Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Có Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giam Trong Hoạt Động Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Trên Địa Bàn

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH


2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp tạm giam trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

* Vị trí địa lý, tự nhiên của thành phố Tây Ninh

Thành phố Tây Ninh là tỉnh lỵ của tỉnh Tây Ninh. Về vị trí, thành phố Tây Ninh giáp huyện Dương Minh Châu ở phía Đông, huyện Châu Thành ở phía Tây, huyện Tân Biên và Tân Châu ở phía Bắc và thị xã Hòa Thành ở phía Nam. Thành phố có diện tích 140 km2 với dân số là 132.592 người (theo số liệu năm 2017), mật độ dân số đạt 947 người/km2. Thành phố có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm bảy phường (1, 2, 3, 4, Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh) và ba xã (Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân).

Với vị trí trung tâm của tỉnh Tây Ninh hội tụ nhiều tuyến đường liên tỉnh quan trọng nối kết các trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, tạo thuận lợi cho địa phương trong giao lưu, liên kết phát triển đồng bộ về nhiều mặt. Thành phố Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa quốc lộ 22B, tỉnh lộ 782, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát.

* Điều kiện dân số, kinh tế, xã hội của thành phố Tây Ninh

Thành phố Tây Ninh chính thức được thành lập theo Nghị quyết số 135/NQ- CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ với quy mô là đô thị loại III. Theo đó, chuyển 2 xã Ninh Sơn, Ninh Thạnh thành 2 phường có tên tương ứng và chuyển thị xã Tây Ninh thành thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh.

Về dân số, theo số liệu khảo sát năm 2017, dân số thành phố Tây Ninh là

132.592 người với mật độ 947 người/km2. Trên địa bàn thành phố có tám dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Khơme, Chăm, Hoa, Tàmun, Mường, Tày, Nùng. Trong đó, đồng bào dân tộc Kinh chiếm đa số. Mỗi dân tộc có quy mô khác nhau, song vẫn giữ được những nét bản sắc văn hóa của riêng mình, tạo nên sự độc đáo, phong phú trong đời sống xã hội của thành phố Tây Ninh. Việc nắm vững đặc điểm về phong tục, tập quán của các dân tộc trên địa bàn tỉnh góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho

việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết VAHS nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng trong TTHS.

Trong những năm qua, kinh tế của thành phố Tây Ninh không ngừng tăng trưởng, từng bước khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế; giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 9,48%. Thành phố tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; thực hiện tốt các chính sách an sinh- xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từ đó số hộ nghèo được kéo giảm từ 1.399 hộ năm 2010 xuống còn 313 hộ năm 2015.

Theo định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Tây Ninh sẽ là một trong những đô thị quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một cực trong sự tăng trưởng chủ đạo trong hệ thống đô thị Việt Nam với Thành phố Hồ Chí Minh. Đô thị này còn nằm trong vùng đối trọng phát triển kinh tế phía Bắc, định hướng đến năm 2025 sẽ nâng lên đô thị loại II.

* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế, xã hội của thành phố Tây Ninh đối với việc áp dụng biện pháp tạm giam trong TTHS ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Là đô thị trung tâm của tỉnh Tây Ninh, dân số tập trung tương đối đông đúc, các cơ sở hạ tầng của thành phố đã tương đối được hoàn thiện, điều kiện giao thông đi lại khá thuận lợi. Đây là những lợi thế lớn cho thành phố trong phát triển các mặt của đời sống xã hội, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng của địa phương trong quá trình thực hiện công tác của mình.

Tuy vậy, điều kiện kết cấu dân số của thành phố khá phức tạp với nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn cùng những phong tục, tập quán, lối sống mang bản sắc riêng. Bên cạnh đó, thành phần tôn giáo đa dạng, nhiều nhất là Đạo Cao Đài cùng các tôn giáo khác như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… Chính sự đa dạng, phức tạp về thành phần dân cư cùng tôn giáo là những điều kiện tiềm ẩn nguy cơ xung đột, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế của thành phố tập trung phát triển công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp cũng dẫn đến sự gia tăng của đội ngũ lao động nhập cư, làm cho tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn càng thêm phức tạp. Từ đó tình hình tội phạm gia tăng kéo theo số lượng người bị áp dụng biện pháp tạm giam cũng tăng, trong khi điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác này còn chưa hoàn thiện là những khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác áp dụng

biện pháp tạm giam trong quá trình giải quyết VAHS.

Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của nhân dân để có thể tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng chính thống của một bộ phận người dân ở các khu vực nông thôn của thành phố còn hạn chế, trình độ nhận thức của nhân dân không đồng đều, đặc biệt là đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận, nắm bắt các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật TTHS nói riêng, trong đó có các quy định về biện pháp tạm giam.

Mặt khác, là thành phố trung tâm của tỉnh, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa quốc lộ 22B, tỉnh lộ 782, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát để đi Campuchia nên đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng phạm pháp nói chung, người bị tạm giam nói riêng trốn sang nước khác. Do đó, nếu việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong TTHS không được hợp lý, không tiến hành tạm giam đối với người phạm tội khi cần thiết hoặc công tác quản lý giam giữ không đảm bảo thì dễ xảy ra tình trạng đối tượng bỏ trốn qua biên giới gây khó khăn cho quá trình tố tụng cũng như công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Như vậy, những điều kiện về vị trí địa lý, dân cư, kinh tế xã hội của thành phố Tây Ninh cùng các điều kiện về cơ sở vật chất là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động, thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và áp dụng biện pháp tạm giam trong quá trình giải quyết VAHS trên địa bàn thành phố Tây Ninh nói riêng.

2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

2.2.1. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội trên địa bàn cả nước nói chung cũng như tỉnh Tây Ninh nói riêng, tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Tây Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, từng bước nâng cao tiềm lực kinh tế của địa phương, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tuy nhiên, cùng với mặt tích cực thì những vấn đề về an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn thành phố lại có diễn biến hết sức phức tạp. Số VAHS xảy ra hàng năm nhiều, có xu hướng gia tăng qua các năm với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao.

Theo số liệu thống kê của VKSND thành phố Tây Ninh từ năm 2016 đến

năm 2020, trên địa bàn thành phố đã xảy ra tổng cộng 789 vụ với 1087 bị can. Cụ thể qua các năm, tình hình thụ lý án hình sự của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tây Ninh được thể hiện như sau:

Bảng 2.1. Tình hình khởi tố các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến năm 2020



Năm


Tổng số vụ

Tổng số bị can

Tp về TTATXH


Tp về ma túy

Tp về kinh tế, sở hữu, môi trường

Tp về tham nhũng và chức vụ

Tp xâm phạm hoạt động TP

Số vụ

Bị can

Số vụ

Bị can

Số vụ

Bị can

Số vụ

Bị can

Số vụ

Bị can

2016

141

170

39

63

45

48

57

59

0

0

0

0

2017

145

175

40

65

46

50

59

60

0

0

0

0

2018

130

161

31

62

46

53

53

45

1

1

0

0

2019

183

229

48

85

65

71

69

71

1

2

0

0

2020

190

352

72

232

65

73

51

45

1

1

1

1

Tổng

789

1087

230

507

267

295

289

280

3

4

1

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 6


Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh

Qua thống kê cho thấy số vụ án qua các năm tuy tăng, giảm không đều với số lượng không quá lớn, tuy nhiên tính chất, mức độ nguy hiểm thì ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của điều kiện kinh tế, xã hội đã xuất hiện các loại tội phạm mới trên địa bàn thành phố như tội phạm về chức vụ (tội tham ô tài sản), tội xâm phạm hoạt động tư pháp (tội trốn khỏi nơi giam giữ). Bên cạnh đó, chiếm phần lớn trong cơ cấu tội phạm là các tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, tội phạm về ma túy và tội phạm về sở hữu, kinh tế, môi trường. Cụ thể, các tội có số vụ xảy ra nhiều trên địa bàn thành phố có thể kể đến như trộm cắp tài sản, đánh bạc, ma túy, cố ý gây thương tích, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…Từ đó cho thấy diễn biến của tội phạm xảy ra trong thành phố là hết sức phức tạp, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đối tượng phạm tội ngày càng manh động, côn đồ hơn, đặc biệt là đối với các tội phạm về ma túy.

Mặt khác, tuy biến động số vụ án thụ lý qua các năm không lớn nhưng số lượng bị can lại có sự gia tăng nhanh chóng qua các năm. Cụ thể từ 170 bị can vào năm 2016 đã tăng lên 352 bị can năm 2020 với tỷ lệ tăng gấp hơn 2 lần. Điều này cho thấy số lượng tội phạm trong các VAHS ngày càng nhiều, có sự câu kết, móc

nối với nhau trong khi hành động nên tính chất, mức độ tội phạm ngày càng nguy hiểm, làm cho tình hình trật tự, an toàn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp cũng như gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng.

2.2.2. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020, số lượng án hình sự trên địa bàn thành phố Tây Ninh tương đối nhiều với 789 vụ, 1087 bị can, bị cáo, số bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tương đối lớn. Trong đó, số lượng bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam chiếm số lượng nhiều nhất.

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng tương đối chính xác, thể hiện như sau:

Bảng 2.2. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến năm 2020


Tiêu chí

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Tổng

Tổng số đang bị tạm giam

59

65

60

57

83

324

Số di biến động

từng năm

53

55

58

47

55

268

Mới bị tạm giam

143

133

128

153

215

772

Chuyển đến

27

23

25

21

2

98

Chuyển đi

164

146

151

164

189

814

Theo thẩm quyền

VKS tạm giam

9

10

8

7

6

40

CQĐT tạm giam

33

41

39

37

57

207

Tòa án tạm giam

17

14

13

13

20

77


Theo loại tội phạm

Đặc biệt nghiêm trọng

0

0

0

0

0

0

Rất nghiêm trọng

18

21

17

17

22

95

Nghiêm trọng

35

37

36

34

53

195

Ít nghiêm trọng

6

7

7

6

8

34

Người bị tạm giam trốn

0

0

0

0

1

1

- Người bị tạm giam chết

0

0

0

0

0

0


Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh

Qua số liệu thống kê cho thấy số đối tượng bị bắt, tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh qua các năm có sự tăng giảm không đồng đều, sự chênh lệch giữa các năm không lớn. Tuy nhiên, trong năm 2020 lại có xu hướng tăng nhanh đột biến so với mức tăng, giảm trong các năm trước. Điều này cho thấy tình hình tội phạm cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm ngày càng cao, diễn biến phức tạp. Các đối tượng bị tạm giam chủ yếu là do CQĐT tiến hành tạm giam, còn lại do VKS và Tòa án quyết định tạm giam trong giai đoạn truy tố và xét xử. Mặt khác, số đối tượng từ tạm giữ bị khởi tố và chuyển sang tạm giam chiếm tỷ lệ lớn so với các đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác cho thấy việc áp dụng biện pháp này có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết VAHS của cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Tây Ninh. Đồng thời, điều này còn cho thấy tính chất, mức độ nguy hiểm của các đối tượng phạm tội trong những năm gần đây ngày càng cao, đòi hỏi phải áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất là tạm giam nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết VAHS.

Về quá trình giải quyết các trường hợp tạm giam, theo số liệu thống kê từ năm 2016 đến năm 2020, các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đã giải quyết cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Tình hình giải quyết các trường hợp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến năm 2020



Năm


Tổng số

Số vụ giải quyết

Đình chỉ/tạm đình chỉ

Tạm giam quá

hạn

Hủy bỏ

BPTG

Thay đổi

BPTG

HĐXX

trả tự do


Tổng


Tỷ lệ

2016

59

2

1

3

9

15,25%

1

0

2017

65

3

2

3

11

16,92%

1

0

2018

60

3

1

4

13

21,17%

2

0

2019

57

1

1

1

2

3,51%

1

0

2020

83

1

6

1

8

9,64%

1

0

Tổng

324

10

21

12

49

15,12%

6

0

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh

Từ kết quả thống kê trên, việc giải quyết các trường hợp tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh chiếm tỷ lệ khá thấp, số đối tượng hiện bị tạm giam còn tương đối nhiều qua mỗi năm. Điều này thể hiện tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, số lượng tội phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng cao chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tội phạm. Vấn đề này dẫn đến sự khó khăn của các cơ quan tiến hành tố tụng về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là trong thời gian khảo sát từ năm 2016 đến năm 2020 đã không có trường hợp bị can, bị cáo nào bị tạm giam quá hạn trong quá trình giải quyết

VAHS trên địa bàn thành phố.

2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

2.3.1. Những kết quả đạt được trong áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Khảo sát tình hình tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh thấy rằng hầu hết các trường hợp áp dụng tạm giam đều tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp tạm giam. Việc áp dụng biện pháp tạm giam hiện nay đã có những tiến bộ đáng kể, bảo đảm dân chủ, pháp chế, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cụ thể quá trình áp dụng biện pháp tạm giam trong quá trình TTHS trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đã đạt được những kết quả như sau:

- Về việc thực hiện quy định của pháp luật về căn cứ, thủ tục, thời hạn tạm giam: Hầu hết các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đều đảm bảo các quy định của pháp luật về căn cứ tạm giam cũng như trình tự, thủ tục tiến hành tạm giam đối với bị can, bị cáo. Các trường hợp tạm giam hầu hết đều là người đã thực hiện những tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho xã hội, hành vi phạm tội xảo quyệt, mang tính chất côn đồ, có thái độ chống đối các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án, tìm cách gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Điển hình như trường hợp sau: Ngày 04 tháng 09 năm 2020, tại nhà số 98 đường Ngô Gia Tự, hhu phố 2, phường 2, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Bị cáo Nguyễn Văn Sĩ thực hiện hành vi lén lút lấy trộm 06 card điện thoại loại Viettel và 01 điện thoại loại Vinaphone của bà Trần Thanh Tuyền. Tổng trị giá tài sản chiếm đoạt là 170.000 đồng. Bị cáo Nguyễn Văn Sĩ đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Do đó, có đủ căn cứ xác định bị cáo Nguyễn Văn Sĩ đã phạm tội “Trộm cắp tài sản”, tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự nên cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh truy tố bị cáo với tình tiết định khung hình hình phạt được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự là đúng người, đúng tội có căn cứ chấp nhận.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy: Mặc dù Sỹ trộm cắp tài sản với số tiền không lớn nhưng tại địa phương được biết Nguyễn Văn Sỹ là đối tượng chuyên đi trộm cắp tài sản, đã có 3 tiền án về tội trồm cắp tài sản, chưa được xóa án tích, Sỹ sống lang thang không có nghề nghiệp ổn định rò ràng, do đó, cơ quan CSĐT công an thành phố Tây Ninh đã tiến hành tạm giam đối với Nguyễn Văn Sỹ từ ngày 05/09/2020 là hoàn toàn chính xác, đảm bảo cho quá trình tố tụng sau này của vụ án, đảm bảo tính răn đe đối với bị cáo (Bản án số:02/2021/HS-ST ngày 05 tháng 01 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh).

Những người tiến hành tố tụng khi tiến hành các thủ tục để áp dụng biện pháp tạm giam đều tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS, đồng thời đảm bảo quyền dân chủ của người bị bắt, bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch về việc bắt, tạm giam. Điều này được thể hiện ở việc các trường hợp phải hủy bỏ biện pháp tạm giam trong quá trình tố tụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các trường hợp tạm giam. Năm 2016 có 2 trường hợp hủy bỏ biện pháp tạm giam, năm 2017 và năm 2018 cùng có 3 trường hợp, năm 2019 và năm 2020 đều chỉ có 1 trường hợp hủy bỏ biện pháp tạm giam.

- Về chế độ ăn, ở, sinh hoạt: Các chế độ ăn, ở, sinh hoạt và chế độ khác cho người bị tạm giam được bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn lương thực được bảo đảm, các tiêu chuẩn như thịt, cá, rau, đường, xà phòng, chất đốt, nước mắm, muối được quy định và cấp phát theo định lượng quy định phù

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022