Thực Trạng Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp


Lợi nhuận

trước thuế


281


267


484


­14


­4,98


217


81,27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông - 7


Nguồn: Báo cáo thường niên OCB năm 2014 ­2016


Theo số

liệu

ở bảng trên, hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng TMCP

Phương Đông giai đoạn năm 2014 – 2016 đã có sự thay đổi lớn về tổng tài sản và vốn điều lệ. Về tổng tài sản, năm 2016 là 63.815 tỷ đồng, đánh dấu bước đột phá

khi tăng 29,06% so với năm 2015 (49.447 tỷ đồng), trước đó, năm 2015 tăng

26,48% so với năm 2014 (39.095 tỷ

đồng). Vốn điều lệ

năm 2016 là 4.000 tỷ

đồng, tăng 12,77% so với năm 2015 và 2014 (3.547 tỷ đồng).

Cũng trong xu hướng đó, quy mô tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông có sự cải thiện đáng kể. Tổng huy động năm 2016 là 46.192 tỷ đồng, tăng 5,19% so với năm 2015 (43.911 tỷ đồng), trước đó, năm 2015 tăng 26,60% so với

năm 2014 (34.685 tỷ

đồng). Về tổng dư nợ, năm 2016 là 39.607 tỷ

đồng, tăng

34,92% so với năm 2015 (29.355 tỷ đồng). Năm 2015 tăng 21,91% so với năm 2014

(24.079 tỷ đồng).

Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế có sự thay đổi lớn trong giai đoạn 2014 ­ 2016. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 là 267 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2014 (281 tỷ đồng). Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm 2016 là 484 tỷ đồng, tăng 81,27% so với năm 2015.

Như

vậy, các chỉ

số phản ánh kinh doanh của

Ngân hàng TMCP Phương

Đông trong giai đoạn 2014 – 2016 rất khả quan. Có thể thấy chính sách kinh doanh của ngân hàng vẫn thể hiện được sự hiệu quả qua tình hình kinh doanh các năm, tuy nhiên trong giai đoạn 2014 ­ 2016 đã có sự cẩn trọng hơn trong việc chọn lọc chiến lược kinh doanh. Tăng trưởng nhưng chú trọng hơn đến công tác an toàn và quản trị rủi ro.

2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP


Phương Đông


2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Giai đoạn năm 2014 – 2016 đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế. Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, các rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ đã tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại phát triển. Đặc biệt, đối với lĩnh vực tài khóa – tiền tệ, do tình hình kinh tế tăng trưởng chậm khiến Việt Nam và nhiều nước trên thế giới tiếp tục duy trì thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa. Trong khi đó, hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông được đánh giá là chưa mạnh và không tương xứng về huy động vốn cộng thêm tình hình lãi suất tiền gửi trên thị trường đang giảm dần. Đồng thời ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương Đông nhận định tình hình kinh doanh có nhiều dấu hiệu bất ổn cần phải xem xét thận trọng như: tình hình khách hàng truyền thống của Ngân hàng TMCP Phương Đông rất yếu; nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất cân đối thanh toán; luật doanh nghiệp mới được ban hành tuy tạo điều kiện tốt cho việc mở rộng khách hàng song nhóm doanh nghiệp này hoạt động chưa ổn định vì vậy có độ rủi ro cao; các cơn sốt xi măng, sắt thép, phân bón xảy ra liên tục với mức chênh lệch lớn, thị trường bất động sản đóng bang làm ảnh hưởng xấu đến dư nợ các ngành hàng liên quan. Trong khi đó lực lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông còn nhiều hạn chế về số lượng và đang cần bổ sung kiến thức nâng cao để có thể theo kịp đòi hỏi mới của công việc; quy mô tín dụng thay đổi vì vậy yêu cầu phải có kỹ thuật quản trị tín dụng cao hơn; áp lực hướng tới các chuẩn mực quốc tế có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình như vậy, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương Đông đã lựa chọn chiến lược hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2014 – 2016 là “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế”.


Để thực hiện thành công chiến lược nêu trên, ban lãnh đạo Ngân hàng

TMCP Phương Đông đã xác định và chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện chính sách:

­ Tăng cường biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các điểm nóng, khống chế mức tổng dư nợ tối đa đối với chi nhánh có chất lượng chưa tốt, kiên quyết hạ giới hạn tín dụng đối với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Ngân hàng TMCP Phương Đông coi trọng việc lựa chọn danh mục khách hàng và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng theo vùng, luôn bám sát và xử lý các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ tín dụng cho phù hợp hơn với thực tiễn.

­ Mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao (SME và cá thể), hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng kinh doanh kém hiệu quả (nhóm khách hàng doanh nghiệp địa phương, đang chuyển đổi).

­ Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các vùng có môi trường kinh tế thuận lợi (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền đông nam bộ), áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế phát triển chưa đồng đều ổn định (miền trung).

­ Mở rộng cho vay với ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định (cà phê; tàu biển; điện), thận trọng cho vay đối với mặt hàng có nhiều biến động (bất động sản, sắt thép, thủy hải sản).

Sự lựa chọn chiến lược đúng đắn và quyết tâm nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên đã góp phần hết sức quan trọng đến những kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP Phương Đông trong thời gian qua.

2.2.2 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Trong giao đoạn 2014 – 2016, Ngân hàng TMCP Phương Đông có sự tách biệt giữa hai bộ phận đơn vị kinh doanh và quản trị rủi ro. Trong đó, đơn vị kinh doanh được chi thành khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân có nhiệm vụ


tìm kiếm, tiếp thị, marketing, đàm phán, thẩm định khách hàng và đề dụng. Khối quản trị rủi ro thực hiện công tác quản trị rủi ro như sau:

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức khối quản lý rủi ro

xuất tín


Nguồn: Báo cáo thường niên OCB 2016


­ Trung tâm tái thẩm định và phê duyệt tín dụng có chức năng: Thực hiện công tác tái thẩm định tín dụng đối với hồ sơ tín dụng vượt mức phán quyết và thẩm quyền phê duyệt của đơn vị kinh doanh. Thực hiện công tác phê duyệt tín dụng trong mức phán quyết và thẩm quyền được giao.

­ Phòng quản lý rủi ro tín dụng có chức năng: Xây dựng khung quản trị rủi ro tín dụng và các chính sách đi kèm; kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng toàn hệ thống.

­ Phòng quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản: Có chức năng xây dựng văn bản định chế và công cụ về quản trị rủi ro thị trường và thanh khoản; giám sát thực hiện quản trị rủi ro thị trường va thanh khoản.


­ Phòng quản lý rủi ro hoạt động: Có chức năng xây dựng văn bản định chế và công cụ quản trị rủi ro hoạt động; giám sát việc thực hiện quản trị rủi ro hoạt động.

­ Phòng quản trị rủi ro doanh nghiệp: Xây dựng và hệ thống khung quản trị rủi ro trên toàn hệ thống; quản trị sự tương tác giữa các rủi ro; thẩm định mô hình và công cụ quản trị rủi ro.

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự khối quản lý rủi ro


Cơ cấu nhân sự

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng số nhân sự


54


67


92

Nhân sự các phòng thuộc khối quản lý rủi ro

Trung tâm Tái thẩm định và phê duyệt tín

dụng


15


18


25

Phòng quản lý rủi ro tín dụng


30


35


53

Phòng quản lý rủi ro hoạt động


4


4


5

Phòng quản lý rủi ro thị trường và thanh

khoản


5


5


5

Phòng quản lý rủi ro doanh nghiệp


0


0


4

Trình độ nhân sự

Đại học


41


47


60


Sau đại học


13


20


32


Nguồn: Báo cáo thường niên OCB năm 2014 – 2016


Nhân sự khối quản lý rủi ro giai đoạn 2014 – 2016 có sự biến động mạnh, tăng từ 54 nhân sự (2014) lên đến 67 nhân sự (2015) và 92 nhân sự (năm 2016). Cùng với xu hướng đó, trình độ nhân sự của khối quản lý rủi ro cũng phát triển theo hướng tích cực, trình độ nhân sự sau đại học tăng từ khoảng 34% (2014) lên đến trên 50% (2016). Phòng quản lý rủi ro tín dụng và trung tâm tái thẩm định và phê duyệt tín dụng là hai phòng có nhiệm vụ chính trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nên có số lượng nhân sự nhiều nhất, lần lượt là 53 và 25 nhân sự (2016). Phòng quản lý rủi ro doanh nghiệp được Ngân hàng TMCP Phương Đông thành lập từ năm 2016 với 4 nhân sự nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp.

Ngân hàng thành lập khối quản trị rủi ro để quản trị rủi ro một cách có hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, xây dựng chính sách rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Thiết lập và duy trì mô hình quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản trị gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.Tuy nhiên, những chính sách, mô hình đấy chỉ mang tính chất định hướng, chưa có hướng dẫn cụ thể theo quy tình về công tác quản trị rủi ro. Khối quản trị rủi ro quản trị theo phương thức từ xa, dựa trên số liệu đơn vị kinh doanh báo cáo lên hoặc quản trị gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. Các chi nhánh có nhiều khách hàng khác

nhau, kinh doanh

ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi chi nhánh tự

xây dựng cho

riêng mình chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với đặc điểm khách hàng và lĩnh vực chi nhánh hoạt động. Công tác nhận biết rủi ro tín dụng, đo lường, ứng phó và kiếm soát rủi ro tín dụng được thực hiện tự phát, không đồng bộ, chưa có chuẩn mực chung cho các chi nhánh. Ngoài ra mỗi chi nhánh đều có một


chính sách phân loại khách hàng riêng, rủi ro riêng. Điều này phản ánh mô hình quản trị rủi ro kém hiệu quả, không đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng.

2.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng


2.2.3.1 Nhận diện rủi ro

Một trong những vấn đề quan trọng nhất trước khi thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro chính là nhận biết các rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra. Nhận diện rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng và khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, chỉ khi nhận diện được rủi ro ngân hàng mới có thể đưa ra những biện pháp thích hợp để quản trị được rủi ro.

Về phía khách hàng:


Sơ đồ 2.3 Quy trình tín dụng của OCB


Nguồn: Quyết định 289/2016/QĐ­TGĐ V/v:“Ban hành quy trình cấp tín dụng” của ngân hàng OCB


Bước 1: Tiếp xúc khách hàng là việc đơn vị kinh doanh chọn lọc, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu tín dụng và nhận hồ sơ khách hàng.


Bước 2: Thẩm định khách hàng


­ Thẩm định tài sản bảo đảm khách hàng do đơn vị kinh doanh, phòng

quản lý tài sản bảo đảm hoặc công ty định giá độc lập thực hiện.


­ Thẩm định tín dụng khách hàng do đơn vị kinh doanh hoặc tái thẩm định thực hiện và sử dụng công cụ xếp hạng tín dụng nội bộ.


Bước 3: Phê duyệt tín dụng


­ Phê duyệt khoản cấp tín dụng thuộc quyền phán quyết của đơn vị kinh doanh/giám đốc vùng/giám đốc khối.


­ Phê duyệt khoản cấp tín dụng thuộc quyền phán quyết của cấp phê duyệt tại hội sở.


­ Công tác kiểm tra của bộ phận giám sát tín dụng hỗ trợ phê duyệt tại hội

sở.


Nếu được các cấp phê duyệt tín dụng đồng ý chuyển sang bước 4.


Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt là việc hoàn thiện hồ sơ sau phê

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022