Mối Tương Quan Giữa Tình Hình Tội Cướp Giật Tài Sản Với Tình Hình Tội Phạm Nói Chung Trên Địa Bàn Huyện Thống Nhất Từ Năm 2015 Đến Năm 2020

pháp phòng ngừa tội phạm; cụ thể, thường xuyên phối hợp với các đơn vị khác tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn sau 23 giờ; thường xuyên đánh giá, phân loại tội phạm và xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng lực lượng có chiến lược, phát huy hiện quả cao trong đấu tranh, phá án, thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm ngay từ cơ sở. Một điều không thể thiếu đó là tiến hành phối hợp với ban hành giáo, linh mục quản xứ thường xuyên trao đổi các vụ việc, phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm hoạt động trên địa bàn để tuyên truyền cho giáo dân nâng cao cảnh giác và cung cấp nhiều nguồn tin giá trị, xác định đối tượng, tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự cần giải quyết để huy động, tập trung lực lượng đấu tranh, triệt xóa nhằm từng bước đẩy lùi tội phạm, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Bảng 2.1: Mối tương quan giữa tình hình tội cướp giật tài sản với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Thống Nhất từ năm 2015 đến năm 2020


Năm

Tổng số vụ án cướp giật tài

sản

Tổng số bị cáo phạm tội cướp giật tài

sản

Tổng số vụ án phạm tội hình sự

nói chung

Tổng số bị cáo phạm tội

hình sự nói chung


Tỷ lệ % (1)/(3)


Tỷ lệ % (2)/(4)


(1)

(2)

(3)

(4)



2015

05

05

90

112

5.6%

4.5%

2016

06

06

99

121

6.1%

5.0%

2017

06

06

92

108

6.5%

5.6%

2018

04

05

88

136

4.5%

3.7%

2019

04

06

89

125

4.5%

4.8%

2020

03

03

84

96

3.6%

3.1%

Tổng

28

31

542

698

5.2%

4.4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 6

Nguồn: Thống kê Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất

Từ bảng tổng kết tình hình xét xử tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng qua từng năm cho thấy tội cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ rất ít trong số các tội phạm hình sự chung (dưới 10%). Có thể nói rằng đây là cả một sự nỗ lực rất lớn trong công tác phòng chống tội phạm nhằm bảo đảm trật tự an ninh xã hội của các cơ quan chức năng trên toàn huyện. Phần lớn các đối tượng cướp giật tài sản đều ra tay bất ngờ khi các nạn nhân đang lưu thông trên đường hoặc trong tình huống bất khả kháng; phổ biến nhất là lợi dụng thời điểm các nạn nhân thường là phụ nữ đang điều khiển xe máy trên đường có mang nữ trang, túi xách, điện thoại…để thực hiện hành vi cướp giật. Ngoài ra, một số đối tượng còn lợi dụng cả những lúc nạn nhân đang bán hàng hoặc chủ quan lơ là, thiếu quan sát rồi ra tay giật tài sản tẩu thoát. Theo điều tra thì đa phần các đối tượng trong các vụ cướp giật tài sản là đối tượng nghiện ma túy, không nghề nghiệp ổn định hoặc từng có tiền án, tiền sự. Tuy rằng cách thức không mới nhưng kẻ phạm tội ngày càng liều lĩnh và manh động, chính điều này sẽ gây ra những vụ tai nạn nguy hiểm, gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị hại.

Từ số liệu thống kê xét xử nêu trên, qua nghiên cứu các bản án đã thu thập được có thể đánh giá việc áp dụng pháp luật hình sự tại Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất tương đối tốt và việc phối hợp giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng tương đối chặt chẽ, các vụ án hình sự đã xét xử không có án bị huỷ, không có án bị kháng nghị, kháng cáo. Các vụ án cướp giật tài sản cũng không có vụ án nào phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, điều này cho thấy về cơ bản việc định tội danh và quyết định hình phạt của các cơ quan tiến hành tố tụng tại huyện Thống Nhất đối với tội phạm cướp giật tài sản tương đối chính xác và phù hợp căn cứ pháp luật hình sự quy định.

Trong khuôn khổ luận văn này, học viên phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản tại Tòa án huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản của Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất cơ bản đạt kết quả tốt, chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án đều hợp lý, chính xác. Tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan trong xét xử các án vi phạm pháp luật hình sự nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng giai đoạn 2015 đến 2020 được hạn chế ở mức thấp và theo xu hướng giảm dần.

2.2. Thực tiễn định tội danh đối với tội cướp giật tài sản từ 2015 – 2020 tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

Theo thống kê từ năm 2015 đến năm 2020, trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đã xét xử 28 vụ án hình sự sơ thẩm đối với tội cướp giật tài sản, trong đó cụ thể:

Bảng 2.2: Tình hình định tội danh về tội cướp giật tài sản trên địa bàn huyện Thống Nhất từ năm 2015 đến năm 2020


Năm

Số vụ án cướp giật tài sản


Số bị cáo

Cấu thành tội phạm cơ

bản

Cấu thành tội phạm tăng nặng

Định tội danh trong

trường hợp đặc biệt

Đồng phạm

Phạm

nhiều tội

2015

05

05

03

02

0

0

2016

06

06

03

03

0

0

2017

06

06

04

02

0

0

2018

04

05

03

02

0

0

2019

04

06

03

03

2

0

2020

03

03

01

02

0

0

Tổng

28

31

17

14

2

0

(Nguồn từ Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất)

Từ bảng số liệu, có thể đánh giá việc định tội danh đối với tội cướp giật tài sản tại huyện Thống Nhất căn bản rất tốt, các vụ án đưa ra xét xử đều được

định tội danh chính thức, không có án bị hủy và không có án bị kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm.

Qua quá trình định tội danh có thể đánh giá được các chứng cứ, tình tiết trong vụ án cướp giật tài sản một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện, hiểu rò hơn về mục đích, động cơ của hành vi phạm tội, đồng thời làm tiền đề cơ bản để kiểm tra tính hợp pháp của bản án, đối chiếu tính đúng đắn, hợp lý các dấu hiệu pháp lý được quy định trong pháp luật hình sự.

Việc định đúng tội danh sẽ loại trừ được những kết án vô căn cứ, tạo tiền đề pháp lý cho quyết định hình phạt công bằng đối với những người phạm tội. Hậu quả của việc định tội danh sai dẫn đến truy tố và xét xử bị cáo nặng hơn trách nhiệm hình sự mà họ phải chịu theo pháp luật, có trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi không cấu thành tội phạm hoặc không có hành vi phạm tội. Cần lưu ý, việc định tội danh sai là điều kiện tiên quyết cho việc quyết định hình phạt không đúng, không phù hợp với hành vi phạm tội từ đó làm cho người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả pháp lý lẽ ra không đáng có, không phù hợp với hành vi mình gây ra thì sai lầm trong định tội danh đó đã vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật hình sự bảo vệ của người bị kết án. Và do đó cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hình sự sẽ chịu trách nhiệm cho sự phán quyết sai lầm của mình.

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự phạm tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất giai đoạn từ 2015 đến 2020 đều được định tội danh đúng, không có kháng cáo hoặc kháng nghị về tội danh. Trong tổng số các vụ án xét xử về tội cướp giật tài sản cho thấy, số bị cáo bị tuyên xử theo Khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999 (giai đoạn trước 2018) và Khoản 1 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (từ 01/01/2018 đến nay) là không nhiều, đa phần tội phạm được định tội danh chủ yếu tập trung tại Khoản 2.

Một điểm cần lưu ý là theo quy định tại Khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án thì Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất chỉ được xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội cướp giật tài sản mà có có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù.

Quá trình định tội danh được thực hiện qua hai bước:

Bước 1: Xác định tội phạm: là việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm là những dấu hiệu bắt buộc để định tội, phải có đủ bốn yếu tố cấu thành thì mới là tội phạm.

Bước 2: Đối chiếu hành vi của bị cáo bị truy tố với dấu hiệu cấu thành của tội bị truy tố: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Từ đó đảm bảo cho quá trình xác định tội danh được chính xác.

Cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản được phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh và chia thành:

+ Cấu thành tội phạm cơ bản: là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác cũng như cho phép phân biệt với trường hợp chưa phải là tội phạm. Định tội danh tội cướp giật tài sản theo cấu thành tội phạm cơ bản là định tội danh theo khoản 1 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tức là định tội danh theo các dấu hiệu đặc trưng, các yếu tố cần và đủ cho phép phân biệt tội cướp giật tài sản với các tội khác xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt khác giúp cho công tác định tội danh được chính xác, đúng người, đúng tội và đúng quy định của pháp luật hình sự..

Vụ án được Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất xét xử vào ngày 29/11/2017 là một ví dụ cho việc định tội danh theo cấu thành cơ bản.

Qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, nội dung vụ án như sau: “Phạm Bá Vương, sinh ngày 01/7/1990,

thường trú tại ấp Phan Bội Châu, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, là đối tượng nghiện ma túy, từng bị đưa đi cai nghiện bắt buộc. Sau khi trở về địa phương, Vương tái nghiện và bỏ nhà đi lang thang. Sáng 21/9/2017 Phạm Bá Vương đi bộ đến khu vực chợ Dầu Giây, thuộc ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai xin tiền của người dân để mua ma túy và tiêu xài, nhưng không được ai cho nên Vương nảy sinh ý định cướp giật tài sản của người khác. Đến khoảng 7 giờ 10 phút cùng ngày, Vương thấy chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy, sinh năm 1975, trú tại ấp Nguyễn Thái Học, xã Bầu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đang cầm 01 ví da đứng trước quầy thịt, Vương liền tiếp cận từ phía sau lưng của chị Thúy và dùng tay giật lấy túi da trên tay của chị Thúy rồi bỏ chạy. Ngay lập tức, chị Thúy đuổi theo Vương, đồng thời truy hô và được người dân hỗ trợ đuổi theo bắt giữ quả tang Phạm Bá Vương cùng với tang vật gồm 01 ví da, bên trong có 01 điện thoại di động Iphone 6 màu vàng và số tiền 506.000 đồng giao Cơ quan Công an xử lý.

Căn cứ kết luận đánh giá số 864/KL-HĐĐG ngày 22/9/2017 của Hội đồng định giá tài sản huyện Thống Nhất kết luận: Điện thoại di động hiệu Iphone 6 màu vàng đã qua sử dụng có trị giá là 4.730.000 đồng. Qua quá trình điều tra, bị cáo Phạm Bá Vương đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như đã nêu trên.

Tại bản án sơ thẩm số 83/2017/HSST ngày 29/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất tuyên bố bị cáo Phạm Bá Vương phạm tội “Cướp giật tài sản” và áp dụng khoản 1 Điều 136, Điểm g, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 xử phạt bị cáo 01 năm 06 tháng tù.

Từ các tình tiết, nội dung vụ án và phán quyết của Tòa án thông qua bản án hình sự có thể kết luận việc định tội danh đối với bị cáo phạm tội tội cướp giật tài sản trong vụ án trên là chính xác, phù hợp quy định pháp luật hình sự và đúng tội danh.

Khi định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản đối với tội cướp giật tài sản tại huyện Thống Nhất, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn tuân thủ các yêu cầu và thận trọng xem xét các dấu hiệu định tội danh theo bốn yếu tố cấu thành tội phạm và chính điều này đã đem lại hiệu quả cao, đảm bảo tính chính xác trong việc định tội danh đối với tội phạm này.

+ Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Có thể hiểu cấu thành tội phạm tăng nặng là khi các tình tiết phạm tội thể hiện đồng thời các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản và dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng, khi đó hành vi phạm tội được định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng, theo đó khung hình phạt cơ bản cũng sẽ chuyển sang khung hình phạt tăng nặng. Đối với tội cướp giật tài sản thì định tội danh tội theo cấu thành tội phạm tăng nặng thể hiện tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Trong các vụ án xét xử về tội cướp giật tài sản của giai đoạn 2015 – 2020 của Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai thì số vụ án được định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng chiếm phần lớn (hơn 80%) và thường tập trung tại các tình tiết quy định tại các Điểm d “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, điểm i “Tái phạm nguy hiểm” khoản 2 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung. Ví dụ sau đây minh chứng cho việc định tội danh cướp giật tài sản theo cấu thành tặng nặng, nội dung vụ án như sau: Đặng Thế Vinh, sinh năm 1985 tại Đồng Nai, cư trú tại Ấp Chợ, xã Phú Túc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai; bản thân không nghề nghiệp và có 01 tiền án: bị Tòa án nhân dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai xử phạt 05 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” tại bản án số 68/2015/HSST ngày 21/6/2015 đã chấp hành xong hình phạt tù.

Sáng ngày 21/11/2015, Đặng Thế Vinh đến tiệm Internet Nguyễn Cường thuộc ấp Đồn Điền 2, xã Túc Trưng, Định Quán, Đồng Nai để chơi điện tử. Tại đây Vinh gặp đối tượng tên Tài (chưa xác định được nhân thân lai lịch), cả hai rủ nhau cùng đi cướp giật tài sản để có tiền tiêu xài và chơi game. Tài điều khiển xe mô tô của Tài (chưa xác định được biển số xe) chở Vinh lưu thông trên QL20 theo hướng từ huyện Định Quán đi ngã 4 Dầu Giây tìm kiếm người đi đường sơ hở để cướp giật tài sản. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, khi lưu thông đến ấp Bạch Lâm 2, Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cả 2 phát hiện phía trước cùng chiều có chị Vũ Thị Thoa, sinh năm 1965 điều khiển xe mô tô 60U7-2019 chở phía sau chị Nguyễn Thị Thanh Sương, sinh năm 1966, cùng trú tại ấp Gia Yên, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Thấy chị Sương đang để giỏ xách trên yên xe ở khoảng trống giữa hai người ngồi nên Vinh và Tài bàn nhau cướp giật giỏ sách của chị Sương. Tài điều khiển xe mô tô từ phía sau vượt lên, ép sát vào bên trái xe mô tô của chị Thoa, Vinh ngồi sau nhanh chóng dùng tay phải giật giỏ xách của chị Sương, rồi Tài cho xe tăng tốc chạy về hướng Dầu Giây chạy trốn. Khi đến ngã 3 đường Chu Văn An thuộc xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất thì Tài cho xe rẽ vào đường dong để đi về huyện Định Quán. Đến 19 giờ ngày 22/11/2015, chị Sương đã chủ động gọi điện vào số điện thoại đã bị cướp giật mà Vinh đang giữ để xin lại giấy tờ bị mất. Vinh yêu cầu chị Sương đưa cho Vinh 800.000 đồng và hẹn chị Sương đến khu vực chợ Phú Túc, huyện Định Quán để chuộc lại giấy tờ. Tại đây, Vinh bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thống Nhất bắt khẩn cấp cùng tang vật. Theo biên bản kết luận đánh của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Thống Nhất kết luận: 01 điện thoại di động hiệu Viettel đã qua sử dụng trị giá 245.000 đồng; 01 giỏ xách đã qua sử dụng trị giá 70.000 đồng.

Kết thúc phiên tòa xét xử; Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất tuyên bố bị cáo Đặng Thế Vinh phạm tội “Cướp giật tài sản”, áp dụng điểm d khoản 2

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí