thông tin.

52. Trần Thị Việt Trung (2009), Vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại các trường đại học Việt Nam, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 174, 7/2009.

53. Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo (đồng chủ biên), (2011), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - một số đặc điểm, Nxb Đại học Thái Nguyên.

54. Trần Thị Việt Trung (chủ biên, 2015), Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên.

55. Hoàng Quảng Uyên (2016), Lập xuân cùng nhà thơ Nông Viết Toại, baobackan.org.vn.

56. Văn xuôi miền núi và vấn đề truyền thống - hiện đại (2009), tuyengiao.vn.

57. Trần Quốc Vượng (chủ biên, 2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022