Về Giám Sát Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên.


nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 62,63,64,68 và 71 Bộ luật này nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.

Như đã đề cập ở chương II, biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối với người chưa bị khởi tố, nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đối với người chưa thành niên thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung thì còn phải tuân thủ các quy định ở Điều 303 BLTTHS. Tuy nhiên, những quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên còn những điểm bất hợp lý.

Thứ nhất, việc áp dụng thủ tục bắt khẩn cấp. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS: “Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng…” thì được bắt khẩn cấp. Còn ở trong khoản 2 Điều 303 BLTTHS thì lại quy định: Việc bắt khẩn cấp được áp dụng đối với người chưa thành niên từ 16 đến dưới 18 tuổi trong trường hợp họ chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, quy định về việc bắt khẩn cấp đối với người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội không những mâu thuẫn với Điều 81 BLTTHS, Điều 17 BLHS mà còn không đảm bảo được quyền và lợi ích của người chưa thành niên như nội dung của Điều luật.

Trong trường hợp này cần áp dụng việc bắt khẩn cấp đối với người chưa thành niên khi có căn cứ cho rằng họ đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm


trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy mới phù hợp với quy định ở Điều 81 BLTTHS và Điều 17 BLHS.

Thứ hai, theo quy định Điều 303 hiện nay về thủ tục bắt quả tang đối với người chưa thành niên còn mang tính hình thức vì trên thực tế hầu như quy định này không thể áp dụng được. Việc bắt quả tang đối với người chưa thành niên nên áp dụng theo thủ tục chung như người thành niên ở Điều 82 mà không cần phải phân biệt việc bắt quả tang đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hay từ 16 đến dưới 18 tuổi. Có như vậy mới nâng cao được tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm của nhân dân, hơn nữa nó cũng không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người chưa thành niên. Nhưng trước khi ra quyết định tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền phải xác minh nếu người bị bắt không thuộc đối tượng như Điều 303 quy định thì không được áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam mà phải áp dụng thủ tục giám sát với họ.

Thứ ba, việc quy định giữa hai mức tuổi để áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam khác nhau như hiện nay trong Điều 303 là không cần thiết. Vì việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với việc định tội danh và xem xét mức hình phạt. Các cơ quan tiến hành các biện pháp xác minh tuổi của bị can, bị cáo chưa thành niên. Còn bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên chỉ là những biện pháp ngăn chặn để đảm bảo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Thời gian tạm giữ, tạm giam được tính vào thời hạn thi hành án phạt tù mà thời hạn tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên theo quy định của BLTTHS hiện nay vẫn được áp dụng như đối với người thành niên ở những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố, xét xử không nhất thiết phải quy định hai loại đối tượng (từ 14 đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.


dưới 16 và từ 16 đến dưới 18 tuổi) khi áp dụng biện pháp ngăn chặn mà nên thống nhất chung là người chưa thành niên.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 17

Từ những phân tích trên, xin kiến nghị sửa đổi Điều 303 BLTTHS như

sau:

1. Người chưa thành niên có thể bị bắt khẩn cấp, bắt quả tang nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 81,82 Bộ luật này.

2. Người chưa thành niên có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 80, Điều 86, Điều 88 Bộ luật này nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

3. Việc áp dụng thời hạn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên theo quy định tại Điều 87 và Điều 120 Bộ luật này.

3.2.4. Về giám sát bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Theo quy định tại Điều 304 BLTTHS thì chủ thể được giao nhiệm vụ giám sát là cha, mẹ, người đỡ đầu của bị can, bị cáo là ngưwif chưa thành niên.

Theo quy định của Điều 46,47 và 48 luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì “người đỡ đầu” có thể được cha mẹ cử, nếu cha mẹ không cử được thì những người thân thích có thể cử người đỡ đầu cho người đó. Việc cử người đỡ đầu do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận. Nhưng hiện nay thuật ngữ “người đỡ đầu” trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thay thế thuật ngữ này bằng “người giám hộ”, do đó, “người đỡ đầu” là thuật ngữ không còn được quy định trong luật nữa. Cho nên, để có cách hiểu thống nhất giữa các bộ luật, nên chăng thay thế thuật ngữ “người đỡ đầu” bằng “người giám hộ” ở Điều 304 BLTTHS. Bên cạnh đó, trong Điều 304 không quy định nếu cha, mẹ, người đỡ đầu từ chối nghĩa vụ giám sát thì cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết như thế nào? Trên thực tế có những trường hợp khi cơ quan


tiến hành tố tụng giao người chưa thành niên cho cha mẹ nhưng cha mẹ đã từ chối trách nhiệm giám sát với lý do không thể giám sát được con cái. Chúng tôi cho rằng trong mọi trường hợp khi đã xác định được cha mẹ, người giám hộ cho người chưa thành niên thuộc đối tượng không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thì cha mẹ, người giám hộ phải nhận trách nhiệm giám sát mà không được từ chối. Người chưa thành niên cần được sự quan tâm, giáo dục, giám sát của gia đình kể cả trong trường hợp các em có thực hiện hành vi phạm tội. Điều này sẽ giúp người chưa thành niên tránh được những mặc cảm và vẫn có cơ hội hoà nhập với cộng đồng, nhà trường, xã hội trong thời gian tham gia tố tụng. Một vấn đề vướng mắc nữa trong Điều 304 BLTTHS đó là không đặt ra trách nhiệm cụ thể thế nào đối với người có nghĩa vụ giám sát kho họ vi phạm nghĩa vụ giám sát, để bị can, bị cáo là người chưa thành niên bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Như vậy sẽ không gì đảm bảo họ sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giám sát và kết quả của biện pháp này không cao. Như vậy sẽ không nâng cao được ý thức, trách nhiệm của người nhận giám sát. Từ những phân tích trên xin kiến nghị sửa đổi Điều 304 như sau:

1. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Toà án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo là người chưa thành niên cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ giám sát để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Những người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát, không được từ chối nghĩa vụ giám sát. Khi thực hiện nghĩa vụ giám sát người chưa thành niên, họ phải có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.


3. Trong trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Khoản 5 Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự.

3.2.5. Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

- Đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.

- Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.

- Tại phiên toà xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức.

Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên toà có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Toà án.

Khái niệm “Đại diện gia đình” được phân biệt với khái niệm “Đại diện hợp pháp”. Trên thực tế, khi xác định tư cách tố tụng của người đại diện hợp


pháp trong các vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào tư cách của họ theo Điều 140 (đại diện theo pháp luật), Điều 141 (người đại diện theo pháp luật) Bộ luật dân sự năm 2005. Mặc dù trong Bộ luật dân sự còn có một chủ thể nữa tham gia với tư cách đại diện theo uỷ quyền (Điều 143) nhưng họ không phải là đại diện hợp pháp cho người chưa thành niên trong Bộ luật tố tụng hình sự; bởi đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự thoả thuận giữa các chủ thể được uỷ quyền và chủ thể uỷ quyền trong đó họ phải đảm bảo điều kiện về năng lực hành vi dân sự. Người chưa thành niên khi tham gia tố tụng họ không thể tham gia trong các quan hệ uỷ quyền được vì họ không thể tự thoả thuận được người đại diện hợp pháp của mình nên người đại diện cho họ phải là người đại diện đương nhiên (do pháp luật quy định). Hơn nữa, pháp luật tố tụng hình sự quy định người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên tham gia tố tụng là bắt buộc để bảo vệ quyền và lợi ích cho ngưòi chưa thành niên nên họ chỉ có thể là đại diện theo pháp luật mà không thể là đại diện được uỷ quyền.

Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng hai khái niệm “đại diện gia đình” và “đại diện hợp pháp” là đồng nhất nhau. Nếu chúng ta đồng nhất hai khái niệm này sẽ dẫn đến cách hiểu là người đại diện gia đình cũng có quyền giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên hay có thể tự mình thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong trường hợp họ không mời người bào chữa cho mình. Chính vì không được quy định cụ thể để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của mình nên trên thực tế, những chủ thể này thường bị các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền và do đó sự tham gia của họ không bảo vệ được quyền lợi của người chưa thành niên mà đôi khi nó còn trở thành hình thức. Rõ ràng, quy định của BLTTHS chưa chặt chẽ về vấn đề này. Để tránh sự lạm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên thì BLTTHS cần làm rõ vai trò của các


chủ thể trong Điều 306 BLTTHS. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị thay thế cụm từ “đại diện gia đình” thành cụm từ “đại diện hợp pháp”. Thực tế cho thấy, trong quá trình tham gia vào các hoạt động tố tụng hình sự, hầu hết các vụ án có đại diện hợp pháp là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên trước sự buộc tội của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng. Nếu trong vụ án đã có đại diện hợp pháp tham gia rồi thì không có đại diện gia đình nữa. Hiện nay cũng chưa có một điều luật nào xác định tư cách tố tụng của đại diện gia đình, cho nên quy định này trở nên quá chung chung, không thể hiện rõ được quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ. Chính vì thế mà quy định chỉ mang tính hình thức.

Và như vậy, nếi coi đại diện hợp pháp là người tham gia tố tụng thì cần quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ cụ thể chứ không phải như hiện nay là theo quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án (khoản 1 Điều 306 BLTTHS). Theo hướng đề nghị về thuật ngữ và tư cách tố tụng của người đại diện hợp pháp trên đây, xin kiến nghị sửa đổi Điều 306 khoản 2 và khoản 3 như sau:

Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên gồm có thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, đại diện của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giứ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

Trong mọi trường hợp, việc lấy lời khai, hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra phải có mặt đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, trừ trường hợp người đại diện hợp pháp cố tình vắng mặt không có lý do chính đáng.

3.2.6. Về xét xử.


Khoản 1 Điều 307 BLTTHS quy định: “Thành phần hội đồng xét xử phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”.

Thứ nhất, quy định chưa thống nhất pháp luật nêu trong Chương 2 khó áp dụng thủ tục này trên thực tế. Việc quy định như hiện nay sẽ dễ dàng cho Mặt trận tổ quốc và Hội đồng nhân dân các cấp lựa chọn một hội thẩm nhân dân là giáo viên nhưng lại không đảm bảo được quyền lợi của bị cáo là ngưòi chưa thành niên ở tại phiên toà. Bởi, có rất nhiều người là giáo viên nhưng hoàn toàn không có kiến thức về tâm sinh lý của người chưa thành niên hoặc có nhưng rất ít (ví dụ giáo viên dạy mầm non, giảng viên đại học...). Chỉ có những thầy cô giáo ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông mới thường xuyên tiếp xúc, quản lý và giáo dục các em nên họ có những hiểu biết tâm lý lứa tuổi này. Dù rằng những người này sau đó có nghỉ hưu nhưng những hiểu biết về tâm sinh lý của người chưa thành niên cũng không thể mất đi. Do vậy, sự tham gia vào thành phần Hội đồng xét xử của họ mới đạt được những hiệu quả nhất định. Chúng tôi cho rằng nên bổ sung cụm từ “đã hoặc đang giảng dạy ở các bậc trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông” sau từ “giáo viên” trong Điều 307 BLTTHS.

Thứ hai, qua phân tích về tình hình thực trạng của tội phạm ở độ tuổi chưa thành niên chúng tôi thấy cần thiết phải tăng thêm số lượng hội thẩm nhân dân là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên. Ngoài ra, những hội thẩm nhân dân đó phải có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác xét xử để bảo vệ quyền của các bị cáo là người chưa thành niên. Tuy nhiên, hiện nay số lượng hội thẩm là giáo viên, cán bộ Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh. Điều này sẽ đảm bảo việc xem xét, đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo là người chưa thành niên dưới góc độ “trẻ em”, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của họ.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí