Áp dụng chiến lược kinh doanh" hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ E-banking tại Việt Nam - 12


hàng không thể tạo ra sự khác biệt trong tốc độ, quy trình thanh toán thì các ngân hàng càng cần phải tìm tòi, nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình, tích hợp ngày càng nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Hơn thế nữa, mỗi ngân hàng tập trung vào những phân đoạn thị trường khác nhau. Nhu cầu của các nhóm khách hàng này rất đa dạng, đòi hỏi sự nỗ lực đáp ứng của mỗi ngân hàng. Có như vậy, ngân hàng mới tạo ra và duy trì được mạng lưới khách hàng riêng cho mình.

Hơn thế nữa, các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, cung cấp các dịch vụ ở cấp độ cao cấp hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, cho thuê tài chính…, điện tử hoá các thủ tục, chứng từ đăng ký, tiến tới xây dựng những chi nhánh ngân hàng điện tử hoạt động hoàn toàn trên môi trường mạng (E-branch).

Điều cần đặc biệt chú trọng trong quá trình phát triển nghiệp vụ e-banking là vấn đề bảo mật và an ninh mạng do tác hại của hacker, virus máy tính. Bởi vì đây không chỉ đơn thuần là thiệt hại vật chất mà còn là uy tín, chất lượng của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần luôn cập nhật công nghệ bảo mật, sử dụng tường lửa, chương trình chống virus, hệ thống backup dữ liệu luôn hoạt động an toàn và thông suốt.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin. Bảo đảm cho nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng luôn được cập nhật công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật mới để nhanh chóng cập nhất, ứng dụng, phát huy tiến bộ công nghệ ngân hàng, tạo năng lực cạnh tranh cao cho ngân hàng. Đây là một sự đầu tư mang tính chiến lược, lâu dài. Bất cứ chiến lược nào cũng cần có sự đầu tư ngay từ đầu về nhân lực. Bởi đây chính là lực lượng thực hiện các chiến lược.

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã có một lịch sử phát triển tương đối dài trên thế giới, nhưng tại Việt Nam mới chỉ là những bước đi chập chững ban đầu mang tính chất thăm dò, thử nghiệm của một vài ngân hàng. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, với chiến lược phát triển hợp lý, dịch vụ ngân hàng điện tử được tin tưởng sẽ trở thành vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống.


KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam”, người thực hiện bài viết rút ra được những kết luận sau:

- Có tồn tại một “hiệu ứng mạng” trong dịch vụ tài chính- ngân hàng nói chung và nghiệp vụ e-banking nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Nghiệp vụ e-banking sẽ trở thành một xu thế tất yếu. Trong tương lai, e- banking được kỳ vọng sẽ trở thành một kênh phân phối chiến lược của mỗi ngân hàng. Vì vậy, ngay từ hiện tại nhiều ngân hàng đang nỗ lực hết sức để phát triển kênh phân phối này cùng với sự giúp đỡ to lớn từ phía chính phủ và các cơ quan quản lý.

- Các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức được vai trò của “hiệu ứng mạng” và đã có những bước đi chiến lược để tận dụng vai trò này để có được mạng lưới khách hàng lớn, trở thành người thống lĩnh trên thị trường. Đó chính là việc thực thi chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước đi khởi đầu và các ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa.

Áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ E-banking tại Việt Nam - 12

Bài khóa luận hy vọng đã góp phần làm rõ những vấn đề liên quan tới chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong lĩnh vực cụ thể là nghiệp vụ e-banking tài Việt Nam. Và để các doanh nghiệp có thể tận dụng “Hiệu ứng mạng” trong kinh doanh một cách triệt để và có được những chiến lược bài bản hơn, cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về “Hiệu ứng mạng” đề giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể, tránh những sai lầm có thể mắc phải và phát huy tối đa những tác động tích cực của “Hiệu ứng mạng” trên thị trường.

Xin chân thành cám ơn sự quan tâm và đóng góp của thầy cô giáo và các bạn đọc với bài khóa luận!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Hùng (2005), “5 Giải pháp cho sự phát triển thị trường thẻ và dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Tin học Ngân hàng (4), Tr. 20

2. Đỗ Văn Hữu (2005). “Thúc đẩy phát triển Ngân hàng điện tử ở Việt Nam” , Tạp chí Tin học Ngân hàng (3), Tr.1

3. Nguyễn Thị Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê

4. Trần Hoàng Ngân & Ngô Minh Hải (2008), “Sự phát triển Ngân hàng điện tử (E-Banking) tại Việt Nam” – Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam

5. Đỗ Văn (2006), “Phát triển một hệ thống ngân hàng an toàn và hiệu quả”,

Tạp chí Tin học Ngân hàng (6), Tr.28

6. Lê Văn Vũ (2007), “Chiến lược kênh phân phối điện tử (e-banking stratergy)” – Techcombank

7. Nhóm công tác e-ASEAN UNDP-APDIP (2003), “Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử”, Tr. 27

8. Tạ Quang Tiến (2006) - Báo cáo “Chặng đường đổi mới –Hiện đại hoá ngân hàng VN” – Cục công nghệ Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

9. Kim Đức Thịnh, “Bàn về việc ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ngân hàng thương mại”- Vietinbank

10. Chiến lược phát triển của các ngân hàng Trung Quốc (Tổng hợp và dịch từ Gtnews và Today)

11. Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2008 – Bộ Công Thương, tr.

91-93

12. Havard business essentials - Chiến lược kinh doanh hiệu quả (2006), Nhà

xuất bản tổng hợp TP. HCM, Tr .64- 65

13. Đại Học Ngoại Thương (2008), Giáo trình Thương Mại Điện Tử & Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp.

14. “ Nhì n lạ i cuộ c chiế n HD-DVD& Bluray” – VnChanel.net

15. “Quy luậ t hiệ u suấ t tăng dầ n trong nề n kinh tế mớ i”- VNPT website

16. “Đường riêng của thẻ Vib‟- Vneconomy


Tài liệu tiếng Anh

i. Francesca Arnoboldi & Peter Claeys (2008) – “Internet banking in Europe: a comparative analysis” Pg 6- 7

ii. W. Brian Arthur (1996), “Positive Feedbacks in the Economy”, Scientific American (262), pp. 92-99.

iii. Paul DiMaggio and Joseph Cohen, “Information Inequality and Network Externalities: A comparative study of the diffusion osf Television and the Internet”, Princeton University.

iv. Amir EtZinony and Avis Weiss (2002), “Co-ordination and Critical mass in a Network markets- An Experimental Evaluation”, Department of Economics, Var- Ilan University, 52900 Ramat-Gan, Isarel.

v. Nicholas Economides (1996), “The economics of Networks”, International Journal of Industrial Organazation (14), p.2

vi. Joseph Farrell & Paul Klemperer (2005)- “Coordination and lock-in: competition with switching cost and network effects”

vii. John M. Gallaugher (2008) – “Understanding Network Effects” Pg1 – 6

viii. David H. Henard (1998), “Network Externalities: the phenomenon of increasing returns and opportunities for strategy research”, American Marketing Association, Conference Proceedings, Chicago (9), p.385.

ix. Alistair Milne (2005), “What‟s in it for us? Network effects and bank payment innovation”- Bank of Finland Rearch Discussion Paper .

x. Katz M.L and Shapiro C., (1985) “Network Externalities, competition, and compatibility”, American Economic Review (75), pp.424-440.

xi. Diego Navarro (2005), “Network Externalities for dummies”

xii. Baba Prasad (2003), “ Pricing Online Banking amidst Network Effects”

xiii. Wikipedia – the article “Network effect”

Các trang web


www.icb.com.vn www.sbv.gov.vn www.vnexpress.net www.techcombank.com.vn


www.vib.com.vn www.diendantmdt.com www.vietbao.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022