82
tốt” cấp trường và 3.153 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh và cấp trường” [72; tr.25].
Trong năm học 2019-2020, có 1.535 hoạt động giới thiệu và hỗ trợ
340.254 lượt sinh viên trong việc tiếp cận, phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp; có 738.222 sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”; các cấp bộ Hội đã tuyên dương và trao tặng 2.506 danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh, thành, đại học khu vực; có 23.779 danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường; có 632 “Tập thể Sinh viên 5 tốt” các cấp, trong đó có 33 “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương. Số sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương tăng 41,6% so với năm học 2018 - 2019” [76; tr.3-4].
Theo báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Vinh, trong giai đoạn 2018 - 2020, phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã phát triển mạnh mẽ, được đông đảo sinh viên quan tâm, tham gia và trở thành phong trào lớn trong sinh viên. “Trong nhiệm kỳ, Hội Sinh viên trường đã tổ chức gặp mặt, tuyên dương 165 sinh viên đạt giải thưởng "Sao tháng Giêng", 105 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt", 04 tập thể “Sinh viên 5 tốt” cấp trường; 42 sinh viên đạt danh hiệu "Sao tháng Giêng", 15 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Tỉnh; 02 sinh viên đạt danh hiệu "Sao tháng Giêng" cấp Trung ương; 01 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Trung ương; tuyên dương nhiều cá nhân có nhiều đóng góp và đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động” [80; tr.4-5].
Hàng năm, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT, các Hội chuyên ngành tổ chức các cuộc thi: Olympic toán học sinh viên, Olympic tin học sinh viên Việt Nam, Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc, Olympic Cơ học toàn quốc; phối hợp với Học viện Tài chính tổ chức Hội thi “Olympic Kinh tế lượng toàn quốc” vào các năm 2016, 2017, 2018. Đây là sân chơi trí tuệ, là cơ hội để sinh viên thể hiện kiến thức và tài năng của mình; và cũng là minh chứng cho quá trình đào tạo của các trường đại học. Bên cạnh những sân chơi trí tuệ, để rèn luyện bản lĩnh chính trị cho sinh viên, các trường đại học luôn đẩy mạnh các hoạt động rèn luyện kỹ năng, năng lực hội nhập cho sinh viên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhìn nhận năng lực nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên, các trường đại học luôn có những chủ trương khuyến khích, hỗ trợ sinh viên tham gia. Bản thân sinh viên cũng không ngừng trang bị kiến thức,
phương pháp, kỹ năng, kiến tập, thực tập; tham quan thực tế gắn với chuyên ngành đào tạo để tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học. Theo báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam, trong năm học 2019 - 2020, “có 419 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải, nhiều hơn 83 đề tài so với năm 2018; là những đề tài xuất sắc nhất được lựa chọn từ hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 85 trường đại học, học viện trong cả nước” [76; tr.8].
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Các Trường Đại Học Vùng Bắc Trung Bộ
- Đánh Giá Vai Trò Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Cách Mạng Việt Nam
- Đánh Giá Về Niềm Tin Chính Trị Của Sinh Viên Hiện Nay
- Động Lực Thúc Đẩy Sinh Viên Lựa Chọn Ngành Đang Học
- Nhận Xét Về Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên
- Nguyên Nhân Của Những Ưu Điểm Và Hạn Chế Về Bản Lĩnh Chính Trị Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Vùng Bắc Trung Bộ
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
Hoạt động nghiên cứu khoa học vừa là nhiệm vụ, vừa là niềm đam mê của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. Trong thời gian từ 2018-2020, sinh viên Trường Đại học Vinh có 154 đề tài tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học cấp trường, 19 đề tài tham gia cấp Bộ, có 16 tập thể và 121 cá nhân được Hiệu trưởng Nhà trường khen thưởng; sinh viên Trường Đại học Hồng Đức có tổng cộng 332 đề tài (trong đó có 135 đề tài cấp trường, cấp bộ; 198 đề tài cấp khoa), thu hút hơn 1.062 lượt sinh viên tham gia [79; tr.4-5]; sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh có trên 200 công trình nghiên cứu khoa học các cấp tập trung vào các lĩnh vực khác nhau [81; tr.7].
Thứ hai, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có kỹ năng thích ứng và thực hành xã hội tốt, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động
Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, vùng Bắc Trung Bộ ngày càng được khai phá nhiều tiềm năng để phát triển, đó là cơ hội để sinh viên giao lưu, học hỏi, hợp tác với các quốc gia trên thế giới nhằm phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, để làm được điều đó, đòi hỏi lực lượng sinh viên cần phải đi tiên phong, tự tin hội nhập, chuẩn bị những hành trang cần thiết, mà trước hết là để kỹ năng mềm, năng lực ngoại ngữ, tin học… để nhanh chóng nắm bắt cơ hội học tập và lập nghiệp. Theo báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam, “trong 5 năm đã tổ chức được 24.200 hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội cấp trường thu hút 903.637 lượt sinh viên” [72; tr.35].
Chúng tôi đưa ra 06 tham số là những kỹ năng mềm cần thiết của sinh viên hiện nay, kết quả điều tra cho thấy, đa số sinh viên nhận xét về mức độ quan trọng của những kỹ năng mềm là “rất cần thiết”. Trong đó, sinh viên đánh giá cao về mức độ cần thiết đó là kỹ năng giải quyết vấn để (chiếm 91,2% sinh viên); kỹ năng giao tiếp (chiếm 90% sinh viên); kỹ năng phản biện (chiếm 79,7% sinh viên) (Biểu đồ 3.12).
Tỷ lệ %
91.2
90
79.7
48.551.5
57.5
42.5
48.751.3
20.3
8.8
10
0
0
0
0
0
0
Kỹ năng phản Kỹ năng giải biện quyết vấn đề
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng lắng Kỹ năng làm
nghe
việc nhóm
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Biểu đồ 3.12. Nhận xét về mức độ quan trọng của những kỹ năng mềm
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Các trường đại học đã chú trọng tăng cường rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ngay từ đầu năm học. Trong sinh hoạt đầu khóa, lồng ghép sinh hoạt chuyên đề về vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong thời kỳ hội nhập; những cơ hội, thách thức phải đối mặt khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Bản thân sinh viên cũng xác định được những thách thức trong quá trình hội nhập, từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu đúng đắn, bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên còn chú ý rèn luyện các kỹ năng mềm để tăng cường sức cạnh tranh về việc làm với người lao động người nước ngoài trong tương lai.
Để nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, các trường đại học luôn tăng cường và thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp huấn luyện kỹ năng, tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, diễn đàn giao lưu với doanh nghiệp, từ đó xây dựng cầu nối giữa nhu cầu việc làm của sinh viên với yêu cầu đặt ra của nhà tuyển dụng. Hội Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công 02 cuộc thi Sinh viên khởi nghiệp, phối hợp tổ chức các buổi giao lưu chuyên đề với Hội Doanh nhân trẻ và một số doanh nghiệp trong tỉnh về kinh nghiệm khởi nghiệp, các vấn đề đào tạo, chuẩn đầu ra, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đây là cơ sở quan trọng giúp sinh viên trong việc liên hệ thực tập, kiến tập và công tác [79; tr.5].
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế có nhiều sân chơi bổ ích và thiết thực để rèn luyện kỹ năng mềm, tiêu biểu là chương trình “Pro skills năm 2019”; “Tìm kiếm người dẫn chương trình tài năng - Micro vàng”; “Connect travel”; cuộc thi “Sàn giao dịch chứng khoản ảo” của câu lạc bộ Nhà
tài chính ngân hàng tương lai; tổ chức các buổi Workshop và Talkshow cho sinh viên như “Chương trình thực tập sinh tiềm năng”, “Talkshow Doanh nghiệp cần gì ở sinh viên”, “Workshop khám phá hành trình khởi nghiệp, sức bật chinh phục thành công” giúp cho sinh viên có cơ hội để thể hiện khả năng của mình trước các nhà tuyển dụng. Ngoài ra, chương trình “Ngày hội việc làm” được tổ chức hàng năm thu hút trung bình 25 doanh nghiệp hơn 1000 sinh viên tham gia và nhiều sinh viên được tuyển dụng tại ngày hội, mang đến cơ hội tiếp cận việc làm cho nhiều sinh viên [83; tr.10].
Mặc dù luôn đặt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học lên hàng đầu, sinh viên Trường Đại học Vinh luôn có ý thức phát triển sự sáng tạo, phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết. Sinh viên đã tích cực tham gia các cuộc thi, nhiều đợt tập huấn với các chương trình huấn luyện về cách thức tổ chức sự kiện, truyền thông; nghe các chuyên gia chia sẻ về vấn đề khởi nghiệp, lập nghiệp. Các diễn đàn tư vấn, định hướng trong vấn đề học tập, rèn luyện, sức khỏe được đông đảo sinh viên hưởng ứng như: Talkshow “La bàn sinh viên”; “Beauty Workshop”; Workshop “Decollo & Debate Fair”. Các cuộc thi ảnh, video clip như “Back to VinhUni”, “VinhUni Fashion Week”, “Thiết kế logo Chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên trường lần thứ XII” tạo sức hút lớn, sức lan tỏa mạnh mẽ trong sinh viên với hàng trăm tác phẩm dự thi. Đặc biệt, nhiều hình thức tăng cường trình độ ngoại ngữ thu hút hàng chục nghìn lượt sinh viên tham gia qua các câu lạc bộ, đội, nhóm học thuật, các diễn đàn trao đổi như câu lạc bộ Hỗ trợ học Tiếng Anh “English Learning Assistance Club” (ELAC). Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ III, đội thi của Trường Đại học Vinh được xếp vào tốp đầu cả nước trong các trường Đại học với gần 5000 đoàn viên thanh niên tham gia [80; tr.8].
Cùng với những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường lao động, yêu cầu rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên trên giảng đường đại học ngày càng đòi hỏi về chiều sâu. Những hoạt động rèn luyện của sinh viên hướng đến xây dựng hình mẫu công dân thế hệ mới trên nhiều phương diện. Kết quả điều tra cho thấy, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ tham gia các hoạt động xã hội ở mức độ rất tốt là chủ yếu. Trong đó, hoạt động được đánh giá cao đó là: “giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc” (chiếm 83,5% sinh viên); “hoạt động hiến máu nhân đạo” (chiếm 65,5% sinh viên) (Biểu đồ 3.13).
Tỷ lê ̣ %
83.5
65.5
54.2
53.2
32.7
34.3
38.8
54.2
39.2
13.1
16.4
8
0.2
6.6
0.1
Hoạt động tình nguyện hè
Hoạt động hiến máu Hoạt động tham gia bảo Hoạt động giữ gìn trật Giữ gìn, phát huy giá trị
nhân đạo
vệ môi trường
tự an toàn giao thông truyền thống dân tộc
Rất tốt Tốt Không tốt Phân vân
Biểu đồ 3.13. Nhận xét về mức độ tham gia các hoạt động xã hội của sinh viên
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm văn hóa truyền thống của con người vùng Bắc Trung Bộ và định hướng mục tiêu rèn luyện sinh viên: “xây dựng lớp sinh viên thời kỳ mới với các phẩm chất: giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; sống có văn hóa, lý tưởng, có tinh thần tình nguyện” [80; tr.19]; “có bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước, có đạo đức, lối sống văn hóa” [79; tr.10]. Mục tiêu phấn đấu của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ là bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, thành thạo ngoại ngữ, có khả năng làm việc, giải quyết vấn đề thuộc ngành đào tạo một cách độc lập, sáng tạo; có trách nhiệm xã hội, ý thức phục vụ cộng đồng và có khả năng tham gia vào thị trường lao động toàn cầu.
Thứ ba, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực văn hóa
Văn hóa ứng xử là trình độ cao của mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện ở hình thức giao tiếp văn minh, lịch sự. Hành vi ứng xử văn hóa của sinh viên được biểu hiện bằng một hệ thống hành vi ứng xử trong quan hệ với gia đình; trong quan hệ với thầy, cô giáo; với bạn bè; với các hoạt động của nhà trường và xã hội.
Đánh giá một cách khách quan, hiện nay, đa số sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ nói riêng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trong ứng xử với giảng viên. Các giá trị, chuẩn mực như “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được lưu truyền và phát
huy. Cùng với thời gian, mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên có nhiều thay đổi, người học trở thành trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường. Sinh viên ngày càng tự tin và chủ động nêu ra quan điểm, suy nghĩ, bày tỏ cá tính bản thân, thể hiện cái “tôi” bản thân hơn trước. Sinh viên đã nhận rõ vai trò của mình là trung tâm của bài giảng, nên chủ động tiếp thu kiến thức và mạnh dạn phản hồi ý kiến. Ngoài ra, giảng viên luôn tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính dân chủ, tự do trong khuôn khổ, củng cố và phát triển vai trò cá nhân trong tập thể.
Trong ứng xử giữa sinh viên với nhau, sinh viên cũng thể hiện sự chân thành, cởi mở nhưng hợp tác và phối hợp rất hiệu quả. Trong văn hóa, ứng xử, sinh viên thể hiện bản lĩnh thông qua tâm thế bình đẳng và cư xử mềm mỏng, chia sẻ và thấu hiểu nhưng không đồng cảm ba phải, không hùa theo khuyến khích việc xấu, không thủ thủ đoạn hay giả dối.
Sinh viên các trường Đại học vùng Bắc Trung Bộ hưởng ứng cuộc vận động “Sinh viên Việt Nam - Những câu chuyện đẹp”, nêu gương những sinh viên tiêu biểu về nghị lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống, sinh viên với nghĩa cử, hành động đẹp. Fanpage “Sinh viên Việt Nam - Những câu chuyện đẹp” tiếp tục lan tỏa những việc làm ý nghĩa, nhân văn, nhận được chia sẻ và tương tác tích cực từ sinh viên. Trong các hoạt động tình nguyện, tham gia các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh viên ngày càng thể hiện vai trò chủ động và tích cực. Thông qua thái độ, hành vi ứng xử văn hóa trong các hoạt động chung của nhà trường và xã hội, sinh viên đã góp phần tạo dựng văn hóa học đường nhân văn và tiến bộ.
Hiện nay, hành vi ứng xử văn hóa trên mạng xã hội được sự quan tâm của mọi thành phần xã hội, đặc biệt là sinh viên. Khi Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (năm 2021) được ban hành, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cũng đã đẩy mạnh công tác truyền thông để cải thiện văn hóa ứng xử trên không gian mạng, với một số khẩu hiệu thiết thực như: “Nội dung lành, lướt mạng sạch”, “Thông tin là tài sản, tài khoản là riêng tư”; “Đưa tin có trách nhiệm, dẫn tin đã kiểm nghiệm”; “Chuyện đẹp tin tốt quanh ta, phải share mạnh mẽ mới là văn minh”… “Sinh viên ngày càng tiếp thu có chọn lọc thông tin, sẵn sàng đấu tranh phản biện lại những thông tin sai lệch, kích động, đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta” [72; tr.16]. Sinh viên các
trường đại học vùng Bắc Trung Bộ rất quan tâm và hưởng ứng bộ sản phẩm infographic“Văn hóa ứng xử trên không gian mạng” và ấn phẩm tuyên truyền về tác hại và phòng chống ma túy trong học đường. Cùng với các hoạt động tuyên truyền, chia sẻ về cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”, những tấm gương, những câu chuyện, những thông tin tích cực của sinh viên được lan tỏa, đồng thời, góp phần hạn chế chia sẻ những thông tin xấu độc, không chính thống.
Mặc dù có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, đa số hành vi ứng xử của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội là tích cực. Kết quả điều tra về ứng xử văn hóa của sinh viên sử dụng mạng xã hội ở mức độ “rất tốt” đối với những nội dung sau: “tôn trọng, tuân thủ pháp luật” (chiếm 88,5% sinh viên); “lành mạnh” (chiếm 79,4% sinh viên); “an toàn, bảo mật thông tin” (chiếm 60,5% sinh viên); “Trách nhiệm” (chiếm 58,8% sinh viên) (Biểu đồ 3.14).
Tỷ lệ %
100
80
60
40
20
0
Rất tốt
Tốt
Không tốt Phân vân
Tôn trọng, tuân thủ pháp luật Lành mạnh An toàn, bảo mật thông tin Trách nhiệm
Biểu đồ 3.14. Ứng xử văn hóa của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Trong thời gian qua, sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã xuất hiện nhiều thông tin xấu độc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống học tập, rèn luyện, sinh hoạt của sinh viên. Chủ đề “Sinh viên Việt Nam tiên phong, tương trợ, thích ứng với dịch COVID-19” tập trung vào các nội dung thế hiện được vai trò tiên phong, tương trợ của sinh viên trong việc hỗ trợ cộng đồng phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh; và sự thích ứng của công tác sinh viên với dịch COVID-19. Hội Sinh viên các trường đại học duy trì và thực hiện công tác cung cấp thông tin, nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong sinh viên thông qua các kênh thông tin khác nhau như: Câu
lạc bộ Truyền thông, đội cộng tác viên, họp giao ban liên chi hội trưởng hàng tuần, mạng xã hội, v.v.. Đội ngũ cán bộ Hội Sinh viên tăng cường tổ chức đối thoại với sinh viên để nắm tâm tư, nguyện vọng, dư luận, đề xuất của sinh viên một cách thường xuyên, kịp thời xử lý các luồng thông tin, các nội dung tuyên truyền kích động, đi ngược chủ trương của Đảng và pháp luật.
Như vậy, năng lực chính trị của sinh viên được xem xét trên các yếu tố: kiến thức chính trị, kỹ năng chính trị, hành vi ứng xử văn hóa. Năng lực chính trị của sinh viên là kết quả của quá trình rèn luyện, phấn đấu, thử thách trong môi trường thực tiễn chính trị. Một người có phẩm chất chính trị mà thiếu đi năng lực thì không thể đi đến một suy nghĩ, một hành động đúng đắn, thậm chí, có thể lựa chọn, quyết định những hành động trái lẽ phải, lúc đó, dũng khí chính trị sẽ bị hạn chế theo chiều hướng tiêu cực.
3.2.1.4. Về dũng khí chính trị của sinh viên
Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có ý thức về nghề nghiệp tương lai rõ ràng, sâu sắc, điều đó thôi thúc sinh viên cố gắng vươn lên đạt thành tích tốt trong học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật, năng lực đối phó với các tình huống thực tiễn. Trước những khó khăn và thách thức đặt ra, sinh viên luôn có ý chí quyết tâm, lòng kiên trì vượt khó, đó cũng là sự độc lập, sáng tạo, nhạy bén trong việc tìm ra những giải pháp tối ưu để kết quả học tập tốt cũng như các giải pháp cải tiến hữu ích trong hoạt động thực tiễn. Trước những tình huống thực tiễn đặt ra, sinh viên đã tỏ rõ dũng khí bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh với cái sai để khẳng định lập trường, giá trị của bản thân.
Thứ nhất, xác định mục đích học tập rõ ràng
Tổ chức UNESCO đã đề cập đến bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, đó là: học để biết, học để trưởng thành, học để chung sống, học để làm. Học tập là điều kiện tiên quyết cho những kết quả đạt được của sinh viên trên giảng đường đại học. Kết quả khảo sát cho thấy, sự lựa chọn phương án trả lời: “Học để có kiến thức” chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 40,2% sinh viên), điều này sẽ tạo động lực, hứng thú và kích thích trí tò mò để sinh viên không nhàm chán trong quá trình học tập. Động lực học tập của sinh viên phải từ sự thành công của việc tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm từ sách vở và giáo viên, sau đó biến nó thành tri thức của mình. Khi đã có niềm say mê khám phá kiến thức và thích thú với