Philippines Kiện Trung Quốc Về Việc Giải Thích Và Áp Dụng Sai Unclos 1982

Với câu hỏi 2 của Thỏa thuận thỉnh cầu ngày 25/3/1948, bằng 14/2 số phiếu kết luận rằng qua các hành động của hải quân hoàng gia Anh trong các vùng nước Anbani vào ngày 22/20/1946, vương quốc Anh không vi phạm chủ quyền của nước Cộng hòa nhân dân Anbani.

Bằng sự nhất trí, kết luận rằng qua các hành động của Hải quân Hoàng gia Anh trong chiến dịch ngày 12,13/11/1946 tại các vùng nước Anbani,Vương quốc Anh đã vi phạm chủ quyền của nước Cộng hào nhân dân Anbani, việc Tòa nhận xét như vậy tự nó đã tạo nên một sự thỏa mãn thích đáng.

Tiếp sau phán quyết về nội dung mà hai bên đã yêu cầu Tòa giải quyết trong thỏa thuận thỉnh cầu, Tòa đã ra tiếp phán quyết ngày 15/12/1949

Tòa án đã xem xét các kết luận của Vương quốc Anh: ấn định số tiền bồi thường mà nước cộng hòa nhân dân Anbani phải bồi hoàn cho Vương quốc Anh là 843.947 sterling.

Các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế về vụ eo biển Corfou đã có những đóng góp trong việc giải thích và thúc đẩy pháp điển hóa Luật Quốc tế, đặc biệt là Luật biển.

Phán quyết đã làm rò khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại eo biển quốc tế không gây hại, Quyền này đã được Công ước Giơnevơ 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải công nhận và sau đó được phát triển, điều chỉnh trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế ghi nhận trong Công ước luật biển của Liên hợp quốc năm 1982. Các eo biển quốc tế là eo biển nối liền hai phần của biển cả và phục vụ cho hàng hải quốc tế. Phán quyết còn đóng góp trong việc khẳng định nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và cấm mọi sự can thiệp bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

3.1.3. Philippines kiện Trung Quốc về việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982

Nước Cộng hòa Philippines tiến hành khởi kiện theo thủ tục trọng tài đối với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với các khu vực trên biển Đông và vùng đáy biển cách bờ biển gần nhất của Trung

Quốc là 870 hải lý và là vùng biển cấu thành nên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philipines.

3.1.3.1. Quá trình tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Mặc dù Trung Quốc đã trở thành thành viên của UNCLOS 1982 và bất chấp yêu cầu theo Điều 300 về việc các quốc gia thành viên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách thiện chí theo pháp Công ước, Trung Quốc đã yêu sách “chủ quyền” và “quyền chủ quyền” đối với vùng biển rộng lớn nằm trong “đường chín đoạn” bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông. Cụ thể, Trung Quốc đã yêu sách “chủ quyền” và “quyền chủ quyền” với hơn 1,94 triệu km2 tức là 70% diện tích nước và vùng biển của Biển Đông. Trung Quốc đã chính thức đưa ra “đường chín đoạn” lần

đầu trong Công hàm ngày 07/05/2009 gửi Tổng Thư kí LHQ. Theo bản đồ đó, Trung Quốc có chủ quyền đối với toàn bộ vùng nước, toàn bộ đáy biển và tất cả các cấu tạo trên biển trong “đường chín đoạn” này. Bằng việc yêu sách này, Trung Quốc đã mở rộng thẩm quyền:

Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 10

- Về phía Đông, ra tới khu vực cách bờ biển của hai đảo Luzon và Palawan của Philippines 50 hải lý.

- Về phía Đông Nam, đường này cách đảo Palawan 30 hải lý.

Đường này chạy ngang và cách Palawan 30 hải lý và cắt vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philipines. Tại vùng nước được bao quanh bởi đường chín đoạn, Trung Quốc cản trở bất hợp pháp quyền tự do đi lại của Philippines trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và một phần thuộc biển cả. Cùng với đó, Trung Quốc cũng cản trở Philippines thực hiện các quyền đối với tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở về phía Tây của đảo Luzon và phía Tây bắc của đảo Palawan [9].

Tháng 6/2012, Trung Quốc đã đặt toàn bộ vùng biển trong “đường chín đoạn” dưới sự quản lý của tỉnh Hải Nam. Tỉnh Hải Nam đã thực hiện hành động phi pháp của mình với việc ban hành luật yêu cầu tàu thuyền nước ngoài khi ra vào trong khu vực biển này cần phải làm các thủ tục xin phép Trung Quốc, quy định về việc thanh tra, trục xuất và bắt giữ tàu thuyền không có giấy phép có hiệu lực vào ngày 01/01/2014.

Trung Quốc tiến hành chiếm đóng một số cấu tạo chìm và một số cấu trúc đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philipines.

Đối với các cấu tạo chìm như bãi Vành Khăn (Mischief), bãi Mc Kennam, bãi Gaven và bãi Xu – bi trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng các đảo nhân tạo trên các cấu trúc này. Các cấu tạo này không đáp ứng là đảo theo quy định của Điều 121 UNCLOS 1982. Chúng cao nhất cũng chỉ là bãi cạn nửa nổi nửa chìm cách rất xa lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Bởi chúng không nằm trên mặt biển tại mức thủy triều dâng cao, chúng là một phần của thềm lục địa của một quốc gia khác hoặc thuộc đấy biển quốc tế. Cụ thể:

- Bãi Vành khăn/Mischief (Tên Trung Quốc là Meiji Hao, Philippines là Panganiban) là một mỏm đá chìm và một phần của thềm lục địa của Philipines. Nó cách lãnh thổ của Trung Quốc khoảng 600 hải lý về phía Đông Nam. Từ năm 1995, Trung Quốc đã cho xây dựng các công trình và các cơ sở khác trên các giàn giáo và bệ xi măng tại bốn địa điểm khác nhau trên bãi này, bất chấp sự phản đối của Philippines.

- Bãi McKennan (Tên Trung Quốc là Ximen Jiao, tên Philippines là Chigua) là một bãi cạn nửa nổi nửa chìm. Bãi này cách đảo Palawan của Philippines là 180 hải lý về phía Tây. Cấu tạo chìm này cũng bị Trung Quốc xây dựng các công trình và các cơ sở khác trên các giàn giáo và bệ xi măng.

- Bãi (đá) Gaven (Tên Trung Quốc là Nanxun Jiao) là một bãi cạn nửa nổi nửa chìm, cách phía Tây bắc của đảo Palawan 205 hải lý.

- Bãi (đá) Xu – bi (Tên Trung Quốc là Zhubi Jao, tên Philippines là Zamora) là một bãi cạn nửa nổi nửa chìm, cách phía Tây Bắc đảo Palawan của Philippines 230 hải lý.

Đối với các cấu trúc đảo thì từ năm 2012, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát với 6 mỏm đá nhỏ nhô trên mặt biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philipines. Đồng thời Trung Quốc đã đưa ra yêu sách một cách bất hợp pháp đối với vùng biển rộng lớn xung quanh các cấu tạo này và ngăn Philippines đi lại và tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật trong khu vực biển này. Sáu mỏm đá hay còn gọi là Bãi Hoàng Nham (Scarborough) nằm khoảng 120 hải lý về phía Tây

đảo Luzon của Philipines. Các mỏm đá này là đá theo nghĩa thông thường theo định nghĩa của Điều 121 UNCLOS 1982. Không có đá nào nhô quá 3m trên mặt nước khi thủy triều lên và cũng không có đá nào rộng quá vài mét. Vì vậy, các đảo đá này không được hưởng vùng biển rộng hơn 12 hải lý. Trong khi đó, Trung Quốc ngoài yêu sách chủ quyền đối với bãi Hoàng Nham như Philippines còn yêu sách chủ quyền đối với vùng biển rộng lớn hơn rất nhiều – vùng biển mở đến giới hạn của đường chín đoạn – xấp xỉ tới 70 hải lý về phía Đông.

Về phía Tây Nam của bãi Hoàng Nham của quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã chiếm giữ một số cấu trúc đảo tương tự - những cấu trúc này mặc dù nổi trên mặt nước khi thủy triều lên nhưng không có người ở và không có khả năng duy trì đời sống kinh tế trong điều kiện tự nhiên. Các cấu tạo này do đó cũng là “đá” theo định nghĩa của Điều 121(3) của UNCLOS 1982: Cụ thể:

Đá Gạc Ma/ Johnson nằm khoảng từ 9042’ Bắc – 114022’ Đông và cách phía

Tây bắc đảo Palawan 180 hải lý.

Đá Châu Viên/ Cuarteron nằm khoảng 8051’ – 112050’ Đông và cách Tây đảo Palawan khoảng 245 hải lý.

Đá Chữ Thập/ Fiery nằm khoảng 9033 bắc – 112054’, cách phía Tây đảo

Palawan 255 khoảng hải lý.

Mặc dù tất cả các cấu trúc đảo trên đều là “đá” theo định nghĩa của khoản 3 Điều 121 của UNCLOS 1982, nhưng Trung Quốc vẫn yêu sách một cách phi pháp những vùng biển vượt ra ngoài vùng nước và đáy biển rộng 12 hải lý xung quanh các cấu trúc này và ngăn cản Philippines và các quốc gia khác tiếp cận với các vùng biển trên.

3.1.3.2. Các yêu cầu của Philippines trong Thông báo và tuyên bố khởi kiện ngày 22/01/2013

Để chống lại yêu sách phi lý của Trung Quốc, Philippines đã đệ trình lên Tòa Trọng tài theo phụ lục VII UNCLOS 1982 Thông báo và Tuyên bố Khởi kiện Trung Quốc của Philippines. Thông báo này có 43 điểm, trong đó từ điểm 1 đến 11, điểm 31,

điểm 41thể hiện đậm đặc nhất nội dung của đơn khởi kiện của Philippines. Các yêu sách của Philippines được cụ thể hóa bằng 13 yêu cầu trong điểm 41 của đơn kiện.

Thứ nhất, tuyên bố quyền của Philippines cũng như quyền của Trung Quốc đối với các vùng biển tại Biển Đông là quyền được thiết lập các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo UNCLOS 1982. Có nghĩa là Trung Quốc và Philippines chỉ có quyền đối với lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo quy định của UNCLOS 1982;

Thứ hai, tuyên bố về yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông với “đường lưỡi bò” là vô giá trị;

Thứ ba, yêu cầu Trung Quốc sửa đổi nội luật cho phù hợp với các nghĩa vụ của mình theo UNCLOS;

Thứ tư, tuyên bố bãi Vành Khăn, Mc Kennam là các cấu tạo ngầm thuộc thềm lục địa của Philippines theo phần VI của Công ước và Trung Quốc chiếm đóng cũng như xây dựng trên các cấu tạo này là vi phạm quyền chủ quyền của Philipines;

Thứ năm, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc chiếm đống và chấm dứt các hành vi trên bãi Vành Khăn và McKennam;

Thứ sáu, tuyên bố bãi Gaven và Xubi là những cấu tạo ngầm trên Biển Đông và không nằm trên mực nước biển khi thủy triều lên cao nên không phải là đảo theo Công ước cũng như không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc và việc Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trên các cấu tạo này là bất hợp pháp;

Thứ bảy, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc chiếm đóng và các hành vi trên bãi Gaven và Xu-bi;

Thứ tám, tuyên bố trừ một số mỏm nhô lên trên mặt nước khi thủy triều lên cao là các đá theo khoản 3 Điều 121 của Công ước và do vậy chỉ có lãnh hải không quá 12 hải lý, bãi Hoàng Nham, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là cấu tạo ngầm nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên cao và Trung Quốc đã đưa ra yêu sách bất hợp pháp về vùng biển vượt ra ngoài 12 hải lý từ những cấu tạo này;

Thứ chín, yêu cầu Trung Quốc không được ngăn cản tàu thuyền của Philippines tiến hành khai thác một cách bền vững tài nguyên sinh vật tại những vùng nước liền kề

bãi Hoàng Nham và Gạc Ma cũng như không được tiến hành những hành vi không phù hợp với Công ước tại hoặc trong khu vực gần các cấu tạo này;

Thứ mười, tuyên bố theo UNCLOS, Philippines được hưởng từ đường cơ sở quần đảo của mình lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa theo Phần II, V, VI của UNCLOS;

Mười một, Trung Quốc đã đòi hỏi một cách bất hợp pháp và đã khai thác trái phép các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và đã ngăn cản việc Philippines tiến hành khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình;

Mười hai, Tuyên bố Trung Quốc đã can thiệp một cách phi pháp vào việc Philippines thực hiện các quyền hàng hải và các quyền khác của mình theo Công ước tại những vùng bên trong và bên ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở quần đảo của Philipines;

Mười ba, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi bất hợp pháp nói trên.

Philippines đã tiến hành các cuộc trao đổi quan điểm theo đúng thủ tục trong nội dung Công ước và xét thấy Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền xét xử vụ việc giữa Philippines và Trung Quốc [18].

3.1.3.3. Tiến trình vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc

Thông cáo báo chí vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc ban hành ngày 11/07/2013, khái quát tiến trình vụ kiện như sau:

Ngày 22/01/2013, Philippines đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 khởi kiện Trung Quốc liên quan đến “quyền tài phán trên biển của Philippines tại khu vực biển Tây Philipines”. Trong đơn kiện, Philippines đã chỉ định thẩm phán Rudiger Wolfrum là thành viên của Tòa Trọng tài đại diện cho quyền lợi của quốc gia mình.

Sau khi thiết lập thủ tục này, Philippines gửi Thông báo tới Trung Quốc. Trung Quốc có 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo để chỉ định một trọng tài viên để đại diện quyền lợi cho quốc gia mình.

Ngày 19/02/2013, trước thời khi thời hạn 30 ngày kết thúc, Trung Quốc

thông báo nước này từ chối và gửi trả lại thông báo cho Philippines và không tham gia phiên tòa cũng không chấp nhận phán quyết của Tòa do Philippines khởi xướng.

Bất chấp việc phản đối của Trung Quốc tiến trình của Toà Trọng tài cho vụ kiện của Philipines vẫn diễn ra theo đúng trình tự được quy định trong UNCLOS 1982. Ngày 25/03/2013, Chủ tịch Tòa án LHQ về Luật biển đã bổ nhiệm Thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan đại diện cho Trung Quốc tham gia vụ án, sau khi Trung Quốc không cử đại diện trong vòng 60 ngày theo quy định của UNCLOS 1982.

Ngày 21/6/2013, Hội đồng trọng tài được thành lập bao gồm 5 thành viên: Chủ tịch Trọng tài - ông Thomas A. Mansah, người Gana; Trọng tài viên do Philippines lựa chọn - ông Rudiger Wolfrum; Ông Jean - Pierre Cot người Pháp; Ông Alfed Soons, người Hà Lan và ông Stanislaw Pawlak, người Ba Lan.

Ngày 11/7/2013, Tòa Trọng tài đã có phiên họp đầu tiên bàn về tiến trình xét xử vụ kiện ở Hà Lan. Tại phiên họp này, Tòa Trọng tài đã đưa ra Trình tự thủ tục (Procedural Order) đầu tiên và lịch trình dự kiến cho công việc của Trọng tài và thông qua các Nguyên tắc tố tụng (Rules of Procedure). Tòa Trọng tài đã quyết định PCA đứng ra là cơ quan đăng ký trong quá trình tố tụng (Theo Thông cáo báo chí về việc Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài).

Trong trình tự tố tụng đầu tiên, Tòa Trọng tài đã chính thức thông qua các nguyên tắc tố tụng và lấy ngày 30/03/2014 là ngày Philippines phải đệ trình Báo cáo và bằng chứng về vụ kiện. Sau đó Tòa sẽ quyết định các bước tiếp theo của quá trình tố tụng, bao gồm việc xem xét tính cần thiết và sắp xếp chương trình thực hiện báo cáo và điều trần vào thời gian thích hợp, sau đó tìm hiểu quan điểm của hai bên. Ngày 28/02/2014, trưởng nhóm luật gia của Philippines đã đích danh kêu gọi

Việt Nam và Malaysia cùng với một số nước tranh chấp khác góp sức cùng với Philippines trong vụ kiện đòi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc tại Biển Đông. Sự góp mặt của Việt Nam và Malaysia cùng với Philippines trong vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc sẽ thực sự “hữu ích” theo lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Philipines. Hiện nay, việc có quyết định cùng tiến bước với Philippines đòi lại chủ quyền của Biển Đông hay không còn do sự cân nhắc lợi ích quốc gia của lãnh đạo các nước.

3.2. Kiến nghị giải pháp giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nước bằng các biện pháp hòa bình theo quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc

3.2.1. Tổng quan về tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa Việt Nam và các nước

Xuất phát từ vị trí chiến lược và tầm quan trọng của Biển Đông đối với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Biển Đông ngày càng trở thành một điểm nóng trong quan hệ quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, gây mất ổn định trong khu vực. Nguyên nhân của tình trạng này là do những tranh chấp dai dẳng, phức tạp liên quan đến các đảo, đá và vùng biển trong Biển Đông, cũng như những va chạm lợi ích của các nước khác nhau trong và ngoài khu vực, nhất là do yêu sách và tham vọng “đường lưỡi bò” phi lý muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Hiện nay, trên biển chúng ta có thể khái quát ba vấn đề lớn liên quan đến biên giới lãnh thổ cần phải giải quyết, đó là (1) tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; (2) tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei; (3) phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong đó, việc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đặc biệt phức tạp và khó khăn do vị trí chiến lược của hai quần đảo này cũng như các yếu tố tài nguyên ở khu vực xung quanh hai quần đảo; do mối quan hệ mật thiết với các vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển khác cũng như ảnh hưởng tới quan hệ giữa các nước liên quan. Đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của các cường quốc và là yếu tố đảm bảo sự cân bằng và ổn định trên Biển Đông [9].

Dưới đây học viên sẽ đi vào phân tích cụ thể trường hợp tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc và tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philipines, Đài Loan và Brunei.

Yêu sách chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên những bằng chứng lịch sử và pháp lý. Về lịch sử, các tài liệu chép sử

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí