thiếu việc làm (nhất là vào lúc nông nhàn), phải đi các tỉnh, thành phố khác để kiếm sống ngày càng đông. Những đặc điểm tình hình đó đã tác động rất lớn đến an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, mặt khác, do ảnh hưởng của tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm ở Hà Nội và hai tuyến buôn bán ma túy lớn đi qua Hà Tây đó là tuyến Lai Châu - Sơn La - Hà Nội, tuyến Hà Tĩnh - Nghệ An - Hà Nội. Nên hoạt động của bọn tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm, giết, cướp, trộm cắp, cố ý gây thương tích... Trên địa bàn tỉnh trong những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi ngày càng cao, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, trở thành một vấn đề nhức nhối, lo lắng của nhiều gia đình và cả địa bàn tỉnh. Đặc biệt là tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Theo thống kê của Phòng PC 14 Công an tỉnh Hà Tây, qua tập hợp báo cáo của các đơn vị công an huyện, thị xã của tỉnh, tình hình người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật tính từ 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005 là 532 vụ với 870 đối tượng, trong đó nam là 857, nữ là 13 đối tượng.
Các vụ phạm tội mà người chưa thành niên thực hiện bao gồm: giết người 10 vụ với 12 đối tượng, cướp tài sản 28 vụ với 57 đối tượng, cưỡng đoạt tài sản 24 vụ với 43 đối tượng, hiếp dâm và cưỡng dâm 16 vụ với 19 đối tượng, cố ý gây thương tích 123 vụ với 183 đối tượng, trộm cắp tài sản 242 vụ với 365 đối tượng, gây rối trật tự công cộng 8 vụ với 11 đối tượng, đánh bạc 39 vụ với 102 đối tượng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 5 vụ với 8 đối tượng, mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy 5 vụ với 6 đối tượng, các vi phạm khác 49 vụ với 63 đối tượng. Qua số liệu thống kê và khảo sát thực tế ở hai thị xã (Sơn Tây - Hà Đông) và một số huyện trên địa bàn tỉnh cho thấy, do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp. Mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đa số sống bằng nghề nông nghiệp, trình độ phát triển, dân trí chưa cao, miếng cơm, manh áo vẫn còn là gánh nặng của nhiều gia đình trong tỉnh. Do vậy, tình hình tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh cũng có những phức
tạp và khác biệt so với các tỉnh thành phố khác. Các tội mà người chưa thành niên chủ yếu bị khởi tố là:
+ Người chưa thành niên phạm tội về các tội xâm phạm tài sản: Số người chưa thành niên bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản chiếm: 42% trong đó nhiều đối tượng bị khởi tố về tội trộm cắp, lừa đảo là do đua đòi, ăn chơi, thiếu sự quản lý của gia đình, người lớn, có nhân thân xấu xúi giục, rủ rê…
+ Người chưa thành niên phạm tội cố ý gây thương tích: Tỷ lệ người chưa thành niên bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích chiếm 21% phần lớn những đối tượng phạm tội này là do máu yêng hùng, thể hiện tính đàn anh, đàn chị, bỏ học sớm, lêu lổng, đàn đúm, chơi bời, thiếu sự quản lý của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc phạm tội chủ yếu xảy ra giữa trẻ em thôn này với thôn kia, xã này với xã khác gây mâu thuẫn xô xát, dẫn đến chuyện gây gổ, đánh chém lẫn nhau, trả đũa vì thù tức, vì ganh nhau tiếng gáy…
+ Người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản, cướp giật tài sản và cưỡng đoạt tài sản:
Số người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản chiếm: 6,5% Số người chưa thành niên phạm tội cướp giật tài sản chiếm:1%
Có thể bạn quan tâm!
- Những Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Về Cấm Đi Khỏi Nơi Cư Trú (Điều 91 Bltths)
- Quan Điểm Về Việc Xử Lý Người Chưa Thành Niên Phạm Tội
- Quan Hệ Phối Hợp Giữa Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Với Các Cơ Quan Khác Trong Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm
- Số Người Chưa Thành Niên Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây Bị Bắt Từ Năm 2001 Đến 6 Tháng Đầu Năm 2005
- Số Người Chưa Thành Niên Bị Tạm Giữ Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây Từ Năm 2001 Đến 6 Tháng Đầu Năm 2005.
- Tình Hình Áp Dụng Biện Pháp Cấm Đi Khỏi Nơi Cư Trú
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Số người chưa thành niên phạm tội cưỡng đoạt tài sản chiếm: 5%
Thực tế đã phát hiện nhiều vụ người chưa thành niên thực hiện có kết cấu ổ nhóm, có sự bàn bạc và sử dụng phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội, nhất là ở một số địa bàn có trục quốc lộ chính đi qua như đường 32 Sơn Tây - Hà Nội, quốc lộ 21A Sơn tây - Xuân Mai - Hòa Bình…
+ Người chưa thành niên đánh bạc: Hiện tượng người chưa thành niên đàn đúm, rượu chè, cờ bạc ngày một gia tăng ở các địa bàn nông thôn trong tỉnh, tỷ lệ đánh bạc chiếm khoảng 12%. Tình trạng này là một tín hiệu đáng báo động về sự chơi bời sa đọa dẫn đến các điều kiện phạm tội khác.
+ Người chưa thành niên phạm tội giết người và hiếp dâm: So với các trường hợp phạm tội ở trên thì tình trạng người chưa thành niên phạm tội giết người, phạm tội hiếp dâm chiếm: 3,5%
+ Người chưa thành niên nghiệm hút và buôn bán ma túy: Trong những năm gần đây số trẻ em nghiện hút các chất ma túy đang có chiều hướng gia tăng, chiếm: 2% đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
niên
2.2. Đặc điểm hình sự về hoạt động phạm tội của người chưa thành
Như trên đã trình bày, qua nghiên cứu, khảo sát một số vụ án hình sự do
người chưa thành niên thực hiện ở một số huyện trong tỉnh cho thấy việc thực hiện tội phạm của người chưa thành niên cũng giống như tội phạm mà người thành niên thực hiện. Tuy nhiên, do đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ nhận thức, khả năng tư duy chưa đầy đủ cho nên quá trình phạm tội của người chưa thành niên còn hạn chế hơn rất nhiều. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nêu một cách khái quát những đặc điểm hành vi phạm tội của người chưa thành niên như sau:
- Phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm:
Về phương thức, thủ đoạn gây án của người chưa thành niên thường đơn giản, ít tinh vi xảo quyệt, ít có sự chuẩn bị trước, thường có tính chất cơ hội, nhất thời, bồng bột, thiếu suy nghĩ, không sâu sắc. Trước khi gây án thường ít có sự tính toán, tìm hiểu đối tượng mà mình định xâm hại, trong quá trình gây án và sau khi gây án, chưa biết cách xóa dấu vết, tạo hiện trường giả để đánh lạc hướng, gây khó khăn cho CQĐT. Đây là điểm nổi bật về phong cách, đặc điểm, trạng thái tâm lý của người chưa thành niên trong quá trình thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, theo quy luật phát triển của xã hội, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, của phim truyện, băng hình từ nước ngoài tràn vào, nhất là phim truyện trinh thám, kích động bạo lực, phim chưởng, văn hóa phẩm đồi trụy và việc sử dụng điện thoại, mạng internet... Thông qua đó một số vụ án ở địa bàn tỉnh do người chưa thành niên
thực hiện đã có hành vi che giấu tội phạm với những thủ đoạn, phương thức rất tinh vi, xảo quyệt.
Ví dụ: Vụ giết bé gái 8 tuổi nguyễn Thị Linh Chi ở Mỹ Đức, Hà Tây mà thủ phạm là tên Vũ Văn Trung 17 tuổi. Sau khi giết xong, tên Trung đã cho xác bé Chi vào bao tải, có đá ở trong rồi lấy dây thép cuộn chặt lại, ném xuống sông. Xong việc tên Trung đã mua thẻ điện thoại công cộng, nhờ bạn cùng tuổi, điện đến gia đình người bị hại tống tiền. Khi lực lượng công an đến thì chúng đã cao chạy, xa bay, lần sau gọi điện cũng vậy và cuối cùng tên Trung và đồng bọn đã lấy được số tiền 20.000.000đ của gia đình người bị hại để tiêu xài. Quá trình điều tra vụ án này, cơ quan CSĐT công an tỉnh gặp rất nhiều khó khăn và tưởng như bế tắc do thủ đoạn tinh vi của tên Trung.
- Động cơ, mục đích phạm tội
Việc phạm tội của người chưa thành niên nói chung là đơn giản, rò ràng, hành vi phạm tội mang tính nhất thời, bột phát, xuất phát từ nghịch ngợm, tò mò, bắt chước, thể hiện sức mạnh, mưu trí hơn người khác hoặc do thù tức, sĩ diện với bạn bè, không chịu thua chị kém em nên dẫn đến hành vi phạm tội. Động cơ, mục đích phạm tội mà người chưa thành niên thực hiện không sâu sắc mà chủ yếu là do ngoại cảnh mang lại. Đối với địa bàn tỉnh, qua điều tra, xác minh cho thấy, việc người chưa thành niên phạm tội là do điều kiện kinh tế khó khăn, không có nghề nghiệp ổn định, lêu lổng, chơi bời, đua đòi, thiếu sự quản lý của gia đình mà trong đó nhu cầu cần tiền để tiêu xài lại cao nên dẫn đến những động cơ, mục đích phạm tội. ở địa bàn tỉnh cũng đã phát hiện nhiều trường hợp người chưa thành niên phạm tội là do bọn tội phạm lớn tuổi rủ rê, lôi kéo, chỉ đạo nên động cơ, mục đích phạm tội này là của bọn tội phạm lớn tuổi.
- Hậu quả, tác hại
So với hậu quả tác hại mà hành vi phạm tội do người lớn gây ra thì hậu quả, tác hại mà người chưa thành niên phạm tội gây ra thường là không lớn, ít nguy hiểm hơn.
Ví dụ: Đối với tội trộm cắp tài sản, khi người chưa thành niên đã chiếm đoạt được tài sản thì thường là bán ngay để lấy tiền rượu chè, cà phê, vào mạng cùng bạn bè hoặc hút, hít, chích ma túy... Nói chung là tiêu xài hết, ít khi tích lũy hoặc mua sắm cho gia đình…
Về hoạt động, thường là cá nhân độc lập phạm tội, trong các trường hợp có ổ nhóm, có tổ chức thì mức độ liên kết không bền vững, thời gian tồn tại không lâu, chủ yếu là liên kết với nhau để cùng thực hiện một sở thích chung rồi tan vỡ. ở địa bàn tỉnh trong thời gian qua, cơ quan CSĐT đã khám phá thành công rất nhiều vụ án có đặc điểm như vậy. Tuy nhiên, cũng có những vụ do người chưa thành niên gây ra hậu quả, tác hại lớn nhưng số này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vụ việc đã thống kê mục 2.1.
- Về địa bàn gây án:
ở tỉnh Hà Tây có rất nhiều khu du lịch, thắng cảnh và các trục đường chính chạy qua, nên địa bàn gây án của người chưa thành niên tập trung chủ yếu ở các khu vực này. ở các địa bàn nông thôn trong tỉnh xảy ra ít hơn so với các thị xã, thị trấn, các chợ huyện trong tỉnh.
Qua nghiên cứu, điều tra làm rò những vụ phạm tội do người chưa thành niên gây ra ở địa bàn tỉnh cũng đã xuất hiện những vụ việc có sự lưu động từ xã này sang xã khác, từ huyện này sang huyện khác và ngược lại. Do vậy, trong công tác đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội, cơ quan CSĐT công an tỉnh cùng với các đội điều tra công an cấp huyện cần phải giải quyết tốt các tụ điểm, làm tốt công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở từng xã trong huyện và từng huyện trong tỉnh. Có như vậy mới hạn chế một cách hiệu quả tình hình phạm tội do người chưa thành niên gây ra.
- Thời gian gây án
Về thời gian gây án của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh mang tính chất thất thường, ít có quy luật cụ thể vì ở khu vực nông thôn, thời gian gây án lý tưởng là
khi người lao động đi làm ruộng vắng nhà. Còn ở khu vực thị xã, thị trấn, chợ… thời gian gây án cũng thất thường, chỉ khi nào thấy sơ hở là người chưa thành niên tiến hành ngay rồi tẩu tán. Thực tế, vụ án mà cơ quan CSĐT công an tỉnh làm rò cho thấy, thời gian gây án vào ban ngày chủ yếu từ 5 giờ sáng đến 6 giờ sáng, từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Đó là lúc trời nhập nhoạng sáng và lúc người lao động đi làm. Bên cạnh đó có một số tội thường xảy ra vào ban đêm như tội trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích… (chiếm tỷ lệ 65 đến 70%), ban ngày chiếm tỷ lệ 30 đến 35%. Một số vấn đề có tính quy luật ở địa bàn tỉnh là những ngày nghỉ, ngày chủ nhật, các ngày lễ, người chưa thành niên phạm tội nhiều hơn so với ngày thường và vào mùa hè xảy ra nhiều hơn so với mùa đông.
- Trình độ văn hóa
Mấy năm trở lại đây, ở địa bàn tỉnh, các gia đình cũng rất chú ý quan tâm đến việc học hành của con cái mình, song do đặc thù của tỉnh chủ yếu sống về nghề nông nghiệp nên vẫn còn nhiều gia đình sao nhãng việc học tập của con em mình vì miếng cơm của áo. Do vậy, trình độ văn hóa của người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn tỉnh thường là rất thấp. Qua thống kê và khảo sát cho thấy, số người chưa thành niên không biết chữ là 1,3% có trình độ văn hóa tiểu học là 5%, trung học cơ sở là 27%, trung học phổ thông là 35%, đã bỏ học là 30%, tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn, miền núi. Có thể nói rằng, trình độ văn hóa thấp dẫn đến việc nhận thức đúng sai, phải trái cũng thấp, nên tình trạng phạm tội xảy ra đối với người chưa thành niên là không tránh khỏi. Đây là một đặc điểm cơ bản về tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh.
- Về giới tính
Các vụ phạm tội do người chưa thành niên gây ra ở địa bàn tỉnh cho thấy về giới tính: Nam chiếm khoảng 90%, còn nữ chiếm khoảng 10%. So với nam giới thì nữ giới chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng số vụ nói chung mà người chưa thành niên gây ra. Qua khảo sát 14 huyện trong tỉnh và hai thị xã thời gian từ 2003
đến 2004, toàn tỉnh có tổng số 367 vụ. Nam chiếm 91%, nữ chiếm 9%. Thực tế này phù hợp với đặc điểm về giới tính.
- Về độ tuổi
Độ tuổi người chưa thành niên phạm tội được phân làm hai loại: Loại thứ nhất là lứa tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, loại thứ hai từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. ở lứa tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong giai đoạn này, tình trạng phạm tội của người chưa thành niên chiếm 64%, độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm 28%, dưới 14 tuổi chiếm 7,3%.
Nếu như ở lứa tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội chủ yếu là do bột phát, vô thức, bị lôi kéo, xúi giục thì ở lứa tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu là do tâm lý lứa tuổi, do bồng bột, ham muốn cá nhân, thích bắt chước, đua đòi, thích quan hệ giao du… dẫn đến việc thực hiện tội phạm. Thực tế, các vụ phạm tội như giết, cướp, hiếp, cướp giật do người chưa thành niên thực hiện chủ yếu là ở lứa tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu, xem xét đặc điểm hình sự về hoạt động tội phạm của người chưa thành niên, giúp cho chúng ta thấy được những nét đặc thù của loại tội phạm này, từ đó có những cách thức, biện pháp phù hợp trong quá trình đấu tranh phòng chống, ngăn chặn, xử lý người chưa thành niên phạm tội.
2.3. Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra
2.3.1. Tình hình áp dụng biện pháp bắt người
Trong những năm qua, hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã từng bước đi vào nề nếp. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện BLTTHS sửa đổi, bổ sung dần dần được hoàn thiện. Căn cứ vào BLTTHS 2003 cùng với sự chỉ đạo chung của lãnh đạo Bộ Công an và Giám đốc công an tỉnh, kể cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn áp dụng. Nên cơ quan CSĐT công an tỉnh đã thực hiện tốt vấn đề này, bởi
việc bắt người chưa thành niên phạm tội đúng pháp luật hay không đúng pháp luật có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, tài sản, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân, quyền của trẻ em... Đây là vấn đề nhạy cảm trong đời sống xã hội, khi mà các vấn đề về quyền con người nói chung, các quyền của trẻ em nói riêng đang dần dần được quốc tế hóa.
Thực chất việc bắt người chưa thành niên phạm tội là các hành vi sử dụng quyền lực, để tước bỏ khả năng chống đối, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra của cơ quan CSĐT công an tỉnh mà đối tượng bị áp dụng có thể thực hiện, đồng thời việc bắt đối tượng cần bắt còn thể hiện ý chí, trách nhiệm, niềm tin và lòng dũng cảm của người thi hành lệnh bắt, luôn luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống bất trắc có thể xảy ra trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Chúng ta nhận thức rằng, thái độ chống đối của một số đối tượng là người chưa thành niên khi bị bắt là một quá trình tâm lý đan xen giữa gia đình, bạn bè với hành vi phạm tội, giữa mối liên hệ ràng buộc của những tên trong đồng phạm với ý thức cá nhân, giữa cay cú, liều lĩnh với hậu quả xảy ra. Ngược lại, trạng thái tâm lý của người thi hành lệnh bắt là ý thức kiên quyết tấn công tội phạm, là mối liên hệ giữa nhiệm vụ, niềm tin, lòng dũng cảm và tình cảm cá nhân, đứng trước những thử thách đó còn lựa chọn, đắn đo…vì thế vai trò của người thi hành lệnh bắt rất quan trọng, phải biết mình và hiểu rò về đối tượng là người chưa thành niên để xác định được những hậu quả xấu có thể xảy ra. Đó là mục tiêu của hoạt động bắt người.
2.3.1.1. Thực trạng việc áp dụng biện pháp bắt người
Bắt người là biện pháp ngăn chặn có tính đặc thù, thường được áp dụng liền trước các biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam. Về nội dung biện pháp này, là hạn chế quyền tự do thân thể của người bị bắt trong một khoảng thời gian nhất định, với mục đích và ý nghĩa là ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, không để cho đối tượng tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, ngăn chặn việc đối tượng cản trở quá trình điều tra xử lý, đảm bảo sự tham gia của họ trong các hoạt động tố tụng hình