ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VY NGUYÊN HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA NÔNG VIẾT TOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 2
- Nhà Văn Nông Viết Toại Trong Dòng Chảy Của Văn Học Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam Hiện Đại
- Hành Trình Sáng Tác Của Nông Viết Toại
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VY NGUYÊN HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA NÔNG VIẾT TOẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Đăng Điệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Vy Nguyên Huy
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, các giảng viên khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái nguyên, các thầy cô giáo Viện Văn học, gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, nhà văn Nông Viết Toại đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả
Vy Nguyên Huy
TRANG BÌA PHỤ
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp mới của luận văn 6
7. Cấu trúc của luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1 VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VÀ KHÁI QUÁT VỀ NHÀ VĂN NÔNG VIẾT TOẠI 7
1.1. Một số vấn đề lí thuyết về bản sắc văn hóa dân tộc 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học 11
1.2. Nhà văn Nông Viết Toại trong dòng chảy của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 15
1.2.1. Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 15
1.2.2. Hành trình sáng tác của Nông Viết Toại 22
Tiểu kết 26
PHẦN NỘI DUNG 27
Chương 2 CÁC BÌNH DIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA NÔNG VIẾT TOẠI 27
2.1. Phong tục tập quán 27
2.1.1. Phong tục của người dân tộc Tày 27
2.1.2. Nếp sinh hoạt của người dân tộc Tày 33
2.2. Quan niệm về những giá trị của con người 41
2.2.1. Quan niệm về vẻ đẹp của con người. 41
2.2.2. Quan niệm về các giá trị tinh thần của con người 48
2.3. Sự hài hòa với tự nhiên 56
2.3.1. Truyền thống gắn bó với tự nhiên trong văn học người Tày 56
2.3.2. Sự gắn bó với tự nhiên của Nông Viết Toại 60
Tiểu kết 66
Chương 3 CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA NÔNG VIẾT TOẠI 67
3.1. Sử dụng các motif, các thể loại truyền thống một cách linh hoạt 67
3.1.1. Sử dụng motif 67
3.1.2. Sử dụng các thể loại truyền thống 72
3.2. Ngôn từ 81
3.2.1. Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nông Viết Toại 81
3.2.2. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ mang sắc thái dân tộc bản địa 87
Tiểu kết 93
KẾT LUẬN 94
iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua lối sống, cách ứng xử và các hành vi giao tiếp khác. Bản sắc văn hóa dân tộc là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên đặc thù của một dân tộc. Nó được hình thành trong chiều dài lịch sử của một dân tộc, đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và gắn bó máu thịt với con người. Mỗi quốc gia, dân tộc đều tìm mọi cách phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình nhất là trong thời kì hội nhập toàn cầu hóa việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đã trở thành một trong những mục tiêu cao cả của Đảng ta là: Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật.
Từ khi ra đời cho đến nay, trải qua hơn bẩy mươi năm phát triển nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã tạo nên một dấu ấn riêng độc đáo trên nhiều phương diện và thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của độc giả cũng như giới nghiên cứu phê bình. Với những thành tựu mà mảng văn học dân tộc thiểu số đạt được nó đã thực sự trở thành một bộ phận và có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của nền văn học dân tộc nước nhà. Nhiều tác phẩm tiêu biểu đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt và được đánh giá rất cao.
1.2 Nông Viết Toại là một trong những cây bút tiêu biểu, có nhiều thành tựu trong mảng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Hiện nay ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn. Sáng tác của ông mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, tuy nhiên sáng tác của Nông Viết Toại chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại chưa được chú ý tìm hiểu chuyên sâu.
1.3 Với những lí do trên, chúng tôi đặt vấn đề lựa chọn nghiên cứu Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại. Lựa chọn đề tài: Bản sắc văn
hóa dân tộc trong sáng của Nông Viết Toại, chúng tôi mong muốn được thể hiện tình yêu của mình đối với những sáng tác của Nông Viết Toại nói riêng, đối với nền văn học dân tộc nói chung. Qua đó chúng tôi hi vọng có thể đóng góp thêm một góc nhìn mới trong việc học tập và nghiên cứu về sáng tác của Nông Viết Toại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Trong nền văn học Việt Nam, bộ phận văn học các dân tộc thiểu số hiện đại xuất hiện muộn, tuy xuất hiện chậm hơn nhưng nền văn học các dân tộc thiểu số đã có bước phát triển nhanh chóng và mau lẹ về lực lượng sáng tác luôn được bổ sung qua nhiều thời kì với nhiều tác giả thuộc nhiều dân tộc khác nhau cho đến số lượng tác phẩm ngày càng nhiều với chất lượng ngày một nâng cao.
Các tác phẩm văn học thiểu số đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống của đồng bào người dân tộc thiểu số miền núi qua các giai đoạn lịch sử. Trong những sáng tác đó bản sắc dân tộc luôn được hiện lên trên nhiều phương diện, với sự nỗ lực hết mình các thế hệ tác giả người dân tộc thiểu số đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của văn học nước nhà trên tất cả các thể loại làm phong phú và giàu có thêm cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
2.2 Ngay sau ngày cách mạng tháng tám 1945 thành công, trên mảnh đất Bắc Kạn đã sớm hình thành một đội ngũ nhà văn, nhà thơ sáng tác bằng tiếng dân tộc của mình. Nhìn lại quá trình sáng tác bằng tiếng dân tộc thế hệ những nhà văn, nhà thơ đầu tiên của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại như “Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại.... chủ yếu viết tác phẩm bằng tiếng dân tộc” [30]. Ngay từ thuở ấu thơ Nông Viết Toại đã bộc lộ năng khiếu văn chương, khi mới 12 tuổi tình yêu văn nghệ truyền thống của dân tộc Tày đã sớm nảy nở qua những trang ghi chép sưu tầm những lời đối đáp trong bài hát lượn của người Tày, từ đó ông bắt đầu làm thơ thất ngôn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và là “Một trong những nhà văn đi đầu trong việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ” [18], những người đi đầu bao giờ cũng là những nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Trong những năm tháng kháng chiến Nông Viết Toại tham gia viết báo và truyện ngắn tuyên truyền đấu tranh giải phóng dân tộc, ông là một trong những nhà văn người dân tộc thiểu số có nhiều cống hiến cho cách mạng vùng Việt Bắc. Là