3.2.4. Giải pháp khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
3.2.4.1. Xử lý kịp thời, nghiêm minh, triệt để mọi hành vi vi phạm hành chính
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính thì vấn đề xử lý nghiêm minh, kịp thời và triệt để vi phạm hành chính phải trở thành phương châm thực hiện đối với các lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn. Đây thực chất là một trong các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để vi phạm hành chính có mối quan hệ gắn bó mật thiết với trách nhiệm kỷ luật công vụ và tính chặt chẽ, đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành. Thực tiễn thi hành pháp luật thời gian qua cho thấy nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính do quy định mức tiền phạt chưa tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và cũng không quy định hình thức xử phạt bổ sung kèm theo, dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp xử phạt nhưng không đạt được ý nghĩa giáo dục, răn đe như mong muốn hoặc có trường hợp mặc dù quy định trong văn bản quy phạm với chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm nhưng khi tổ chức, cá nhân vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt lại thỏa thuận sử dụng ”giải pháp dung hòa” bằng cách ”cưa đôi”; theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm đưa số tiền bằng ½ số tiền mà đáng ra họ bị xử phạt do hành vi vi phạm của mình cho người có thẩm quyền xử phạt và coi như vụ việc đó được ”giải quyết”. Về phía người có thẩm quyền xử phạt, họ nhận số tiền mà người vi phạm đưa cho và ”bỏ qua” không làm thủ tục xử phạt đối với người vi phạm. Vì vậy, việc thực hiện nguyên tắc xử phạt kịp thời, nghiêm minh và triệt để sẽ có ý nghĩa giáo dục, răn đe không chỉ đối với người vi phạm mà còn ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn tham nhũng, hối lộ từ phía người thi hành công vụ xử phạt vi phạm hành chính. Hơn nữa, việc tuân thủ triệt để các quy định về trình tự, thủ tục cũng
chính là nhân tố quan trọng góp phần xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính và tăng cường pháp chế trong hoạt động này.
3.2.4.2. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông vận tải cũng là một trong những biện pháp bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính; bởi lẽ:
Thứ nhất, khiếu nại, tố cáo là một trong những ”kênh” tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía các tổ chức, cá nhận bị xử phạt vi phạm hành chính nói riêng và từ quần chúng nhân dân nói chung về tinh thần thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính của các tổ chức, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Những thông tin này sẽ là căn cứ để xem xét, cân nhắc cẩn trọng trong việc xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm tính hợp pháp, chính xác, khách quan và công bằng của pháp luật.
Thứ hai, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính còn là căn cứ để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức ngành giao thông vận tải có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính; từng bước kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của xử lý vi phạm hành chính.
Thứ ba, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính góp phần từng bước hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, kịp thời loại bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tế đời sống xã hội; đồng thời, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp, ban hành những quy định mới. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo mà từng bước nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Pháp Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thanh Tra Chuyên Ngành Giao Thông Vận Tải Trên Địa Bàn Thủ Đô Hà Nội
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thanh Tra Chuyên Ngành Giao Thông Vận Tải
- Tăng Cường Kiểm Tra Giám Sát Chặt Chẽ Trong Áp Dụng Pháp Luật Và Chấp Hành Pháp Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
- Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải của thanh tra nhà nước chuyên ngành là hoạt động đưa những yêu cầu đòi hỏi của pháp luật xử lý vi phạm hành chính vào đời sống xã hội. Là hoạt động cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm hành chính vào những trường hợp vi phạm hành chính cụ thể, nhằm xử lý những hành vi vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông vận tải của các chủ thể có hành vi vi phạm và đối với các đối tượng khác, nhằm duy trì trật tự trị an an toàn xã hội, an toàn giao thông.
Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tài của thanh tra chuyên ngành trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua có nhiều kết quả đáng ghi nhận, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vi phạm góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của đô thị, tuy vậy vẫn còn những hạn chế nhất định: công tác thanh tra chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, đôi khi có tính chất chiến dịch, nên tình trạng vi phạm vẫn diễn ra nhiều và khá phức tạp, có những trường hợp phát hiện vi phạm chỉ xử phạt nhưng vẫn để cho tồn tại. Nguyên nhân có nhiều cả nguyên nhân khách quan, chủ quan như chưa có điều kiện để bảo đảm cho việc xử lý “đến cùng” các vi phạm. Đội ngũ thanh tra viên, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nghèo nàn, trình độ chuyên môn của thanh tra viên tuy được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Thanh tra là một nội dung quan trọng không thể thiếu được của quản lý nhà nước. Thông qua hoạt động thanh tra giúp các cơ quan quản lý nhà nước nhận diện những “kẽ hở”, bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn trong cơ chế quản lý nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước …. Tùy thuộc vào đặc điểm, đòi hỏi và tình hình của mỗi lĩnh vực mà hoạt động thanh tra có những yêu cầu, mục đích, nội dung và phương thức hoạt động riêng phù hợp với từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Thanh tra giao thông vận tải là hoạt động thanh tra chuyên ngành do lực lượng thanh tra thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải có thẩm quyền thực hiện nhằm đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Thanh tra giao thông vận tải góp phần đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và các quy định về giao thông vận tải nói riêng; duy trì trật tự, kỷ cương, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật; tăng cường pháp chế trong lĩnh vực giao thông vận tải và từng bước xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Pháp luật về thanh tra giao thông vận tải là phương tiện thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác thanh tra; củng cố và tăng cường tổ chức, hoạt động của hệ thống thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải; nâng cao hiệu quả cơ chế phối, kết hợp giữa các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra giao thông vận tải. Các quy định hiện hành về thanh tra giao thông vận tải đó xác lập cơ chế pháp lý cho hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải, tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thanh tra và thanh tra viên giao thông vận tải trong việc đấu tranh, xử lý các vi phạm pháp luật về giao thụng vận tải và góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực giao thông vận tải ở nước ta …
Để nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải của Thanh tra chuyên ngành của Thành phố Hà Nội, cần áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp sau đây: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải theo hướng tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính,
tăng thẩm quyền của cơ quan thanh tra chuyên ngành; không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức pháp lý, chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra viên; tăng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh tra giao thông...
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của cả nước; nơi tập trung các cơ quan đầu não của bộ máy nhà nước ta, nơi có hàng vạn doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động, hàng trăm các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và có hàng nghìn các cơ sở văn hóa, xã hội, di tích lịch sử, danh lam và thắng cảnh v.v. Điều này tạo cho Hà Nội lợi thế cạnh tranh và sự hấp dẫn trong việc thu hút nhân tài, nguồn lực trong và ngoài nước … đến sinh sống, học tập và làm việc. Sự gia tăng dân số cơ học và sinh học đó tạo áp lực rất lớn cho Hà Nội trong tiến trình phát triển mà một trong những thách thức đó là vấn nạn ùn tắc giao thông, tình trạng vi phạm pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật giao thụng còn thấp trong một bộ phận không nhỏ nhân dân (đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên) … Để giải quyết thách thức này, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội đó và đang thực hiện nhiều giải phóng đồng bộ như mở rộng Thủ đô để có thêm quỹ đất sử dụng xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông đô thị; tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông; sà roát, sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế thi hành chính sách, pháp luật về giao thông vận tải; tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng ý thức văn hóa giao thông; tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông v.v. Những giải pháp đồng bộ này đó bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực trong lĩnh vực giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội: trật tự, kỷ cương, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của nhân dân từng bước được xác lập; đấu tranh ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông v.v. Những kết quả này có
phần đóng góp đáng kể của lực lượng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của Thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, thực trạng pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần có những giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.
Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải phải đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “của dân, do dân và vì dân”; sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và điều kiện tăng cường hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, chúng ta cần áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra qua công tác áp dụng pháp luật. Có như vậy mới tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ, căn bản trong thi hành pháp luật về giao thông vận tải nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính về giao thông nói riêng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
***********
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BGTVT-BCA ngày 17/9/2012 hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
2. Chính phủ (2010), Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
3. Chính phủ (2012), Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
5. Chính phủ (2013), Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.
6. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
7. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
8. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, 1945.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr.141 - 142.
10. Nguyễn Văn Động (2010), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp.
11. Vũ Thị Giang (2012), Hoạt động thanh tra chuyên ngành qua thực tiễn tại Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Học viện Hành chính.
12. Nguyễn Thị Hồi (2009), Hoạt động áp dụng pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trưởng, Trường Đại học Luật Hà Nội.
13. Nguyễn Duy Lãm, Sổ tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB.
14. Học viện Hành chính, Giáo trình Lý luận và pháp luật về thanh tra (tập bài giảng dành cho cử nhân hành chính chuyên ngành thanh tra).
15. Lê Vương Long (2006), Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật,
NXB. Tu pháp.
16. Tuyết Mai (2013), Dân số Hà Nội tăng cơ học 5 vạn người mỗi năm, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 03/7/2013.
17. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.
18. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra năm 2010, Hà Nội.
19. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
20. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Đặng Thanh Sơn (2003), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Hành chính - chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
22. Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra sở Giao thông vận tải Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 456/QĐ-GTVT ngày 24/4/2009 của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội).
23. Thanh tra Sở GTVT Hà Nội (2012), Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe khách và taxi năm 2012 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.