Thơ Giầu Hình Ảnh Và Thơ Sáng Tác Cho Người Nùng Hát


Chương 3

NGHỆ THUẬT THƠ MÃ THẾ VINH


3.1 Thơ giầu hình ảnh và thơ sáng tác cho người Nùng hát

3.1.1 Hình ảnh thơ

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng hình ảnh". Qua hình ảnh thơ, người đọc cảm nhận được một góc nhỏ trong đời sống con người, một nét đẹp trong tính cách hay một nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh thơ chính là sản phẩm của quá trình tư duy, tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong thơ ca, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng là sự khách thể hoá những rung cảm nội tại để cái tôi nhìn nhận chính mình. Hình ảnh luôn thể hiện được một cách sinh động nếp sống, cách tư duy của con người trước cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hình ảnh thơ có vai trò quan trọng trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà thơ. Rất nhiều hình ảnh của đời sống hàng ngày đi vào thơ ca, trở thành hình ảnh có sức khái quát sâu sắc như hình ảnh những con sông gắn bó với tuổi thơ, hình ảnh bốn mùa trong năm trong bức tranh tứ bình về Việt Bắc của Tố Hữu:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”…

Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 10

(Việt Bắc)

Người miền núi giản dị trong cách nói, trong cách nghĩ, trong nếp sống và cả trong lối tư duy thơ nữa. Với lối tư duy “thẳng”, trực tiếp, với cách nói vừa cụ thể, vừa giầu hình ảnh (những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong cuộc


sống hàng ngày) Chính vì vậy, thế giới hình ảnh trong thơ của họ rất gần gũi, thân thiết, phong phú, sống động… như nó đang tồn tại trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong các hoạt động văn hóa cộng đồng.

Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp với những cảnh núi non (núi Mẫu Sơn, núi Mẹ, núi Chóp Chài, núi Tai Kinh, núi Khâu Mười, núi Tam Thanh…) luôn xuất hiện trong thơ Mã Thế Vinh như một biểu tượng của quê hương vùng núi cao Xứ Lạng; hình ảnh hoa (hoa Hồi, hoa Kim Ngân, hoa Đào, hoa Lê và bao loài hoa rừng nữa); hình ảnh mặt trời, hình ảnh trăng núi… là những hình ảnh thiên nhiên thường xuất hiện trong thơ ông - như là những biểu tượng, những nét đặc trưng của vùng núi non hùng vĩ, thơ mộng này.

Qua tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi thấy hình ảnh núi xuất hiện khá nhiều trong các tập thơ của Mã Thế Vinh. Hình ảnh “núi” xuất hiện trong 5 tập thơ với tần số là 261 lần/ 152 bài, cụ thể là: Xuất hiện 45 lần/ 27 bài trong tập “Vẽ bản đồ quê tôi”; 6 lần / 14 bài trong tập “Nhắn bạn”. 29 lần/ 3 bài trong tập “Báo slao sli toóp”; xuất hiện 158 lần/ 61 bài trong “Tuyển tập Mã Thế Vinh”; 23 lần /47 bài trong tập “Tình quê”.

Có thể đó là những dãy núi có tên, có tuổi gắn liền với lịch sử của quê hương, gắn liền với cuộc sống lao động, chiến đấu; gắn liền với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của làng, của bản người Nùng:

-“Tôi sinh ra chân núi Khâu Mười Những năm bị giặc Tàu lấn chiếm Nhà văn vẫn bám đất làm ăn

“Một tấc không đi, một ly không rời” Dựa hang núi trẻ vẫn học “ê a”

Già làng vẫn kháo chuyện cổ tích Trai gái vẫn “sli đối” giao duyên”…

(Điểm tựa thiêng liêng) [48,tr.49]

-“Vẽ quê tôi có Mẫu Sơn nghìn thước”

(Vẽ bản đồ quê tôi) [38,tr13]


-“Cai Kinh dãy núi nào dài bằng Núi rừng cao rừng cây càng cao

Có Đồng Mỏ chợ đông nhiều của quái Ải Chi Lăng chuyện cũ truyền xa

Chém Liễu Thăng tướng Minh – thắng lợi

(Dải đất Lạng Sơn) [47,tr.692-693]

-“Trên núi Mẹ nhìn trời nhìn biển Biển xa xa – sóng núi đang dâng”…

“Ngắm nắng hồng đỉnh núi Bố lúc hoàng hôn” “Đừng trên núi nhìn trời nhìn đất…

Lớp lớp cây non bao ngọn sóng nâng chân ta!”

(Đứng trên núi mẹ) [47,tr.722-724]

- “Làng tôi xanh xanh lưng núi Mương nước bắc ngang trời Dài xuối khe ao sâu

Nước mát cây mát mặt Lời sli nối đường chợ Làng đồi màu ấm no!”

(Làng đồi) [48,tr.23]

Núi - chính là biểu tượng của quê hương, núi che chở, bao bọc bảo vệ cho con người; núi là thành lũy kiên cường ngăn không cho giặc tới; núi là mồ chôn lũ xâm lược; núi lại thật đẹp khi mùa xuân tới với hoa nở rực rỡ, với tiếng chim hót vang xa; núi là nơi gặp gỡ, là nơi giao lưu kết bạn, giao duyên của bao đôi trai gái trong hội xuân… Bao cuộc hẹn hò, bao cuộc hát đối đáp (hát sli, hát lượn, hát soong hao…), bao lễ nghi hội hè đã diễn ra ở sườn núi, hang núi. Quả thật, núi đã gắn bó tới mức như một phần không thể thiếu, vắng trong cuộc sống của con người miền núi xưa và nay:


-“Núi đẹp trên đất tốt Núi tốt trên cánh đồng

Cây đa mọc trên đỉnh núi tốt

Núi đẹp có rồng bay đến trú Có bạch hạc lượn trên Lượn trên dẻo đất hay

Bay vào nhà vui mắt Hội họp trước bàn thờ Cơm trưa ở trong phủ Mọi người đều bảo hay”

(Núi đẹp) [47,tr.468]

-“Sườn đồi búi sim hoa chưa nở Hoa sở nợ muộn trắng đồi cao Ơi nàng có sli sli đối đáp

Chập tối vào bản hẵng “sli chao”!

(Hội sli báo slao) [47,tr.842]

-“Tôi đến bản Chang giữa lưng chừng mây núi Nơi cô gái Dao tay khéo nhuộm chỉ màu

Thêu chung cuộc đời trên rừng xanh Phja Vác Dệt ruộng bậc thang lên chót núi đồi…

Ta bước giữa ánh hào quang cách mạng Rước núi rừng cùng người lên sản xuất lớn… Và cho cả dẻo cao, vùng đồng, miền biển

Khoác vai “lên đường hạnh phúc rộng thênh thang”

(Ngói đỏ tầng mây) [47,tr.766-767]

Có một hình ảnh hay có thể nói là một “biểu tượng” cũng rất hay xuất hiện trong thơ ca DTTS nói chung đó là hình ảnh “Hoa”. Trong thơ Mã Thế Vinh, “Hoa” cũng là một hình ảnh được nhắc tới nhiều nhất. Chúng tôi đã khaot sát 5 Tập thơ của Mã Thế Vinh về sự xuất hiện của hình ảnh này, kết quả cho thấy: Hình ảnh “hoa” xuất hiện 283 lần/ 152 bài, xuất hiện 24 lần/ 27 bài


trong Tập “Vẽ bản đồ quê tôi; 1 lần / 14 bài trong Tập “Nhắn bạn”. 35 lần/ 3 bài trong Tập “Báo slao sli toóp”; xuất hiện 209 lần/ 61 bài trong “Tuyển tập Mã Thế Vinh; 14 lần / 47 bài trong Tập “Tình quê”.

Hoa - hình ảnh mang tính đặc trưng của thiên nhiên miền núi vùng cao. Hoa mọc tự nhiên trên đồi, núi, trên rừng. Hoa mùa xuân rực rỡ đã làm cho cảnh thiên nhiên miền núi trở nên tươi đẹp hơn, lộng lẫy đầy sức sống, sức xuân hơn dưới con mắt của nhà thơ Mã Thế Vinh.

Lạng Sơn là xứ sở của hoa Đào (đặc biệt là loại hoa Đào Bích), hoa Hồi, hoa Lê, hoa Mận. Hay có thể nói đó là các loài hoa “đặc trưng” của Lạng Sơn. Mã Thế Vinh rất tự hào về quê hương đầy hoa đẹp và quý của mình. Ông đã giành nhiều tình cảm để nói về các loài hoa ấy:

-“Cúc vàng, đào phai, đào bích… Muôn loài hoa muôn vàng sắc Muôn tà áo bay tựa bướm xuân… Hương hoa tỏa ngất trời

Khắp bản mường ngò phố”

(Hội hoa xuân Khâu Lừa) [48,tr.46]

-“Trong rừng hồi nụ hoa e ấp

Mắt anh đâu dám liếc nhìn em! ...”

(Gặp em) [48,tr.29] “Mùa xuân nụ hoa đào chum chím Người người vui vẻ làm ăn”

(Hoa đào nở sáng mặt) [48,tr.71]

-“Thơm rừng hồi trời Bắc Sơn tỏa ngát”

(Quê ta lại lên đường)[47,tr.744]

-“Hoa đỏ, hoa đào đua khoe sắc”

(Hiến pháp ban hành như mùa xuân) [47,tr.672]


Những hình ảnh hoa trong thơ Mã Thế Vinh còn mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ nữa. Đó là hoa của tình yêu; hoa của niềm tin; hoa của chiến thắng; hoa của cuộc sống tươi vui, hạnh phúc trên quê hương miền núi xa xôi nơi biên ải này. Chính vì vậy mới nói: Hình ảnh hoa trong thơ ông còn mang ý nghĩa biểu tượng nữa. Ví dụ như hình ảnh hoa trong bài thơ “Quê ta lại lên đường

“Đất Lạng Sơn trong vườn hoa Việt Bắc Đảng gieo hạt mầm cách mạng đâm chồi Thơm rừng hồi trời Bắc Sơn tỏa ngát

Đèo Bủng Lau, hoa năm xưa mở đầu chống Pháp Hoa chống Mĩ được mùa đất Sông Hóa, Quang Lang!

Hoa chủ nghĩa xã hội Thất Khê mùa hương đầu “5 tấn” Đại biểu về đây trăm hoa ngàn sức kết bền…”

(Quê ta lại lên đường) [47,tr.744]

-“Mưa sớm vườn hoa lá lá tươi Hoa đỏ, hoa đào đua khoe sắc

Như lòng người dân tộc Việt Nam

Người đi mặt đất hoa rộ ngàn Tím đỏ trắng hồng muôn vàn sắc

Quây quần lấy Bác, lấy Trung ương Đảng ta ba mươi vừa trai tráng!”...

(Hiến pháp ban hành như mùa xuân)

[47,tr.672-674]

-“Sớm dạy trước nhà không riêng bông sim khoe sắc Hoa điện đã sáng rực trên đất Na Dương!

Hoa thuốc sợi vàng bên hoa khoai lang thơm dịu

Ngắm Lộc Bình đất đồi trọc thay da

Muôn đài hoa sương long lanh nắng sớm…”

(Đừng trên núi mẹ) [47,tr.723-724]


-“Ôi! Tôi ước được tay cô Dao khéo léo Thêu dãy Tai Kinh muôn sắc hài hoà

Như cô gái Tày dệt núi dệt hoa

Bắt ánh trăng non in mặt chăn cưới”

(Đẹp)[47,tr.717]

Khi đọc những bài thơ của Mã Thế Vinh, trong những bài thơ viết về Đảng, về Bác hầu như tác giả đếu vận dụng đến hình tượng hoa để tỏ lòng yêu quý, kính trọng. Bên cạnh đó, hoa còn là biểu tượng chỉ con người tươi tắn khỏe mạnh; hoa còn chỉ đôi tay khéo léo của cô gái Tày dệt núi, dệt hoa hay của cô gái Nùng hai tay nhuộm giỏ gói các ví sao sáng trên bầu trời vào tấm vải. Ở đây ta thấy hoa là thành quả tốt đẹp của sức lao động, là vẻ đẹp của lòng thủy chung son sắc của tình yêu, tình người…

Mùa xuân nụ hoa đào chum chím Người người vui vẻ làm ăn

Rừng xanh chim sáo bay từng cặp Sông suối cá đẻ trứng nơi nơi Xuân về người thi đua đổi mới

Không như thời phong kiến thực dân

Xuân này tươi vui khắp mường bản Rực rỡ hoa đào cờ đỏ sao vàng Mừng xuân sang khắp nơi vui vẻ”

(Hoa đào nở sáng mặt) [48,tr.71]

-“Tháng giêng hoa kết nụ Tháng hai hoa nở đều Hoa xuân cây cây nở Mọi nhà hoa rực rỡ


Hoa cùng nở sớm chiều Hoa đẹp cây lung linh Hoa đẹp sáng mặt đất Hoa đẹp sáng cả trên Hoa đẹp trên vách núi Như cánh diều trên cao

Hòa chung hoa dưới đất…”

(Rươu trà) [47,tr.466-467]

Bên cạnh hình hoa, hình ảnh trăng, sao, mặt trời cũng là những hình ảnh được tác giả chú ý thể hiện trong tác phẩm của mình, ví dụ như:

-“Mặt trời lên tiếng “cô ơi” gọi bạn Mặt trời lặn chim khướu bay tìm đàn Về đến làng gà con vòng chân mẹ

Đèn sáng lên bỗng tim đập rộn ràng…”

(Gửi tới anh)[47,tr.727]

Mặt trời ở đây không phải chỉ là mặt trời chiếu sáng của mỗi ngày nữa mà nó trở nên gần gũi với con người, trở thành bạn thân thiết của con người.

“Dậy, dậy đi anh yêu!

Mặt trời thức trước ta nhiều

Dậy mau anh ơi đừng lười nhác Cứu lúa cùng em tát gầu đôi

Vác thuổng cùng mai đi đào giếng

Chín khúc mười bậc ta quyết khơi…”

(Cứu lúa cùng em) [47,tr.707-708]

Mặt trời xuất hiện trong thơ của Mã Thế Vinh không phải đối tượng xa lạ mà nó gần gũi với con người, được ví với con người (đôi má hồng rực của người thiếu nữ):

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí