Đánh Giá Về Niềm Tin Chính Trị Của Sinh Viên Hiện Nay


sôi nổi đã góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng, nâng cao lập trường tư tưởng, chính trị của sinh viên, khơi dậy ý thức, tinh thần trách nhiệm, góp phần quan trọng vào kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường.

Tinh thần yêu nước của sinh viên được biểu hiện thông qua các hoạt động xã hội thiết thực như về nguồn, thăm các gia đình neo đơn, gia đình chính sách, có công với cách mạng, thông các hội thi, các hoạt động tuyên truyền… để nhận thấy giá trị thực tiễn trong từng hành động và từng hoạt động cụ thể. Yêu nước không chỉ thể hiện bằng lời nói mà thông qua những hành động cụ thể, gắn với hoạt động thực tiễn. Đối với sinh viên, những thành tích đạt được trong quá trình học tập, rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của gia đình, bạn bè và thầy cô, để từ đó, có những đóng góp tích cực cho xã hội. Theo báo cáo của Trường Đại học Hồng Đức, từ năm 2019-2020, có 93,5% số hội viên, sinh viên đạt điểm rèn luyện từ khá trở lên (trong đó 57,6% đạt điểm rèn luyện giỏi và xuất sắc); có 51,5% sinh viên đạt học lực từ khá trở lên, trong đó 37% đạt học lực khá, 16% sinh viên đạt học lực giỏi và 5% sinh viên đạt học lực xuất sắc [81; tr.4]. Trong phong trào phấn đấu trở thành sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi của Trường Đại học Vinh các năm học 2018 - 2019, 2019 - 2020, có 237 sinh viên xuất sắc,

12.031 sinh viên giỏi [80; tr.8].

Phong trào thi đua yêu nước trong sinh viên phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng, với nhiều nội dung phong phú, hình thức sinh động, lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Càng ngày, xuất hiện nhiều tấm gương “Sinh viên 5 tốt”, nhiều tấm gương “Tuổi trẻ dũng cảm”, nhiều sinh viên bước đến bục vinh quang trong các kỳ thi Olympic toàn quốc, quốc tế, nhiều tấm gương sinh viên giữa đời thường lan tỏa những hành động đẹp về cứu người gặp nạn, chia sẻ khó khăn… Khi tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hơn lúc nào hết, lòng yêu nước của người Việt Nam, của tuổi trẻ anh hùng, của lứa thanh niên tràn đầy nhiệt huyết tiếp tục được khơi dậy và nhân lên, góp phần đưa đến chiến thắng đại dịch của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có niềm tin chính trị đúng đắn

Mạch sống của phẩm chất chính trị bắt nguồn từ sự nắm vững những luận cứ khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sức sống mãnh liệt của lý tưởng cộng sản và những thành tựu của CNXH hiện


thực ở nhiều nước trên thế giới. Với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta, con đường đi lên CNXH của nhân dân ta ngày càng sáng rõ hơn; niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ngày càng được củng cố vững chắc. Kết quả khảo sát cho thấy, có 89,1% sinh viên khẳng định “rất tin tưởng” đối với “xây dựng thành công CNXH”.

Trong bảng khảo sát này, chúng tôi đã đưa ra năm biểu hiện phẩm chất chính trị để đánh giá thái độ của sinh viên theo các cấp độ: “rất tin tưởng”, “tin trưởng”, “không tin”, “phân vân”, đa số sinh viên thể hiện thái độ đúng đắn và tích cực. Phẩm chất được sinh viên lựa chọn cao nhất đó là: “tin tưởng vào truyền thống đạo lý của dân tộc” (chiếm 94% sinh viên). Ngoài ra, những phẩm chất còn lại cũng được sinh viên bày tỏ thái độ cao như “tin vào sự nỗ lực cá nhân dẫn đến thành đạt” (chiếm 74,6% sinh viên); “tin tưởng vào công lý và pháp luật” (chiếm 60,4% sinh viên); “tin tưởng vào năng lực đội ngũ lãnh đạo, quản lý” (chiếm 57,1% sinh viên) (Biểu đồ 3.7).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

89.1

94

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 11

74.6

60.4

Tỷ lê ̣ %

33.2

57.1

40.3

22.4

10.5

0.3 0.1

5.5

0.9

4.9

1.1 0

3

0

2.4

0.2

Xây dựng thành công CNXH

Công lý và pháp Truyền thống đạo Sự nỗ lực cá nhân Năng lực đội ngũ

luật

lý của dân tộc dẫn đến thành đạt lãnh đạo, quản lý

Rất tin tưởng

Tin tưởng

Không tin

Phân vân

Biểu đồ 3.7. Đánh giá về niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Phẩm chất chính trị của sinh viên đã biểu hiện sự ổn định và vững vàng, điều này giúp sinh viên nắm được mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân, nhà trường và xã hội. Kết quả này cũng có thể được xem là phẩm chất chính trị truyền thống của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ bởi vì trước đó, nghiên cứu về thái độ chính trị tích cực của sinh viên, có 92,68% sinh viên sư phạm trong các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ bày tỏ thái độ rất tin tưởng hoặc tin tưởng và ủng hộ con đường đi lên CNXH ở nước ta [94].


Quan tâm, bồi dưỡng sinh viên đứng vào hàng ngũ của Đảng luôn được cách trường đại học quan tâm và mang lại nhiều kết quả tích cực. Theo Hội Sinh viên Việt Nam [185], từ năm 2008-2018, đã có 78.763 đảng viên mới là học sinh, sinh viên. Riêng giai đoạn từ năm 2013-2018 đã có 37.058 đoàn viên ưu tú là học sinh, sinh viên được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Những con số này đã cho thấy việc gieo mầm hạt giống đỏ, góp phần bổ sung lực lượng kế cận cho Đảng vẫn đang được quan tâm ở các trường đại học. Với quy trình bồi dưỡng, kết nạp khắt khe và nghiêm túc, những sinh viên được kết nạp Đảng thực sự là những thành phần ưu tú, được đánh giá cao về năng lực, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An [184] có 9 trường đại học, cao đẳng với hơn

31.000 sinh viên. Nhờ làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, những năm gần đây, số lượng sinh viên tích cực phấn đấu vào Đảng ngày càng nhiều, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong học tập, rèn luyện. Riêng năm học 2017-2018, giới thiệu 1.500 sinh viên ưu tú học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, kết nạp mới 314 sinh viên. Hầu hết những đảng viên này đều có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp, họ đã thể hiện rất tốt vai trò đảng viên ở nơi công tác, khẳng định được uy tín và chất lượng đào tạo của các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.

Là trường đại học trọng điểm của khu vực và cả nước, Trường Đại học Vinh luôn quan tâm công tác xây dựng đội ngũ kế cận của Đảng, “luôn xác định kết nạp đảng cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng lực lượng hạt nhân tương lai cho các cơ quan, đơn vị” [184]. Theo đó, mỗi năm, Đảng bộ Trường Đại học Vinh kết nạp 300 đảng viên mới, trong đó, năm học 2017-2018 kết nạp 360 đảng viên, trở thành một trong những Đảng bộ trường đại học có số lượng sinh viên đứng vào hàng ngũ của Đảng lớn nhất cả nước [184].

Một trong những nguyên tắc đầu tiên khi viết đơn xin vào Đảng đó là “tự nguyện” trở thành Đảng viên, “tự nguyện” nỗ lực cố gắng vì lý tưởng, vì niềm tin chính trị của mình. Niềm vinh dự đó được xây dựng dựa trên ý thức trách nhiệm đối với bản thân, là sự tiếp nối truyền thống gia đình và xã hội, dựa trên khát vọng cống hiến, đóng góp trí tuệ, công sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Hầu hết sinh viên thể hiện phẩm chất chính trị tích cực khi bày tỏ động cơ vào Đảng: “là vinh dự, tự hào của bản thân và gia đình” (chiếm 84,2% sinh viên); “là điều kiện khi ra trường dễ tìm kiếm công ăn, việc làm” (chiếm 86,4%


sinh viên) (Biểu đồ 3.8). Kết quả khảo sát cho thấy, được đứng vào hàng ngũ của Đảng là nguyện vọng chính đáng của đại bộ phận sinh viên chứ không riêng gì cán bộ Đoàn, Hội. Kết quả này thể hiện lý tưởng sống cao đẹp, động cơ trong sáng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng vững chắc.


44.2% 31%


84.2%

86.4%


Để có nhiều cơ hội rèn luyện, cống hiến

Là vinh dự, tự hào của bản thân và gia đình Sau khi ra trường dễ tìm kiếm việc làm

Để có cơ hội thăng tiến

Biểu đồ 3.8. Sinh viên xác định lý do phấn đấu vào Đảng

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Để làm rõ hơn biểu hiện phẩm chất chính trị khi sinh viên gửi gắm niềm tin vào bộ máy quyền lực nhà nước, chúng tôi đưa ra 6 tham số theo các cấp độ nhận thức hành vi để sinh viên lựa chọn lí do bầu (bỏ phiếu) cho ứng cử viên Đại biểu Quốc hội. Kết quả điều tra cho thấy, đa số sinh viên bỏ phiếu do tin tưởng vào ứng cử viên (có 79,8% sinh viên) (Biểu đồ 3.9).

79.8

Tỷ lệ %

1.9

6.9

1.4

9.1

0.9

Bỏ phiếu theo hành Bỏ phiếu do tin Bỏ phiếu do yêu vi của người khác tưởng vào ứng cử thích ứng cử viên

viên

Bỏ phiếu do quen Bỏ phiếu do được Bỏ phiếu cho xong

biết ứng cử viên

định hướng

trách nhiệm

Biểu đồ 3.9. Lý do sinh viên bầu (bỏ phiếu) cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Nhận thức rõ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội lớn của toàn dân thực hiện cuộc vận động chính trị và sinh hoạt dân chủ sâu rộng, trực tiếp lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, sinh viên hiện nay có quan điểm nhìn nhận đúng đắn khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Niềm tin vào ứng cử viên trên lá

78


phiếu bầu của sinh viên cũng chính là niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, là phẩm chất chính trị tích cực của sinh viên.

Thứ ba, ý thức vai trò, vị trí là lực lượng xung kích cách mạng, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ luôn có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng, với quê hương, với Tổ quốc và đối với chính bản thân

Toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng sâu rộng đã xuất hiện những hệ lụy về lợi ích vật chất hóa các giá trị chân chính do con người tạo ra. Thế nhưng, hoạt động tình nguyện của sinh viên lại là kết quả của sự đầu tư thời gian, công sức và kỹ năng phi lợi nhuận, để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của những người kém may mắn. Theo kết quả điều tra, có 78% sinh viên được hỏi khẳng định rằng: “hoạt động tình nguyện là môi trường để trải nghiệm và trưởng thành” (Biểu đồ 3.10).

Là môi trường để trải nghiệm và trưởng thành Là cơ hội để giao lưu với bạn bè

Là hoạt động để tính điểm rèn luyện


Là sự cho đi mà không nhận lại được gì cả


7%

5%

10%


78%

Biểu đồ 3.10. Quan niệm về hoạt động tình nguyện của sinh viên

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Bởi vậy, sinh viên luôn là lực lượng nòng cốt trong các phong trào tình nguyện: xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, vì đàn em thân yêu, các hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí, bảo vệ môi trường, tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết hậu quả sau thiên tai, tham gia phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống COVID-19. Phương thức tổ chức hoạt động tình nguyện ngày càng có nhiều đổi mới, đa dạng hơn. Trong thực tế, hoạt động tình nguyện của sinh viên đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Tình nguyện là cái cho đi nhưng chính những câu chuyện của người dân, của mảnh đất đến tình nguyện đã giúp sinh viên có những trải


nghiệm, bài học vô giá. Tình nguyện cũng là sự nhận lại những gì đã cho đi.

Theo báo cáo tại Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, trong nhiệm kỳ (2013-2018), có 3.026 hoạt động tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho 1.358.470 lượt hội viên, sinh viên; có 8.048 đội hình “Tiếp sức mùa thi” với

212.000 lượt hội viên, sinh viên tham gia; hỗ trợ 2.530.900 thí sinh và người nhà thí sinh, huy động hơn 38,798 tỷ đồng tổ chức chương trình; chiến dịch “Mùa hè xanh” với 6.089 đội hình, thu hút 3.912.253 lượt hội viên, sinh viên tham gia; thực hiện 9.141 công trình, phần việc với tổng nguồn lực huy động đạt trên 81 tỉ đồng; triển khai 5.324 hoạt động trong chương trình “Tình nguyện mùa đông”,

25.360 hoạt động trong chương trình “Xuân tình nguyện” thu hút 328.545 lượt sinh viên tham gia với tổng nguồn lực huy động đạt trên 57 tỉ đồng [72; tr.31-32].

Phát huy truyền thống quê hương Xô Viết anh hùng, các thế hệ sinh viên Trường Đại học Vinh luôn tích cực và nhiệt huyết trong các phong trào tình nguyện. Sinh viên Trường Đại học Vinh có bản lĩnh chính trị vững vàng, quan tâm và có tinh thần trách nhiệm đối với những vấn đề của Nhà trường, quê hương, đất nước và quốc tế. Các hoạt động tình nguyện tại chỗ như “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chung sức cùng cộng đồng như: tổ chức thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ người già neo đơn, các nạn nhân chất độc da cam và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi, giúp đỡ các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chương trình "Mùa đông ấm" ủng hộ cho đồng bào nghèo ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Thanh Chương; chiến dịch sinh viên tình nguyện hè; chương trình tình nguyện quảng bá tuyển sinh; hoạt động hiến máu tình nguyện thu được 4.482 đơn vị máu (2018-2020), duy trì ngân hàng máu sống, sẵn sàng hiến máu trực tiếp cho người bệnh khi có nhu cầu v.v.. [80; tr.10-11].

Phong trào Hiến máu tình nguyện cũng được sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh hưởng ứng thường xuyên, mỗi năm 2 lần. Tính từ năm 2018-2020, đã có gần 3.000 lượt sinh viên đăng ký hiến máu, tiếp nhận được 1.303 đơn vị máu tại các đợt hiến máu tập trung; câu lạc bộ Ngân hàng máu sống đã thu hút gần 500 tình nguyện viên thường xuyên, đã hiến 40 đơn vị máu trực tiếp cho 19 bệnh nhân cấp cứu tại các bệnh viện đa khoa Tỉnh, thành phố Hà Tĩnh, các huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà [81; tr.9].


Trong thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Bản lĩnh đương đầu với mọi hiểm nguy, thách thức của người Việt Nam một lần nữa được củng cố và phát huy toàn diện. Tinh thần sống có trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho cộng đồng của sinh viên thể hiện trước hết từ việc tuân thủ tuyệt đối các quy định phòng, chống dịch, tích cực vận động người dân khai báo y tế, phun xịt khử khuẩn tại các khu vực phong tỏa, chuyển giao những phần ăn, đi chợ mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho các hộ dân trong khu vực cách ly… Sinh viên cả nước nói chung, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ nói riêng đã chung tay vào cuộc chiến với tinh thần sẵn sàng xung kích làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.

Phẩm chất chính trị dựa trên lập trường của mỗi cá nhân nhưng do điều kiện chính trị, xã hội, văn hóa quyết định và phát triển. Tính cứng rắn, kiên quyết, kiên định được nuôi dưỡng trong thực tiễn chính trị sẽ làm nảy nở những phẩm chất tốt của con người. Phẩm chất của con người là phần cơ bản của bản lĩnh chính trị. Ngoài ra, phần cơ bản nữa của bản lĩnh chính trị là năng lực - khả năng của chủ thể có thể đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội và thực hiện được mục tiêu, lý tưởng của mình, của tập thể và tổ chức đề ra.

3.2.1.3. Về năng lực chính trị của sinh viên

Những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức, sự hội nhập ngày càng sâu, rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra cho sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ nói riêng những điều kiện thuận lợi trong học tập, nghiên cứu khoa học, các hoạt động văn hóa lành mạnh. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ đã đào tạo những sinh viên có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, có kỹ năng nghề nghiệp và năng lực ngoại ngữ tốt; có năng lực tự tạo việc làm và kỹ năng thực hành xã hội; có trách nhiệm công dân, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, có hành vi ứng xử văn hóa phù hợp, có khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động.

Thứ nhất, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ luôn đặt nhiệm vụ học tập lên hàng đầu, tích lũy kiến thức cần thiết để ngày sau lập nghiệp

Trong những năm gần đây, sinh viên nói chung, sinh viên các trường đại học Vùng Bắc Trung Bộ nói riêng trở nên năng động, có cơ hội tiếp cận với lượng kiến thức khổng lồ thông qua nhiều phương tiện khác nhau nên khả năng


thích nghi với cuộc sống tốt hơn. Nếu trước đây, nhà trường gần như là nơi duy nhất để trau dồi kiến thức thì từ khi xuất hiện internet, sinh viên có thể tiếp cận thông tin, dữ liệu mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, từ việc “có kiến thức” đến việc hiện thực hóa lượng kiến thức ấy thành kết quả cụ thể không phải lúc nào cũng thành công. Từ “biết” đến “hiểu” và từ “hiểu” đến “thành công” là cả một khoảng cách mà bất cứ sinh viên nào cũng khao khát vượt qua. Để rút ngắn được khoảng cách, đa số sinh viên xác định hành trang “rất cần thiết” là “Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ” (chiếm 87,5% sinh viên); “Có các kỹ năng mềm” (chiếm 84,2% sinh viên); “Có sức khỏe tốt” (chiếm 75,8% sinh viên); “Có kiến thức chuyên môn vững vàng” (chiếm 69,5% sinh viên) (Biểu đồ 3.11).

87.5

Tỷ lệ %

84.2

63.2

69.5

75.8

36.8

29.2

35.6

39.1

25.3

12.5

15.8

1.3

17.7

6.5

Sống có mục Có kiến thức đích, có lý chuyên môn

tưởng vững vàng

Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ

Có các kỹ năng mềm

Có trách nhiệm với xã hội

Có sức khỏe tốt

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Biểu đồ 3.11. Hành trang cần có của sinh viên trong hiện nay

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là một danh hiệu cao quý của sinh viên Việt Nam, đã được đưa vào hệ thống khen thưởng cấp Quốc gia, là cơ sở quan trọng cho việc xét học bổng, du học, tuyển dụng, xét ở ký túc xá v.v.. Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” là cuộc vận động lớn trong sinh viên cả nước; là danh hiệu Sinh viên có uy tín, là minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng trong mỗi cá nhân sinh viên để rèn luyện, hoàn thiện mình ở 05 tiêu chí “Học tập tốt - Đạo đức tốt - Kỹ năng tốt - Hội nhập tốt - Thể lực tốt”.

Theo báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam, “có 1.706.011 lượt sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp; 324 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương, 30 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương; 5.197 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” tỉnh, thành phố, đại học khu vực; 47.613 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí