pháp tham gia, tuy nhiên ai là người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên thì chưa có quy định cụ thể.
Người đại diện hợp pháp cho người chưa thành niên có các quyền: Lựa chọn người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (khoản 2 Điều 57; khoản 1 Điều 305 BLTTHS); được thông báo về việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên của cơ quan tiến hành tố tụng (khoản 3 Điều 303 BLTTHS); được giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi đạo đức, tư cách và giáo dục người chưa thành niên (Điều 304 BLTTHS); có quyền tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, tham gia phiên toà xét xử bị cáo chưa thành niên; có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận tại phiên toà, khiếu nại những hành vi của người tiến hành tố tụng và kháng cáo các quyết định, bản án của Toà án (Điều 306 BLTTHS). Như vậy, người đại diện của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Mặc dù các quyền và nghĩa vụ này chưa quy định đầy đủ, rõ ràng song họ vẫn được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng.
Người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể đồng thời là người bào chữa cho nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp cho họ từ chối người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của người chưa thành niên đồng thời là người đại diện gia đình.
Đại diện của gia đình, nhà trường, tổ chức
Điều 306 BLTTHS quy định: “Đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, thầy cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Mính và tổ chức xã hội khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Toà án”. Theo quy định
trên, “Đại diện gia đình” là khái niệm rộng hơn khái niệm “người đại diện hợp pháp”, vì người đại diện hợp pháp chỉ bao gồm cha, mẹ, người đỡ đầu còn người đại diện gia đình hay những chủ thể khác được đề cập đến trong Điều 306 chỉ có quyền và nghĩa vụ theo Điều luật này. Mặc dù điều luật cũng quy định họ có các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng nhưng quyền và nghĩa vụ đó phụ thuộc vào quyết định, yêu cầu của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án. Chính vì địa vị tố tụng của những chủ thể này không được quy định cụ thể nên sự tham gia của họ thường mang tính hình thức và không thực hiện được mục đích tố tụng đặt ra. Rõ ràng đây là một vấn đề bất cập. Để tránh sự lạm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì BLTTHS cần làm rõ địa vị pháp lý của các chủ thể trong Điều 306 BLTTHS. Có nghĩa là nếu coi họ là những người tham gia tố tụng thì cần quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ cụ thể chứ không phải như hiện nay là “theo quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án” hoặc chỉ “Trong những trường hợp cần thiết” (Điều 306 BLTTHS). Tuy nhiên, có thể thay thế cụm từ “người đại diện gia đình” bằng “người đại diện hợp pháp”? Có như vậy mới xác định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm của người đại diện hợp pháp của đương sự trong quá trình đại diện cho người chưa thành niên tham gia tố tụng tại phiên toà.
Bên cạnh đại diện gia đình, đại diện tổ chức, nhà trường cũng có các quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ của họ chỉ tập trung ở giai đoạn xét xử. Khi tham gia phiên toà, đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận tại phiên toà; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và khiếu nại, kháng cáo các bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Hình Phạt Tù Có Thời Hạn Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 1999
- Đối Tượng Chứng Minh Trong Vụ Án Có Người Bị Tạm Giữ, Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên.
- Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Và Người Tiến Hành Tố Tụng Trong Những Vụ Án Có Người Chưa Thành Niên Phạm Tội.
- Bảo Vệ Quyền Của Người Chưa Thành Niên Với Tư Cách Người Bị Hại , Người Làm Chứng.
- Tình Hình Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Gia Tăng.
- Về Tính Chất Mức Độ Hành Vi Phạm Tội Do Người Chưa Thành Niên Thực Hiện.
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
2.1.1.7. áp dụng biện pháp ngăn chặn và giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội.
Do những đặc điểm về tâm sinh lý của người chưa thành niên mà việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên phải được xem xét, cân nhắc một cách thận trọng. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm chỉ ra rằng việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên khi chưa thực sự cần thiết có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành của họ. Vì thế, tại Điều 303 BLTTHS quy định:
“1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86,88 và 120 của Bộ luật này nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam”.
Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung, các cơ quan có thẩm quyền còn phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định tại Điều 303 BLTTHS. Nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên là không cần thiết, Toà án có thể ra quyết định giao người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam này được sửa đổi bổi sung so với BLTTHS 1988 đã cụ thể hơn và rõ ràng hơn. Nếu như trước đây, BLTTHS 1988 quy định đối với người chưa thành niên “Trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng”, tức là tội gây nguy hại cho xã hội ở mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 5 năm tù đã được áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với tội ấy thì đến BLTTHS 2003 chia việc áp dụng thủ tục này cho hai loại đối tượng (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) và mức thấp nhất để có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong “trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý”, tức là mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù và người đó phải phạm tội với lỗi cố ý thì mới có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam. Với quy định như hiện nay, ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên, chúng ta đã giảm được một tỷ lệ đáng kể những người chưa thành niên bị bắt, tạm giữ, tạm giam, tránh được việc quá tải trong các trại tạm giam, tiết kiệm được ngân sách của nhà nước cũng như tiền của của nhân dân. Ngoài ra, còn tránh cho người chưa thành niên bị ảnh hưởng của tâm lý nặng nề từ sự quá nghiêm khắc của các biện pháp ngăn chặn.
2.1.1.8. Thủ tục tố tụng trong vụ án có người chưa thành niên tham
gia.
Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố
Hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố trong những vụ án mà bị can là
người chưa thành niên cũng được tiến hành theo thủ tục chung mà BLTTHS đã quy định nhưng khi tiến hành các hoạt động tố tụng nói trên cần phải chú ý những điểm sau đây: Thứ nhất, chỉ ra quyết định khởi tố bị can khi người đó đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS. Thứ hai, trong trường hợp đã có quyết định khởi tố bị can là người chưa thành niên thì áp
dụng các biện pháp điều tra đối với họ nên có mặt đại diện gia đình bị can, bị cáo, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoặc người bào chữa.
Khoản 2, Điều 306 BLHS quy định: “ trong trường hợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra phải có mặt đại diện gia đình bị can”. Hỏi cung bị can là một hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. Đối với bị can chưa thành niên thì hoạt động điều tra này đỏi hỏi điều tra viên, kiểm sát viên phải là người có những hiểu biết cần thiết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em. Là người gần gũi với bị can, hiểu được tâm lý, thái độ xử sự của họ nên sự có mặt của đại diện gia đình bị can sẽ giúp đỡ cán bộ điêu tra tạo được mối quan hệ tin cậy, gần gũi, tín nhiệm đối với bị can, làm cho bị can không còn cảm giác lo sợ, hoảng hốt và có thể khai báo những tình tiế có liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó, thông qua đại diện gia đình, cán bộ hỏi cung sẽ nắm bắt được điều kiện sinh sống, giáo dục; nguyên nhân, điều kiện phạm tội của bị can là người chưa thành niên. Từ đó có những biện phát sử lý thích hợp.
Có thể nhận thấy BLTTHS quy định còn khá chung chung về căn cứ để thực hiện biện pháp này với thuật ngữ “Trong trường hợp cần thiết”. Cho tới nay vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể như thế nào là trong trường hợp cần thiết mà thực tiễn hiện nay phụ thuộc vào đánh giá mang tính chủ quan của cơ quan điều tra. Trong gia đoạn chuẩn bị xét xử cũng như tại phiên tòa, nếu theo đánh giá của Tòa án thì trường hợp đó có thể coi là cần thiết tuy nhiên trong quá trình điều tra, hỏi cung bị can lại không có mặt đại diện gia đình bị can (do Cơ quan Điều tra đánh giá trường hợp đó là không phải là trường hợp cần thiết) thì Tòa án không được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung với lý do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do quy định chung chung như vậy nên cơ quan điều tra rất lúng túng không biết nên hay không
nên mời hoặc chấp nhận yêu cầu của đại diện gia đình bị can. Mặt khác, có nhiều trường hợp cơ quan điều tra thường lấy lý do giữ bí mật đảm bảo cho việc phát hiện tội phạm nên rất ít khi để gia đình bị can có mặt tham gia trong buổi hỏi cung trong giai đoạn điều tra.
Thực tiễn khởi tố, điều tra những vụ án mà bị can , bị cáo là người chưa thành niên cho thấy, mặt dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và trong các hoạt động điều tra, tuy nhiên do BLHS quy định chưa rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan Điều tra hay giữa cơ qua Điều tra với Viện Kiểm sát nên dẫn đến nhiều trường hợp các cơ quan này cùng kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố trong cùng một vụ việc hoặc dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm không cơ quan nào khở tố dẫn tới bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Trong những năm gần đây, mặc dù công tác khởi tố, điều tra đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn còn một số hạn chế, chưa bảo đảm được quyền cho người chưa thành niên là bị can trong vụ án.
Các điều tra viên khi tiến hành điều tra các loại vụ án này chưa có đầy đủ những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên. Hiệu quả của hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, hiệu quả của công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội chỉ có thể đạt được trên cơ sở những người tiến hành tố tụng nắm vững được những đặc điểm tâm lý, khoa học giáo dục người chưa thành niên. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một đội ngũ chuyên trách giải quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đây là một nhược điểm rất khó khắc phục do vấn đề biên chế đội ngũ cán bộ hiện nay. Do quy định về tiêu chuẩn của những người tiến hành tố tụng trong khi giải quyết những vụ án loại này còn quá chung chung nên thực tế đã không có sự phân biệt rõ giữa những
người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên với những ngườikhông có hiểu biết về lĩnh vực này.
Việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết loại án do người chưa thành niên thực hiện còn hạn chế, vẫn theo thủ tục chung mà chưa chú ý đến những thủ tục đặc biệt dành cho họ.
Những vấn đề cần phải chứng minh trong các vụ án này, như: Tuổi, trình độ nhận thức, điều kiện sinh sống và giáo dục, nguyên nhân và điều kiện phạm tội qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nếu như được sự bàn bạc, thống nhất giữa ba cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có tác dụng quan trọng trong việc xác minh tội phạm. Vì không được trang bị kiến thức đầy đủ về tâm lý, giáo dục người chưa thành niên và phải kiêm nhiều loại việc cho nên những người được phân công giải quyết loại án này thường không xác định rõ được là đối với loại án người chưa thành niên cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Do vậy, cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự phối hợp tích cực. Điều này dẫn đến tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm BLTTHS, không tôn trọng và bảo đảm các quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước tới người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng nên nhìn chung chất lượng giải quyết các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên cũng đã được nâng lên.
Tình trạng cơ quan điều tra gây khó khăn cho người bào chữa hoặc không mời người đại diện hợp pháp, đại diện gia đình, thầy giáo, cô giáo tham gia trong các vụ án mà bị can là người chưa thành niên. Việc bào chữa tham gia từ khi khởi tố bị can, nhất là bị can là người chưa thành niên là một thủ tục quan trọng vì nó sẽ đảm bảo quyền lợi của người chưa thành niên, tạo cho họ
tâm lý bình tĩnh, tự tin, tránh những xúc động, sợ hãi…Ngoài ra, có những trường hợp lời khai bất lợi do bị can viết ra làm cho tình thế thêm tồi tệ thì một luật sư có mặt khi viết lời khai sẽ giúp ích cho việc trình bày vụ án dễ hiểu hơn. Hiện nay vẫn có tình trạng cơ quan điều tra không mời luật sư hay chỉ định luật sư cho bị can khi họ bị khởi tố, bắt tạm giam. Sau đó, để hợp thức hoá, khi chuẩn bị kết thúc giai đoạn điều tra họ chỉ định luật sư cho người chưa thành niên phạm tội và đề nghị luật sư và người giám hộ cho bị can ký vào các biên bản đã được làm từ trước.
Giai đoạn xét xử
Xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên cũng được tiến hành theo thủ tục chung, nhưng khi tiến hành xét xử phải tuân thủ những quy định sau đây: Một là, khi tiến hành xét xử tại phiên tòa phải có mặt đại diện gia đình bị cáo, đại diện nhà trường hoặc tổ chức xã hội nơi bị cáo sinh sống, học tập. Khoản 3, Điều 306 BLHS quy định: “ Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện nhà trường, tổ chức. Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện nhà trường, tổ chức tham gia phiên tòa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án”. Như vậy, sự tham gia của đại diện gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường hay tổ chức xã hội là bắt buộc. Sự tham gia của các chủ thể này sẽ giúp cho Tòa án hiểu rõ hơn về nhân thân bị cáo và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nhằm giáo dục, cải tạo bị cáo. Tuy nhiên, có trường hợp không xác minh được lý lịch của bị cáo là người chưa thành niên thì việc áp dụng quy định trên của BLTTHS lại là một câu hỏi khó. Vấn đề này được hướng dẫn tại điểm 6 Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 20-6-1992 của TANDTC,