34
nghiêm kỷ luật, phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định pháp luật.
Trước hết, nắm vững những tri thức cơ bản và hệ thống về đường lối, chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước là cơ sở để sinh viên hình thành được niềm tin đúng đắn, xác định được thái độ và định hướng hành vi phù hợp. Qua đó, xây dựng những cơ sở nền tảng ban đầu theo các chuẩn mực đạo đức về pháp luật, để sau khi ra trường, sinh viên sẽ trở thành những công dân biết sống, lao động theo Hiến pháp và pháp luật.
Nhận thức rõ để chấp hành, tuyên truyền, vận động người khác về chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là những văn bản liên quan đến thanh niên, sinh viên. Chính sách, pháp luật của Nhà nước chính là sự cụ thể hóa, thể chế hóa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tri thức về chính sách, pháp luật có thể chia thành hai mảng: Những chính sách, pháp luật gắn với công việc, nghề nghiệp chuyên môn mà sinh viên đang được đào tạo, để từ đó định hướng nhận thức, xây dựng kế hoạch hành động cho công việc tương lai của bản thân; những chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến thanh niên, sinh viên như chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội, hỗ trợ chi phí học tập... thể hiện sự quan tâm, định hướng và tạo điều kiện cho sinh viên học tập và rèn luyện.
Ngoài ra, sinh viên nắm vững và vận dụng một số bộ luật cơ bản như: Luật Giáo dục (2019); Luật Giao thông đường bộ (2008); Luật Hôn nhân và Gia đình (2014); Luật Dân sự (2015); Luật Hình sự (2015); Luật Bảo vệ môi trường (2020); Luật Biển Việt Nam (2020) v.v.. Đây là những kiến thức pháp luật cơ bản giúp sinh viên hiểu, sống và hành động đúng pháp luật, tránh vi phạm pháp luật, trở thành một công dân tốt của xã hội. Sinh viên cần đảm bảo thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và góp phần xây dựng văn hóa trường học.
Thứ ba, kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Quốc gia, dân tộc, các quan điểm sai trái, thù địch; kiên quyết bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, vấn đề lý luận, thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam luôn là đề tài nóng bỏng mà các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động quyết liệt chống phá, thực
35
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Liên Quan Đến Bản Lĩnh Chính Trị Của Sinh Viên Các Trường Đại Học
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Luận Án Tiếp Tục Nghiên Cứu Giải Quyết
- Khái Niệm Bản Lĩnh Chính Trị Của Sinh Viên
- Những Yếu Tố Cơ Bản Tác Động Đến Bản Lĩnh Chính Trị Của Sinh Viên
- Tác Động Của Yếu Tố Tâm Sinh Lý Lứa Tuổi Và Bản Thân Tự Rèn Luyện
- Khái Quát Về Các Trường Đại Học Vùng Bắc Trung Bộ
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
hiện mục tiêu xóa bỏ, lật đổ. Sinh viên cần thể hiện quan điểm đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng, ích kỷ; chống tâm lý ngại khó, ngại khổ. Trong khuôn khổ giới hạn của pháp luật, sinh viên tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thể hiện mạnh mẽ tiếng nói của tuổi trẻ đối với bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
2.2.2. Phẩm chất chính trị của sinh viên
Xã hội loài người vận động theo quy luật khách quan, đa dạng, đa chiều với rất nhiều những thang giá trị khác nhau và mỗi thang giá trị bao gồm nhiều chuẩn mực không giống nhau, trong đó, thang giá trị cơ bản, cốt lõi nhất thuộc về vấn đề nhân bản - phẩm chất của con người. Phẩm chất của con người là những tính tốt thể hiện ở thái độ, ý chí, đạo đức, tính cách, hành vi ứng xử, cùng với năng lực làm nên giá trị riêng của con người.
Đối với sinh viên, điều này được thể hiện rất rõ trong yêu cầu về phẩm chất chính trị để biết yêu, biết ghét đúng đối tượng, có đời sống tình cảm tích cực, lành mạnh; giúp sinh viên có niềm tin chính trị vững vàng để xác định đường hướng phấn đấu đúng đắn, phù hợp với mục tiêu đặt ra; giúp sinh viên biết phân biệt rõ tốt - xấu, đúng - sai, tích cực - tiêu cực, tiến bộ - lạc hậu...; có xu hướng cá nhân mạnh mẽ với khát khao dấn thân, hiến dâng và lý tưởng sống mãnh liệt.
Thứ nhất, tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí tự cường dân tộc.
Tinh thần yêu nước Việt Nam được hình thành từ rất sớm và là sản phẩm tự nhiên của lịch sử. Bắt đầu từ những tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với quê hương, đất nước, tinh thần yêu nước đã trở thành khát vọng và hành động tích cực để phục vụ lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân.
Tinh thần yêu nước của sinh viên mang bản chất giai cấp công nhân trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương đất nước, yêu giảng đường đại học, yêu gia đình, yêu thầy cô; tình cảm gắn bó với người thân, với bạn bè. Đó là tình yêu giai cấp, lòng trung thành với lý
36
tưởng cộng sản, với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Tinh thần yêu nước của sinh viên còn thể hiện ở lòng căm thù những thế lực phản động và phá hoại, ghét cái xấu, cái ác, phê phán cái lạc hậu, cái thấp hèn. Thái độ trân trọng những cống hiến, hy sinh của các thế hệ cha anh trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày nay, đất nước ta trên hành trình tiến sâu và toàn diện vào công cuộc hội nhập quốc tế, tinh thần yêu nước và ý chí tự cường dân tộc đối với sinh viên có thêm những nội dung phong phú và sâu sắc hơn. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sinh viên cần hướng đến mặt trận kinh tế, nuôi chí hướng làm giàu cho đất nước, góp phần làm cho "nước mạnh". Trân trọng những thành quả lao động mà Nhân dân ta đã làm nên tức là phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao, quyết tâm đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.
Thứ hai, niềm tin chính trị.
Niềm tin chính trị của sinh viên dựa trên nền tảng giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc, của quê hương, của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước, từ đó không ngừng học tập và tu dưỡng, rèn luyện bản thân để sớm được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Niềm tin vào tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ trở thành lực lượng quan trọng kế thừa và phát huy thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc, luôn xung kích đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay là “sự thống nhất trong nhận thức, thái độ và hành động vào đường lối chính trị của Đảng, vào sự kiên định con đường đã lựa chọn, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong đó trước hết là sự thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm, phấn đấu, rèn luyện trong học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [84; tr.63]. Niềm tin chính trị giúp sinh viên có định hướng đúng đắn trong tư duy, nhận thức và hành động; biết xem xét, đánh giá và giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có hiệu quả; đồng thời góp phần xây dựng, phát triển và hoàn thiện phẩm chất, năng lực để có đủ khả năng và bản lĩnh rèn đức, luyện tài, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Niềm tin chính trị của sinh viên được hình thành và củng cố dựa trên tri
37
thức khoa học. Nhận thức khoa học càng sâu sắc thì niềm tin chính trị càng vững chắc, khi đó, niềm tin chính trị sẽ là nhân tố cốt lõi để đảm bảo sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, giúp cho sinh viên giữ được sự kiên định, không hoang mang, dao động trước những khó khăn, thử thách ngay cả khi đời sống chính trị thuận lợi hay có nhiều biến động.
Thứ ba, trách nhiệm chính trị
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên” [39; tr.143]. Trách nhiệm chính trị là thước đo phẩm chất chính trị, giúp sinh viên cải thiện và hoàn thiện bản thân để xác định hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.
Bản lĩnh chính trị của thanh niên, sinh viên “là ý thức, trách nhiệm trong học tập, lao động để tạo ra cho mình có đủ trí tuệ, trình độ học vấn, tài năng, ý chí góp sức vào xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc” [29; tr.55]. Trách nhiệm chính trị của sinh viên là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân, nhưng luôn xác định trách nhiệm chính yếu là học tập chú tâm và luôn tìm tòi, khám phá. Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu phù hợp để có thể tìm ra phương hướng giải quyết. Có trách nhiệm xây dựng hình mẫu người con ngoan ngoãn, lễ phép, biết chia sẻ và yêu thương. Có trách nhiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Xã hội ngày càng phát triển, sinh viên càng phải có trách nhiệm với xã hội mà trước hết là với nơi bản thân đang sinh sống. Chỉ cần một hành động nhỏ như không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung... cũng là thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với xã hội. Có trách nhiệm khi tình nguyện đảm nhận công việc mà không quản ngại khó khăn, gian khổ, góp sức xây dựng cuộc sống cộng đồng. Mỗi đợt hè về, màu áo xanh của sinh viên tình nguyện gánh vác trên vai trách nhiệm thiêng liêng, đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ người già neo đơn, sửa lại cây cầu, lợp lại mái lá, dạy chữ cho các em nhỏ
v.v. là những cống hiến cho xã hội, mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn.
Trách nhiệm chính trị là động lực thôi thúc sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung và xem đó như là việc
38
phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ… Khi đã xác lập lý tưởng, mục tiêu và sự cống hiến, sinh viên sẽ gạt bỏ những lợi ích cá nhân, vị kỷ, tầm thường, hy sinh “cái tôi” của bản thân, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình đóng góp cho đất nước, quê hương.
2.2.3. Năng lực chính trị của sinh viên
Trong cấu trúc của bản lĩnh chính trị, nếu như lập trường chính trị là yếu tố nền tảng, phẩm chất chính trị là yếu tố cốt lõi thì năng lực chính trị tạo nên đặc trưng nổi bật, tạo nét riêng biệt cho chủ thể. Năng lực chính trị được xác định căn cứ vào khả năng đáp ứng của sinh viên trước yêu cầu thực tiễn đặt ra. Nói cách khác, năng lực chính trị là nhân tố bảo đảm cho sinh viên có thể thực hiện được một loại hoạt động nhất định đạt hiệu quả cao. Năng lực chính trị phải gắn với hoạt động, nghĩa là trí tuệ được giải phóng, phát huy vào quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên để thực hiện mục đích đã chọn. Năng lực chính trị của sinh viên được xét dưới các giác độ: kiến thức chính trị, kỹ năng chính trị và hành vi ứng xử văn hóa chính trị của sinh viên.
Thứ nhất, kiến thức chính trị.
Trước hết, sinh viên phải có một nền tảng tri thức, một năng lực thực sự tức là có kiến thức vững vàng cả lý luận lẫn thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [114; tr.96]. Kiến thức chính trị vừa mang tính cụ thể phản ánh đời sống chính trị, vừa mang tính trừu tượng và khái quát cao, đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của các quan hệ chính trị và sự kiện chính trị.
Kiến thức có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Kiến thức không tự nhiên mà có, mỗi sinh viên thực hiện tích luỹ kiến thức cho chính bản thân mình trải qua quá trình học tập, lao động, nhận thức và tiếp thu. Trong đó, hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm để phát hiện ra những kiến thức mới mẻ, có giá trị cao.
Giảng đường đại học là nơi sinh viên tích lũy kiến thức, chuẩn bị hành trang cần thiết để khởi nghiệp, đổi mới và sáng tạo. Kiến thức chuyên môn không nằm ngoài chương trình đào tạo, là tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên và cũng là tiêu chí tuyển chọn công việc khi ra trường. Kiến thức chuyên môn đảm bảo cho sinh viên thực hành một loại công việc nhất định, bao
gồm các khối kiến thức: Các môn học đại cương là kiến thức nền tảng chung cho nhiều ngành học khác nhau và là bước đệm để nghiên cứu chuyên ngành; những kiến thức chung nhất của ngành học, các kiến thức cơ sở cho quá trình học chuyên ngành; các môn học chuyên ngành, cung cấp kiến thức chuyên sâu về chuyên môn ngành học, ngoài kiến thức còn có các kỹ năng thực hành và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của ngành đáp ứng tốt nhất cho công việc sau khi tốt nghiệp. Để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn ngày càng cao, ngoài hệ thống tri thức, các kỹ năng cần thiết phải được trang bị sớm, thường xuyên đối với sinh viên.
Thứ hai, kỹ năng chính trị.
Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sinh viên giải quyết những vấn đề đặt ra trong thời điểm hiện tại và để áp dụng kiến thức chính trị đã tích lũy được trên giảng đường đại học để phục vụ cho tương lai sau này. Để có thể hòa nhập và thành công trong thời đại “Cách mạng công nghệ 4.0”, ngoài kiến thức chính trị, sinh viên cần phải có những kỹ năng chính trị thiết yếu khác để phục vụ quá trình học tập và rèn luyện. Trong đó, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phản biện chính trị, kỹ năng giao tiếp tạo nên năng lực chính trị, đảm bảo cho sinh viên giải quyết những yêu cầu đặt ra trong hành trình học tập, lập thân, lập nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh: “Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam” [39; tr.137].
Một trong những yêu cầu của giáo dục là phải dạy chữ đi đôi với dạy người. Dạy người phải hướng tới tạo cho người học khả năng thích ứng với xã hội, ứng xử tích cực với các mối quan hệ xã hội và các tình huống trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đặt ra nhiều vấn đề buộc phải suy tính, chọn lựa và đưa ra các quyết định một cách thích hợp với điều kiện và tình cảnh của bản thân. Việc ra quyết định đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp sinh viên luôn có sự chọn lựa đúng đắn trong các mối quan hệ giữa tình bạn - tình yêu, việc học tập cũng như hoạt động tình nguyện - xã hội của bản thân.
Kỹ năng phản biện chính trị không chỉ để giữ vững lập trường chính trị, phản ánh năng lực chính trị, mà còn bảo vệ phẩm chất chính trị của mỗi người, mỗi sinh viên. Khám phá những kiến thức mới mẻ và thử sức sáng tạo là đặc thù của tuổi trẻ, thay vì chỉ biết nghe ý kiến của người khác và làm theo mà không có lập trường hay ý kiến riêng, kỹ năng phản biện để chứng minh là có thể có
cách giải quyết khác. Kỹ năng phản biện hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, linh hoạt; có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận vấn đề thấu đáo, từ đó dễ thích nghi trước mọi đổi thay trong cuộc sống, công việc.
Năng lực chính trị của sinh viên đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tinh tế và khéo léo trước mọi đối tượng. Đây là cách để sinh viên thể hiện sự chủ động và tự tin giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả kỹ năng nói và viết để truyền tải thông điệp. Giao tiếp tốt giúp sinh viên khẳng định được vị thế của chính mình trong mắt người khác, tạo thuận lợi và thành công trong học tập và trong cuộc sống.
Thứ ba, hành vi ứng xử văn hóa.
Ứng xử văn hóa là một lĩnh vực của đời sống văn hóa sinh động, phong phú diễn ra hàng ngày, luôn luôn gắn liền với sự tồn tại, phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó cũng chính là sức mạnh mềm làm nên nét đẹp và là chìa khóa thành công của mỗi người, mỗi dân tộc, còn đối với sinh viên, đó là biểu hiện của văn minh, trí tuệ, bản lĩnh và sáng tạo. Ứng xử văn hóa của sinh viên bao gồm “những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và tích lũy bao gồm những suy nghĩ, thói quen, tập quán, tư tưởng, pháp luật… nhằm thiết lập mối quan hệ giữa thầy, trò và các thành viên có liên quan để việc dạy và học đạt kết quả cao” [162; tr.51]. Sinh viên ứng xử văn hóa được biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành vi trong các mối quan hệ phù hợp với chuẩn mực, đạo đức, lối sống, tác phong của xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của sinh viên là biểu hiện về mặt giá trị, để vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa của sinh viên không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, từng trường đại học, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc.
Hành vi ứng xử văn hóa của sinh viên là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của năng lực chính trị, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của sinh viên đối với bản thân, với những người chung quanh, trong học tập, trong môi trường hoạt động hằng ngày, đặc biệt là trên mạng xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của mỗi sinh viên khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi sinh viên trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa là thước đo, là căn cứ để nhận biết và đánh giá trình độ phát triển của phẩm chất chính trị. Bản lĩnh chính trị tuy là cái bên trong, cái
41
trừu tượng không nhìn thấy được, nhưng nó là cái “điều khiển”, “điều chỉnh”, “chỉ đạo” hành vi ứng xử văn hóa. Thông qua hành vi ứng xử văn hóa, có thể nhận biết, thẩm định và đánh giá được bản lĩnh chính trị của họ, ngược lại, nếu thiếu yếu tố này sẽ dẫn đến sự đánh giá lệch lạc, thậm chí sai lệch trong định hướng hình thành, rèn luyện bản lĩnh chính trị.
2.2.4. Dũng khí chính trị của sinh viên
Bản lĩnh chính trị được hiểu theo nghĩa rộng là nhân tố tổng hợp giữa lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị. Còn theo nghĩa hẹp, bản lĩnh chính trị là dũng khí chính trị, tức là "dũng" trong hệ thống phẩm chất nhân - dũng - trí mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc tới.
Dũng khí chính trị là kết quả của quá trình rèn luyện, phấn đấu, mài dũa, thử thách trong hoạt động thực tiễn, được kết hợp với khí chất cá nhân của chủ thể chính trị. Dũng khí, chí khí, khí phách là những từ có ý nghĩa tương đồng thể hiện bản lĩnh của con người và cộng đồng người. Bản lĩnh ấy bao giờ cũng gắn với tư chất dũng khí của cá nhân, là sản phẩm của những hoàn cảnh chính trị và chế độ chính trị nhất định. Dũng khí của sinh viên thể hiện ở tính mục đích chính trị, tính độc lập chính trị, tính quyết đoán chính trị, tính dũng cảm chính trị, tính kiên trì chính trị.
Thứ nhất, tính mục đích chính trị.
Tính mục đích chính trị cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác, là kỹ năng của con người biết lập kế hoạch cho cuộc sống của mình, là khả năng điều chỉnh hành vi chính trị của mình phục tùng các mục đích chính trị. Con người nếu thiếu tính mục đích thì dễ dẫn đến mất phương hướng trong hành vi, dễ dãi với nhu cầu tầm thường và ham muốn bản năng của bản thân. Khi hành vi không tuân theo mục tiêu, chuẩn mực đã định sẽ dễ nản chí khi gặp khó khăn và do đó, khó hoàn thành mục tiêu đã định.
Mục đích của việc học là để có kiến thức, kiến thức chỉ có ý nghĩa khi phục vụ nghề nghiệp tương lai của mình. Mục đích cuối cùng của sinh viên là học tập để lựa chọn ngành nghề phù hợp hơn, để tự khẳng định mình, có nhiều cơ hội thành đạt và được nhiều người khẳng định sự thành đạt đó. Như UNESCO đã phát biểu, mục đích cuối cùng của học tập là để tự khẳng định chính mình, tự tạo vị trí trong xã hội, thể hiện giá trị bản thân và sự tồn tại có ý nghĩa của mình.