Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giam Trên Địa Bàn Thành Phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh

hợp với thực tế và khẩu vị để người tạm giam ăn hết tiêu chuẩn, tránh tình trạng lãng phí. Khắc phục hoàn toàn tình trạng người bị tam giam thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình giam giữ dẫn đến ốm đau, bệnh hoặc tử vong. Diện tích sàn nằm về cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, có bệ nằm được lát gạch và chiếu trải để nằm. Bị can, bị cáo cũng như phạm nhân bị giam giữ đều được đảm bảo chế độ chăn màn theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là nữ luôn được bảo đảm chế độ tiêu chuẩn về quần áo, tư trang theo quy định của pháp luật.

- Về chế độ thăm nuôi, tiếp tế, gửi quá, nhận, gửi thư: Mọi trường hợp thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam đều được tạo điều kiện thuận lợi, không bị hạch sách, gây khó khăn vô lý. Mọi trường hợp thăm gặp đều được vào sổ theo dòi chặt chẽ. Những trường hợp được hoàn cung, chờ xét xử, chấp hành tốt nội quy trại tạm giam có thể được xét tăng gấp đôi số lần thăm gặp. Các trường hợp bị kỷ luật thì không được thăm gặp gia đình. Mọi trường hợp thăm gặp đều được tổ chức tại nhà thăm gặp của nhà tạm giữ. Bên cạnh đó, nhà tạm giữ cũng thực hiện tốt việc nhận, gửi thư, quà, tiên lưu ký theo đúng quy định của pháp luật.

- Về chế độ khám, chữa bệnh: Công tác chăm sóc sức khỏe cho người bị tạm giữ, tạm giam luôn được bảo đảm, khi ốm đau được khám, phát thuốc điều trị tạm buồng tạm giam và bệnh xá của nhà tạm giữ. Các trường hợp bệnh nặng, vượt khả năng y tế của trại thì được chuyển lênh bệnh viện tuyến trên để khám và điều trị. Tình trạng người bị tạm giam bỏ trốn, chết giảm đáng kể. Đây là điều đáng được ghi nhận trong công tác giam, giữ của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn thành phố Tây Ninh chỉ có 1 trường hợp trốn khỏi nơi giam giữ, đối tượng hiện đã bị bắt và bị khởi tố về tội trốn khỏi nơi giam giữ, 1 trường hợp chết trong quá trình tạm giữ do tự sát, không có trường hợp chết trong quá trình tạm giam. Các điều kiện về cơ sở vật chất của nhà tạm giữ từng bước được cải thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác tố tụng nói chung, tạm giam nói riêng.

- Về các chế độ khác: Nhà tạm giữ trang bị một hệ thống loa đài truyền thanh để tuyên truyền, giáo dục cho người bị tạm giam nghe về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra còn bố trí tivi ở một số buồng giam chung để bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, phạm nhân xem để có thêm

nhận thức, thấy được chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội cũng như tình hình xã hội nói chung. Trên cơ sở đó đảm bảo hiệu quả giáo dục, cải tạo đối với phạm nhân cũng như giúp cho người bị tạm giam, tạm giữ nhận thức được hành vi sai trái, vi phạm của bản thân, ăn năn, hối cải, tích cực phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Việc đạt được những kết quả nêu trên về công tác áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất là công tác TTHS nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan tư pháp các cấp thông qua việc quán triệt đầy đủ các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, các quy định của pháp luật về TTHS, đặt biệt là các quy định về áp dụng biện pháp tạm giam. Các cấp lãnh đạo đã chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đi sâu kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị nghiệp vụ của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố, tổ chức giao ban định kỳ nhằm hướng dẫn, giải thích kịp thời những khó khăn, vướng mắc của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng; đồng thời tổ chức tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng công tác.

Thứ hai là năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức của cơ quan tư pháp thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh ngày càng được nâng cao. Việc vận dụng, áp dụng pháp luật trong áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp tạm giam ngày càng đạt hiệu quả cao.

Thứ ba là các cơ quan tư pháp thành phố Tây Ninh đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau trong giải quyết vụ án nói chung, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp tạm giam nói riêng. Từ đó có thể kịp thời khắc phục những sai sót, hủy bỏ những lệnh, quyết định không hợp pháp, không có căn cứ hoặc không cần thiết, bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng.

Thứ tư là cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế độ chính sách đối với các cơ quan, người thực hiện hoạt động tư pháp đã từng bước được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

quan tâm, bảo đảm. Từ đó tạo động lực, lòng tin và tư tưởng an tâm công tác của cán bộ trong các cơ quan tư pháp.

Thứ năm là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đang được ban hành hàng ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đây là cơ sở pháp lý rò ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tư pháp các cấp, trong đó có các cơ quan tư pháp thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có các căn cứ, cơ sở để áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng được dễ dàng hơn.

Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 7

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được đã phân tích nêu trên, việc áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh vẫn tồn tại những hạn chế, thiếu sót nhất định. Cụ thể như sau:

2.3.2.1. Những tồn tại trong quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam

- Tồn tại, vướng mắc trong quy định về thời hạn tạm giam

Theo quy định của BLTTHS năm 2015, thời hạn tạm giam để điều tra (kể cả thời hạn gia hạn) là không quá 3 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 5 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, 7 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 16 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, thời hạn điều tra VAHS (kể cả thời gian gia hạn) là 6 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 8 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, 12 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy thời hạn điều tra dài hơn thời hạn tạm giam để điều tra. Thực tế cho thấy trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều vụ án, khi thời hạn tạm giam đã hết mà thời hạn điều tra vẫn còn, vụ án vẫn chưa hoàn tất việc điều tra thì vấn đề áp dụng biện pháp ngăn chặn nào cho bị can trong trường hợp này là vướng mắc đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy BLTTHS có quy định “trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra” (Khoản 6 Điều 173 BLTTHS năm 2015) nhưng lại chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể thế nào là “trường hợp đặc biệt” để được kéo dài thời

hạn tạm giam đến khi kết thúc điều tra. Do đó, đây vẫn là một vấn đề gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn áp dụng.

Trong giai đoạn xét xử, theo quy định tại Điều 277, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu hết thời hạn trên mà vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử thì Tòa án gia hạn tạm giam như gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử: không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thời hạn để mở phiên tòa từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử là 15 ngày, trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Việc xác định thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam như trên là dựa trên thời hạn chuẩn bị xét xử và gia hạn chuẩn bị xét xử vì Bộ luật không quy định cụ thể thời gian tạm giam để chuẩn bị xét xử mà chỉ xác định: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này” (Điều 278 BLTTHS năm 2015) [28, tr 246 - 247]. Theo đó, có ý kiến cho rằng Tòa án có thể ra lệnh tạm giam 75 ngày đối với tội ít nghiêm trọng, 90 ngày đối với tội nghiêm trọng, 120 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và 150 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi lẽ, những người theo quan điểm này cho rằng Tòa án có thể có quyền kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quy định quyền gia hạn tạm giam. Do đó, chỉ cần ra lệnh tạm giam một lần với thời hạn bằng tổng thời hạn chuẩn bị xét xử kể cả thời hạn gia hạn.

Tuy nhiên, việc thực hiện như nói trên sẽ mặc định kéo dài thời hạn tạm giam của bị can, bị cáo mà không cần căn cứ thực tế có cần thiết hay không (có gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử hay không). Điều này không phù hợp với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta cùng với chủ trương tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của công dân mà Hiến pháp đã xác định. Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này” [28, tr 246 - 247] thì thời hạn tạm giam đã bao gồm thời hạn kéo dài của thời hạn chuẩn bị xét xử, và việc gia hạn tạm giam chỉ cần thiết khi thời hạn chuẩn bị xét xử

phải kéo dài. Do đó, Tòa án chỉ cần ra lệnh tạm giam trong thời hạn 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội nghiêm trọng, 60 ngày đối với tội rất nghiêm trọng, 90 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp phải kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử thì Tòa án sẽ ra lệnh tạm giam thêm tương ứng với từng loại tội phạm.

- Tồn tại, vướng mắc trong quy định về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam

BLTTHS không quy định cụ thể về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam mà chỉ xác định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung. Đó là để kịp thời ngăn chặn tội phạm; khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; có căn cứ xác định người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội hoặc đảm bảo thi hành án. BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không có giải thích gì thêm về các căn cứ này để có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong thực tế cũng như làm rò những biểu hiện cụ thể của từng căn cứ làm cơ sở để áp dụng biện pháp ngăn chặn cho phù hợp. Trong khi đó, tạm giam là biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc cao nên nếu việc áp dụng biện pháp này không có căn cứ rò ràng, chặt chẽ thì sẽ dễ ảnh hưởng đến quyền tự do cũng như những lợi ích chính đáng của người bị áp dụng. Chính vì vậy đã dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng các căn cứ này trong thực tế, làm cho quá trình tố tụng chưa thực sự chặt chẽ.

Ví dụ như trường hợp sau đây: Nguyễn Chính Tính và Nguyễn Nhật Vy, sinh ngày 23-02-2002 quen biết và nảy sinh tình cảm từ tháng 5 năm 2016. Khoảng tháng 7 năm 2017, Tính cùng cháu Vy đi chơi sau đó cả hai đến nhà nghỉ “Sang Yên” tại khu phố Hiệp Nghĩa, phường Hiệp Ninh thuê nghỉ. Sau khi vào phòng số 2 của nhà nghỉ, Tính cùng Vy thực hiện hành vi giao cấu 01 lần với sự đồng ý của Vy. Sau khi quan hệ Tính đưa Vy về nhà. Đến tháng 10 năm 2017, bà Nguyễn Thị Mỹ Loan là mẹ ruột của Vy, phát hiện Vy có thai, bà Loan hỏi thì Vy kể lại toàn bộ sự việc cùng Tính quan hệ dẫn đến có thai nên bà Loan làm đơn tố cáo gửi Công an phường Ninh Thạnh thành phố Tây Ninh. Ngày 29 tháng 7 năm 2018, Công an phường Ninh Thạnh chuyển hồ sơ đến Công an thành phố Tây Ninh thụ lý giải quyết. Ngày 07-4-2018, cháu Nguyễn Nhật Vy sinh con, đến ngày 23-3-2020 cùng Nguyễn Chính Tính đăng ký kết hôn chung sống cho đến nay. (Bản án số

136/2020/HS-ST ngày 07/12/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Xem xét hồ sơ vụ án trên thấy Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tây Ninh tiến hành tạm giam đối với bị cáo Nguyễn Chính Tính trong vụ án trên là chưa thật thỏa đáng bởi vì theo kết luận giám định pháp y tâm thần số 609 ngày 27-11- 2018, kết luận: Nguyễn Chính Tính, sinh năm 1998, ngụ khu phố Ninh Hòa, phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, tại thời điểm gây án, đương sự bị hạn chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Hiện nay, đương sự mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, khi làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng phải có người giám hộ. Ngoài ra, bị cáo Tính lại là lao động chính trong gia đình, gia đình bị hại có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo. Do đó, việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo Tính là không thật cần thiết. Sau đó, ngày 07/12/2020 Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh xét xử sơ thẩm đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Chính Tính phạm tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” . Áp dụng Điểm d, Khoản 2 Điều 145; Điểm l, q, s, Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 54; Điều 65 Bộ luật Hình sự: Xử phạt bị cáo Nguyễn Chính Tính 01 (một) năm tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 02 (hai) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo Nguyễn Chính Tính về cho Ủy ban nhân dân phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh giám sát, giáo dục, trong thời gian thử thách.

Bên cạnh đó, việc gia hạn tạm giam trong các giai đoạn điều tra, truy tố, luật chỉ quy định khi xét thấy “vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam” (Khoản 2 Điều 173 BLTTHS năm 2015) trong giai đoạn điều tra hoặc “xét thấy cần thiết” trong giai đoạn truy tố thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ gia hạn. Vấn đề ở đây là cần hiểu thế nào về vụ án có nhiều tình tiết phức tạp hay thế nào là cần thiết thì luật lại chưa có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể. Theo đó, trong một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng mang tính chủ quan, dựa trên quan điểm cá nhân để luận giải quy định định của pháp luật trong trường hợp này nên dẫn đến sự không đồng tình của các cơ quan tiến hành tố tụng khác cũng như là sự bất bình của các người bị áp dụng và thân nhân của họ.

Mặt khác, trong giai đoạn xét xử, sau khi tuyên án, để bảo đảm thi hành án, Điều 329 BLTTHS năm 2015 quy định: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Trong đó, việc tạm giam bị cáo là để nhằm thuận lợi cho việc thi hành án mà không có thêm căn cứ nào khác (bị cáo có thái độ chống đối hay không, có biểu hiện bỏ trốn, không thi hành án hay không…). Bên cạnh đó, bị cáo có thể bị bắt để tạm giam ngay tại phiên tòa nếu bị cáo không bị tạm giam (trước đó không bị tạm giam hoặc hết hạn tạm giam khi phiên tòa kết thúc) nhưng bị tuyên án phạt tù và có căn cứ cho thấy họ có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án thường chú trọng vào yếu tố đầu tiên nhằm đảm bảo cho việc bị cáo sẽ chấp hành bản án một cách thuận lợi mà không quan tâm thực tế người đó có trốn hoặc tiếp tục phạm tội hay không. Điều này dễ dẫn đến vi phạm pháp luật trong áp dụng biện pháp tạm giam, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của bị cáo.

- Tồn tại, vướng mắc khác trong quy định về áp dụng biện pháp tạm giam

Trong TTHS, quan hệ giữa Thủ trưởng CQĐT với Điều tra viên, Viện trưởng VKS với KSV, Chánh án Tòa án với Thẩm phán là quan hệ chỉ huy - phục tùng. Khi thụ lý vụ án, trong từng giai đoạn tố tụng cụ thể thì Điều tra viên, KSV hay Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ có quyền tiến hành các hoạt động TTHS nhất định nhằm giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp tạm giam chỉ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trưởng (hoặc cấp phó khi được ủy quyền) các cơ quan tiến hành tố tụng, còn Điều tra viên, KSV hay Thẩm phán có vai trò đề xuất để thủ trưởng phê chuẩn. Vậy vấn đền đặt ra là nếu việc tạm giam trái pháp luật thì người chịu trách nhiệm sẽ là ai? Người ra lệnh, quyết định hay người tham mưu, đề xuất? Bên cạnh đó, lệnh tạm giam của CQĐT phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Vậy người phê chuẩn có trách nhiệm như thế nào nếu việc tạm giam thực hiện trên thực tế không đúng quy định của pháp luật? Đây là những vấn đề đòi hỏi phải có những quy định hướng dẫn cụ thể nhằm

đảm bảo trách nhiệm của người có thẩm quyền trong áp dụng biện pháp tạm giam, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong quá trình giải quyết vụ án.

Mặt khác, trong trường hợp bắt bị can để tạm giam, lệnh bắt của CQĐT phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Vấn đề BLTTHS lại không quy định thời hạn để VKS xem xét, phê chuẩn quyết định có bắt bị can để tạm giam là bao lâu. Theo đó có trường hợp vì lý do nào đó VKS chậm trễ trong việc phê chuẩn lệnh bắt dẫn đến việc bị can bỏ trốn, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ, gây khó khăn cho quá trình tố tụng, khó khăn cho CQĐT. Do vậy, để khắc phục vấn đề này cần thiết phải có quy định thời hạn phê chuẩn lệnh bắt của VKS tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ án, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị phê chuẩn cùng các tài liệu có liên quan trong vụ án.

2.3.2.2. Những hạn chế trong áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

- Về căn cứ, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam

Qua nghiên cứu cho thấy nhiều trường hợp, căn cứ tạm giam chưa được thể hiện cụ thể trong lệnh tạm giam cũng như trong quyết định phê chuẩn của VKS. Nhìn chung, trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị VKS phê chuẩn lệnh tạm giam, đa số các trường hợp đề nghị phê chuẩn đều chỉ ghi căn cứ chung chung như: để đảm bảo cho công tác điều tra, xử lý”, “thấy cần thiết phải tạm giam, không để bị can bỏ trốn, gây khó khăn cho quá trình điều tra, xử lý”, “không để bị can tiếp tục phạm tội”… mà ít đưa ra các căn cứ cụ thể để có thể áp dụng biện pháp tạm giam. Bên cạnh đó, có một số trường hợp việc tạm giam bị can được thực hiện như là một biện pháp để bảo đảm cho việc hỏi cung bị can được thuận tiện. Mặt khác, tuy các chủ thể có thẩm quyền như Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS, Chánh án, Phó chánh án Tòa án sau khi thụ lý hồ sơ vụ án có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng. Song thực tế cho thấy: sau khi thụ lý hồ sơ vụ án thì thông thường Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS hoặc Chánh án, Phó chánh án Tòa án vẫn tiếp tục áp dụng biện pháp mà CQĐT hoặc VKS đã áp dụng ở giai đoạn trước, có rất ít trường hợp VKS hoặc Tòa án thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam đã áp dụng trước đó.

Qua khảo sát thực tế cho thấy số đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam trong tổng số bị can bị khởi tố hàng năm trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí