số ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình tăng vốn như Vietinbank bởi giới hạn sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 30% tại VietinBank đã được lấp đầy.
3.4.6 Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai Basel tại các ngân hàng trong và ngoài nước
Khi các nước bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hơn thì rủi ro trong hệ thống tài chính và hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp và khó lường hơn. Do vậy, áp dụng hiệp ước vốn Basel vào hệ thống ngân hàng là việc làm đúng đắn và cần thiết. Thực tế đã chứng minh mặc dù Basel II được xây dựng bởi nhóm 10 nước phát triển và áp dụng đối với các ngân hàng có phạm vi quốc tế, nhưng các ngân hàng với quy mô nhỏ hơn, tại các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippins, ... đều có khả năng áp dụng và thậm chí đang hướng đến triển khai Basel III. Các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippins đều là những quốc gia có vị trí địa lý tương đối gần với Việt Nam, có một vài nét tương đồng trong văn hóa kinh tế và chính trị. Quá trình triển khai Basel II tại các quốc gia trên cần có sự xem xét điều chỉnh thì mới có thể đạt được thành công. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là cần phải dựa trên nhu cầu cần thiết và đặc điểm của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng, mỗi nước cần xây dựng cho mình những bước đi linh hoạt, phù hợp và cần có kế hoạch triển khai Basel II cụ thể.
Những khó khăn trong việc áp dụng Basel II tại các quốc gia bao gồm: chất lượng nguồn dữ liệu; nguồn lực về nhân sự, công nghệ; cơ chế, chính sách khung pháp lý của nhà nước. Để hạn chế những khó khăn của việc triển khai Basel II, các quốc gia khác nhau có các cách thức triển khai khác nhau phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của hệ thống ngân hàng - tài chính và năng lực của cơ quan giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, đặc điểm chung dễ nhận thấy là các cơ quan giám sát ngân hàng đều áp dụng các bước sau: Sử dụng các phương pháp tiếp cận đơn giản cho từng loại rủi ro; đặt khuôn khổ về thời gian hoàn thành việc triển khai
Basel II tính từ lúc bắt đầu là khoảng 4-5 năm và có lộ trình cụ thể để cơ quan quản lý và các định chế tài chính thực hiện.
Ngoài ra, hầu hết các nước đều phải làm tốt các công tác nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo dữ liệu cần thiết được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác. Cơ quan quản lý nhà nước phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, cũng như cần tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra trong suốt quá trình triển khai Basel.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày một số khái niệm về RRTD và quản trị RRTD tại NHTM, phân loại các mô hình quản trị RRTD, và nêu rò các bước của quy trình quản trị RRTD. Ngoài ra chương 3 cũng hệ thống lại các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Basel II, và tổng hợp kinh nghiệm triển khai Basel II, Basel III ở các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, cũng như tình hình triển khai Basel ở Việt Nam. Từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến ở Châu Á, tác giả cũng rút ra bài học khi áp dụng Basel cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng.
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHI ÁP DỤNG BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
4.1 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu
4.1.1 Biến động dư nợ tín dụng qua các năm 2013-quý 3 năm 2019
Từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ACB, luận văn đưa ra số liệu tổng hợp về dư nợ tín dụng theo loại hình, dư nợ tín dụng theo ngành, dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp và dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay để cho thấy được sự biến động của dư nợ tín dụng tại ACB trong giai đoạn từ năm 2013 đến hết quý 3 năm 2019.
Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng theo loại hình
ĐVT: tỷ đồng
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | Q3-2019 | |
Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước | 105.952 | 114.964 | 132.840 | 160.923 | 195.357 | 227.652 | 253.382 |
Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá | 217 | 329 | 245 | 99 | 133 | 97 | 61 |
Cho thuê tài chính | 973 | 948 | 894 | 906 | 850 | 815 | 855 |
Các khoản trả thay | 0,3 | 0,398 | 0,3 | 0,3 | 0,499 | 0,199 | 0,199 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Lược Về Ngân Hàng Tmcp Á Châu Và Hệ Thống Quản Trị Rủi Ro
- Khái Niệm Rủi Ro Tín Dụng Và Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
- Trọng Số Rủi Ro Cho Các Khoản Vay Của Doanh Nghiệp
- Các Chỉ Tiêu An Toàn Hoạt Động Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Á Châu
- Danh Mục Hệ Số Rủi Ro Acb Đang Áp Dụng Đối Với Khách Hàng Cá Nhân
- Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - 9
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tư | 49 | 83 | 52 | 28 | 17 | 10 | 5 |
Cho vay giao dịch ký quỹ | 805 | 1.099 | 1.316 | 1.445 | 2.157 | 1.953 | 1.749 |
Tổng | 107.995 | 117.424 | 135.348 | 163.401 | 198.513 | 230.527 | 256.052 |
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo loại hình
ĐVT: %
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | Q3-2019 | |
Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước | 4,20 | 8,51 | 15,55 | 21,14 | 21,40 | 16,53 | 11.30 |
Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá | 18,80 | 51,40 | -25,49 | -59,69 | 34,09 | -26,97 | -37.11 |
Cho thuê tài chính | 3,69 | -2,61 | -5,62 | 1,30 | -6,21 | -4,08 | 4.91 |
Các khoản trả thay khách hàng | -94,30 | 32,67 | -24,62 | 0,00 | 66,33 | -60,12 | 0.00 |
895,02 | 70,09 | -37,35 | -45,46 | -41,20 | -41,82 | -50.00 | |
Cho vay giao dịch ký quỹ | 121,98 | 36,66 | 19,74 | 9,77 | 49,28 | -9,47 | -10.45 |
Tổng tăng trưởng | 4,67 | 8,73 | 15,27 | 20,73 | 21,49 | 16,13 | 11.30 |
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Theo thống kê trong báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2013 đến 2018 và quý 3 năm 2019, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng ACB là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước với tỷ trọng chiếm đến trên 98%. Trong vòng 5 năm tổng dư nợ cho vay đã tăng lên đến hơn 2,2 lần (từ mức 107.994.569 tỷ đồng vào cuối năm 2013 lên đến 230.527.220 cuối năm 2018), với tốc độ tăng trưởng khá ổn định trung bình 14,5%/năm, và đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng đầu năm 2019, dư nợ tín dụng đạt 256.052 tỷ đồng, tăng 11,3% so với đầu năm.
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cho vay tổ chức cá nhân trong nước (tốc độ tăng trưởng năm 2018 là 16,53%), công ty chứng khoán cũng tăng cho vay giao dịch ký quỹ, đặc biệt là năm 2013 ( tăng trưởng 121,98%) và năm 2017 (tăng trưởng 49,28%), tuy nhiên đến năm 2018 tốc độ tăng trưởng đã giảm 9,47%, và quý 3 năm 2019 là giảm 10,45%. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng của các loại hình cho vay khác đều giảm.
Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo ngành
ĐVT: tỷ đồng
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Thương mại | 27.095 | 28.220 | 30.330 | 34.442 | 38.967 | 45.966 |
1.038 | 937 | 997 | 882 | 882 | 871 | |
Sản xuất và gia công chế biến | 20.897 | 21.187 | 21.150 | 21.218 | 24.233 | 23.648 |
Xây dựng | 3.806 | 4.279 | 5.475 | 6.923 | 8.516 | 10.911 |
Dịch vụ cá nhân và cộng đồng | 1.002 | 1.211 | 1.874 | 2.584 | 3.456 | 4.555 |
Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc | 3.151 | 2.791 | 2.467 | 3.072 | 2.593 | 2.718 |
Giáo dục và đào tạo | 117 | 146 | 141 | 242 | 375 | 546 |
Tư vấn và kinh doanh bất động sản | 2.206 | 2.265 | 2.541 | 3.611 | 4.078 | 3.535 |
Nhà hàng và khách sạn | 1.708 | 1.935 | 2.370 | 2.470 | 2.507 | 2.703 |
Dịch vụ tài chính | 0,1 | 246 | 9 | 31 | 25 | 12 |
Các ngành nghề khác và cho vay cá nhân | 46.975 | 54.205 | 67.995 | 87.928 | 112.882 | 135.063 |
Tổng | 107.995 | 117.424 | 135.348 | 163.401 | 198.513 | 230.527 |
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành
ĐVT: %
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Thương mại | 25,09 | 24,03 | 22,41 | 21,08 | 19,63 | 19,94 |
Nông, lâm nghiệp | 0,96 | 0,80 | 0,74 | 0,54 | 0,44 | 0,38 |
19,35 | 18,04 | 15,63 | 12,99 | 12,21 | 10,26 | |
Xây dựng | 3,52 | 3,64 | 4,05 | 4,24 | 4,29 | 4,73 |
Dịch vụ cá nhân và cộng đồng | 0,93 | 1,03 | 1,38 | 1,58 | 1,74 | 1,98 |
Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc | 2,92 | 2,38 | 1,82 | 1,88 | 1,31 | 1,18 |
Giáo dục và đào tạo | 0,11 | 0,12 | 0,10 | 0,15 | 0,19 | 0,24 |
Tư vấn và kinh doanh bất động sản | 2,04 | 1,93 | 1,88 | 2,21 | 2,05 | 1,53 |
Nhà hàng và khách sạn | 1,58 | 1,65 | 1,75 | 1,51 | 1,26 | 1,17 |
Dịch vụ tài chính | 0,0001 | 0,21 | 0,01 | 0,02 | 0,01 | 0,01 |
Các ngành nghề khác và cho vay cá nhân | 43,50 | 46,16 | 50,24 | 53,81 | 56,86 | 58,59 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Qua số liệu cho thấy đối tượng cho vay của ACB khá đa dạng, nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Ngành chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tín dụng là thương mại, chiếm 19,94% năm 2018, với dư nợ đạt trên 45.966 tỷ đồng, và sản xuất, gia công chế biến chiếm 10,26 % trong năm 2018, đạt dư nợ trên 23.647 tỷ đồng.
Bảng 4.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
ĐVT: tỷ đồng
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 |
2.685 | 1.896 | 1.660 | 1.909 | 1.767 | 1.407 | |
Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân | 57.996 | 59.335 | 64.692 | 72.951 | 82.866 | 94.574 |
Công ty liên doanh | 537 | 1.199 | 796 | 1.157 | 1.404 | 788 |
Công ty 100% vốn nước ngoài | 389 | 1.446 | 1.591 | 872 | 1.233 | 612 |
Hợp tác xã | 36 | 46 | 64 | 83 | 108 | 103 |
Cá nhân và khách hàng khác | 46.352 | 53.500 | 66.545 | 86.428 | 111.135 | 133.043 |
Tổng | 107.995 | 117.424 | 135.348 | 163.401 | 198.513 | 230.527 |
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính)
Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
ĐVT: %
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Doanh nghiệp nhà nước | 2,49 | 1,62 | 1,23 | 1,17 | 0,89 | 0,61 |
Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân | 53,70 | 50,53 | 47,80 | 44,65 | 41,74 | 41,03 |
Công ty liên | 0,50 | 1,02 | 0,59 | 0,71 | 0,71 | 0,34 |