Danh Mục Hệ Số Rủi Ro Acb Đang Áp Dụng Đối Với Khách Hàng Cá Nhân


12,81% và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 đạt 10,56%. Trong năm 2019, ACB vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động đẩy mạnh huy động vốn với xu hướng khuyến khích kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên, dự kiến chia cổ tức 2019 một phần bằng cổ tức và một phần bằng tiền, ... để tiếp tục nâng cao năng lực vốn của ACB theo quy định.

Đối với hoạt động tính hệ số RWA


RWA = [ Số dư khoản phải đòi – (Giảm thiểu rủi ro + Dự phòng cụ thể)] * Hệ số rủi ro


Với mục tiêu giảm tài sản có rủi ro, ACB thực hiện đồng thời ba biện pháp sau:


- Giảm số dư khoản phải đòi: khoản phải đòi dùng để xét rủi ro không chỉ bao gồm dư nợ cho vay mà còn có các nghĩa vụ khác của khách hàng (lãi dự thu, khoản phải thu, cam kết, bảo lãnh, hạn mức tín dụng). Ngoài ra cần xác định đúng hạn mức cam kết cho khác hàng, cập nhật chính xác ngày hiệu lực/ hết hiệu lực của cam kết ngoại bảng có quyền hủy ngang, cập nhật ngày hết hiệu lực các cam kết tín dụng ngoại bảng vào hệ thống DMS.

- Tăng tham số giảm thiểu rủi ro/ dự phòng cụ thể: ACB chỉ chấp nhận một số ít tài sản đảm bảo để giảm trừ rủi ro, thường là chỉ chấp nhận tài sản tài chính (tiền mặt, vàng, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá ngân hàng, cổ phiếu được niêm yết tại HOSE/HNX, …) và có xét thêm hệ số hiệu chỉnh tài sản đảm bảo ( tỷ lệ giảm giá trị của tài sản đảm bảo được dùng để giảm thiểu rủi ro, tài sản đảm bảo có hệ số hiệu chỉnh càng thấp thì càng có tác dụng trong việc giảm trừ giá trị nghĩa vụ nợ của khách hàng). Gía trị của Tài sản đảm bảo được khấu trừ khỏi Số dư khoản phải đòi khi tính Tài sản có rủi ro.

- Giảm hệ số rủi ro: hệ số rủi ro sẽ chạy từ 0% đến 250% tùy theo đánh giá về mức độ rủi ro của từng khoản phải đòi và được áp dụng cho từng khoản cấp tín dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khoản cấp tín dụng, hệ số rủi ro được xét theo từng khoản hoặc xét theo khách hàng. Thông tin của khách hàng và của khoản vay được nhận diện chính xác, cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống sẽ giúp phân loại hệ số rủi ro cho khoản vay chính xác và có thể thấp hơn.


Trong đó, ACB thường chọn biện pháp giảm hệ số rủi ro vì hiệu quả đạt được thường cao hơn. Hệ số RWA ước tính và nội dung ước tính bắt buộc phải đưa vào nội dung tờ trình thẩm định tín dụng.

Bảng 4.14: Danh mục hệ số rủi ro ACB đang áp dụng đối với khách hàng cá nhân


Phân loại – Khoản phải đòi

Hệ số rủi ro

1

Nợ xấu

50% - 150%

2

Bán lẻ

Tiêu chuẩn (mức cấp tín dụng ≤ 8 tỷ đồng/ khách

hàng)

75%

Khác (mức cấp tín dụng ≥ 8 tỷ đồng/ khách hàng)

100%

3

Cho vay thế chấp nhà

Có thông tin về tỷ lệ đảm bảo và tỷ lệ thu nhập

25% - 100%

Không có thông tin về tỷ lệ đảm bảo và/hoặc tỷ lệ thu

nhập

200%

4

Cho vay bảo đảm bằng bất động sản

Bất động sản kinh doanh

75% - 120%

Bất động sản không kinh doanh

30% - 100%

Không có thông tin về tỷ lệ đảm bảo

150%

5

Mục đích kinh doanh chứng khoán

150%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - 8

(Nguồn: công văn của ACB)


Từ những số liệu của bảng 4.14 cho thấy, với mục tiêu giảm hệ số rủi ro bình quân của danh mục khách hàng cá nhân thì nên tập trung cho vay khách hàng có tổng mức cấp tín dụng dưới 8 tỷ và các khoản cho vay thế chấp nhà/ cho vay đảm bảo bằng bất động sản. Do đó, ACB đã đẩy mạnh cho vay thế chấp nhà/ cho vay đảm bảo bằng bất động sản. Đồng thời tiến hành rà soát lại sơ bộ các khoản vay phát sinh trong tám tháng đầu năm 2018, và đủ điều kiện phân loại vào Khoản cho


vay thế chấp nhà và Khoản cho vay đảm bảo bằng bất động sản. Chỉ khoảng 4% số lượng tài khoản và 3% dư nợ được nhận diện là Khoản Cho vay thế chấp nhà và Cho vay đảm bảo bất động sản. Nguyên nhân là do các khoản vay chưa nhận diện được không có dấu hiệu trên hệ thống hạch toán để nhận diện tài sản đảm bảo của khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay.

Bảng 4.15: Khoản cho vay thế chấp nhà và cho vay đảm bảo bằng BDS


(ĐVT: tỷ đồng)


Phân loại Khoản phải đòi

Đã ghi nhận trên phần mềm hạch toán (Chỉ thực hiện nhận diện được đối với các khoản vay đủ thông

tin)

Đã nhận diện được trong công cụ tính toán Basel II

Chưa nhận diện được trong công cụ tính toán Basel II

Số lượng

tài khoản

Dư nợ

Số lượng

tài khoản

Dư nợ

Số lượng

tài khoản

Dư nợ

Cho vay thế chấp

nhà


1215


2698


47


61


1168


2637

Cho vay đảm bảo

BĐS


242


1151


4


53


238


1098

(Nguồn: công văn nội bộ ACB)


Bảng 4.16: Danh mục hệ số rủi ro ACB áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp


Khoản phải đòi

Hệ số rủi ro

Vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0

250%


Doanh nghiệp không nhập báo cái tài chính thuế/kiểm toán năm gần

nhất

200%

Cấp tín dụng chuyên biệt để tài trợ dự án bất động sản

200%

Cấp tín dụng chuyên biệt để tài trợ máy móc thiết bị, hàng hóa

160%

Doanh nghiệp thành lập dưới 01 năm

150%

Cho vay kinh doanh chứng khoán

150%

Doanh nghiệp phân loại theo doanh thu & tỷ lệ đòn bẩy – HSRR cao

95% -160%

Doanh nghiệp phân loại theo doanh thu & tỷ lệ đòn bẩy – HSRR thấp

50% - 95%

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

90%

Cho vay đảm bảo bằng bất động sản

30% -150%

Nợ xấu

50% -150%


(Nguồn công văn nội bộ ACB)


ACB ưu tiên tăng trưởng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng có hệ số rủi ro thấp. Còn đối với khách hàng có hệ số rủi ro cao, ACB chủ trương giám sát, có hành động cụ thể để giảm hệ số rủi ro bình quân hoặc điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp.

Đối với hoạt động xây dựng công cụ hỗ trợ hoạt động tín dụng (DMS)


Xây dựng một công cụ hỗ trợ hoạt động tín dụng được coi là hết sức cấp thiết. Trong năm 2018, ACB đã triển khai thành công dự án Hệ thống quản lý nợ (Debt Management System, viết tắt là DMS). DMS là một giải pháp quản lý toàn bộ quá trình xử lý các khoản nợ tại ACB từ lúc giải ngân cho đến khi khách hàng thanh lý khỏi hệ thống. Hệ thống giúp theo dòi và kiểm soát diễn biến nợ nhóm, nợ quá hạn từ đó có những phương án ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn hoặc xử lý nợ kịp thời. DMS được triển khai toàn hệ thống ACB từ tháng 4 năm 2018 và hoàn tất vào tháng 11 năm 2018.

Áp dụng trong việc xây dựng và điều chỉnh quy định chính sách


Quy trình về kiểm soát hoạt động tín dụng được thay đổi khắt khe hơn để phù hợp với yêu cầu mà thông tư 41 đã đề ra. Hoạt động xét duyệt cấp tín dụng được giải ngân tập trung thay vì giải ngân tại đơn vị như trước đây. Tùy theo hạn mức cấp tín dụng mà việc xét duyệt phải thông qua các ban, các cấp quản lý khác nhau. Quy trình kiểm soát được chia thành các giai đoạn:

- Giai đoạn tiếp xúc khách hàng:

o Ước tính hệ số rủi ro khoản vay: cần phải nắm vững nguyên tắc phân nhóm rủi ro và sử dụng hệ thống DMS để ước tính hệ số rủi ro. Hệ số rủi ro ước tính và nội dung ước tính là những thông tin quan trọng đối với quyết định cấp tín dụng nên bắt buộc phải đưa vào tờ trình thẩm định.

o Chính sách tín dụng: bao gồm kiểm soát cấp tín dụng, cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức, cấp tín dụng bình thường.

- Giai đoạn phê duyệt:

Lãi suất cho vay: khoản vay có hệ số rủi ro càng cao thì lãi suất vay sẽ cao hơn bình quân, khoản vay có hệ số rủi ro thấp thì mới được tham gia ưu đãi lãi suất.

- Giai đoạn kiểm soát sau cho vay:

o Thực hiện nhập liệu trên chương trình hạch toán: cần nhập đúng các trường thông tin theo tính chất khoản vay. Ngoài ra, nếu có yêu cầu từ cấp quản lý/ xét duyệt thì phải thực hiện nhập liệu bổ sung thông tin.

o Thực hiện đánh giá lại định kỳ: sử dụng hệ thống DMS hỗ trợ giám sát khoản vay. Đặc biệt lưu ý các trường hợp các khoản vay bị chuyển từ nhóm có hệ số rủi ro thấp sang nhóm có hệ số rủi ro cao.

Ngoài ra, ACB cũng tiến hành thực hiện quản lý rủi ro hoạt động theo mô hình ba tuyến bảo vệ dựa trên thông tư 13.

- Tuyến bảo vệ thứ nhất: bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán, các bộ phận kinh doanh và phát triển sản phẩm.

o Phòng vận hành giao dịch xây dựng “Hướng dẫn nghiệp vụ mở, sử dụng và đóng tài khoản thanh toán tại ACB”


o Nhân viên dịch vụ khách hàng thu thập thông tin, mở tài khoản, thực hiện bước nhận biết khách hàng.

o Sau khi hoàn tất việc mở tài khoản, nhân viên dịch vụ khách hàng chuyển toàn bộ hồ sợ cho cấp thẩm quyền để kiểm soát hồ sơ, kiểm soát lại việc ghi nhận thông tin khách hàng trên hệ thống.

o Trường hợp kênh phân phối phát hiện khách hiện thuộc danh sách tình nghi tội phạm rửa tiền, đối tượng khủng bố hoặc có dâu hiệu nghi ngờ lợi dụng việc mở tài khoản để thực hiện các giao dịch lừa đảo, kênh phân phối từ chối mở tài khoản và báo cáo thông tin về khối quản lý rủi ro theo dòi và xử lý.

- Tuyến bảo vệ thứ hai: khối quản lý rủi ro, phòng pháp chế và đơn vị quản lý tuân thủ.

Khối quản lý rủi ro quy định cách thức đánh giá rủi ro hoạt động và phối hợp với khối vận hành tổ chức đánh giá rủi ro hoạt động trong hướng dẫn nghiệp vụ nhằm nhận diện các rủi ro tồn tại trong quy trình mở tài khoản tiền gửi thanh toán và thiết lập các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro.

- Tuyến bảo vệ thứ ba: ban kiểm toán nội bộ.

o Kiểm tra độc lập việc tổ chức thực hiện quy định.

o Kiểm tra phương pháp kiểm soát rủi ro đối với việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán.

Nhiệm vụ của Hội sở và Kênh phân phối

- Đối với hội sở

o Nâng cấp hệ thống DMS - công cụ trợ giúp cho hoạt động tín dụng như tính hệ số an toàn vốn, giám sát tài sản có rủi ro, ước tính hệ số rủi ro, theo dòi và kiểm soát diễn biến nợ.

o Xây dựng và điều chỉnh quy định: tiến hành rà soát lại sản phẩm, cơ cấu lại danh mục tín dụng, định hướng tín dụng theo thông tư 41, tối ưu hóa tài sản có rủi ro, xây dựng chỉ tiêu gắn với rủi ro.

o Điều chỉnh cơ cấu tổ chức và quy định: thực hiện rà soát lại quy định nội bộ về quản lý rủi ro có phù hợp với Basel II hay không, ban hành công văn hướng dẫn


thực hiện, xác định cơ cấu, chức năng – nhiệm vụ, khung quản lý rủi ro theo thông tư 13, các quy định nội bộ về quản lý rủi ro, …

o Quản lý tài chính: tính toán chi phí hỗ trợ phù hợp cho hoạt động triển khai Basel II trong QTRR, đưa ra kế hoạch về vốn, định giá cho vay đảm bảo cân đối rủi ro và lợi nhuận, ...

o Tổ chức đào tạo về Basel II cho kênh phân phối.

- Đối với kênh phân phối

o Tham gia các khóa đào tạo và truyền thông của Hội sở về Basel II, tìm hiểu kỹ công văn ban hành.

o Tuân thủ chính sách, quy định tín dụng.

o Tìm hiểu rò hơn về những rủi ro đối với danh mục mà đơn vị đang quản lý.

o Phối hợp rà soát danh mục cho vay theo yêu cầu hội sở. Rà soát và nhập đầy đủ, chính xác thông tin khách hàng, khoản vay.

o Lựa chọn khách hàng phù hợp với định hướng kinh doanh và quản lý rủi ro.


4.3 So sánh hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu với các ngân hàng thương mại khác có áp dụng Basel II

Qua số liệu của năm 2018 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ACB ở mức thấp nhất trong số 10 ngân hàng được lựa chọn áp dụng Basel II, chỉ còn 0,73% nợ xấu so với mức bình quân là 1,92%. Đây là kết quả từ những nỗ lực giảm nợ xấu, trích lập dự phòng trong nhiều năm qua, và hệ thống kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó hệ số an toàn vốn (CAR) của ACB cũng nằm trong top 3 ngân hàng có hệ số CAR cao nhất năm 2018 (đạt 13%), cùng với VIB (13%) và Techcombank (14%)


Tỷ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II năm 2018

4.00%

3.51%

3.50%

3.01%

3.00%

2.52%

2.50%

2.11%

2.00%

1.75%

1.69%

1.50%

1.32%

1.56%

0.98%

1.00%

0.73%

0.50%

0.00%


Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II năm 2018


(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM)


Hệ số CAR của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II

năm 2018

18%

16%

14%

12%

10%

08%

06%

04%

02%

00%

14%

13%

12%

13%

12%

11%

12%

12%

10% 10%


Hình 4.4: Hệ số CAR của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II năm 2018

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí