trình đặt hàng, quy trình thu tiền, quy trình bồi thường ... Các trường hợp bảo hiểm xe cơ giới có sự hỗ trợ để giảm thiểu thời gian sửa chữa. Đồng thời, gia tăng đầu tư thiết bị, phần mềm quản lý mới trong việc quản lý hồ sơ bảo hiểm.
Có thể nhấn mạnh rằng, việc áp dụng marketing mix được các doanh nghiệp này coi trọng nhờ đó hiệu quả kinh doanh đã gia tăng. Sự phối hợp hay lựa chọn ưu tiên kết hợp với các yếu tố khác nhau của 7P đã giúp các doanh nghiệp này cải thiện vị trí của mình trên thị trường. Có thể nói đây là những kinh nghiệm quý cho Bảo Minh trong áp dụng marketing mix.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 luận án đã tập trung nêu và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng marketing mix trong kinh doanh bảo hiểm, trong đó đã đề cập tới khái niệm, vai trò, đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm, khái niệm và nội hàm áp dụng marketing mix trong kinh doanh bảo hiểm và kinh nghiệm áp dụng marketing mix của một số doanh nghiệp bảo hiểm.
Rõ ràng bảo hiểm là một dịch vụ tài chính được một doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho khách hàng và khách hàng phải trả một khoản phí để có dịch vụ đó. Khách hàng mua dịch vụ này là để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Thực chất đó là một cách thức chia sẻ rủi ro trong cuộc sống hoặc kinh doanh để hạn chế tổn thất có thể có. Cách thức chia sẻ này phải được thực hiện qua hợp đồng giữa người cung ứng với khách hàng.
Bảo hiểm được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, gồm phân loại theo đối tượng bảo hiểm, theo phương thức quản lý, theo mục đích hoạt động và theo kỹ thuật kỹ thuật bảo hiểm. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thành lập và tổ chức kinh doanh theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm.
Đặc điểm chủ yếu của bảo hiểm là một sản phẩm vô hình, một sản phẩm dịch vụ người mua không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận đánh giá trước khi mua và người bán chỉ có thể mô tả những lợi ích theo kinh nghiệm. Đặc điểm này chi phối hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp và chi phối hành vi mua của khách hàng. Để có thể kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong đó có việc áp dụng marketing mix. Thực tế cho thấy đây là một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh quan trọng cho doanh nghiệp nếu họ áp dụng tốt.
Áp dụng marketing mix trong kinh doanh bảo hiểm là một nghệ thuật trong việc xây dựng, vận hành và thực thi bảy loại quyết định, bao gồm sản phẩm, định giá, phân phối, xúc tiến, nhân lực, quy trình vận hành, phương tiện và cơ sở vật chất. Và đánh giá hiệu quả áp dụng marketing mix phải dựa vào một số tiêu chí nhất định như tăng số lượng khách hàng, tỷ suất hoàn vốn, doanh số bán, lợi nhuận trên chi phí quảng cáo….Việc áp dụng marketing mix chịu ảnh hưởng của nhiều loại yếu tố, bao gồm kinh tế, chính trị, luật pháp, xã hội, công nghệ, doanh nghiệp, khách hàng, cạnh tranh….Các yếu tố này tác động nhiều chiều đến áp dụng marketing mix của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tính hiệu quả của áp dụng marketing mix phụ thuộc vào việc tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của các yếu tố này.
Chương 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING MIX CỦA BẢO MINH
3.1. Khái quát về Bảo Minh
Năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Việt Nam đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia, khu vực với những chính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia. Hoạt động sản xuất, kinh doanh từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi ngành bảo hiểm cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu, thích hợp với hoàn cảnh mới. Ngày 18/12/1993, nghị định 100/CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các doanh nghiệp bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh) trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam được tách ra hoạt động độc lập theo Quyết định số 1146 TC/QĐ/TCCB ngày 28/11/1994. Từ đây, Bảo Minh trở thành doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính.
Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1995 với số vốn ban đầu chỉ có 40 tỷ đồng và 84 cán bộ nhân viên. Năm 2004, Công ty bảo hiểm Bảo Minh tiến hành cổ phần hóa và chuyển sang mô hình Tổng công ty cổ phần theo các Quyết định số 1691/2004/QĐ-BTC ngày 03/03/2004 và 2803/QĐ-BTC ngày 30/8/2004 của Bộ Tài chính. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình mới dựa trên giấy phép thành lập và hoạt động số 27/GP/KDBH ngày 08/09/2004 của Bộ Tài chính. Đến nay, Bảo Minh là doanh nghiệp đứng thứ ba trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, với số vốn điều lệ 913 tỷ đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu lên đến 2.171 tỷ đồng và mạng lưới hoạt động rộng khắp thông qua 62 chi nhánh trên cả nước [31].
- Bảo Minh chính thức hoạt động theo mô hình Tổng Công ty cổ phần.
- Đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì của Chủ tịch nước.
1994
1997
1999
2004
2006
Bảo Minh được thành lập ngày 28/11/1994, khởi đầu cho quá trình hình thành thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- Bảo Minh góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh
– CMG
- Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước.
Chính
thức
niêm yết tại TT
Giao
dịch
chứng khoán Hà Nội.
- Tiến hành dự án BEST - ứng dụng phần mềm lõi trong quản lý KDBH.
- Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước.
- Đại hội cổ đông thường niên kiện toàn nhân sự nhiệm kỳ 2014 – 2019.
- Nhất trí tăng thêm 10% vốn điều lệ thực góp từ 755 tỷ lên 830,5 tỷ đồng.
2008
2009
2011
2014
2016
Đại hội cổ
đông thường niên thông qua bản chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 –
2020.
Bảo Minh góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm Liên hiệp (UIC)
Thành lập C.ty CP Chứng khoán BM.
Niêm yết cổ phiếu BMI tại Sở GD CK HCM
Đại hội cổ
đông thường niên thông qua bản chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011
– 2015.
Nguồn: Bảo Minh, 2018, Báo cáo thường niên 2018, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Sơ đồ 3.1: Các mốc sự kiện quan trọng của Bảo Minh
Bảo Minh hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Hiện nay, Bảo Minh đang cung cấp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm cần thiết cho các cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm con người, bảo hiểm hàng hải,...
Trải qua quá trình hơn 25 năm hình thành và phát triển, Bảo Minh đã xây dựng được cơ cấu bộ máy quản lý rõ ràng với lực lượng nhân sự hùng hậu trải dài khắp các tỉnh thành. Bảo Minh đang hoạt động theo mô hình 2 cấp: cấp Tổng công ty và cấp công ty thành viên. Tại Tổng công ty, có 24 phòng, ban và trung tâm chức năng. Cấp công ty thành viên bao gồm 62 đơn vị với 550 phòng ban giao dịch và khai thác trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, Bảo Minh còn có 1 Trung tâm đào tạo chuyên biệt (Xem sơ đồ tổ chức Tổng công ty cổ phần Bảo Minh phần phụ lục).
Từ tháng 2/2015, BM tiến hành tái cấu trúc toàn diện và sâu rộng toàn hệ thống; tổ chức và sắp xếp lại các ban, phòng, trung tâm tại Trụ sở chính để quản lý theo hướng chuyên sâu về nghiệp vụ và chuyên môn. Tổ chức lại mạng lưới kinh doanh các công ty thành viên theo hướng phát triển kênh phân phối, bằng việc mở, đặt lại các phòng khai thác tuyến quận, huyện, nhằm đảm bảo phủ rộng kênh khai thác và phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Thu gọn các đơn vị có thị trường nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả, đảm bảo giảm thiểu sự cồng kềnh về tổ chức và chi phí.
Bảng 3.1: Cơ cấu góp vốn tại Bảo Minh (tính đến thời điểm 31/12/2017)
Tên cổ đông | Số vốn góp (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Tổng Công ty Đầu tư và KD vốn Nhà nước | 463,173 | 50,70 |
2 | Tập đoàn Tài chính bảo hiểm AXA (Pháp) | 152,097 | 16,65 |
3 | Công ty TNHH Firstland (Tập đoàn Chevalier) | 51,626 | 5,65 |
4 | CBNV Bảo Minh và cổ đông bên ngoài | 246,643 | 27,00 |
Tổng cộng | 913,539 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Marketing Mix
- Doanh Nghiệp (Loại Hình Kinh Doanh, Cơ Cấu Tổ Chức, Văn Hóa Doanh Nghiệp)
- Áp Dụng Marketing Mix Của Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.
- Về Chất Lượng Sản Phẩm Bảo Hiểm Và Thương Hiệu
- Ý Kiến Đánh Giá Của Khách Hàng Về Định Giá Sản Phẩm Bảo Hiểm
- Ý Kiến Đánh Giá Của Khách Hàng Về Quy Trình Vận Hành Của Bảo Minh
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: Bảo Minh, 2018, Báo cáo thường niên của Bảo Minh 2017, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh, tr. 4.
Năm 2017, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm nhân thọ đạt 41.344 tỷ đồng, tăng 11,75 % so với cùng kỳ năm 2016. Bảng xếp hạng các doanh nghiệp nghiệp dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc vẫn không có gì thay đổi trong thời gian qua. Vị trí số 1 vẫn là Bảo Việt với doanh thu đạt 8.050 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ 2016. Tiếp đến là PVI với doanh thu đạt 6.689 tỷ đồng tương ứng với hơn 16% thị phần.
Bảng 3.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị: tỷ đồng
Tên doanh nghiệp bảo hiểm | 2015 | 2016 | 2017 | |
1 | Bảo Việt | 5.828 | 6.564 | 8.050 |
2 | PVI | 6.457 | 6.527 | 6.689 |
3 | Bảo Minh | 2.819 | 3.102 | 3.395 |
4 | PTI | 2.461 | 3.096 | 3.206 |
5 | PJICO | 2.330 | 2.494 | 2.611 |
6 | Các doanh nghiệp khác | 12.255 | 15.213 | 17.393 |
Tổng | 32.150 | 36.996 | 41.344 |
Nguồn: Bảo Minh, 2018, 2017, Báo cáo thường niên của Bảo Minh 2017, 2018,
Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh.
Bảo Minh hiện đang đứng thứ ba với doanh thu đạt 3.395 tỷ đồng, tăng 9,45% so với năm 2016 và chiếm 8,22 % thị phần bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam. Nhìn vào bảng trên dễ dàng nhận thấy, doanh thu của Bảo Minh tăng trưởng chậm hơn các công ty Bảo Việt, PVI, PTI, PJICO. Đây là giai đoạn Bảo Minh tập trung nâng cao chất lượng quản trị, trong đó có quản trị marketing và quản trị doanh nghiệp. Gia tăng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin để phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bảng 3.3: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm năm 2017
Bảo hiểm | Thị phần (%) | |
1 | Bảo Việt | 19,36 |
2 | PVI | 16,08 |
3 | Bảo Minh | 8,16 |
4 | PTI | 7,71 |
5 | PJCO | 6,28 |
6 | Khác | 42,41 |
Nguồn: Bộ Tài Chính, 2018, Thị trường Bảo hiểm Việt Nam năm 2017, Nhà xuất bản Tài chính, tr.10
Ngoài các doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường, các doanh nghiệp khác cũng có nhiều sự thay đổi. Có những doanh nghiệp không chỉ giữ vững được thị phần mà còn có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm 2016 như QBE (198,2 tỷ đồng, tăng 50,12%), GIC (1.151 tỷ đồng, tăng 64,87%). Tuy nhiên, có những doanh nghiệp có doanh thu giảm lớn như Groupama (25 tỷ đồng, giảm 77,38%), AAA (242 tỷ đồng, giảm 13,35%), AIG (406 tỷ đồng,
giảm 19,93%).
Bảng 3.4: Tình hình kinh doanh năm 2017 của Bảo Minh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu | TH 2016 | Kế hoạch kinh doanh 2017 | % TH 2016/2017 | |||
Kế hoạch | TH 2017 | % TH/KH | ||||
1 | Tổng doanh thu | 3.751 | 3.918 | 4.096 | 104,5 | 109,2 |
2 | Phí bảo hiểm gốc | 3.101 | 3.322 | 3.396 | 102,2 | 109,5 |
3 | Phí nhận tái bảo hiểm | 371 | 407 | 429 | 105,3 | 115,5 |
4 | Doanh thu Tài chính & thu khác | 279 | 189 | 271 | 143,4 | 97,1 |
4 | Doanh thu thuần HĐ KDBH | 2.729 | 2.883 | 3.176 | 110,2 | 116,4 |
5 | Tổng chi HĐ KDBH | 2.679 | 2.815 | 3.166 | 112,5 | 118,2 |
6 | Tổng chi bồi thường BH TNGL | 1.065 | 1.126 | 1.258 | 111,7 | 118,1 |
7 | Chi phí khai thác HĐ KDBH | 1.430 | 1.494 | 1.801 | 120,6 | 126 |
8 | Dự phòng dao động lớn | 26 | 28 | -7 | -25 | -26,9 |
9 | Chi phí quản lý doanh nghiệp | 158 | 167 | 114 | 68,3 | 72,2 |
10 | Lợi nhuận thuần từ KDBH | 50 | 68 | 10 | 14,4 | 19,5 |
11 | Lợi nhuận hoạt động tài chính | 174 | 130 | 188 | 144,8 | 108,2 |
12 | Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | 223 | 198 | 198 | 100 | 88,8 |
13 | Tổng lợi nhuận sau thuế | 182 | 163 | 163 | 100 | 89,6 |
Nguồn: Bảo Minh, 2018, Báo cáo thường niên của Bảo Minh 2017, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh, tr. 5.
Nhìn vào bảng trên, dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh doanh của Bảo Minh giai đoạn 2016 – 2017. Cụ thể, năm 2017, tổng doanh thu của Bảo Minh đạt
4.096 tỷ đồng, đạt 104,5% so với kế hoạch, tăng trưởng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Doanh thu phí bảo hiểm gốc là 3.396 tỷ đồng, đạt 102,2% so với kế hoạch, tăng trưởng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu nhận tái bảo hiểm là 429 tỷ đạt 105,3% so với kế hoạch, tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu HĐ tài chính là 271 tỷ đồng đạt 143,4% so với kế hoạch, tăng trưởng 97,13% so với cùng kỳ năm trước.
- Có 3/4 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc hoàn thành và vượt kế hoạch bình quân như: nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đạt 112,39% so với kế hoạch và bằng 99,47% so với cùng kỳ; Bảo hiểm tài sản kỹ thuật đạt 100,1% so với kế hoạch và tăng trưởng 6,84% so với cùng kỳ. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người đạt 109,68% so với kế hoạch và tăng 25,93% so với cùng kỳ [31, tr. 6].
Bảng 3.5: Doanh thu phí bảo hiểm của các nhóm sản phẩm chủ yếu 2016-2017 của Bảo Minh
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm nghiệp vụ | Thực hiện 2016 | Kế hoạch 2017 | Thực hiện 2017 | % hoàn thành KH | % so với TH 2016 | |
1 | Nhóm Hàng hải | 374 | 331 | 372 | 112,39 | 99,47 |
2 | Nhóm Tài sản | 906 | 967 | 968 | 100,1 | 106,84 |
3 | Nhóm xe cơ giới | 850 | 995 | 831 | 83,52 | 97,76 |
4 | Nhóm con người | 972 | 1.116 | 1.224 | 109,68 | 125,93 |
5 | Nhận Tái bảo hiểm | 372 | 407 | 429 | 105,29 | 115,2 |
6 | Tổng cộng | 3.474 | 3.816 | 3.824 | 100,2 | 110,06 |
Nguồn: Bảo Minh, 2018, Báo cáo thường niên của Bảo Minh 2017, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh, tr. 11
Nhìn vào số liệu của bảng trên, chúng ta thấy rõ hơn tình hình phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Minh trong giai đoạn 2016 – 2017. Cụ thể:
Bảo hiểm Hàng hải có mức tăng trưởng cao so với thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, bảo hiểm tàu biển vẫn rất khó khăn do các loại tàu biển của Việt Nam tiếp tục giảm mạnh cả về số lượng lẫn giá trị. Bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 chỉ triển khai được trong 2 quý cuối năm nên doanh thu bị sụt giảm đáng kể. Tỷ lệ bồi thường gốc giảm so với cùng kỳ và chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá Nghị định 67. Có một số vụ tổn thất toàn bộ của các tàu có cấp đăng kiểm VR SB không phù hợp với hoạt động ven biển. Nghiệp vụ hàng hóa vẫn có hiệu quả do kiểm soát tốt công tác nhận bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.[31, tr.48]
Nghiệp vụ bảo hiểm con người trong năm 2017 tiếp tục đà tăng trưởng ổn định và nhiều nhất so với các nghiệp vụ khác. Kênh bán bảo hiểm qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng được duy trì và phát triển với tỷ lệ tăng trưởng mạnh so với kênh bảo hiểm truyền thống. Mặc dù, những sản phẩm như bảo hiểm học sinh, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe có sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty bảo hiểm nhưng Bảo Minh vẫn đạt được doanh thu 1.224 tỷ đồng, vượt 125,93 % so với năm 2016.