bản án hình sự thì khó mà bán đấu giá được do tâm lý, mê tín. Việc định giá giá trị quyền sử dụng đất với quy hoạch xây dựng được phê duyệt, nếu có những khuất tất sau bán đấu giá thành sẽ dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước hoặc sạt nghiệp người mua.
+ Khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng. Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điều 326 Bộ luật Dân sự quy định: "Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự". Khoản 1, Điều 432 quy định: "Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp". Theo những quy định trên thì khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng. Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điểm chung của hai loại hình này theo quy định là phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên đối với thế chấp tài sản nếu pháp luật có quy định thì việc thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo.
Như vậy có thể thấy cầm cố tài sản được dùng cho các giao dịch là các loại động sản thông thường và thế chấp tài sản được áp dụng đối với những loại tài sản có giá trị lớn là các bất động sản và động sản có đăng ký quyền sở hữu. Do đó, nếu pháp luật có quy định về việc thế chấp đối với từng loại tài sản nhất định thì việc thế chấp đó phải được công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký giao dịch đảm bảo. Trên thực tế hiện nay việc thế chấp tài sản hiện đang được sử dụng rất thông dụng trong các giao dịch đảm bảo, nhất là trong giao dịch với các ngân hàng thương mại. Điều 336 và 355 Bộ luật Dân sự quy định:
Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố [27].
Nếu là động sản thông thường thì trên thực tế sẽ thuộc về người nhận cầm cố nếu đến hạn mà người cầm cố không thực hiện nghĩa vụ. Nhưng đối với thế chấp tài sản thì lại không đơn giản, bởi tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Người nhận thế chấp phải yêu cầu bán đấu giá tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự được thực hiện. Nhưng trên thực tế thì người nhận thế chấp phải trải qua giai đoạn khởi kiện và thi hành bản án mới có thể bán được tài sản thế chấp. Khi đã thắng kiện thì việc thi hành án cũng không hề đơn giản dẫn đến tiền vốn của tổ chức tín dụng bị chiếm dụng vô thời hạn gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ cho riêng tổ chức này mà cả nền kinh tế nói chung. Quy định của pháp luật chưa có cơ chế triển khai thực hiện trong thực tế dẫn đến tâm lý e ngại của các tổ chức tín dụng khi tham gia cho vay, nguồn vốn trong xã hội không phát huy hết vai trò của mình. Việc cầm cố, thế chấp là sự thỏa thuận của các bên, được pháp luật bảo vệ. Do đó phải có cơ chế công nhận và tạo điều kiện cho các bên thực hiện sự thỏa thuận đó.
+ Hoạt động bán đấu giá tài sản hiện nay cũng trở nên khó quản lý, doanh nghiệp nào cũng có thể đăng ký thêm ngành nghề bán đấu giá nhưng chỉ đăng ký rồi để đấy. Các trung tâm bán đấu giá của Sở tư pháp chỉ có một đến hai đấu giá viên nhưng nhiều khi không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nhiều nơi chỉ tổ chức bán đấu giá những tài sản thi hành án, người dân chưa quen đưa tài sản đến các trung tâm đấu giá để bán.
Thêm một khó khăn cho hoạt động bán đấu giá tài sản hiện nay là việc áp dụng các trình tự thủ tục để đưa tài sản ra đấu giá còn những điểm vênh nhau, nhất là loại tài sản bắt buộc phải bán đấu giá như tài sản thi hành án, tài sản thu từ các vi phạm hành chính...
Những tranh chấp phát sinh đối với bên mua tài sản đấu giá khi xuất hiện bên liên quan đến tài sản mà trong quá trình đưa tài sản ra đấu giá cơ quan chức năng không xác minh rò.
Những thiệt hại này chưa được đề cập đến trong các văn bản pháp luật điều chỉnh về bán đấu giá tài sản. Trong thực tế đã xảy ra trường hợp người mua tài sản thi hành án qua đấu giá nhưng đây lại là tài sản chưa được đảm bảo nên người mua không nhận được tài sản dù họ đã thanh toán tiền ngay sau phiên đấu giá. Tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP, những chế tài áp dụng cho các hành vi vi phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản còn quy định một cách chung chung, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động bán đấu giá. Các quy định đối với hành vi thông đồng, dìm giá tài sản giữa các bên tham gia mua tài sản đấu giá cần chặt hơn và các trung tâm, doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá tài sản phải có trách nhiệm giám sát việc này. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu thông đồng, dìm giá tài sản phải dừng cuộc đấu giá tránh thiệt hại cho bên bán.
Những bất cập đang tồn tại này xuất phát từ lý do:
Có thể bạn quan tâm!
- Đăng Ký Tham Gia Bán Đấu Giá Tài Sản
- Người Điều Hành Cuộc Bán Đấu Giá
- Hủy Kết Quả Bán Đấu Giá Tài Sản
- Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10
- Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Thứ nhất, hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động bán đấu giá. Bên cạnh đấu giá tài sản được điều chỉnh bởi pháp luật Dân sự, còn tồn tại hình thức đấu giá hàng hóa được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại. Nhiều điều khoản của hai văn bản quy phạm pháp luật về bán đấu giá này không thống nhất, nội dung một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn về trình tự, thủ tục bán đấu giá, về tổ chức bán đấu giá, gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành và áp dụng
pháp luật. Ví dụ, tại phiên bán đấu giá hàng hóa áp dụng theo phương thức trả giá lên, nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì phiên đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Nếu phiên đấu giá hàng hóa được áp dụng theo phương thức đặt giá xuống, thì người đầu tiên chấp nhận mức giá rút ngay lại giá đã chấp nhận thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá đã đặt liền kề trước đó. Người rút lại giá đã trả hoặc người rút lại việc chấp nhận giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.
Trường hợp giá bán hàng hóa thấp hơn giá mà người rút lại giá đã trả đối với phương thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với phương thức đặt giá xuống thì người đó phải trả khoản chênh lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hoá bán được giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản chênh lệch đó. Nếu cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước.
Đối với đấu giá tài sản, người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản thì cuộc bán đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Trong trường hợp không có người trả giá tiếp thì cuộc bán đấu giá coi như không thành. Người rút lại giá đã trả bị truất quyền tham gia trả giá tiếp và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước của người rút lại giá đã trả thuộc về tổ chức bán đấu giá tài sản.
Như vậy, trong đấu giá hàng hóa, nếu người đã trả giá mà rút lại thì người đó ngoài việc mất khoản tiền đặt trước còn phải chịu phạt khoản tiền chênh lệch giữa giá đã trả với giá bán được hàng hóa nếu hàng hóa được bán với giá thấp hơn giá đã trả. Trong đấu giá tài sản của luật dân sự, hậu quả này không được đặt ra hay nói cách khác người rút lại giá đã trả sẽ không phải trả khoản tiền chênh lệch đó.
Thứ hai, do sự không đồng bộ, thống nhất trong các quy định của pháp luật nên hiện nay có nhiều loại tổ chức thực hiện việc bán đấu giá tài sản và bán đấu giá theo các trình tự, thủ tục rất khác nhau, không chặt chẽ dẫn đến việc khó quản lý, kiểm soát hoạt động này và gây thất thoát tài sản, nhất là tài sản công. Trong số các tổ chức thực hiện việc bán đấu giá tài sản thì hoạt động của các Hội đồng bán đấu giá tài sản đang có nhiều bất cập. Các Hội đồng này được thành lập để bán đấu giá theo vụ việc, không mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp. Khi kết thúc cuộc bán đấu giá, Hội đồng tự giải thể. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, các bên không có cơ sở pháp lý để khiếu nại Hội đồng. Ngoài ra, do cơ chế hoạt động (bao gồm cả cơ chế tài chính) và trách nhiệm pháp lý của Hội đồng bán đấu giá tài sản không rò ràng, nên khó kiểm soát, dẫn đến thất thoát, thiệt hại về vật chất trong việc bán đấu giá các loại tài sản của Nhà nước. Nghị định cũng quy định: Tổ chức bán đấu giá tài sản, gồm: 1. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản;
2. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; 3. Hội đồng bán đấu giá tài sản. Như vậy, theo quy định từ trước đến nay và hướng sắp tới, tất cả các doanh nghiệp (có đăng ký bán đấu giá tài sản), các trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và Hội đồng bán đấu giá tài sản đều có thẩm quyền bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế, số lượng tài sản mà các trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã bán trong thời gian qua ít hơn nhiều so với số tài sản mà các Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện đã thực hiện. Trong khi đó, theo quy định của Nghị định thì Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện được thành lập để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan cấp huyện trở xuống ra quyết định tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Có nghĩa là, Hội đồng hoạt động không thường xuyên, thiếu ổn định về mặt nhân sự (tùy theo từng vụ việc mà thành lập các Hội đồng khác nhau).
Về Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, tại Điều 18 của Nghị định 17/2010/NĐ-CP được tiến hành kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản và các ngành, nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Việc đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản và các ngành, nghề kinh doanh khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhiều (hoặc duy nhất kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản) ngành nghề, trong đó có dịch vụ bán đấu giá tài sản đều có quyền bán đấu giá tài sản. Với quy định này thì số tổ chức bán đấu giá tài sản sẽ "mọc lên" như nấm sau mưa. Như vậy, vấn đề đặt ra là chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức này như thế nào và làm sao để quản lý nhà nước đạt hiệu quả trong lĩnh vực này? Thiết nghĩ, việc thực hiện xã hội hóa trong công tác bán đấu giá tài sản là việc làm rất cần thiết, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, quy định pháp luật có liên quan phải thật cụ thể, rò ràng, thể hiện sự chuyên nghiệp hóa đối với các tổ chức bán đấu giá tài sản (kể cả các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Thứ ba, một số quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về trình tự, thủ tục bán đấu giá còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, thậm chí có kẽ hở, dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực như thông đồng, dìm giá, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ví dụ: quy định về khoản tiền đặt trước khi tham gia đấu giá, thì pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là "không thuộc trường hợp bất khả kháng". Như vậy, để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người tham gia đăng ký mua tài sản đấu giá cần phải quy định rò trường hợp trên để có cách hiểu và áp dụng thống nhất; về mức chênh lệch giữa các lần trả giá, theo quy định tại Điều 34 Nghị định 17/2010/NĐ-CP thì "đấu giá viên... thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá (nếu có); với nội dung người bán đấu giá quy định mức chênh lệch của mỗi lần trả giá áp dụng cho từng cuộc bán đấu
giá thì các tổ chức vận dụng khác nhau và nhiều trường hợp do vận dụng không thống nhất xảy ra thiệt hại cho người có tài sản bán đấu giá. Theo đó, mức chênh lệch của mỗi lần trả giá cố định chẳng hạn 10 triệu, 30 triệu, 50 triệu… hay khống chế trong một khoản nhất định… nếu không có quy định hướng dẫn cụ thể sẽ dễ xảy ra tiêu cực.
Chế tài xử lý chưa nghiêm đối với hành vi vi phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản. Hiện nay, chưa có biện pháp chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp người bị kê biên tài sản thi hành án không hợp tác nhằm ý định chiếm giữ tài sản bất hợp pháp, mức phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cản trở thi hành án không đủ sức mạnh răn đe. Ví dụ như những hành vi giấu các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng tài sản, không cho xem tài sản, tham gia đấu giá sau đó phá giá không mua, tìm cách "chạy chọt" để chậm hoặc không thi hành án. Thậm chí có trường hợp họ còn đe dọa không cho khách hàng tham gia đấu giá, không cho xem tài sản. Từ đó, dẫn đến tâm lý e ngại cho người tham gia đấu giá tài sản. Văn bản quy định sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ thi hành án, hoãn thi hành án, buộc giao tài sản là nhà, quyền sử dụng đất... giữa các thi hành án, Viện kiểm sát, Sở Tư pháp, Trung tâm vẫn chưa phân định rò vai trò của từng cơ quan ở từng khâu cụ thể.
Thứ tư, quy định về quản lý nhà nước trong Nghị định số 17/2010/NĐ-CP còn thiếu, nội dung chưa rò ràng dẫn đến việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản còn lỏng lẻo, vai trò của cơ quan chủ trì giúp Chính phủ và Ủy ban nhân dân các địa phương thống nhất quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản chưa được phát huy đầy đủ. Một số Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa nhận thức rò chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu giá tài sản tại địa phương. Nghị định quy định một điểm rất mới về việc cấp thẻ đấu giá viên và trao cho đấu giá viên quyền tự chủ, độc lập trong tổ chức hoạt động bán đấu giá. Nhưng cơ
quan quản lý đối với lực lượng này lại không cụ thể và không thể quản lý được. Nghị định 17/2010/NĐ-CP quy định việc cấp thẻ đấu giá viên thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp không thông qua Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản kể cả đấu giá viên. Nếu theo quy định này thì đội ngũ đấu giá viên ở các địa phương chỉ chịu sự quản lý của Trung ương và tổ chức bán đấu giá (có thể là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động bán đấu giá tài sản), nếu đấu giá viên có những hành vi lợi dụng bán đấu giá để gây thiệt hại cho Nhà nước, khách hàng thì không có cơ quan nào thanh tra, kiểm tra và quản lý thường xuyên được.
Theo Nghị định 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân trong việc quản lý nhà nước đối với công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương, nhưng không có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp về hoạt động bán đấu giá tài sản, do doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên chỉ có Sở Kế hoạch - Đầu tư có quyền thanh tra các doanh nghiệp này nhưng Sở Kế hoạch - Đầu tư lại không có chức năng thanh tra, giám sát trong hoạt động bán đấu giá tài sản, do đó Sở Tư pháp hầu như không thể thực hiện được nhiệm vụ quản lý nhà nước về bán đấu giá của mình. Chính vì thế, không thể quản lý hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản hiện nay tại Tthành phố Hồ Chí Minh.
Thứ năm, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bán đấu giá tài sản còn nghèo nàn. Trụ sở của một số đơn vị bán đấu giá vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt diện tích bố trí các phòng làm việc. Phòng dành riêng cho hoạt động đấu giá chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết như hệ thống âm thanh, camera… giúp cho việc theo dòi, giám sát hoạt động đấu giá hiệu quả để nâng cao chất lượng của cuộc đấu giá.
Thứ sáu, nhận thức và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương về quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản còn chưa thống