Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10

nhất, chưa chặt chẽ và đồng bộ. Một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trong một số trường hợp còn từ chối hoặc chậm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Trong thực tế, đối với những trường hợp bất động sản có giấy tờ hợp lệ thì thời gian này vẫn không đảm bảo, còn đối với những trường hợp giấy tờ chưa hợp lệ, cần phải có thời gian xác minh thêm thì thời gian có thể kéo dài đến lâu hơn. Việc giao tài sản thi hành án đã được bán đấu giá nhiều khi bị chậm trễ, kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản, cũng như uy tín của các tổ chức bán đấu giá tài sản.

Xuất phát từ thực tiễn thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác bán đấu giá tài sản và đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ bán đấu giá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thiết ban hành một văn bản chuyên ngành có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh một cách toàn diện, thống nhất về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản.


3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Hệ thống pháp luật Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất được hợp thành bởi nhiều lĩnh vực khác nhau. Pháp luật bán đấu giá tài sản là một mắt khâu không thể thiếu của chỉnh thể đó. Vì lẽ đó hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản sẽ góp phần không nhỏ vào hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay đã được thể hiện rất kiên quyết trong chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Trước hết, có thể thấy đó là những quan điểm chỉ đạo hết sức đúng đắn phù

hợp với nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp không chỉ tạo sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh mà còn phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Qua thực tế hoạt động quản lý và tổng hợp báo cáo của các địa phương, để hoạt động bán đấu giá tài sản ngày càng phát triển theo đúng định hướng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tác giả xin đề xuất, kiến nghị như sau:

* Hoàn thiện thể chế về bán đấu giá tài sản


Hiện nay, các quy định về đấu giá tài sản được quy định rải rác trong Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Thi hành án, Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, một số nghị định, quyết định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và nhiều thông tư của các Bộ, ngành. Nội dung của các văn bản về bán đấu giá tài sản còn nhiều sự chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến việc khó áp dụng và áp dụng không thống nhất trong thực tế. Hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản cần đảm bảo tính phân chia và tính thứ bậc về hiệu lực giữa các văn bản pháp luật bán đấu giá tài sản. Tiêu chí này thể hiện sự phân loại khoa học các văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản trên cơ sở đối tượng điều chỉnh và sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền trong việc ban hành văn bản của cơ quan nhà nước. Do vậy, các nội dung quy định không còn phù hợp cần phải được sửa đổi, bổ sung và sớm có một văn bản chuyên ngành điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản có giá trị pháp lý cao đó là Luật Đấu giá. Với tư cách là một ngành luật độc lập, pháp luật về bán đấu giá tài sản thể hiện đầy đủ phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nội dung của Luật này cần phải thể hiện được những nội dung cơ bản sau đây:

- Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động dịch vụ đấu giá tài sản như một dịch vụ nghề nghiệp chuyên nghiệp trong xã hội, là tiền đề cho việc xây dựng

Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10

Luật Đấu giá sau này. Quy định đầy đủ, chặt chẽ yêu cầu về tổ chức bán đấu giá, các loại tài sản bán đấu giá, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản. Việc công khai quy trình bán đấu giá tài sản là cần thiết vì không phải tất cả mọi người đều nắm rò những quy định về bán đấu giá tài sản nhất là những người lần đầu tham gia đấu giá mua tài sản. Họ không phải là những người tham gia mua tài sản thông qua đấu giá một cách chuyên nghiệp mà chỉ mua khi có nhu cầu sử dụng vì thế công khai sẽ giúp đối tượng này ý thức được quyền và nghĩa vụ khi tham gia đấu giá để có cách ứng xử thích hợp. Việc thực hiện công khai không chỉ trong các buổi đấu giá với các loại tài sản cụ thể mà việc công khai cần phải thường xuyên tại trụ sở đơn vị hoặc thông qua trang web của đơn vị và qua các hình thức phổ biến khác.

- Thống nhất trình tự, thủ tục bán đấu giá với các loại tài sản bắt buộc phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc bán đấu giá tài sản thực sự khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả, hạn chế tiêu cực thất thoát tài sản. Tăng cường bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người có tài sản, người mua được tài sản bán đấu giá, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản.

Điều 33 NĐ 17/2010/NĐ-CP quy định: Người bán đấu giá tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu giá sau đây để tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản:

Đấu giá trực tiếp bằng lời nói; bỏ phiếu, các hình thức khác do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản thỏa thuận. Đấu giá bằng lời nói và bỏ phiếu nên mời đại diện công an để giám sát, phát hiện các hành động ép giá, thông đồng ghìm giá... để lập biên bản đình chỉ hoặc hủy phiên đấu giá. Những người tham gia đấu giá lần đầu, hoặc mua thẳng từ đấu giá thường bị "ép" không bỏ được giá, cả những bí mật cũng không bảo đảm. Hình thức đấu giá qua mạng internet cũng khó thành công vì trên thực tế ít

người mua tài sản am hiểu về công nghệ thông tin. Cơ sở vật chất và phương tiện tổ chức các phiên đấu giá cũng chưa đạt đến trình độ tiên tiến. Do đó chỉ nên tổ chức bỏ phiếu kín đấu giá một vòng và nộp phiếu qua đường bưu điện, thời gian thu phiếu trong 3 ngày; Bỏ phiếu 2 nơi - tại trụ sở người có tài sản bán đấu giá và tại trụ sở, nơi tổ chức bán đấu giá tài sản; Hai thùng phiếu được chuyển về một nơi mở giá có khách hàng chứng kiến.

Để có một cuộc đấu giá đạt kết quả, ngoài việc người bán đấu giá tài sản phải có lương tâm, công bằng và minh bạch thì còn phải có thưởng phạt công minh nên cũng cần ban hành quy chế khen thưởng và khung thưởng cho người bán đấu giá tài sản khi kết quả đấu giá vượt giá sàn. Có thể thưởng từ 10% phần giá trị vượt giá khởi điểm, vì người có tài sản vẫn được lợi từ 90 % giá vượt.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động bán đấu giá tài sản thông qua việc xác định rò các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp, hạn chế việc thành lập các tổ chức bán đấu giá không chuyên nghiệp. Chính Phủ cần quy định cụ thể về doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Chỉ nên quy định những doanh nghiệp nào chuyên kinh doanh về dịch vụ bán đấu giá tài sản thì mới được phép bán đấu giá tài sản theo quy định, không nên quy định "mở" đối với các doanh nghiệp trong vấn đề bán đấu giá tài sản vì sẽ rất khó khăn trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Chính phủ cũng nên quy định cụ thể và "rằng buộc" chặt chẽ đối với đấu giá viên. Cụ thể, nếu là công chức, viên chức thì không được tham gia làm đấu giá viên tại các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng các doanh nghiệp "mượn chứng chỉ" để hoạt động và cũng nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động bán đấu giá tại các doanh nghiệp; nâng cao tiêu chuẩn đấu giá viên và quy định chặt chẽ về điều kiện hành nghề đấu giá, quản lý đấu giá viên khi hành nghề; quy định chặt chẽ quyền và trách nhiệm của đấu giá viên, quy định rò hơn về điều kiện đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp bán đấu giá. Để xác định

đây là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp, các cuộc bán đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, và đấu giá viên là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc bán đấu giá. Phải nâng cao hơn nữa chất lượng và số lượng Đấu giá viên trên cả nước. Theo con số thống kê gần nhất, có hơn 300 đấu giá viên đang hoạt động tại các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản trên cả nước. Như vậy là quá ít so với nhu cầu công việc và đặc thù hoạt động bán đấu giá tài sản. Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng thì các Bộ, ngành có liên quan cũng cần sớm quy định cụ thể việc "bảo hiểm nghề nghiệp" đối với các Đấu giá viên.

- Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa tổ chức bán đấu giá tài sản, tạo sự bình đẳng giữa các tổ chức bán đấu giá tài sản có tính chuyên nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ bán đấu giá tài sản. Về cơ bản, việc tổ chức bán đấu giá vẫn theo cách truyền thống là đấu giá trực tiếp, những người tham gia bốc thăm chỗ ngồi, thứ tự trả giá… Bước phát triển tiếp theo là đấu giá qua mạng Internet và có thể tiến hành song song hai hình thức cùng lúc là qua mạng Internet và trực tiếp tại nơi tổ chức. Như vậy cơ hội tham gia đấu giá và trả giá sẽ tăng lên rất nhiều, những người không trực tiếp đến thì có thể đấu giá thông qua mạng thông tin điện tử. Nhà nước phải xây dựng một khung pháp lý bảo đảm và đồng bộ tương thích với loại hình đấu giá hiện đại này ở nước ta để tạo sân chơi lành mạnh cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua tài sản đấu giá

- Nếu các vụ việc liên quan đến thu hồi nợ của tổ chức tín dụng cũng theo quy trình của tố tụng dân sự thì số vốn trong toàn xã hội bị chiếm dụng sẽ là con số khổng lồ. Vì vậy, giải pháp cơ bản khả thi đối với việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng là tòa án không cần xét xử trong những trường hợp này mà chỉ cần ra quyết định cho kê biên bán đấu giá tài sản theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng đã được công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Trên cơ sở quyết định của tòa án thì các cơ quan chức năng tiến hành kê biên

tài sản và chuyển cho tổ chức bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá theo quy định. Thủ tục áp dụng như thủ tục thi hành án dân sự bình thường. Không vướng mắc về vấn đề pháp lý như hiện nay.

Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải có sự vận hành đồng bộ của cả hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp nên tác giả đề xuất để có hướng áp dụng trong tương lai. Hình thức giải quyết vụ án dân sự và vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự do tòa án tiến hành cần phải có sự điều chỉnh phù hợp. Về cơ bản chia thành hai loại việc, vụ việc phức tạp, phải thông qua mở phiên tòa thì vẫn tiến hành các thủ tục tố tụng như hiện nay. Đối với vụ việc đơn giản, chứng cứ đã đầy đủ (ví dụ như đối với các giao dịch đã được công chứng, giao dịch có bảo đảm…) thì chỉ cần thủ tục đơn giản và thời gian nên rút ngắn nhằm tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng vụ việc, bảo vệ kịp thời quyền lợi của các bên.

* Củng cố, kiện toàn tổ chức bán đấu giá tài sản

Trong hoạt động bán đấu giá tài sản, xu thế xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp thành doanh nghiệp, việc tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức cần phải được thực hiện sâu sắc và triệt để hơn nữa.

- Song song với việc củng cố, kiện toàn Trung tâm, các địa phương cần có đề án để chuyển đổi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của nhà nước thành mô hình doanh nghiệp để giảm gánh nặng ngân sách và tạo sự bình đẳng giữa Trung tâm và doanh nghiệp trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản, hạn chế việc thành lập các hội đồng bán đấu giá theo vụ việc.

- Lộ trình xã hội hóa cụ thể phải căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, mức độ tự chủ về tài chính và lượng tài sản bán đấu giá sau khi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản chuyển đổi thành doanh nghiệp. Lộ trình cụ thể này sẽ giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

- Phát triển doanh nghiệp bán đấu giá tài sản cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu mua, bán đấu giá tài sản trong thực tế.

- Cơ quan có thẩm quyền cũng nên sớm ban hành các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức có chức năng bán đấu giá thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản đồng thời quản lý nghiêm ngặt hoạt động này.

*Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán đấu giá

tài sản

- Bộ Tư pháp cần tăng cường quản lý hoạt động bán đấu giá trong

toàn quốc. Cần phân cấp cho Sở Tư pháp với tư cách là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực bán đấu giá tài sản tại địa phương và nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của Sở Tư pháp đối với lĩnh vực bán đấu giá tài sản.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, theo dòi thi hành pháp luật ở địa phương về hoạt động bán đấu giá tài sản nhằm phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện bán đấu giá, kịp thời xử lý vi phạm, hạn chế những hậu quả có thể xảy ra.

- Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản. Cán bộ quản lý phải có hiểu biết sâu về nghiệp vụ bán đấu giá, nắm vững trình tự, thủ tục bán đấu giá, các hành vi vi phạm và chế tài xử lý vi phạm. Đây là tiền đề cho việc áp dụng và thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản hiệu quả, nghiêm minh. Cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản nhắc nhở, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc thông qua các trung tâm, doanh nghiệp chuyên bán đấu giá để bán đấu giá tài sản và phải có chế tài xử lý khi phát hiện việc không chuyển giao tài sản để tổ chức bán đấu giá một cách công khai, minh bạch.

Ngoài ra, cần mở rộng hành lang pháp lý để khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài, điều đó sẽ tạo sự phát triển tích cực cho thị trường đấu giá Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực này, người nước ngoài chưa đủ điều kiện tham gia thị trường đấu giá tài sản Việt Nam. Trong khoảng thời gian và điều kiện thích hợp có thể thành lập các doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp có thể tổ chức các cuộc đấu giá không chỉ đối với tài sản trên lãnh thổ Việt Nam mà có thể vươn đến tầm khu vực hoặc quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022