Thành Lập Các Đơn Vị Nghiệp Vụ Chuyên Về Giải Quyết Án Liên Quan Đến Người Chưa Thành Niên Ở Cơ Quan Điều Tra, Viện Kiểm Sát


Như vậy, theo Đề án nêu trên, chúng tôi thấy rằng có thể cân nhắc và kiến nghị việc thành lập hệ thống Toà án chuyên trách đối với NCTN ở hai cấp là Toà án cấp khu vực và cấp tỉnh; theo đó, Toà án cấp khu vực sẽ xét xử sơ thẩm phần lớn những vụ án có liên quan đến NCTN (có bị cáo hoặc người bị hại là NCTN); Toà án cấp tỉnh (Toà án cấp phúc thẩm) sẽ xét xử phúc thẩm các vụ án mà Toà án khu vực đã xử sơ thẩm và xét xử một số vụ án phức tạp, nghiêm trọng có bị cáo hoặc người bị hại là NCTN. Bên cạnh đó, ở các Toà án thượng thẩm và Toà án nhân dân tối cao có thể thành lập một số hội đồng chuyên trách về NCTN (gồm từ 3 đến 5 Thẩm phán) để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án có người tham gia tố tụng là NCTN; các hội đồng ở Toà án thượng thẩm sẽ xét xử theo thủ tục phúc thẩm các vụ án mà Toà án cấp tỉnh đã xử sơ thẩm.

4.2.2.4. Thành lập các đơn vị nghiệp vụ chuyên về giải quyết án liên quan đến người chưa thành niên ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát

Bên cạnh Toà án NCTN, còn có các cơ quan tiến hành tố tụng khác góp phần giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN, đó là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Nếu chúng ta chỉ chú trọng tới việc thành lập Toà án NCTN mà không nghiên cứu thành lập các bộ phận chuyên trách ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thì hiệu quả của hoạt động tố tụng đối với NCTN sẽ giảm đi rất nhiều. Bởi vì thủ tục đặc biệt giành cho người chưa trưởng thành này có ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Thực tế đã cho thấy, cũng giống như tình trạng của đội ngũ Thẩm phán hiện nay, các Điều tra viên, Kiểm sát viên đều không có những cán bộ chuyên trách để điều tra, truy tố riêng một loại đối tượng là NCTN. Các Điều tra viên, Kiểm sát viên cũng chưa qua một khoá đào tạo nào về đặc điểm tâm sinh lý, khoa học giáo dục đối với NCTN hoặc có hiểu biết

về vấn đề này nhưng rất hạn chế. Chính vì vậy, thực tiễn có rất nhiều

trường hợp họ phân biệt sự khác nhau giữa vụ án do NCTN thực hiện và

người thành niên thực hiện chỉ bằng các thủ tục đặc biệt dành cho người


thành niên và đôi khi họ cho rằng các quy định trên chỉ là hình thức, việc giải quyết hai loại vu án này không có gì khác biệt.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN khi tham gia tố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

tụng, để các quy định của pháp luật được áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất, bên cạnh việc thành lập Toà án NCTN, chúng ta cần phải nghiên cứu thành lập các bộ phận chuyên trách trong các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát theo hướng:

Thứ nhất, về phía Cơ quan điều tra, chúng tôi cho rằng nên đặt ở mỗi Văn phòng Cơ quan điều tra ở cấp tỉnh một đội điều tra các vụ án mà bị can là NCTN.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 20

Thứ hai, về phía cơ quan Viện kiểm sát, mỗi Viện kiểm sát cấp tỉnh sẽ thành lập một tổ chuyên trách (thuộc phòng THQCT và KSĐT án hình sự về TTXH) để kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN và giữ quyền công tố tại phiên toà. Ở VKSND tối cao có một bộ phận chuyên trách để kiểm sát việc xét xử phúc thẩm đối với những vụ án mà bị cáo là NCTN.

Bên cạnh đó, để tạo nguồn, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cần lấy nguồn cán bộ trong ngành cho các bộ phận chuyên trách. Sau khi có nguồn cán bộ, thì tương tự như đối với đội ngũ Thẩm phán chuyên trách, chúng ta cần phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng về đặc điểm tâm lý học, khoa học giáo

dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm NCTN cho

những người này.

4.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường hiệu quả các thiết chế gia đình, xã hội

4.2.3.1. Tăng cường giám sát của nhà nước và xã hội đối với hoạt

động tố

tụng hình sự

đối với các vụ

án có liên quan đến người chưa

thành niên

Tăng cường sự tham gia của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội vào quá trình tố tụng. Tăng cường khả năng áp dụng biện pháp cho gia đình nhận


bảo lãnh bị can, bị cáo chưa thành niên và giao trách nhiệm cụ thể cho gia đình giám sát, theo dõi, giáo dục và đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo khi có

giấy triệu tập của cơ

quan tiến hành tố

tụng, đồng thời cần có văn bản

hướng dẫn xác định rõ hơn các căn cứ để áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam bị can, bị cáo chưa thành niên theo hướng hạn chế mức có thể việc áp dụng các biện pháp này.

Cần nghiên cứu, bổ sung sửa đổi các quy định liên quan nhằm cụ thể hoá và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho gia đình, nhà trường và đoàn thể xã hội tham gia vào quá trình tố tụng đối với các vụ án NCTN.

4.2.3.2. Tăng cường phối hợp giữa gia đình và các cơ quan, tổ

chức trong giám sát, giáo dục pháp luật đối với NCTN được miễn TNHS

Quan tâm, giúp đỡ NCTN phạm tội là trách nhiệm của mỗi gia đình, tổ chức, cơ quan và xã hội; đó cũng là biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cho xã hội, cho mỗi người và cũng như bảo vệ, giáo dục cả chính NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS. Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với NCTN phạm tội, được thể hiện qua chính sách hình sự của Nhà nước đối với NCTN phạm tội, mang tính nhân đạo sâu sắc. BLHS năm 1999 đã quy định một chương riêng đối với NCTN phạm tội, khoản 1

Điều 69 quy định: "Việc xử

lý người chưa thành niên phạm tội chủ

yếu

nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội". NCTN là thế hệ trẻ của đất nước, là mầm sống của xã hội cho nên cộng đồng xã hội cần quan tâm, chăm sóc bảo vệ các em, sẵn sàng giúp đỡ các em sửa chữa những lỗi lầm, làm lại cuộc đời và sống có ích cho xã hội. Cũng như xã hội thì gia đình cũng có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách và lối sống của các em ở độ tuổi này, nhất là khi các em mắc lỗi lầm, khi các em phạm tội và được miễn TNHS trở về với gia đình, thì gia đình phải có trách nhiệm giáo dục, dạy dỗ, động viện tạo điều kiện cho các em trở lại cuộc sống bình thường và hoàn thiện bản thân. Vì vậy mà Khoản 2 Điều 69 BLHS đã có quy định rất cụ thể đó là:


"Giao người phạm tội cho gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú công tác giám sát, giáo dục". Như vậy, việc chuyển giao NCTN phạm tội được miễn TNHS cho gia đình, cơ quan, tổ chức là bắt buộc. Điều này có ý nghĩa xã hội rất lớn bởi lẽ như chúng ta biết miễn TNHS nói chung và miễn TNHS đối với NCTN nói riêng là biện pháp pháp lý cần sự tham gia rộng rãi, của quần chúng nhân dân, của các cơ quan, tổ chức và nhất là gia đình người được miễn TNHS để giám sát, giáo dục họ. Việc giao cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức tương ứng giám sát, giáo dục NCTN phạm tội nói chung và NCTN phạm tội được miễn TNHS nói riêng chính là thể hiện sự vận dụng đúng đắn các biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước, sức mạnh tổng hợp của các tổ chức quần chúng nhân dân, cũng như của gia đình và chính quyền địa phương nhằm mục đích loại trừ điều kiện bất

lợi, khả năng tái phạm hoặc phạm tội mới, giúp NCTN phạm tội được

miễn TNHS chủ

động tích cực cải tạo, sửa chữa lỗi lầm để

trở

thành

người tốt sống có ích cho xã hội. Trong nội dung cải tạo, giáo dục và giám sát NCTN phạm tội được miễn TNHS, thì gia đình hoặc cơ quan, tổ chức cần phải có những biện pháp tích cực để tác động làm cho NCTN được miễn TNHS thấy được hành vi phạm tội của họ trước đó, hậu quả tác hại mà mình đã gây ra cho gia đình và xã hội; cũng như thấy được chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước và sự quan tâm của gia đình, cơ quan,

tổ chức đối với họ; đồng thời hướng tới mục đích NCTN phạm tội khi

được miễn TNHS phải tự ý thức được trách nhiệm của mình trước gia

đình, trước chính quyền địa phương, trước xã hội để họ quên đi quá khứ lầm lỗi, phấn đấu học tập, lao động trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Để thực hiện được mục đích đó cần thực hiện một số giải pháp sau:

* Đối với gia đình có NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS

Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giám sát giáo dục với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật của NCTN, là chỗ dựa tinh thần


và tiếp thêm sức mạnh giúp đỡ NCTN phạm tội được miễn TNHS làm lại cuộc đời, hoàn thiện bản thân sống có ích cho xã hội, thể hiện:

Thứ nhất, công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết sau khi các em mắc lỗi được quay trở về với gia đình.

Thứ hai, các bậc cha mẹ cần được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.

Thứ ba, xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành cho các em.

Thứ tư, gia đình là chỗ dựa tinh thần to lớn của lứa tuổi chưa thành niên, bằng chính tình cảm, lòng bao dung, độ lượng của các thành viên trong gia đình sẽ làm mất đi những mặc cảm tội lỗi mà các em đã gây ra. Sự động viên giúp đỡ của gia đình sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp cho các em thoát khỏi sự cám dỗ của cuộc sống, giáo dục các em phát huy tối đa khả năng và tính tích cực trong bản thân, từ đó khắc phục được thói hư tật xấu, trở thành con người lương thiện trong xã hội.

* Đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức nhận trách nhiệm giáo dục, giám sát NCTN phạm tội khi họ được miễn trách nhiệm hình sự


Một là, tăng cường công tác quản lý, giám sát, giáo dục, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp

luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng, chống vi phạm tội phạm; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng

không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản.

Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội;

Thứ ba, các cơ quan nhà nước chủ động trong việc thường xuyên tổ chức kiếm tra đối tượng cư trú thuộc địa bàn do mình quản lý, phối hợp với cơ quan chức năng để tăng cường công tác giám sát và phát hiện vi phạm, tái phạm của NCTN phạm tội được miễn TNHS để kịp thời xử lý góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác.

Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS trong việc quản lý, giám sát và giáo dục các em.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường

trong việc quản lý và giáo dục NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS.


NCTN là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần, chưa nhận thức đầy đủ về hành vi của mình. Vì thế, gia đình và nhà trường cần phải giáo dục các em nhận thức được cái đúng, cái sai và khi các em mắc sai lầm, cần động viên an ủi các em và phòng chống vi phạm pháp luật của các em. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học viên bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và gia đình trong việc giám sát, giáo dục NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS. Các tổ chức xã hội như đoàn thanh niên, tổ dân phố, hội phụ nữ, tổ chức xã hội

khác...có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các em trong môi trường lành

mạnh, đặc biệt khi có sự phối hợp với gia đình các em tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, giám sát và giáo dục các em. Các tổ chức xã hội có thể tạo ra môi trường thân thiện, hòa nhập, để các em tự tin tham gia vào, từ đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em, giúp đỡ các em, tạo mọi điều kiện để các em hoàn thành nghĩa vụ của mình là học tập tốt, trở thành người con ngoan, sống có ích cho xã hội.

4.2.3.3. Tăng cường giám sát xã hội có tính chất hỗ trợ hoạt động giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN và hợp tác phòng chống tội phạm quốc tế

Để bảo đảm quyền của NCTN tham gia trong các vụ án hình sự cần phải xây dựng cơ chế giám sát xã hội của các cơ quan Nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; của các tổ chức như Mặt trận tổ quốc và của công dân cụ thể và có tính khả thi trên thực tế.

Ở góc độ ngành KSND, thông qua hoạt động KSĐT các vụ án hình sự có NCTNPT; người bị hại, người làm chứng là trẻ em phát hiện rất nhiều thủ


đoạn của các đối tượng phạm tội được thể hiện thông qua các hành vi như lợi dụng việc nhận con nuôi, lợi dụng việc tổ chức cho người đi xuất khẩu lao động, đưa qua biên giới,... Nhưng thực chất là đưa các đối tượng này sang bên kia biên giới để mua bán, trao đổi. Do vậy, để bảo đảm chặt chẽ, tránh sơ hở đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì cần phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên phạm vi quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết vào sáng kiến cấp Bộ trưởng của các nước tiểu vùng sông MêKông về phòng, chống buôn bán người trong đó có buôn bán trẻ em và đã đạt được những kết quả nhất định. Như vậy, tác giả đề nghị trên cơ sở của việc ký kết, phê chuẩn các Công ước quốc tế liên quan đến quyền trẻ em, Việt Nam phải cùng với các nước xây dựng khung pháp lý về hợp tác quốc tế đối với tội phạm NCTN cũng như tội phạm có người bị hại, người làm chứng là trẻ em.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 4


Trên cơ sở những phân tích thực trạng về thể chế, các thiết chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật TTHS, tiếp cận xu hướng quốc tế và quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước ta trong sửa đổi, bổ sung BLTTHS; nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đặc thù này; trong Chương 4, tác giả đã nghiên cứu, đề xuất ba nhóm giải pháp hoàn thiện, cụ thể:

1. Giải pháp về thể chế (sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về

thủ

tục điều tra, truy tố, xét xử

người chưa thành niên phạm tội trong

BLTTHS năm 2003), đó là: 1) đề xuất thiết kế một Điều luật mới quy định các nội dung mang tính nguyên tắc của việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự liên quan người chưa thành niên; 2) Sửa đổi các quy định về điều tra,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022