dụng linh hoạt và hiệu quả với từng thời kỳ sẽ giúp ngân hàng hoạt động tốt.
(Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng 2003).
1.3.2.3 Khách hàng vay vốn
Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ờ trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Khi được vay vốn kinh doanh thì dự án này sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Như vậy rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn. Nhân tố không lành mạnh từ phía khách
hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách
nhiệm uỷ quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phương án kinh doanh giả, cùng các giấy tở thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Do vậy, nhân tố khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. (Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng 2003).
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0061/NH – GP ngày 13/04/1996 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với phương châm hoạt động là phát triển theo mô hình hiện đại hướng tới khách hàng, hiệu quả và bền vững, OCB luôn đẩy mạnh xây dựng một tập thể cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, năng động, hiểu rõ nhu cầu từng đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thiết thực, tối ưu hoá các giá trị cho khách hàng và nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.
Cổ đông sáng lập Ngân hàng TMCP Phương Đông bao gồm cá nhân và
doanh nghiệp hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, ngân hàng Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng BNP Paribas (BNNP).
Với vai trò là một ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng TMCP Phương Đông liên tục cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định. Với chặng đường 20 năm thành lập, OCB được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam. Để có được thành công này là cả chặng đường nỗ lực của Ngân hàng trong thời gian qua.
Từ thời điểm thành lập năm 1996 với vốn điều lệ 70 tỷ đồng, OCB đã đạt được một số thành công nhất định:
Cờ thi đua của ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng đơn vị có thành tích xuất sắc dẫn đầu phòng trào thi đua ngành ngân hàng năm 2007 và 2009.
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Vietnamnet bình chọn.
Một trong 10 ngân hàng thương mại Việt Nam được hài lòng nhất năm 2008 do người tiêu dùng bình chọn qua chương trình khảo sát của trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp thực hiện.
Cúp giải thưởng doanh nghiệp vì cộng đồng năm 2009.
Cơ sở Đảng “Trong sạch – Vững mạnh – Xuất sắc” từ năm 1996 đến nay.
Đến 31/12/2016, ngân hàng OCB có 110 đơn vị kinh doanh tại hầu hết các địa bàn kinh tế trên toàn quốc. OCB đạt lợi nhuận thứ 15 trong tổng số các Ngân hàng TMCP và tỷ suất lợi nhuận đạt top 10 ngân hàng TMCP. Với đội ngũ hơn
5.000 nhân sự chất lượng cao, công nghệ hiện đại, thương hiệu được yêu mến;
tốc độ tăng trưởng cao, 5 năm gần đây tăng trưởng luôn gấp đôi trung bình
ngành; công tác quản trị rủi ro tốt, chất lượng tài sản cao, tài sản tốt và tỷ lệ nợ xấu giảm thuộc top 6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn hệ thống. OCB đặt ra mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay các phòng ban tại Ngân hàng OCB hoạt động theo đúng chức năng quy định tại quyết định số 135/2016/QĐHĐQT về việc Ban hành quy chế cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phương Đông do hội đồng quản trị ban hành:
46
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Phương Đông
47
Nguồn: Báo cáo thường niên OCB năm 2016
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có quyền quyết định cao nhất của OCB. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định của Pháp luật và điều lệ của OCB.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của OCB, có toàn quyền nhân danh của OCB để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của OCB, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Thành phần, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của HĐQT và các đơn vị tham mưu giúp việc được thực hiện theo quy định của Pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của đại hội đồng cổ đông và HĐQT OCB.
Ban kiểm soát: Thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định, điều lệ, nghị quyết, quyết định của
đại hội đồng cổ
đông và HĐQT OCB. Thành phần, nhiệm vụ, cơ
chế
hoạt
động của ban kiểm soát và các đơn vị trực thuộc được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động của ban kiểm soát và quy định khác có liên quan đến OCB.
Tổng giám đốc: Là người điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của OCB, chịu sự giám sát của HĐQT và ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ phù hợp với quy định của pháp luật, quy định nội bộ của OCB, các quyết định của HĐQT và đại hội đồng cổ đông OCB. Tổng giám đốc phân công cho một hoặc một số phó tổng giám đốc được xác định tùy thuộc vào chức danh và nội dung được phân công phụ trách.
Các phòng ban trực thuộc tổng giám đốc: Có chức năng tham mưu, xây dựng, triển khai các định hướng của tổng giám đốc và cung cấp dịch vụ theo từng lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn cho toàn hệ thống.
Khối bán lẻ: Có chức năng quản trị và phát triển kinh doanh các sản phẩm dịch vụ thuộ phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
Khối khách hàng doanh nghiệp: Có chức năng quản trị và phát triển kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có chức năng quản trị và phát
triển kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
Khối khách hàng doanh nghiệp lớn: Có chức năng quản trị và phát triển kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
Khối khách hàng đại chúng: Có chức năng quản trị và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng đại chúng trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
Khối kinh doanh tiền tệ và đầu tư: Có chức năng phát triển và quản trị hoạt động kinh doanh, điều hòa nguồn vốn, ngoại hối, đầu tư trên toàn hệ thống trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
Khối quản trị rủi ro: Có chức năng phát triển và quản trị khung chính sách, công cụ quản trị rủi ro mang tính tổng quát và định hướng cho toàn ngân hàng. Quản trị và thực hiện tái thẩm định, phê duyệt tín dụng cho toàn ngân hàng.
Khối vận hành: Có chức năng xây dựng, tổ chức thực hiện các công tác vận hành trên toàn hệ thống bao gồm: hành chính, thanh toán, ngân quỹ, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ tín dụng và các chức năng khác được quy định theo từng thời kỳ.
Khối công nghệ: Có chức năng tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn mật.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn từ năm 2014 2016 tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên với những nỗ lực của toàn bộ cán bộ cán bộ công nhân viên và những lợi thế sẵn có Ngân hàng TMCP Phương Đông đã đưa ra các chiến lược kinh doanh phong phú và đa dạng phù hợp với những biến đổi của thị trường để cải thiện kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của OCB
(Đơn vị: tỷ đồng, %)
Năm | Chênh lệch 2015/201 4 | Chênh lệch năm 2016/2015 | ||||||
2014 (tỷ đồng) | 2015 (tỷ đồng) | 2016 (tỷ đồng) | Mức tăng (tỷ đồng) | Tốc độ tăng (%) | Mức tăng (tỷ đồng) | Tốc độ tăng (%) | ||
Tổng tài sản | 39.09 5 | 49.447 | 63.815 | 10.352 | 26,48 | 14.368 | 29,06 | |
Vốn điều lệ | 3.547 | 3.547 | 4.000 | 0 | 0 | 453 | 12,77 | |
Tổng huy động | 34.685 | 43.911 | 46.192 | 9.226 | 26,60 | 2.281 | 5,19 | |
Tổng dư nợ | 24.079 | 29.35 5 | 39.607 | 5.276 | 21,91 | 10.252 | 34,92 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Quản Trị Nhtm
- Thực Trạng Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp
- Cơ Cấu Tín Dụng Của Ocb Theo Kỳ Hạn Tín Dụng 2014 2016
- Giá Trị Lgd Tối Thiểu Đối Với Các Khoản Phải Đòi Có Tài Sản Bảo Đảm