Định Hướng Phát Triển Nghiệp Vụ E-Banking Tại Việt Nam


ích của người tiêu dùng có được nhờ mua sản phẩm còn bao gồm lợi ích có được từ mạng lưới những người tiêu dùng sản phẩm đó. Một trong những đặc điểm của thị trường mạng lưới là tính không thể dự đoán được. Những đó đồng thời cũng là nguồn lợi tiểm ẩn của thị trường mạng lưới. Càng nhiều người gia nhập mạng lưới, giá trị của mạng lưới càng tăng lên, và theo đó, giá trị sản phẩm mà người tiêu dùng sở hữu trong mạng lưới tăng lên.

Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng các lợi ích từ các chiến lược của các ngân hàng nhằm tạo dựng „hiệu ứng mạng” của các ngân hàng trên thị trường mạng lưới, đặc biệt khi ngân hàng áp dụng chiến lược giảm giá cực lớn để thu hút lượng khách hàng đông đảo trong giai đoạn đầu. Khách hàng có cơ hội tiếp cận được với các dịch vụ giá rẻ và gia nhập mạng lưới tiềm năng. Và trong nỗ lực để thu hút lượng khách hàng ban đầu (còn gọi là đạt được sản lượng hiệu quả tối thiểu – critical mass) dù cung cấp với giá rẻ, các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng được hưởng sẽ có chất lượng tốt nhất mà ngân hàng có thể có. Các ngân hàng cạnh tranh giành vị thế dẫn đầu và trong ngắn hạn khách hàng sẽ được lợi rất lớn từ điều này.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt giành lợi thế trên thị trường mạng lưới, để có cơ hội vượt lên, một ngân hàng mới phải đem lại cho người tiêu dùng một lợi ích lớn hơn tổng lợi ích mà họ đang nhận được từ sản phẩm cộng với lợi ích từ mạng lưới hiện thời. Nỗ lực cạnh tranh trong thị trường mạng lưới vì thế có thể nói cần gấp nhiều lần so với thị trường truyền thống; và vì thế một khi một mạng lưới có thể thay thế được một mạng lưới đang thống lĩnh thì nó chắc hẳn sẽ đem lại cho người tiêu dùng một lợi ích vượt trội so với trước. Trong trường hợp khả quan nhất, nếu

„hiệu ứng mạng lưới” của ngân hàng mới được thiết lập, không chỉ lợi ích của ngân hàng này mà lợi ích của khách hàng cũng tăng đáng kể so với trước.

Các ngân hàng càng thành công trên thị trường mạng lưới thì khách hàng, thành viên của mạng lưới đó càng có lợi gấp nhiều lần. Trong việc thực hiện các chiến lược như xây dựng mạng lưới (mạng sinh thái) cho ngân hàng, hay định vị thị trường, thì lợi ích tăng lên của ngân hàng cũng tác động tích cực đến lợi ích của khách hàng.


5.2.2.Tác động tiêu cực

Tuy nhiên, “hiệu ứng mạng‟ không hoàn toàn chỉ có những tác động tích cực tới khách hàng mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực (chi phí chuyển đổi và tâm lý).

Khi một ngân hàng đã nắm được vị trí thống lĩnh thị trường, rất có thể sẽ lợi dụng vị thế này để nâng giá hàng hóa dịch vụ của mình lên. Khách hàng vì chi phí chuyển đổi và vì các ngân hàng đối thủ đã thất bại nên không có cơ hội chuyển sang sản phẩm dịch vụ chi phí rẻ hơn. Hoặc vì “hiệu ứng mạng” của ngân hàng thống lĩnh quá lớn nên việc dịch chuyển không đem lại lợi ích và khách hàng thường phải ở lại và chấp nhận mức giá cao của ngân hàng thống lĩnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cũng tương tự, khó khăn thứ hai của khách hàng là trên thị trường mạng lưới, khi có một sản phẩm mới ưu việt hơn hoặc được khách hàng vì lý do nào đó ưa thích hơn, nhưng do việc chuyển đổi là rất tốn kém, khách hàng rất có thể sẽ không chọn được sản phẩm ưa thích.

Cuối cùng, khi khách hàng nhận thấy một sản phẩm dịch vụ khác ưu thế hơn, muốn chuyển đổi nhưng ngoài vấn đề chi phí, còn phát sinh vấn đề khác. Khi khách hàng chuyển sang mạng lưới khác nhưng các đối tác của khách hàng không đồng thời chuyển đổi mạng lưới thì không nói đến chi phí chuyển đổi, khách hàng còn mất thêm chi phí khác (ví dụ: chuyển khoản từ các tài khoản ngoài hệ thống sẽ mất nhiều thời gian và phí hơn).

Áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ E-banking tại Việt Nam - 9


CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU ỨNG MẠNG TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING THỜI GIAN QUA‌‌

I. Định hướng phát triển nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

1. Tiềm năng phát triển của nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

Trong báo cáo “ Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử” của nhóm công tác Asean đã đưa ra kết quả phỏng vấn McKinsey về xu hướng và viễn cảnh phát triển của Internet banking- loại hình phát triển nhất của ngân hàng điện tử tại các nước này như sau [7]:

- Những người sử dụng tiên phong: 38% những người được phỏng vấn cho rằng họ có ý định mở một tại khoản trên mạng trong tương lai gần. Những người sử dụng đi đầu này thực hiện nhiều hơn 1/3 số giao dịch so với những người sử dụng khác và họ có ý định áp dụng tất cả các kênh của ngân hàng thường xuyên hơn.

- Những người theo sau: Khoảng 20% nữa chỉ ra rằng cuối cùng họ sẽ mở một tài khoản trên mạng nếu tổ chức chính đưa ra và nếu không có phí ngân hàng nào thêm vào.

- Những người từ chối: 42% (so với con số 58% của những người đi đầu và những người theo sau) cho rằng họ không hứng thú với hoặc không muốn dịch vụ ngân hàng Internet. Cần nhấn mạnh rằng những người được phỏng vấn này thích sự chắc chắn và đơn giản, chẳng hạn như sở hữu ít hơn các sản phẩm ngân hàng và giải quyết ít hơn với các tổ chức tài chính. Ít hơn 13% những người sử dụng đi đầu và những người theo sau thể hiện sự quan tâm tới việc thực hiện các hoạt động phức tạp trên Internet như là mua bán cổ phiếu hay nộp đơn bảo hiểm, thẻ tín dụng và nợ. Khoảng 1/3 những người sử dụng dẫn đầu và những người theo sau chỉ thực hiện những chức năng ngân hàng cơ bản như là tìm kiếm số dư tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản qua Internet.

Tuy các con số đưa ra trên đây không phải là những số liệu cập nhật (năm 2003) nhưng cho thấy cái nhìn khái quát về xu hướng sử dụng dịch vụ e-banking

67


ngay khi nó mới bắt đầu thâm nhập vào châu Á. Ngay tại thời điểm này, trong báo cáo, nhóm công tác Asean đã khẳng định tiềm năng cho việc tăng trưởng ứng dụng ngân hàng điện tử tại châu Á. Việt Nam, dĩ nhiên, cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Với trình độ và tốc độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng như hiện nay,

trong tương lai các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực ứng dụng công nghệ mới, phát triển dịch vụ mới để tăng sức cạnh tranh, nhanh chóng hoà nhập với khu vực và thế giới. Từ những trang web giới thiệu dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn Brochure- ware), tới website cung cấp dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn E-commerce), các ngân hàng Việt Nam đang hướng tới việc cung cấp những dịch vụ ở cấp độ cao hơn, tăng sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng, đối tác (Giai đoạn E-business) và tiến tới xây dựng mô hình ngân hàng điện tử (E-bank hay E-enterprise) thực sự, tận dụng được sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu và cá nhân hoá dịch vụ ngân hàng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt [3].

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, e-Banking sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến tại Việt Nam không khác gì như sự bùng nổ đã diễn ra với chiếc điện thoại di động. Việt Nam có một môi trường rất tốt cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử bởi Việt Nam có dân số trẻ, với 65% dân số dưới 30 tuổi, trong đó độ tuổi trung bình của nhóm này là 26 tuổi [10]. Với dân số trẻ như vậy, Việt Nam thích nghi nhanh với các công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Hiện nay, nhờ những nỗ lực của Chính phủ mà Internet đã quen thuộc với người dân Việt Nam. Có đến 17,5 triệu người sử dụng, chiếm 20,6% dân số. Mức tăng về số người sử dụng Internet của Việt Nam là cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong vùng [11]. Đó là những điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với e-banking. Bên cạnh đó, với sự khuyến khích và hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đang thực hiện kế hoạch liên kết với nhau, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn chung để việc giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên đơn giản hơn và gần gũi, dễ sử dụng hơn cho khách hàng. Khách hàng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, không cần giấy tờ và nhất là chủ động về thời gian… Vì thế e-Banking ngày càng được sử dụng nhiều hơn. E-banking được dự đoán sẽ phổ biến tại Việt Nam trong khoảng chưa tới 10 năm nữa [9]. Cũng như chiếc điện

68


thoại di động từ một sản phẩm, dịch vụ xa lạ trở thành một vật dụng quen thuộc với rất nhiều người dân Việt Nam, e-banking được dự đoán sẽ sớm phát triển tại Việt Nam như hiện tượng đã xảy ra với chiếc điện thoại di động.

2. Những nỗ lực từ phía chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ e- banking

2.1. Hoàn thiện khung pháp lý:

Trong những năm vừa qua, chính phủ đã nỗ lực không ngừng và đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lí tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp, xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử nói riêng và nghiệp vụ e-banking nói chung [13].

Quyết định 196/TTG ngày 1./4/1997 và Quyết định 44/2002/ TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng có thể coi là những văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Với sự ra đời của Nghị định về giao dịch dện tử trong họat động ngân hàng, khung pháp lý cho lĩnh vực này cơ bản được hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, hỗ trợ hiệu quả các giải pháp thanh toán chung cho TMĐT tại Việt Nam.

Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là Nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫnviệc áp dụng Luật giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, đảm bảo những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

2.2. Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin

Những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin mà Internet, thực hiện tin học hoá các

69


tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế đặt ra những yêu cầu cao hơn thế, đó là việc đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn công nghệ để những giao dịch điện tử được tiến hành một cách dễ dàng, thuận lợi.

Bản thân trong lộ trình phát triển công nghệ NH giai đoạn 2006-2010 của NH Nhà nước (NHNN), hệ thống NH Việt Nam sẽ được ưu tiên đầu tư trang bị công nghệ hiện đại theo hướng tự động hoá hướng tới e-banking [11]. Chính vì vậy, NHNN đang khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng phát triển nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại và đồng bộ; xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện cho việc triển khai nghiệp vụ e-banking.

Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành thống nhất sử dựng các tiêu chuẩn công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực thẻ thanh toán, chuyển tiền quốc tế liên ngân hàng (như tiêu chuyẩn ISO 8583, SWIFT) vào trao đổi, tích hợp thông tin (dựa trên nền tảng tiêu chuẩn XML) [11]. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đó, các mạng kinh doanh điện tử đã được hình thành từng bước và ứng dụng rộng rãi trong các ngân hàng như Vietcombank, ACB, VPBank, Sacombank…

2.3. Phối hợp các bộ ban ngành

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc hạn chế sử dụng tiền mặt, phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của nền kinh tế, cũng như phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng là những mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hướng tới. Các dịch vụ ngân hàng điện tử với ưu thế vượt trội so với các dịch vụ truyền thống được kỳ vọng là cách thức hiệu quả để thực hiện mục tiêu trên. Tuy nhiên, tồn tại một thực tế là hệ thống các đơn vị thuộc ngành tài chính, nhất là Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm, Xổ số… là những đơn vị có khối lượng thu chi lớn nhưng thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Vì vậy đặt ra một yêu cầu cần phối hợp chặt chẽ, phát triển đồng bộ các hệ thống đơn vị thuộc ngành tài chính nói trên trong sự triển

70


khai và phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Để có được điều này, không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ phía các NHTM mà cần có sự hỗ trợ lớn từ phía nhà nước. Với mong muốn hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và tạo điều kiện để các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng phát triển, ngày 24/8/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước ( gọi tắt là chỉ thị 20). Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với các NHTM, bởi họ sẽ có thêm lượng khách hàng đáng kể. Theo chỉ thị này, từ ngày 1/1/2008, các đối tượng được trả lương qua tài khoản gồm: cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công nhân và lao động theo hợp đồng thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an… Từ ngày 1/1/2009, sẽ thực hiện trả lương qua tài khoản cho tất cả các đối tượng trên phạm vi toàn quốc. Cách trả lương phổ biến nhất là mỗi công chức sẽ làm một thẻ ATM, cuối tháng lương được chuyển vào tài khoản, tiền thưởng, thậm chí cả tiền bảo hiểm y tế cũng được chuyển khoản và khách hàng có thể rút tại bất cứ điểm đặt máy ATM nào của ngân hàng. Việc thanh toán bằng thẻ ATM cũng có thể được thực hiện tại hàng nghìn điểm chấp nhận thẻ, khách hàng thậm chí có thể gửi tiết kiệm qua thẻ, thay vì phải trực tiếp thực hiện thủ tục tại các ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để các dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng dễ dàng tiếp cận đến khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cũng chính là cơ quan chủ trì tiểu dự án “ Thanh toán điện tử liên ngân hàng” trong dự án “ Hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán” nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả thanh toán. Hệ thống dã kết nối các hội sở chính, các chi nhánh của các Ngân hàng thương mại với trung tâm thanh toán quốc gia, tạo luồng thông tin thông suốt, bảo đảm sự chính xác, nhanh chóng, an toàn cho mọi khoản thanh toán. Đến nay, hệ thống đã kết nối được tất cả NHNN chi nhánh 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với công suất thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch/ngày [11]. Ngày 28/02/2008, hệ thống này đã được ngân hàng nhà nước chính thức khai trương giai đoạn II. Sự kết nối thành công hai liên minh thẻ Smartlink và Banknetvn vào tháng 5/2008 cũng có sự chỉ đạo rất tích cực của chính phủ.

71


Ngày 26/9/2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã phối hợp với Ủy ban chứng khoán Nhà nước xây dựng và triển khai thành công đề án chi tiết quyết toán tiền giao dịch chứng khoán. Theo đó, hệ thống quyết toán chứng khoán Việt Nam được kết nối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Nhà đầu tư phải mở một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng TM. Các lệnh giao dịch thành công của nhà đầu tư sẽ tương ứng với việc rút tiền đi hay chuyển tiền về tài khoản tiền gửi này. Hiện tại hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý khoảng 35.000 giao dịch/ngày với giá trị gần 10.000 tỷ đồng; vào ngày cao điểm, thực hiện được tới

50.000 giao dịch với giá trị 60.000-70.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 vào cuối năm 2009, năng lực xử lý trung bình của hệ thống có thể đạt 350.000 giao dịch/ngày và sẽ tăng lên 2 triệu giao dịch/ngày vào cuối năm 2012 [11].

Cũng có thể nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà nước tới việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua những hội thảo chuyên đề của diễn đàn Banking Việt Nam được tổ chức hàng năm với các chủ đề như “e-banking – xu hướng tất yếu thời hội nhập” năm 2007 hay “ Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng” năm 2008. Những chuyên đề chính của các diễn đàn Banking Vietnam là vấn để sử dụng công nghệ để phát triển đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mang lại cho người dùng sự thuận tiện nhất, tập trung vào những vấn đề nóng tại Việt Nam như thanh toán điện tử, ATM và an toàn bảo mật, chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip, Internet banking và mobile banking….

3. Những nỗ lực từ phía ngân hàng trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking

3.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông.

Với đặc thù văn hoá tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận các dịch vụ tài chính – ngân hàng là rất quan trọng. Các ngân hàng đã nỗ lực đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng, trong đó phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân và tiện ích sử dụng tài khoản, như: sử dụng thẻ rút tiền mặt ATM, thanh toán chi trả tiền dịch vụ điện, nước sạch, điện thoại, phí bảo hiểm chi trả học phí…, tiến tới là nộp thuế, nộp các khoản phí và lệ phí cho ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc thông qua sử dụng thẻ ATM, thanh toán không dùng tiền mặt qua

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí