Các Điều Kiện Bảo Đảm Áp Dụng Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Của Tòa Án Nhân Dân

bằng việc nêu rò những căn cứ pháp lý và lập luận chặt chẽ. Nếu bị cáo không phạm tội, bản án phải tuyên bố rò và nêu căn cứ pháp lý áp dụng để quyết định bị cáo không phạm tội, đồng thời là việc ra quyết định khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo như công dân bình thường khác. Còn trường hợp nếu bị cáo có tội HĐXX phải tuyên bố và nêu rò tội danh, căn cứ áp dụng để quyết định trách nhiệm hình sự và trách nhiệm pháp lý khác đối với bị cáo. Tuy nhiên ở giai đoạn này không phải bao giờ cũng đi đến văn bản ADPL là bản án hình sự.Ngoài bản án HĐXX cũng có thể đi đến quyết định TNHS dưới hình thức văn bản ADPL là quyết định đình chỉ vụ án căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 199 BLTTHS năm 2003. Theo đó việc HĐXX ra quyết định đình chỉ vụ án được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.

HĐXX quyết định TNHS, hình phạt đối với NCTN phạm tội trước hết vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc chung của pháp luật hình sự Việt Nam, đó là: nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, nguyên tắc công bằng. Song do trách nhiệm hình sự của NCTN phạm tội có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy mà việc quyết định TNHS đối với họ cũng phải tuân theo những nguyên tắc riêng.

TNHS của NCTN phạm tội theo BLHS là trách nhiệm của người từ độ tuổi nhất định tùy theo loại tội mà họ vi phạm, có thể là từ 14 tuổi hoặc từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm.TNHS của NCTN phạm tội có đặc điểm là TNHS giảm nhẹ, tùy theo loại tội mà họ phạm tương ứng với độ tuổi của người đó thì sẽ chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau. Quá trình giải quyết tội phạm do NCTN gây ra phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục đặc biệt, với những nguyên tắc riêng chỉ áp dụng với NCTN phạm tội. Chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội cho phép chủ thể ADPL có thể miễn TNHS nếu đủ điều kiện

qui định tại Điều 69 khoản 2 BLHS. Đó chính là lý do để trong quá trình xét xử Tòa án, HĐXX có căn cứ xem xét, xác định người phạm tội được miễn TNHS hay không. Để quyết định TNHS đối với NCTN phạm tội, HĐXX phải chú ý đến các qui định tại Chương X BLHS - Những qui định đối với NCTN phạm tội. Việc quyết định hình phạt tù đối với NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong Nghị quyết qui định rất rò về việc khi quyết định hình phạt tù đối với NCTN phạm tội được thực hiện như sau:

a. Xác định mức hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội như đối với trường hợp người phạm tội là người đã thành niên.

b. Trường hợp người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình phạt áp dụng đối với họ là 3/4 mức hình phạt áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 11.1 này.

c. Trường hợp người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hình phạt áp dụng đối với họ là 1/2 mức hình phạt áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 11.1 này [14].

Các qui định trong Nghị quyết 01 xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Có như vậy bản án mới có tính răn đe và giáo dục cao.

Việc quyết định TNHS, trách nhiệm dân sự đối với bị cáo được thực hiện bằng văn bản áp dụng pháp luật có tính đặc thù là bản án hình sự sơ thẩm. Khác với các loại quyết định ADPL thông thường, bản án hình sự sơ thẩm chỉ có Tòa án mới có quyền tuyên phạt; đó là quyết định tố tụng quan

trọng do Tòa án nhân danh Nhà nước quyết định theo một trình tự, thủ tục đặc biệt nhằm giải quyết vụ án hình sự, quyết định hình phạt và những vấn đề có liên quan trực tiếp đến tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Bản án hình sự sơ thẩm phán xử đối với NCTN phạm tội là quyết định áp dụng pháp luật đặc thù chỉ do Tòa án (HĐXX) ban hành để quyết định về tội phạm và hình phạt đối với đối tượng là NCTN phạm tội. Nó đồng thời giải quyết những vấn đề có liên quan trong vụ án bằng việc quyết định quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể cho các chủ thể liên quan. Các quyết định trong bản án là sự thể hiện quyền uy của Nhà nước, được bảo đảm thực hiện khi bản án có hiệu lực pháp luật bằng sự cưỡng chế thông qua các thiết chế thi hành án của cơ quan công quyền. Việc tuyên bố tội phạm và hình phạt bằng bản án hình sự sơ thẩm đã đánh dấu sự kết thúc qui trình ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội.

Với bản án Tòa án tuyên có ý nghĩa như một quyết định ADPL đối với NCTN phạm tội nên cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá - 7

- Bản án hình sự phải thể hiện được những lập luận có cơ sở pháp lý và có tính thuyết phục cao khi chấp nhận hay bác bỏ những vấn đề liên quan trong vụ án.

- Bản án phải đảm bảo tính pháp chế và tính hợp pháp, có nghĩa là chủ thể ban hành phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của BLTTHS, BLHS và các qui định khác liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Chú trọng thực hiện đúng các qui định về thủ tục tố tụng đối với NCTN và nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội. Những kết luận trong bản án phải đảm bảo các căn cứ vững chắc phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khách quan của vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và được HĐXX đánh giá là đúng sự thật.

Bản án hình sự sơ thẩm có nội dung không chỉ thể hiện kết quả của quá

trình xét xử sơ thẩm nói riêng mà còn là kết quả của cả quá trình tố tụng từ khi khởi tố, điều tra, truy tố. Quyết định của bản án - điểm kết thúc của giai đoạn quyết định TNHS và trách nhiệm dân sự trong cả quá trình ADPL của Tòa án - là phần quan trọng nhất của bản án hình sự. Quyết định của bản án hình sự sơ thẩm thường đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tuyên bố bị cáo có phạm tội hay không. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rò những căn cứ xác định bị cáo không có tội và giải quyết luôn việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Còn trường hợp nếu bị cáo có tội thì phạm tội gì.

- Trường hợp có tội cần nêu điều khoản nào trong BLHS được áp dụng để xử phạt bị cáo, mức hình phạt áp dụng tương ứng với hành vi và hậu quả gây ra cho xã hội. Trường hợp không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Tòa án quyết định một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng để người phạm tội có khoảng thời gian cần thiết suy ngẫm về những hành vi mình đã gây ra, sớm được tái nhập cộng đồng.

- Trong bản án phải quyết định các biện pháp cần thiết để đảm bảo thi hành án phạt tù, phạt tiền (là hình phạt chính) và bồi thường thiệt hại.

- Bản án cần ghi rò quyết định về trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại và xử lý vật chứng; quyết định về án phí hình sự và án phí dân sự.

- Ghi rò quyền kháng cáo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác theo qui định của pháp luật.

Tóm lại, quyết định TNHS đối với NCTN phạm tội là giai đoạn quan trọng của qui trình áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn đòi hỏi HĐXX cần khách quan, trình độ chuyên môn tốt để áp dụng pháp luật một cách chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

1.3. Các điều kiện bảo đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân

1.3.1. Nội dung áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội

Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 có 24 chương và 344 điều luật, được sửa đổi, bổ sung ngày 19 tháng 6 năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 có 24 chương và 342 điều luật (đã bỏ đi 2 tội quy định tại điều 199 và điều 131). Trong số 24 chương thì có 14 chương quy định các loại tội phạm cụ thể tương ứng với 265 loại tội phạm. Tuy nhiên đối với ngưêi chưa thµnh niªn thì có một số loại tội phạm không thể bị ADPL để xét xử vì đó là các loại tội phạm chỉ xảy ra với chủ thể có tư cách đặc biệt như “Tội tham ô tài sản”, “Tội ra bản án trái pháp luật”… Nghiên cứu hoạt động ADPL đối với người chưa thành niên phạm tội cho thấy việc ADPL thường diễn ra trên các nội dung sau:

- Theo đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên và thực tiễn xét xử thì trong sè c¸c téi ph¹m do ngưêi chưa thµnh niªn thùc hiÖn th× lo¹i téi ph¹m chiÒm tû lÖ cao nhÊt lµ téi trém c¾p tµi s¶n, lµ lo¹i téi mµ ngưêi chưa thµnh niªn thùc hiÖn rÊt phæ biÒn, thđ ®o¹n ph¹m téi thưêng Ýt tinh vi, x¶o quyÖt, th«ng thưêng thÊy cã s¬ hë trong b¶o qu¶n tµi s¶n lµ tiÒn hµnh trém c¾p ngay, tò ®ã cho thÊy tÝnh chÊt c¬ héi trong ho¹t ®éng trém c¾p cđa ngưêi chưa thµnh niªn ®Ó cã phư¬ng hưíng xö lý gi¸o dôc ®èi víi hä cho phï hîp. HiÖn nay téi trém c¾p tµi s¶n chđ yÒu lµ ®èi tưîng xÐt xö cđa Toµ

¸n nh©n d©n cÊp huyÖn.

- Téi cưíp tµi s¶n và cướp giật tài sản lo¹i téi ph¹m nµy thưêng ®ưîc thùc hiÖn bëi nh÷ng ngưêi chưa thµnh niªn cã thãi hung h·n, chÞu ¶nh hưëng tiªu cùc bëi c¸c lo¹i phim ¶nh hµnh ®éng, dÔ bÞ kÝch ®éng nªn cã hµnh vi b¹o

lùc, th«ng thưêng ho¹t ®éng ph¹m téi cã tÝnh chÊt tr¾ng trîn, lîi dông sè ®«ng g©y ¸p lùc hoÆc sö dông b¹o lùc, hung khÝ ®Ó chiÒm ®o¹t tµi s¶n.

- Téi giÒt ngưêi, tội cố ý gây thương tích những lo¹i téi ph¹m chiÒm tû lÖ ¬ng ®èi cao trong sè téi ph¹m lµ ngưêi chưa thµnh niªn, ®©y lµ lo¹i téi ph¹m ®Æc biÖt nghiªm träng mµ ngưêi chưa thµnh niªn ®· g©y ra, t¹o nªn dư luËn xÊu trong x· héi. VÒ ®éng c¬, môc ®Ých ph¹m téi cã kh¸c nhau, cã em do m©u thuÉn, thï tøc nhau, cã em do nghÞch ngîm, cã em do kh«ng hiÓu biÒt ph¸p luËt, kh«ng nhËn thøc ®ưîc ®Çy ®đ vÒ viÖc lµm cđa m×nh dÉn ®Òn ph¹m téi giÒt người, cố ý gây thương tích.

- Cuèi cïng trong sè c¸c lo¹i téi ph¹m do ngưêi chưa thµnh niªn thùc hiÖn mµ chóng t«i nªu trªn lµ téi HiÒp d©m trẻ em, ®©y lµ lo¹i téi chiÒm tû lÖ tư¬ng ®èi lín ë ngưêi chưa thµnh niªn vµ lµ mét trong nh÷ng lo¹i téi nghiªm träng mµ ngưêi chưa thµnh niªn m¾c ph¶i, hÇu hÒt hä ph¹m vµo téi nµy lµ do

¶nh hưëng cđa v¨n hãa phÈm ®åi trôy, ¶nh hưëng tò phim "sex" vÉn ®ang

®ưîc lÐn lót lưu hµnh trªn thÞ trưêng cïng víi t¸c ®éng tiªu cùc cđa nh÷ng tô

®iÓm cµ phª ®Ìn mê, karaoke cã chøa chÊp g¸i m¹i d©m… Téi ph¹m hiÒp d©m trẻ em cđa ngưêi chưa thµnh niªn còng ®¸ng lµm cho gia ®×nh vµ x· héi quan ng¹i. Do sù lan truyÒn cđa c¸c luång v¨n hãa phÈm ®éc h¹i vµ do sù yÒu kÐm trong viÖc qu¶n lý cđa gia ®×nh, nhµ trưêng vµ c¸c tæ chøc x· héi mµ ngưêi chưa thµnh niªn ®· cã hµnh vi hiÒp d©m mµ trưíc ®©y chØ do ngưêi lín thùc hiÖn. §©y cßn lµ vÊn ®Ò cho thÊy sù thiÒu quan t©m, gi¸o dôc cđa gia ®×nh vµ x· héi ®èi víi c¸c em, dÉn ®Òn viÖc c¸c em cã hµnh vi ph¹m téi do thiÒu hiÓu biÒt ph¸p luËt hoÆc do coi thưêng ph¸p luËt.

1.3.2. Các yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân

ADPL để xử lý NCTN phạm tội không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân

theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. ADPL là hình thức thực hiện pháp luật do Tòa án nhân danh Nhà nước tiến hành thông qua vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm, việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội nhằm mục tiêu trên do những yếu tố sau đây quyết định:

1.3.2.1. Trình độ, năng lực chủ thể áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội

Để đảm bảo áp dụng pháp luật đúng đắn, có hiệu quả, ngoài hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với các qui định cụ thể được giải thích và hướng dẫn thực hiện, nhân tố có ý nghĩa quyết định việc ADPL là chủ thể ADPL. Trong hoạt động của Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội thì chủ thể áp dụng pháp luật là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

Như chúng ta đã biết NCTN là người nhận thức về thế giới khách quan bên ngoài còn nhiều hạn chế, thường nông nổi, hiếu thắng nên dễ phạm sai lầm, thậm chí phạm tội; nhưng cũng dễ sửa chữa, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Xuất phát từ quan điểm trên mà pháp luật Tố tụng hình sự đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những chủ thể áp dụng pháp luật trong xét xử NCTN phạm tội. Ngoài năng lực chuyên môn của một Thẩm phán thông thường còn phải có những kiến thức cần thiết về tâm lý học, nhất là tâm lý học lứa tuổi NCTN và khoa học giáo dục để họ có thái độ, tình cảm đúng mực khi xử lý vụ án. Ngoài trách nhiệm thực hiện đúng các qui định của pháp luật, thì thái độ đồng cảm, tình yêu thương bao dung đối với các em sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá đúng các tình tiết của vụ án và áp dụng giải quyết vụ án thấu tình đạt lý. Chính lẽ đó mà BLTTHS qui định tiêu chuẩn của người tiến hành tố tụng nói chung và Thẩm phán nói riêng phải đáp ứng điều kiện khi tiến hành tố tụng những vụ án có NCTN thì cần hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục [22, Điều 302]. Mặt khác, trong luật còn qui

định rò “thành phần HĐXX phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” [22, Điều 307]. Nếu tuyệt đối hóa các qui định của pháp luật, thì trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội, HĐXX phải đảm bảo các yêu cầu và tiêu chuẩn nêu trên mới bảo đảm cho việc ADPL. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đặt ra đối với Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân lại không cụ thể rò ràng. Trên thực tế về mặt hình thức yêu cầu Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thì tiêu chuẩn khả năng hiểu biết tâm lý học, khoa học giáo dục khó mà xác định và thực hiện được. Điều này đã ảnh hưởng không tốt tới hoạt động áp dụng pháp luật và hiệu quả của nó. Do vậy, việc xác định một mô hình Tòa chuyên trách xét xử NCTN phạm tội, đồng thời tiêu chuẩn hóa các yêu cầu cần thiết cho những người tiến hành tố tụng trong vụ án có NCTN phạm tội là một gợi ý đúng đắn và cần được thực hiện trên thực tế.

Theo qui định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2002 qui định một cách khái quát những tiêu chuẩn cơ bản đối với Thẩm phán và Hội thẩm. Cụ thể là:

- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có trình độ cử nhân Luật và đã được đào tạo nghiệp vụ về xét xử, có thời gian công tác thực tiễn theo qui định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.

- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được bầu, cử làm Hội thẩm [21].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022