Thực Tiễn Quyết Định Hình Phạt Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản Từ 2015 – 2020 Tại Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

Điều 136, điểm p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự 1999 quyết định xử phạt bị cáo 04 năm tù.

Từ tình tiết của vụ án có thể thấy hành vi của bị cáo rất nguy hiểm cho xã hội, việc sử dụng xe mô tô làm phương tiện thực hiện hành vi cướp giật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại, thể hiện sự táo bạo, liều lĩnh của người phạm tội, vừa xâm phạm quyền sở hữu vừa có thể gây nguy hiểm tính mạng, sức khỏe người bị hại nên đây là tình tiết cấu thành tội phạm tăng nặng “dùng thủ đoạn nguy hiểm”; đồng thời bị cáo từng có 01 tiền án chưa được xóa án tích lại tiếp tục phạm tội, là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g “tái phạm” điều 48 Bộ luật hình sự 1999. Như vậy, việc định tội danh cướp giật tài sản theo cấu thành tăng nặng của Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất trong vụ án cướp giật tài sản trên là có căn cứ pháp luật.

+ Định tội danh trong trường hợp đặc biệt

Định tội danh trong trường hợp đồng phạm và trong trường hợp phạm nhiều tội là hai trường hợp định tội danh đặc biệt đối với tội cướp giật tài sản.

Thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất giai đoạn 2015-2020 thì định tội danh cướp giật tài sản trong trường hợp đặc biệt phần lớn là đồng phạm.

Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt của trường hợp phạm tội cố ý, có nhiều người tham gia (có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm). Về bản chất, có thể hiểu đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm bao gồm người trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm - người thực hành, người thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc phạm tội - người tổ chức, người thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm - người xúi giục; hoặc người tạo điều kiện về tinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện việc phạm tội - người giúp sức. Cùng cố ý trong đồng phạm được thể

hiện trên hai phương diện về lý trí và ý chí, và phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Về lý trí: mỗi người đồng phạm đều nhận thức được tính chất nguy hiểm gây ra đối với hành vi của mình và của những người đồng phạm khác, thấy trước được hậu quả chung gây ra từ hành vi phạm tội đó. Về ý chí: những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng tham gia thực hiện tội phạm với các đồng phạm khác và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra. Do vậy, khi định tội đối với trường hợp đồng phạm, cần xem xét và kiểm tra hành vi phạm tội của những người tham gia phải xâm hại cùng khách thể và cần phải xác định xem hành vi nguy hiểm mà những người đồng phạm thực hiện xâm hại đến cùng một quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Cấu thành tội phạm đồng phạm không quy định tội danh cho từng đồng phạm mà quy định qua các hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức của từng người thực hiện tội phạm.

Vy Văn Thành, sinh năm 1994 tại Đồng Nai, thường trú tại ấp Thuận Hòa, xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đã từng bị xử phạt 02 lần về tội Cướp giật tài sản trước đó cùng với Tăng Thanh Hậu, sinh năm 1997 tại TP. Hồ Chí Minh, cư trú tại tổ 2, ấp Bàu Lùng, xã Bình An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là hai bị cáo trong vụ án cướp giật tài sản có tính chất đồng phạm, nội dung như sau:

Khoảng 14 giờ ngày 20/01/2019 Vy Văn Thành đến nhà ông Vy Văn Tâm (cha của Thành) mượn xe mô tô đi ăn tiệc nhưng không có ai ở nhà sẳn có xe mô tô 60B8-80167 có sẵn chìa khóa trên xe, Vy Văn Thành tự ý lấy đi đến xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất dự tiệc thôi nôi con của người bạn. Sau bữa tiệc Vy Văn Thành đi bộ qua rẫy người bạn chơi thì thấy Tăng Thành Hậu, sinh năm 1997 và bạn đang ngồi nhậu, đến 17 giờ cùng ngày Thành chở Hậu về nhà mình chơi ở xã Sông Thao được một lúc thì Hậu và Thành rủ nhau đi tìm kiếm tài sản sơ hở của người dân để chiếm đoạt. Khi đi Thành sử dụng xe mô tô 60B8-80167 và dùng băng keo đen che dấu biển số xe nhằm

che dấu hành vi của mình. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày Vy Văn Thành điều khiển xe mô tô chở Tăng Thành Hậu trên đường 769 theo hướng Dầu Giây đi về Long Thành khi đi đến đoạn đường thuộc ấp 2, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất phát hiện xe mô tô do chị Phan Thị Ngọc Ánh, sinh năm 1996, trú tại ấp 2, xã Lộ 25 đi phía trước cùng chiều túi quần bên trái có để 01 điện thoại di động hiệu iphone 6 plus, Thành vượt xe lên sát bên trái chị Ánh để cho Hậu ngồi sau dùng tay giật lấy điện thoại của chị Ánh rồi tăng ga xe chạy thoát về hướng đường DH08, cùng lúc này chị Ánh truy hô có anh Nguyễn Minh Tuấn là người đi đường đã dùng xe mô tô truy đuổi khi đến đường đất thuộc ấp 4, xã Lộ 25 thì Thành bị té ngã xe, Tăng Thành Hậu vứt điện thoại lại rồi nhanh chân chạy thoát, Thành bị anh Tuấn phát hiện bắt giữ nhưng không giữ được, Thành để lại xe mô tô và dép rồi chạy thoát. Ngày 220/01/2019 Tăng Thành Hậu đến công an huyện Thống Nhất đầu thú. Và đến ngày 24/01/2019 Vy Văn Thành bị bắt khẩn cấp.

Căn cứ biên bản kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng thuộc UBND huyện Thống Nhất kết luận: 01 điện thoại di động hiệu Iphone 6s Plus đã qua sử dụng, có giá trị còn lại 5.750.000 đồng.

Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất thụ lý và xét xử vụ án, tuyên bố bị cáo Vy Văn Thành và Tăng Thanh Hậu phạm tội cướp giật tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 171; điểm h, s khoản 1 khoản 2 Điều 51, Điều 58 Bộ luật hình sự 2015 xử phạt Vy Văn Thành 03 năm 06 tháng tù và Tăng Thành Hậu 03 năm tù.

Qua tình tiết của vụ án, xét về vai trò, nhân thân các bị cáo (bị cáo Thành có nhân thân xấu do có 02 tiền án đã được xóa án tích), bị cáo trực tiếp điều khiển xe mô tô chở Hậu thực hiện hành vi cướp giật tài sản nên mức hình phạt của bị cáo Thành cao hơn bị cáo Hậu là hợp lý, phù hợp pháp luật hình sự khi định tội danh trong vụ án trên.

* Định tội danh có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cơ sở quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội trong vụ án hình sự cướp giật tài sản; là tiền đề cho người áp dụng pháp luật quyết định hình phạt tương thích với hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Định tội danh đúng sẽ giúp cho quyết định hình phạt chính xác và góp phần to lớn trong công tác đấu tranh phòng chống và ngăn ngừa tội phạm ngày càng hiệu quả.

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản từ 2015 – 2020 tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

Trong giai đoạn 2015 – 2020 theo thống kê tình hình thực tiễn việc quyết định hình phạt về tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất được thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Tình hình quyết định hình phạt về tội cướp giật tài sản trên địa bàn huyện Thống Nhất từ năm 2015 đến năm 2020


Năm


Số vụ án cướp giật tài sản


Số bị cáo

Số bị cáo bị phạt tù từ 01 đến

03 năm

Số bị cáo bị phạt tù từ 03 năm đến

07 năm

Số bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung

Số bị cáo được hưởng

án treo

2015

05

05

03

02

0

0

2016

06

06

03

03

0

0

2017

06

06

04

02

0

0

2018

04

05

03

02

0

0

2019

04

06

03

03

0

0

2020

03

03

01

02

0

0

Tổng

28

31

17

14

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 7

(Nguồn từ Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất)

Từ Bảng thống kê trên cho thấy trong những năm qua số vụ án được xét xử về tội cướp giật tại Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất không nhiều và tình tiết cũng không quá phức tạp, mức độ phạm tội cũng chỉ dừng lại theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015. Các bản án đều được xét xử công minh, không có kháng cáo, kháng nghị; từ đó cho thấy việc quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật vừa đúng người đúng tội, tạo được uy tín cho ngành Tòa án, tạo niềm tin của nhân dân vào công lý và nền tư pháp hình sự xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó cũng phải kể đến công tác phòng chống tội phạm cướp giật tại các địa phương rất được chú trọng, người dân cũng được tuyên truyền nâng cao ý thức trong việc bảo quản tài sản, kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm tội.

Bản án số 40/2020/HS-ST ngày 26/6/2020 của Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất là một ví dụ cụ thể cho việc quyết định hình phạt đúng theo quy định pháp luật hình sự, hợp tình hợp lý và thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của pháp luật; nội dung vụ án như sau: Trần Thanh Hải, sinh năm 1987 tại Đồng Nai, thường trú tại Ấp Hưng Nghĩa, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, là đối tượng nghiện ma túy, từng có tiền án về tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hủy hoại tài sản, đã chấp hành xong hình phạt từ ngày 19/7/2012.

Vào ngày 18/10/2019 Trần Thanh Hải đang ở nhà thì có ông Phạm Văn Long, sinh năm 1953 trú ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất (ở gần nhà thuê của Hải) đến gặp Hải để đòi số tiền Hải mượn trước đó, Hải nói ông Long về Hải sẽ qua nhà trả tiền. Đến 19 giờ 00 cùng ngày Trần Thanh Hải đi qua nhà ông Long thấy ông Long đang ngồi trước sân, Hải đến ngồi bên cạnh nói chuyện với ông Long để chờ mẹ đi làm về xin tiền trả nợ cho ông Long, đến 21 giờ cùng ngày mẹ của Hải vẫn chưa đi làm về, ông Long kêu Hải về tiền nợ tính sau. Lúc này thấy ông Long có đeo 01 sợi dây chuyền

vàng loại 24 K trọng lượng 02 chỉ, Hải nảy sinh ý định cướp giậy sợi dây chuyền để mua ma túy sử dụng, khi ông Long vào nhà đóng cửa lại thì Hải kêu ông Long xin ly nước uống, ông Long xuống nhà dưới lấy cho Hải 01 ly nước và đưa qua cửa sổ, Hải sử dụng tay phải lấy ly nước và nhanh chóng đưa tay trái luồn qua cửa sổ nắm lấy sơi dây chuyền của ông Long đang đeo trên cổ giật lấy, làm sợi dây chuyền đứt ra bị mắc vào cổ áo nên Hải không lấy được, ngay lúc này ông Long tri hô “cướp cướp” Trần Thanh Hải bỏ chạy ra ngoài và bỏ trốn. Đến ngày 15/02/2020 Trần Thanh Hải bị bắt khẩn cấp.

Ngay sau đó ông Long trình báo công an huyện Thống Nhất đến hiện trường ghi nhận sự việc phạm tội, kết quả khám nghiệm tại hiện trường thu giữ 01 đoạn dây chuyền vàng có chiều dài 35 cm, trọng lượng 01 chỉ, 05 ly.

Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo, bị hại không có ý kiến hay khiếu nại gì và thừa nhận toàn bộ diễn biến sự việc đúng như Cáo trạng đã thể hiện. Bị hại là ông Long yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại đối với phần tài sản bị mất là số vàng trọng lượng 09 phân 05 ly, loại vàng 24K, tương đương số tiền 3.942.500 đồng. Kết thúc xét xử, Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất đã tuyên xử phạt bị cáo Hải 01 năm 06 tháng tù về tội cướp giật tài sản theo Khoản 1 Điều 171; điểm s khoản 1 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Có thể thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, công khai chiếm đoạt tài sản của người khác rồi nhanh chóng tẩu thoát, bị cáo thấy trước được hậu quả nhưng vẫn thực hiện, điều đó cho thấy lỗi cố ý trong hành vi phạm tội của mình. Từ nhận định trên đủ cơ sớ kết luận hành vi bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, xét tính chất, mức độ hành vi của bị cáo thì thấy bị cáo thực hiện hành vi một cách nhất thời, không có sự chuẩn bị trước, thuộc trường hợp cấu thành tội phạm giản đơn, bên cạnh đó bị cáo đã từng có 03 tiền án về tội xâm phạm sở hữu nhưng chưa được xóa án tích, sau khi chấp hành xong hình phạt trở về địa phương không lo tu dưỡng,

rèn luyện bản thân, lại tiếp tục phạm tội, xem thường pháp luật nên cần có một quyết định hình phạt nghiêm minh nhằm cải tạo, giáo dục kẻ phạm tội và răn đe phòng ngừa chung trên toàn xã hội. Từ những phân tích trên, đối chiếu với điều luật là hoàn toàn phù hợp nên quyết định hình phạt của tòa án nhân dân huyện Thống Nhất cho bị cáo như trên là chính xác, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Khi quyết định hình phạt, các Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cần tiến hành xem xét một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các chứng cứ, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, cũng như những nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt để hướng tới một kết luận vừa mang tính chất giáo dục vừa có một sự răn đe đối với các bị cáo nhất là những bị cáo là người chưa thành niên. Nội dung sau đây là một ví dụ khi quyết định hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội cần được xem xét khi lượng hình. Bị cáo Lê Viết Phong, sinh ngày 30/5/1996 tại Đồng Nai, trú ngụ tại Ấp Lập Thành, xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Từ nhỏ, Phong sinh sống cùng bà Lương Thị Mẹo, sinh năm 1945 và là bà ngoại của Phong. Do ham chơi, lười lao động nên Phong đã thiếu nợ tiền của bạn bè nhưng không có tiền trả nợ. Sáng ngày 09/12/2013, Phong nảy sinh ý định chiếm đoạt sợi dây chuyền của bà Mẹo đang đeo trên cổ bán lấy tiền trả nợ.

Ban đầu, Lê Viết Phong hỏi xin bà Mẹo sợi dây chuyền vàng mang bán lấy tiền trả nợ nhưng bà Mẹo không đồng ý nên Phong bỏ đi. Khoảng 07 giờ cùng ngày, Lê Viết Phong giả vờ nhờ bà Mẹo xuống bếp tìm dùm Phong bật lửa để Phong hút thuốc, tin lời Phong, bà Mẹo xuống bếp tìm kiếm bật lửa, Lê Viết Phong đi theo và lợi dụng lúc bà Mẹo không để ý, Phong đứng sau lưng bà Mẹo giật mạnh sợi dây chuyền vàng của bà đang đeo trên cổ làm đứt sợi dây chuyền rồi bỏ chạy ra ngoài. Sau khi cướp giật được tài sản, Phong mang dây chuyền vàng đến tiệm vàng Kim Uyên ở thị xã Long Khánh bán với giá

3.500.000 đồng. Sau đó Phong đã trả nợ và tiêu xài cá nhân hết số tiền trên.

Sau khi sự việc xảy ra, cha mẹ Phong đã hứa hẹn bồi thường cho bà Mẹo sợi dây chuyền vàng trên nên bà Mẹo không trình báo đến Cơ quan công an. Nhưng đến ngày 19/9/2015, cha mẹ của Phong vẫn không bồi thường cho bà Mẹo nên bà đã làm đơn trình báo đến công an xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất. Đến ngày 19/9/2015, Lê Viết Phong ra đầu thú tại Công an xã Xuân Thuận, huyện Thống Nhất.

Căn cứ biên bản kết luận định giá tài sản số 118/KL-HĐĐG ngày 02/11/2015 của Hội đồng định giá tài sản thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất kết luận: 01 sợi dây chuyền vàng, trọng lượng 1,5 chỉ, loại vàng 18k có trị giá là 3.675.000 đồng.

Quá trình điều tra, bị cáo Lê Viết Phong đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như đã nêu trên.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, bị hại, bị đơn dân sự đã có đủ cơ sở để kết luận hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân, vì ham chơi thiếu tiền nên bị cáo đã cướp giật tài sản của bà ngoại mình, thể hiện bản chất vô đạo đức, coi thường pháp luật. Tuy nhiên xét thấy khi phạm tội, bị cáo là người chưa thành niên, không có tiền án tiền sự trước đó, đồng thời tích cực tác động gia đình bồi thường thiệt hại, bản thân biết sai, ăn năn hối cải và người bị hại cũng làm đơn bãi nại, xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Để có một mức án tương xứng với hành vi vừa mang tính cải tạo, giáo dục vừa răn đe bị cáo, và riêng đối với người chưa thành niên phạm tội là trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự, cần có quyết định hình phạt chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội; vụ án trên đã được khép lại hoàn toàn hợp tình hợp lý khi Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất đã áp dụng khoản 1 Điều 136, điểm b,p khoản 1, khoản 2 Điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022