Xác Định Mức Độ Có Hiệu Lực Của Di Chúc


Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là một công việc quan trọng liên quan đến quyền lợi của những người thừa kế nói chung và của người thừa kế theo di chúc nói riêng. Bởi chỉ khi nào di chúc có hiệu lực thì quyền hưởng di sản của những người thừa kế được xác định trong di chúc mới được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Khoản 1 Điều 667 Bộ luật Dân sự quy định "Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế", tại khoản 1 Điều 633 Bộ luật Dân sự quy định "Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trơng trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này" [17].

Vậy là thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người lập di chúc chết. Nói một cách đơn giản hơn, cứ khi nào người lập di chúc chết thì bắt đầu từ đó di chúc được coi là có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xác định người lập di chúc chết từ khi nào là một việc không đơn giản. Ngay cả "mốc" thời gian để xác định thời điểm chết của người để lại di sản cũng phải xác định khác nhau theo từng trường hợp cụ thể.

Cái chết của người để lại di sản được xác định theo thời điểm nếu người đó chết một cách thực tế (chết sinh học). Theo thực tế, người ta sẽ xác định thời điểm đó là vào lúc mấy giờ, mấy phút của ngày, tháng, năm nào và thông thường việc xác định này được ghi nhận trong một chứng thư hộ tịch thong qua việc khai tử. Do vậy, trong những trường hợp này hiệu lực của di chúc được xác định theo thời điểm người lập di chúc chết và giấy khai tử là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm đó.

Cái chết của người để lại di sản cũng có thể được xác định theo ngày Tòa án tuyên bố là đã chết (chết pháp lý). Tuy nhiên, ngày chết của người đó được xác định theo ngày nào thì phải tùy vào từng trường hợp. Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật Dân sự thì "ngày người đó đã chết" được xác định theo hai trường hợp sau:


- Trường hợp thứ nhất: Là ngày được Tòa án xác định trong quyết định tuyên bố là đã chết. Khi ra quyết định tuyên bố là đã chết đối với cá nhân trong những trường hợp biết rò ý do biệt tích và nếu theo những sự kiện thực tế xảy ra đã có đủ cơ sở để xác định ngày chết của họ thì Tòa án sẽ xác định cụ thể về ngày chết của người đó trong quyết định của Tòa. Trong những trường hợp này, thời điểm có hiệu lực của di chúc được xác định theo ngày mà Tòa án đã xác định. Tuy nhiên vì chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự về vấn đề này nên việc xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết còn chưa được thống nhất. Chẳng hạn, đối với cá nhân bị tuyên bố là đã chết do bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai thì ngày chết của họ được xác định là ngày nào trong ba ngày sau: ngày xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa? ngày kết thúc tai nạn, thiên tai, thảm họa? hay ngày tròn một năm kể từ ngày tai nạn, thiên tai, thảm họa đó chấm dứt?

- Trường hợp thứ hai: Là ngày quyết định tuyên bố cá nhân là đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết theo cách này thường được áp dụng trong những trường hợp không có cơ sở để xác định một cách cụ thể về ngày chết của người đó vì sự biệt tích của họ không rò lý do. Thông thường đó là trường hợp người để lại di chúc đã bị Tòa án tuyên bố mất tích và sau đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết vì sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì về sự sống còn của người đó hoặc trường hợp người để lại di chúc bị tuyên bố là đã chết vì đã biệt tích năm năm và cũng không rò lý do về sự biệt tích của họ. Trong những trường hợp trên, thời điểm có hiệu lực của di chúc được xác định là ngày quyết định tuyên bố là đã chết có hiệu lực pháp luật.

1.2.2.2. Xác định mức độ có hiệu lực của di chúc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Hiệu lực của di chúc có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dịch chuyển di sản từ người đã chết cho người khác. Nếu việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là cơ sở để xác định tại thời điểm đó những di sản được xác định


Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án - 4

trong di chúc có còn hay không thì việc xác định hiệu lực của di chúc sẽ quyết định việc phân chia di sản sẽ tuân theo di chúc hay tuân theo quy định của pháp luật. Vấn đề này ảnh hưởng một cách sâu sắc đến quyền lợi của những người thừa kế. Vì vậy khi xác định một di chúc có hiệu lực hay không cần hết sức thận trọng, chính xác và phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều di chúc tuy hợp pháp nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên vẫn không có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, thuật ngữ "di chúc không có hiệu lực" cần được phân thành hai loại sau:

a) Di chúc không có hiệu lực do bất hợp pháp

Nếu di chúc vi phạm một trong các điều kiện đã được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự sẽ bị coi là không có hiệu lực. Tuy nhiên có những trường hợp sự vi phạm làm cho di chúc bị vô hiệu toàn bộ nhưng cũng có những trường hợp sự vi phạm các điều kiện mà pháp luật đã quy định chỉ làm cho di chúc không có hiệu lực một phần.

b) Di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực do các nguyên nhân khác

Di chúc dẫu hợp pháp vì đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định nhưng vẫn không có hiệu lực pháp luật khi có một trong hai nguyên nhân sau:

- Do nguyên nhân chủ quan (người lập di chúc thay đổi ý chí)

Sự thay đổi ý chí của một người đối với một di chúc đã lập được thực hiện thông qua việc sửa đổi, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc. Trong những trường hợp này thì phần di chúc bị sửa đổi, bản di chúc bị hủy bỏ, những di chúc đã thay thế sẽ không có hiệu lực pháp luật.

- Do nguyên nhân khách quan

Di chúc có thể không có hiệu lực pháp luật vì những nguyên nhân ngoài ý chí của người lập di chúc, làm cho di chúc không thể thực hiện được. Đó là những di chúc liên quan đến một trong những sự kiện sau đây:


Thứ nhất: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

Theo nguyên tắc quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết" [16]. Đồng thời vấn đề thừa kế thế vị không được đặt ra trong thừa kế theo di chúc nên nếu người có tên trong di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì coi như không có người thừa kế theo di chúc. Vì vậy di sản thừa kế đó sẽ được giải quyết theo pháp luật. Tuy nhiên nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc mà chỉ có một trong số người đó đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì chỉ riêng phần di chúc liên quan đến phần tài sản mà đáng nhẽ người đó sẽ được hưởng nếu còn sống mới không có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này thì phần tài sản liên quan đến người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng với người lập di chúc sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Những người thừa kế theo di chúc còn sống vẫn hưởng thừa kế theo phần mà người lập di chúc đã định đoạt cho mình. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho những trường hợp cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Phần di sản liên quan đến những cơ quan, tổ chức đó cũng được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.

Thứ hai: Người thừa kế khước từ quyền hưởng di sản

Việc định đoạt trong di chúc của người để lại di sản là ý chí đơn phương. Ý chí đó chỉ làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc khi người có tên trong di chúc tiếp nhận nó. Vì vậy, nếu người có tên trong di chúc từ chối việc hưởng di sản thì vụ thừa kế đó sẽ không phân chia theo di chúc nữa. Lưu ý là chỉ một trong số những người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản bị từ chối là không có hiệu lực.


Thứ ba: Người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản (theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự)

Đó là những người đáng lẽ được hưởng di sản vì người lập di chúc đã cho họ hưởng nhưng những người này lại bị pháp luật không cho hưởng di sản theo di chúc đã lập vì họ có hành vi trái đạo đức, trái pháp luật. Bao gồm:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó.

Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam quy định: " Không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án" [15]. Vì vậy, hành vi của người có tên trong di chúc dù đã bị kết án bằng một bản án thì vẫn chưa thể kết luận là người đó phạm tội. Bản án đó chỉ được coi là căn cứ để tước quyền hưởng di sản của người có tên trong di chúc khi nó đã có hiệu lực pháp luật. Dù người thừa kế có hành vi nói trên nhưng không bị kết án hoặc chưa bị kết án thì họ vẫn được hưởng di sản và di chúc đã lập coi như có hiệu lực toàn bộ.

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

Người thừa kế theo di chúc bị coi là có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng là người được Luật Hôn nhân và Gia đình xác định có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng họ không thực hiện nghĩa vụ đó. Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 thì người thừa kế theo di chúc được xác định là người có nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại thừa kế trong những trường hợp như: Người để lại thừa kế là cha, mẹ của họ; Người để lại thừa kế là con của họ; Người để lại thừa kế theo di chúc là anh, chị hoặc em của họ; Người để lại thừa kế theo di chúc là ông, bà của họ; Người để lại thừa kế theo di chúc là cháu của họ; Người để lại thừa kế theo di chúc là vợ hoặc chồng của họ.


Trường hợp thứ ba: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Trường hợp này giống trường hợp thứ nhất: chỉ có thể tước bỏ quyền hưởng di sản của người thừa kế khi hành vi "xâm phạm đến tính mạng người thừa kế khác" của họ là hành vi cố ý và đã bị Tòa án kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp thứ tư: Di sản được xác định trong di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Khoản 3 Điều 667 Bộ luật Dân sự quy định: "Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực" [17].

Quy định này có thể sẽ dẫn đến nhiều bất cập trong thực tế áp dụng. Nếu di chúc chỉ xác định những người hưởng di sản thừa kế nhưng không xác định rò mỗi người được hưởng bao nhiêu hoặc chỉ xác định kỷ phần được hưởng của mỗi người theo tỉ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì khi áp dụng quy định trên sẽ không có vấn đề gì. Nhưng ngược lại, nếu di chúc đã xác định mỗi người thừa kế được hưởng di sản theo từng hiện vật cụ thể mà trong đó có một hiện vật không còn vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ có những vướng mắc nhất định. Khi có một phần di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế thì cần xác định hiệu lực của phần di chúc liên quan và bảo đảm quyền lợi cho những người thừa kế theo các tình huống sau:

- Nếu người lập di chúc đã biết có một phần di sản không còn, nhưng vẫn không thay đổi di chúc đã lập thì coi như ý chí của người đó chỉ cho người liên quan đến phần tài sản còn lại hưởng phần di sản đó, phần di chúc liên quan đến phần di sản không còn sẽ không có hiệu lực pháp luật và người


thừa kế theo di chúc liên quan đến phần di sản không còn sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

- Nếu người lập di chúc không biết có một phần di sản không còn thì phần di chúc liên quan đến phần di sản đó không có hiệu lực, nhưng người liên quan đến phần di sản này vẫn được cùng với những người thừa kế khác có tên trong di chúc hưởng số di sản còn lại vào thời điểm mở thừa kế.

- Nếu di sản không còn vì do lỗi của người được hưởng nó thì phần di chúc liên quan đến phần di sản đó không có hiệu lực pháp luật và người thừa kế đó không được hưởng di sản nữa. Những người thừa kế khác được hưởng phần di sản còn lại như đã được xác định trong di chúc.

1.2.3. Hiệu lực di chúc chung của vợ chồng

Trong thực tế, có nhiều trường hợp khi còn sống vợ, chồng cùng nhau lập di chúc để định đoạt khối tài sản chung của họ. Nhưng nếu một người chết trước thì vấn đề hiệu lực của di chúc chung sẽ được xác định theo Điều 668 Bộ luật Dân sự: "Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết" [17].

Hệ quả là, khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung không thể yêu cầu chia di sản do người chết trước để lại, những người thuộc diện thừa kế bắt buộc của người vợ hay chồng đã chết trước không được yêu cầu chia thừa kế bắt buộc của người vợ hoặc chồng đã chết và nếu ngoài di chúc chung, một bên vợ, chồng chết trước còn để lại nhiều di chúc khác nhau thì vấn đề xác định hiệu lực của các di chúc sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Điều 668 Bộ luật Dân sự đã đơn giản hóa việc thực thi di chúc chung (vì chỉ chia thừa kế theo di chúc chung một lần), so với giải pháp của Bộ luật Dân sự 1995 (Điều 671 Bộ luật Dân sự 1995: "Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan


đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực…" [11]. Theo đó, một di chúc chung phải được thực hiện nhiều lần, hoặc có thể khởi kiện chia thừa kế nhiều lần).

Mặc dù vậy, việc xác định di chúc chung của vợ chồng phát sinh tại một thời điểm người sau cùng chết lại phát sinh những vấn đề phức tạp khác sau đây:

Thứ nhất: việc phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay chồng chết trước, sẽ gây khó khăn cho các bên liên quan và cho cả các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thực tế cho thấy, một cá nhân có thể có nhiều sản nghiệp, bao gồm tài sản riêng của cá nhân và phần tài sản chung với vợ hay chồng, chưa kể có thể họ còn có nhiều vợ hay nhiều chồng hợp pháp khác. Nếu xác định di chúc chung chỉ có hiệu lực dựa vào thời điểm "bên sau cùng" chết, thì có thể phải tiến hành chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay người chồng chết trước. Việc chia thừa kế lần đầu được tiến hành đối với phần di sản là tài sản riêng của người chết trước hoặc những tài sản chung khác không định đoạt trong di chúc chung, dựa vào thời điểm mở thừa kế của người đó. Các lần chia thừa kế sau được áp dụng đối với phần di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng, khi di chúc chung có hiệu lực (vào thời điểm bên sau cùng chết).

Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước mà vừa có di sản định đoạt bằng di chúc chung, vừa có tài sản riêng không lập di chúc hoặc có những tài sản chung không được đưa vào di chúc chung, hoặc một phần tài sản liên quan đến phần di chúc chung bị vô hiệu… thì có thể dẫn đến hậu quả là khối di sản của người đó được chia thừa kế làm nhiều lần.

Điều này dẫn đến hệ quả là người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước sẽ phải kiện xin chia thừa kế nhiều lần, tòa án sẽ phải ít nhất hai lần thụ lý và giải quyết hai vụ tranh chấp khác nhau trên cùng một khối tài sản của người chết trước. Từ đó không chỉ gây khó khăn cho người thừa kế của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022