Khái Quát Về Các Trường Đại Học Vùng Bắc Trung Bộ


Chương 3

THỰC TRẠNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY

3.1. Khái quát về các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng Bắc Trung Bộ

* Thuận lợi

Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 06 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, được trải dài từ Nam dãy núi Tam Điệp tới bắc đèo Hải Vân với ranh giới tự nhiên và dãy Bạch Mã; phía bắc giáp trung du Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp duyên hải Nam Trung bộ và phía tây giáp Trường Sơn và Lào, phía đông là biển Đông. Với diện tích kéo dài 51.507km2, chiếm 15,6% diện tích cả nước, vùng có hành lang hẹp, có cả trung du và rừng núi, ven biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ.

Nằm trên trục giao thông xuyên Việt, vùng Bắc Trung Bộ có nhiều tuyến đường ngang Đông - Tây quan trọng, có hệ thống đô thị ven biển. Ngoài ra, Bắc Trung Bộ nằm tương đối gần đường hàng hải quốc tế, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển kinh tế năng động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mở ra khả năng to lớn trong quan hệ về mọi mặt thông qua hệ thống giao thông đường biển. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ có nhiều thuận lợi, đây là môi trường tốt cho tuổi trẻ ra sức học tập, cống hiến và trưởng thành.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số vùng Bắc Trung Bộ tính đến năm 2019 là 11.068.761 người, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng, vùng ven đường quốc lộ, ven thị và ven biển. Trong vùng có 25 dân tộc sinh sống trong đó người Kinh là chủ yếu; có các loại tôn giáo chủ yếu là công giáo, phật giáo. Khác với người dân đồng bằng Nam Bộ, người dân vùng Bắc Trung Bộ rất coi trọng truyền thống văn hóa gia đình và văn hóa vùng miền, có tư tưởng an cư lạc nghiệp. Người dân vùng này thường chắt chiu, chịu thương, chịu khó để lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

Tính cách người dân vùng Bắc Trung Bộ là sự cộng hưởng của các nhân tố Thiên - Địa - Nhân, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự nghèo khổ của cuộc sống. Trong đó, nổi lên vẫn chính là Con Người mà cụ thể là lối sống, nếp sống, nghị lực sống... của nhiều người, nhiều thế hệ, của một cộng đồng người được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


hình thành và lưu giữ từ bao đời. Chính yếu tố con người đã chế ngự thiên nhiên, vượt lên nghịch cảnh tạo nên tính cách riêng. Yếu tố này tạo nên nét đặc trưng riêng biệt về bản lĩnh chính trị của sinh viên vùng này.

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 9

Trong lịch sử, Bắc Trung Bộ gắn liền với những địa danh khoa bảng nổi tiếng của cả nước “trạng bố - trạng con, trạng ông - trạng cháu” [93; tr.9-30]; “Nét tiêu biểu rất đáng quý và trân trọng, được cả nước biết đến và kính nể trong gia phong xứ Nghệ là nêu cao truyền thống hiếu học, coi trọng mục đích và hiệu quả của việc học” [87; tr.188]. Từ bao đời nay, nơi đây trở thành cái nôi nuôi dưỡng các bậc đại nhân, đại trí, đại dũng mà sự nghiệp của họ trở nên bất tử trong lòng nhân dân như Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp… biểu trưng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện bản lĩnh khí phách của một dân tộc anh hùng.

Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặc dù còn nhiều khó khăn, song nhân dân vùng Bắc Trung Bộ đang nỗ lực, kiên trì vượt qua mọi lực cản để nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế - xã hội; đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống hiếu học, giàu ý chí và nghị lực phấn đấu vươn lên trong khó khăn của người Bắc Trung Bộ là tiền đề thuận lợi quan trọng của thế hệ trẻ hôm nay - những sinh viên được thừa hưởng chế độ giáo dục mới trong quá trình học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp.

* Khó khăn

Vùng Bắc Trung Bộ có chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Mùa mưa thường trùng với mùa bão lũ, mùa khô thường nắng nóng kéo dài, cùng với gió Phơn Tây Nam gây nắng nóng và hạn hán. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới năng suất, thu hoạch và đời sống của người dân.

Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Hiện nay, Bắc Trung Bộ vẫn đang ở trong tình trạng kinh tế - xã hội chậm phát triển, là một trong những vùng nghèo của nước ta. Cấu trúc làng xã nông thôn Bắc Trung Bộ chủ yếu theo dòng họ, thân tộc. Đây


là cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết, gắn bó trong đấu tranh chống lại thiên nhiên, là chiến luỹ vững chắc chống lại kẻ thù xâm lược. Song đây cũng là đặc điểm dễ trở thành những ốc đảo khép kín, cục bộ mang nặng tính gia trưởng, độc đoán chuyên quyền tạo nên sức ỳ, sự bảo thủ, trì trệ, định kiến, hẹp hòi. Đó chính là tư tưởng, tâm lý bằng lòng với những gì mình đã có, ít dám vươn xa, mạo hiểm với những quan hệ kinh tế bên ngoài, do vậy, những cái mới, cái tiến bộ, những cách làm hay từ bên ngoài tác động vào chậm chạp, có khi còn bị cản trở. Bên cạnh đó, vẫn còn một số yếu tố cản trở đến sự phát triển chung của cộng đồng trong đó có một bộ phận thanh niên, sinh viên thiếu bản lĩnh chính trị, thụ động, ỉ lại, dễ bị lôi kéo vào các thói hư tật xấu của xã hội hiện đại.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng Bắc Trung Bộ có cả những yếu tố thuận lợi và bất lợi đối với bản lĩnh chính trị của sinh viên. Theo đó, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ cần quan tâm, định hướng, đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

3.1.2. Đặc điểm các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

* Trường Đại học Hồng Đức (tỉnh Thanh Hóa) [41]

- Là trường đại học công lập, đa ngành, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý nhà nước của bộ GD&ĐT.

- Cơ cấu tổ chức và bộ máy: nhà trường được xây dựng phù hợp với sự phát triển của nhà trường, đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao. Nhà trường hiện có 13 khoa, 10 phòng, 3 ban, 6 trung tâm.

- Chuyên ngành đào tạo: đã hoàn thiện tất cả các bậc đào tạo, trong đó, có 04 chuyên ngành tiến sĩ, 19 chuyên ngành thạc sĩ và 38 ngành đại học, 18 ngành trình độ cao đẳng, liên kết đào tạo 01 chương trình thạc sĩ và 01 chương trình đào tạo đại học với trường đại học nước ngoài.

- Đội ngũ giảng viên: ngày càng có bước phát triển vượt bậc, có 20 phó giáo sư, 152 tiến sĩ, 295 thạc sĩ.

- Số lượng sinh viên: có quy mô đào tạo ổn định (khoảng 10.000 người học/năm) ở tất cả các trình độ, bậc đào tạo. Tính từ năm 2015-2020, trường đã đào tạo được 11.328 người học tốt nghiệp đại học.

* Trường Đại học Vinh (tỉnh Nghệ An) [42]

- Là trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành và đa lĩnh vực trực thuộc Bộ GD&ĐT.


- Cơ cấu tổ chức: nhà trường đã tiến hành thành lập, kiện toàn, chia tách, sáp nhập các đơn vị để tập hợp được đội ngũ cán bộ, các nhà khoa học có chuyên môn cùng khối ngành, tăng cường giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu, tăng tính liên thông trong học thuật. Hiện nay, trường có 41 đơn vị, gồm 6 viện, 7 khoa, 2 trường trực thuộc, 24 phòng, văn phòng, trung tâm, trạm, nhà xuất bản, 2 văn phòng đại diện.

- Chuyên ngành đào tạo: nhà trường hoàn thiện tất cả các bậc đào tạo, trong đó có 55 ngành đào tạo đại học, 37 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 17 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ với trên 40.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.

- Đội ngũ giảng viên: có 1.050 cán bộ, viên chức và người lao động, trong đó về ngạch công tác: có 576 giảng viên, 159 giáo viên, 8 sĩ quan biệt phái, 315 cán bộ hành chính; về trình độ chuyên môn có: 4 giáo sư, 50 phó giáo sư, 294 tiến sĩ, 499 thạc sĩ, 225 cử nhân, kỹ sư.

- Số lượng sinh viên: toàn trường hiện có 31.139 sinh viên.

* Trường Đại học Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) [43]

- Là trường đại học công lập địa phương, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

- Cơ cấu tổ chức: Trường hiện có 22 đơn vị trong đó có 7 khoa, 2 bộ môn, 8 phòng, 01 trung tâm, 01 viện, 01 ban.

- Chuyên ngành đào tạo: có 54 mã ngành, trong đó có 19 mã ngành bậc đại học, 23 mã ngành bậc cao đẳng, 12 mã ngành bậc trung cấp chuyên nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng của Trường hiện nay là 310 người, trong đó, có 31 tiến sĩ, 176 thạc sĩ, 71 đại học, 32 trình độ dưới đại học.

- Số lượng sinh viên tính từ năm 2015-2020 có 6.531 sinh viên nhập học, trong đó, hệ chính quy có 4.185 sinh viên; liên thông 1.952 sinh viên; sinh viên Lào học chuyên ngành có 1.881; sinh viên Việt Nam ngoại tỉnh 350.

* Trường Đại học Quảng Bình (tỉnh Quảng Bình) [44]

- Là trường đại học duy nhất của tỉnh Quảng Bình đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực.

- Cơ cấu tổ chức: có 08 khoa, 09 phòng, ban chức năng, 06 trung tâm cùng với các tổ chức chính trị - xã hội khác.


- Chuyên ngành đào tạo: có 21 ngành trình độ đại học và 07 ngành trình độ cao đẳng.

- Đội ngũ giảng viên: có hơn 303 cán bộ, giảng viên, nhân viên và lao động hợp đồng, trong đó có 03 phó giáo sư; 41 tiến sĩ; 131 thạc sĩ; 02 giảng viên cao cấp và 37 giảng viên chính.

- Số lượng sinh viên: có 4.660, trong đó, chính quy là 3.068; liên thông 317 và đào tạo khác là 1.275 sinh viên.

* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) [45]

- Là một trong 8 trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Huế.

- Cơ cấu tổ chức: trường đã thực hiện tốt công tác tổ chức và tái cấu trúc bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả, trường có 05 khoa, 14 bộ môn và 06 phòng chức năng.

- Chuyên ngành đào tạo: có 25 chương trình đào tạo, trong đó có 02 chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài.

- Đội ngũ giảng viên: có tổng số 287 cán bộ, viên chức và lao động. Trong số 190 giảng viên, có 13 phó giáo sư, 55 tiến sĩ, 126 thạc sĩ, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 95,26%. Chất lượng đội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao.

- Số lượng sinh viên: có 6.478 sinh viên, số sinh viên tốt nghiệp theo tiến độ tăng nhanh từ 15 sinh viên (năm 2015) lên đến 360 sinh viên (năm 2019).

Từ những đặc điểm riêng của các trường đại học, có thể khái quát thành những đặc điểm chung như sau:

Một là, nằm trong vùng Bắc Trung Bộ - mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, là cái nôi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiều thế hệ trí thức, giảng viên, sinh viên của các trường đại học trong thời kỳ kháng chiến cứu nước đã gác bút lên đường nhập ngũ, chiến đấu, hy sinh theo tiếng gọi của Tổ quốc. Điều này tác động rất lớn đến thế hệ trẻ, đặc biệt là đối với sinh viên đang học tập tại các trường đại học, do đó công tác tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên có nhiều thuận lợi.

Hai là, các trường đại học được Bộ GD&ĐT các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển. Đây là động lực quan trọng giúp các trường đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mới phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

63


Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học luôn quan tâm đến bản lĩnh chính trị, luôn tạo dựng môi trường học tập tốt để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân của sinh viên. Các trường đại học luôn đẩy mạnh công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục đường lối, chủ trương, của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước; giáo dục tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống cho sinh viên.

Ba là, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có đội ngũ giảng viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT. Số lượng giảng viên cơ hữu được đào tạo chính quy, bài bản, có trình độ chuyên môn sâu, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Đây là nguồn lực rất quan trọng để các trường tiến hành nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo các thế hệ sinh viên có chuyên môn, có sức khỏe và có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động.

Bốn là, quy mô đào tạo của các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ không đồng đều. Một số trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có quy mô đào tạo không lớn như Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường Đại học Quảng Bình, chủ yếu là sinh viên xuất thân trong tỉnh. Trường Đại học Vinh là trường đại học trọng điểm quốc gia, trường có số lượng sinh viên khá đông, đa dạng về các chuyên ngành đào tạo. Sự khác nhau về quy mô đào tạo của các trường đại học trong vùng Bắc Trung Bộ cho thấy có sự không đồng đều về chất lượng nguồn nhân lực cũng như bản lĩnh chính trị của sinh viên.

3.1.3. Đặc điểm sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có hoàn cảnh xuất thân và thành phần xã hội khác nhau. Về cơ bản, họ mới tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa rời khỏi sự quản lý của thầy cô giáo ở nhà trường phổ thông và sự giám sát chặt chẽ của gia đình để bước vào cuộc sống tự lập, tự quản.

Một là, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế một cách sâu sắc. Cùng với cả nước, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Bắc Trung Bộ đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nó tác động theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực đến sinh viên các trường đại học. Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện bản lĩnh chính trị.

64


Hai là, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ là bộ phận thanh niên ưu tú đã được tuyển chọn qua các kỳ thi quốc gia, được đào tạo để có trình độ học vấn cao, trình độ khoa học kỹ thuật và chuyên môn giỏi; sớm tiếp nhận tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến; nhạy cảm và năng động trong tư duy; có nhiều hoài bão, ước mơ và lý tưởng cao đẹp. Họ sẽ là lực lượng lao động chủ yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều người trong số họ sẽ trở thành những cán bộ chủ chốt của tỉnh và cả nước.

Ba là, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ sinh ra, lớn lên và học tập ở những địa phương giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và tinh thần cách mạng, sớm có nhận thức chính trị sâu sắc. Nhân dân từ bao đời nay đã phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc ngoại xâm sâu sắc, một lòng một dạ đi theo Đảng. Điều này có ảnh hưởng rất tích cực đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là đối với sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.

Bốn là, ý chí, nghị lực vượt lên hoàn cảnh và tinh thần ham học, hiếu học là phẩm chất nổi trội của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ được vượt lên từ cuộc sống vốn nhiều khó khăn và biến cố. Vùng đất này được coi là “phên dậu” của cả nước, được ví như là “khúc ruột”, là “đòn gánh” gánh hai đầu đất nước bởi những khó khăn về địa hình, thời tiết đến giặc ngoại xâm đô hộ. Trong thử thách càng tôi luyện những con người có khí chất gan dạ, có bản lĩnh kiên cường, có tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ vẫn là một vùng quê nghèo khó, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức chính trị của một bộ phận người dân còn hạn chế... do đó, sinh viên cũng dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để tuyên truyền, lôi kéo làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị.

Năm là, trăn trở, lo lắng về việc làm sau khi ra trường là đặc điểm chung của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu việc làm của sinh viên ra trường ngày càng cao nhưng các địa phương không còn ưu tiên tuyển dụng như trước. Áp lực của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh tạo nên tính cạnh tranh giữa các sinh viên về xếp loại học tập và phân hạng danh hiệu thi đua trong giảng đường đại học.

Lấy Nhân dân làm động lực đổi mới, Đảng bộ các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã cụ thể hóa những chủ trương lớn có giá trị thực tiễn, có hiệu quả đối với


quá trình phát triển các địa phương. Bản lĩnh chính trị của các thế hệ sinh viên vùng Bắc Trung Bộ luôn được giữ vững, biểu hiện trong niềm tin đối với Đảng, biểu hiện rõ nét qua việc xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh và của đất nước.

3.2. Những ưu điểm và hạn chế về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay

3.2.1. Những ưu điểm

Giáo dục bản lĩnh chính trị của sinh viên nói chung, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, các phong trào thi đua đã tạo môi trường lành mạnh để sinh viên nỗ lực rèn luyện, trưởng thành, góp phần giữ vững lập trường chính trị, bồi dưỡng phẩm chất cao đẹp, nâng cao năng lực và dũng khí, từng bước hoàn thiện bản thân để trở thành công dân gương mẫu toàn cầu trong tương lai.

3.2.1.1. Về lập trường chính trị của sinh viên

Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có thế giới quan, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan cách mạng đúng đắn, nắm vững những nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường. Đa số sinh viên tin tưởng và đồng thuận với đường lối chính trị của Đảng, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, ra sức học tập, rèn luyện, góp phần không nhỏ vào sự ổn định của địa phương và cùng làm nên những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Đối với các môn lý luận chính trị, sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc. Sinh viên nhận thức rõ âm mưu của các thế lực thù địch, có ý thức đấu tranh chống các tư tưởng sai trái, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, kiên quyết bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.

Thứ nhất, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ được trang bị lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đất nước sau 35 năm đổi mới đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, diện mạo đất nước có nhiều khởi sắc, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, uy tín và vị thế ngày càng được nâng lên. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022