Quy Định Chung Về Điều Tra Vụ Án Hình Sự Người Chưa Thành Niên Theo Hướng Dẫn Của Liên Hợp Quốc

dưới 18 tuổi thực hiện trước hết phải đảm bảo được tiến hành theo các quy định chung giống nhau như: thẩm quyền điều tra, thời hạn điều tra, các hoạt động điều tra, các biện pháp ngăn chặn…Tuy nhiên, đối tượng của hoạt động điều tra này khá đặc biệt là người dưới 18 tuổi phạm tội nên ngoài áp dụng các quy định chung nêu trên khi tiến hành hoạt động điều tra còn tuân theo một số quy định đặc trưng, riêng biệt so với điều tra VAHS thông thường. Như vậy, điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện có mối quan hệ gắn bó và không thể tách rời với điều tra VAHS thông thường. Điều này có nghĩa khi điều tra các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện ngoài việc phải tuân thủ các quy định về thủ tục đặc biệt còn bắt buộc phải tuân theo quy định điều tra thông thường.

Thứ hai, đối tượng áp dụng điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên không phải người nào từ đủ 14 tuổi cũng chịu trách nhiệm hình sự, mà còn phụ thuộc vào loại tội phạm, cụ thể: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 150,

151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286,

287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự [25].

Việc xác định tuổi của người phạm tội dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu như giấy chứng sinh; giấy khai sinh; chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân; sổ hộ khẩu; hộ chiếu. Trong trường hợp các giấy tờ, tài liệu này có mâu thuẫn, không rò ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan/người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rò mâu

thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể để xác định tuổi của họ [27]:

- Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

- Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

- Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

- Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi. Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.

Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 3

Theo quy định của pháp luật TTHS, việc xác định độ tuổi của người tham gia tố tụng nói chung và người phạm tội nói riêng làm cơ sở xác định thời điểm áp dụng các thủ tục tố tụng. Điều này được hiểu là, tại thời điểm áp dụng các quy định về điều tra VAHS mà người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thì được áp dụng các quy định điều tra đặc thù so với người đủ 18 tuổi phạm tội.

Thứ ba, với đối tượng điều tra đặc biệt là người dưới 18 tuổi đòi hỏi cần có cách thức điều tra riêng biệt, đặc biệt là trong tiến hành các hoạt động tố tụng. Chính vì vậy, điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện có

những điểm khác biệt so với điều tra VAHS do người đủ 18 thực hiện, cụ thể như sau:

Về người tiến hành tố tụng: khi tiến hành điều tra các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện, người tiến hành tố tụng bên cạnh tuân thủ các quy định chung về điều kiện, thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nghiệm do BLTTHS 2015 quy định, họ còn phải đáp ứng một số điều kiện như đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý khoa học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi [27].

Về các vần đề cần được chứng minh: người tiến hành tố tụng điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi ngoài chứng minh các vấn đề được quy định tại Điều 85 BLTTHS 2105 thì cần phải xác định rò một số vấn đề: Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi; điều kiện sinh sống và giáo dục của họ; có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục phạm tội; nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội [27].

Về biện pháp giám sát, biện pháp ngăn chặn: người tiến hành tố tụng có thể ra quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền [27]. Trong các trường hợp thật cần thiết người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi mới bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải. Đồng thời, luật quy định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định áp dụng các biện pháp này đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, cơ quan điều tra phải thông báo cho người đại diện của họ biết. Và việc áp dụng này tuân thủ các quy định về điều kiện áp dụng, thời gian áp dụng, các trường hợp cụ thể được áp dụng tùy vào từng độ tuổi của người bị buộc tội [27].

Về sự tham gia của người bào chữa, người đại diện, nhà trường, tổ chức: quá trình điều tra các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện, một số

hoạt động điều tra bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp, chẳng hạn như quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Trong trường hợp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra phải chỉ định người bào chữa.

Thứ tư, quá trình điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện phải được tiến hành theo những cách thức, trình tự, phương pháp ĐTTT, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của họ. Đặc biệt một trong những yêu cầu được đặt ra khi tiến hành điều tra đối với đối tượng này là vừa đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ án hình sự theo quy định của pháp luật vừa bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.Theo đó, khi tiến hành tố tụng các Cơ quan/người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần đảm bảo các yếu tố sau:

Một là, các quy định của pháp luật về ĐTVA hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện phải được quy định cụ thể, rò ràng, chặt chẽ, dễ hiểu, đồng bộ và thống nhất, đạt trình độ kỹ thuật luật pháp khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các quy định của pháp luật phải đảm bảo tính khả thi, đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong thực tiễn. Trong đó, cần quan tâm đến các quy định nhằm đảo bảo quyền con người, bảo vệ công lý, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời không tiếp tục và thực thiện cải cách tư pháp để các quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội được đảm bảo một cách có hiệu quả.

Hai là, đảm bảo về nhận thức pháp luật và trình độ kỹ năng nghiệp vụ của người tiến hành tố tụng tố tụng. Nhận thức pháp luật, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của người tiến hành tố tụng có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động điều tra VAHS nói chung và VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng vì đây là các chủ thể trực tiếp việc áp dụng pháp luật, chỉ khi những chủ thể này có đầy đủ trình độ, năng lực thì việc vận dụng pháp luật vào giải

quyết VAHS mới đảm bảo chất lượng, tránh oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, người tiến hành tố tụng phải thật sự có ý thức trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp để nắm bắt nhanh vụ án, tìm ra những vấn đề mấu chốt, những tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết VAHS, từ đó những hoạt động, thao tác nghề nghiệp sẽ quyết đoán, chính xác, khoa học và nâng cao chất lượng giải quyết vụ án.

1.2. Quy định chung về điều tra vụ án hình sự người chưa thành niên theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc

1.2.1. Cơ sở quy định điều tra thân thiện đối với người chưa thành niên theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc

Việc xây dựng khung pháp lý điều tra thân thiện để đảm bảo cho quyền của mọi trẻ em được đối xử theo cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận thức của trẻ về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuổi của trẻ em [13]. Trên cơ sở đó, LHQ xây dựng các quy định về thủ tục ĐTTT đối với người CTN dựa vào các yếu tố:

Thứ nhất, là những yếu tố đặc thù về tâm - sinh lý của người CTN. Theo đó, người CTN là người đang trong giai đoạn phát triển về tâm lý, sinh lý và nhận thức, là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về nhận thức. Nhìn chung, đây là lứa tuổi thường hành động thiếu suy nghĩ, nóng nảy, dễ xúc động và thiếu quyết đoán khi quyết định những vấn đề trong cuộc sống, đồng thời lại thường dựa dẫm vào người khác. Về mặt sinh lý, người CNT tuyến nội tiết hoạt động mạnh gây ra mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương, mất cân bằng cảm xúc tạm thời, đa số có tính tò mò, hiếu kỳ, thích khám phá cái mới. Chính vì vậy, dễ dẫn đến việc họ manh động, hành động một cách mù quáng, khó tránh khỏi việc bị dụ dỗ, từ đó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Song song đó, sự hiểu biết và nhận thức về các quy định của pháp luật còn có phần hạn chế và chưa trọn vẹn,

thiếu chính xác dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, có những người CTN trưởng thành trong điều kiện sống tiêu cực, môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, … có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của người CTN.

Với những đặc điểm tâm – sinh lí của người CTN như vậy đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống tư pháp với những quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng trong vụ án có người CTN tham gia.

Thứ hai, bản chất của giai đoạn điều tra. Yêu cầu được đặt ra là cần phát hiện nhanh chóng và thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội để xử lý đúng người đúng tội, không để tội phạm bị bỏ lọt, mọi hành vi đều được xử lý nghiêm minh, đồng thời không được làm oan người vô tội. Thực tế cho thấy, đây cũng là giai đoạn tố tụng mà quyền con người nói chung cũng như các quyền đặc thù của người CTN khi tham gia tố tụng nói riêng dễ bị xâm phạm nhất. Do đó, quá trình điều tra đối với người CTN đặt ra những yêu cầu nhất định để phù hợp với lứa tuổi sự phát triển về thể chất và nhận thức với người CTN đó là vừa giải quyết VAHS được hiệu quả, chính xác nhưng đồng thời đảm bảo tối đa các quyền lợi của các em, bảo vệ các em trước những bất cập của quy định pháp luật, khó khăn, hạn chế của quá trình tố tụng. Thực hiện đồng thời cả hai yêu cầu trên thì người CTN phạm tội mới nhận thức đúng về hành vi của mình, giúp các em biết chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình gây ra, có trách nhiệm hơn đối với bản thân, tạo cơ hội nhằm tránh mắc phải những sai phạm tương tự trong tương lai.

Thứ ba, ĐTTT chính là một bộ phận, cách thức góp phần tạo nên sự toàn diện trong việc xây dựng thủ tục TTHS thân thiện. ĐTTT là phương thức điều tra được tiến hành theo những nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, cân nhắc nhu cầu và quan điểm của người CTN, cân bằng quyền được bảo vệ của họ với luật pháp quốc gia và lợi ích của cộng đồng [10]. Hơn thế nữa, hoạt động ĐTTT cần phải đạt được những tiêu chí như: Công tác quan hệ với nạn nhân,

nhân chứng được cải thiện tốt hơn sẽ khiến trẻ và gia đình sẵn sàng khai báo những vụ ngược đãi và ủng hộ hơn cho hệ thống tư pháp; cần đối xử nhạy cảm và quan tâm chăm sóc đến nạn nhân, nhân chứng trẻ em; hoặc không được ép cung trẻ em, người CTN, ép chúng nhận tội dưới bất kỳ hình thức nào. Các phương pháp lừa gạt và mọi hình thức đe dọa tâm lý có thể được hoặc có thể không được cho phép trong quá trình lấy cung một nghi phạm người lớn sẽ không được sử dụng trong các vụ việc liên quan tới trẻ em, người CTN,… [10]. Như vậy, ĐTTT là nhấn mạnh đến phương thức của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối xử với người CTN nhằm đảm bảo tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người CTN, đòi hỏi trách nhiệm và nghĩa vụ đối xử của các cơ quan này là phương thức đảm bảo cho các quyền của người CTN được thực hiện. Một vấn đề được đặt ra và quan tâm là để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên thì ĐTTT cần có các điều kiện về hoàn hiện hệ thống pháp luật, bộ máy nhà nước, nhân lực và cơ sở vật chất. Như vậy, có thể nói ĐTTT là một cách thức góp phần tạo nên sự toàn diện trong việc thiết lập mô hình TTHS thân thiện đối với người CTN.

Tóm lại, cơ sở để LHQ xây dựng các quy định về thủ tục ĐTTT đối với người CTN là từ những yếu tố đặc thù của người CTN; bản chất của giai đoạn điều tra và ĐTTT chính là một bộ phận, cách thức góp phần tạo nên sự toàn diện trong việc xây dựng thủ tục TTHS thân thiện đối với người CTN của LHQ.

1.2.2. Mô hình điều tra thân thiện theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc

Theo nghiên cứu của UNICEF thì một hệ thống tư pháp phù hợp với trẻ em là hệ thống thỏa mãn những điều kiện sau đây [09]: Các thủ tục điều tra, truy tố và xét xử được điều chỉnh để phù hợp với những nhu cầu cụ thể của trẻ em; trẻ em được đối xử bằng nhân phẩm, tình thương và được tôn trọng, bảo vệ những nhu cầu cá nhân, lợi ích và sự riêng tư của mình; tất cả mọi trẻ em được đối xử công bằng, bình đẳng và không phải chịu bất kỳ hình thức phân

biệt đối xử nào; các vụ án liên quan đến trẻ em phải được xử lý nhanh chóng và tránh mọi trì hoãn không cần thiết; các quyết định được đưa ra phải dựa trên lợi ích tốt nhất của trẻ em; thúc đẩy quyền được lắng nghe và tham gia của trẻ em trong quá trình tố tụng bằng cách cung cấp cho trẻ em thông tin về thủ tục tố tụng, sử dụng các phương pháp phù hợp với độ tuổi của trẻ em để lấy lời khai và bảo đảm trẻ em nhận được sự trợ giúp của cha mẹ hoặc người giám hộ và luật sư bào chữa; cơ quan tiến hành tố tụng được tập huấn chuyên môn về xử lý các vụ án có trẻ em tham gia và thực thi nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp, hiệu quả trên cơ sở tôn trọng các quyền của trẻ em;

Mô hình tư pháp người CTN theo định hướng của LHQ bao gồm những yếu tố: khung pháp lý; cơ quan/người tiến hành tố tụng; dịch vụ hỗ trợ; phòng ngừa tội phạm và xử lý người CTN phạm tội [08]. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu luận văn tìm hiểu các quy định về điều tra VAHS do người 18 tuổi thực hiện, do đó, tác giả tiếp cận một số các yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên mô hình ĐTTT theo định hướng của LHQ bao gồm: khung pháp lý; cơ quan, người tiến hành tố tụng; những dịch vụ hỗ trợ.

Thứ nhất, khung pháp lý bao gồm khung pháp lý chung và khung pháp lý riêng biệt.

Khung pháp lý chung: được áp dụng cho người CTN bị tình nghi, cáo buộc và nạn nhân, nhân chứng là người CTN. Những tiêu chuẩn, quy tắc và hướng dẫn của LHQ chính để xây dựng mô hình ĐTTT bao gồm:

- Quy tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm hàng đầu; các quy định như trẻ em được coi là vô tội đến khi bị chứng minh là đã phạm tội theo quy định của pháp luật; được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về lời buộc tội được quy định tại Công ước về quyền trẻ em (1989);

- Các quy định về quyền cơ bản của trẻ như: không trẻ em nào bị tra tấn hay đối xử tàn bạo; trẻ em bị tước tự do phải được cách ly với người lớn; được tiếp cận nhanh chóng với trợ giúp pháp lý; sử dụng các biện pháp thay

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí